Mỗi Ngày Một Chuyện
CHUYỆN KHẮP NƠI - CAO MỴ NHÂN
CHUYỆN KHẮP NƠI - CAO MỴ NHÂN
Khi
rời trại tù cải tạo về, trong đầu tôi chỉ có một ý nghĩ duy nhất là nghỉ ngơi
hoàn toàn, mặc dầu bấy giờ, phải lo âu ghê lắm, là vì mẹ chồng tôi giao hẹn
rồi:
"Thôi
bây chừ con ai nấy nuôi, tau đã hết bổn phận..."
Là
vì trước khi đi trình diện tập trung cải tạo, tức sau ngày miền nam rơi vào tay
cộng sản một tháng, thông cáo chính thức của cái gọi là uỷ ban quân quản thành
Hồ bô bô trên những cái loa và lồ lộ trên các trang báo, kêu gọi sĩ quan chế độ
VNCH phải lên đường đi tù cho đúng luật rừng mạnh được yếu thua.
Tôi
phải kính nhờ bố mẹ chồng tôi cưu mang 4 đứa con tôi, tức gia đình bên nội cho
các cháu nương nhờ.
Cho
tới khi tôi trở về, cháu lớn nhất chưa 15 tuổi, nhỏ nhất lên 8. 2 đứa giữa lọt
vào khoảng cách từ nhỏ tới lớn nêu trên.
Tôi
thì rất mừng là các cháu được bình yên, còn sức khoẻ và cơm ăn, áo mặc, tất
nhiên là hư hao, thiếu hụt, bởi cái xã hội nghèo nàn lạc hậu ấy.
Như
trên tôi đã nói, là tôi thèm được nghỉ ngơi, cả trong suy nghĩ rất đơn giản, là
từ tinh thần đến thể chất, tôi muốn thả lỏng tôi trên một đồng cỏ, một bờ biển
... một nơi chỉ có mặt phẳng ngang, rộng bát ngát, không có một rào cản nào .
Nhưng
ước mong, mơ mộng là một chuyện, còn có thực hiện được không, lại là chuyện
khác.
Thèm
khát thảnh thơi, là một điều mà trong tù tập trung cải tạo chính trị mới cần
thiết, vì cái tinh thần tư tưởng đối lập luôn là vấn nạn cho bất cứ ai, giới
tính nào, tuổi tác nào phải nơm nớp lo âu đến phiền toái, do cái đám Bên Cướp
Cuộc đó quấy rầy.
Nhưng
có lẽ mới ngủ được đêm đầu tiên trở về là tạm an tâm thôi. Qua buổi sáng kế
tiếp, đã phảng phất những ưu tư thực tế lởn vởn quanh mình.
Bỗng
tôi nghe rõ ràng một giọng nói rất quen, mà có lẽ đã ngót 20 năm bị gián đoạn:
"Cô
Mỵ ơi, tôi được tin cô từ trại cải tạo về, tôi không đến thăm cô đâu, chỉ tới
để dặn cô một điều là: với chế độ mới này, cô đừng viết lách nữa, vì cho dù cô
có khen hay chê, họ cũng chẳng tin đâu. Dặn cô vậy thôi, giờ tôi về ..."
Tôi
chẳng quan tâm điều ông nhà văn XX chế độ cũ vừa nói, mà ngạc nhiên, tại sao
ông ấy biết tôi mới trở về từ trại tù cải tạo, đã thất lạc nhau từ 20 năm rồi,
sao ông ấy biết tôi đang ở nơi này mà đến thản nhiên, như đã từng lui tới nhiều
lần trước đó vậy.
À
, mà có cần chi phải ông XX ấy xa cách tôi hai chục năm đâu, có những người từ
bắc vô nam, không hề liên lạc suốt thời gian chia cách, vậy mà nhà nào nhà nấy
cũng có họ hàng, bạn bè hay người quen kiểu chòm xóm xưa, tới gõ cửa.
Mở
cửa là thấy ngay những hình ảnh dĩ vãng
không phai mờ, mới chết dở .
Tôi
cứ đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, thậm chí có trường hợp vừa đến đã
khoe ngay thành tích đi tìm tôi như thế nào:
Đi
tới các trường đại học, dò danh sách các khoá học xem có tên không.
Cuối cùng tình cờ lại biết tôi ở đây.
Tôi
không tỏ vẻ xã giao vui mừng, mà hỏi lại một câu rất vô tình:
"
Nghe nói Mỹ bỏ bom phá đê sông Hồng, vỡ mấy lần, mà sao làng ta ở sát chân đê
không bị chi cả nhỉ?
Người
làng cười hô hố lên, rồi nhìn tôi như thể " cám ơn " sự quan tâm về
họ :
"
Đi sơ tán hết rồi, hoà bình mới về lại, mọi người còn đầy đủ cả ."
Thế
là tôi chẳng có cảm giác yên thân để nghỉ ngơi gì cả.
Nỗi chán nản từ trong tù như được kéo
dài ra ngoài " tại ngoại ", mà
còn phức tạp hơn nữa...
Ấy
là tôi cứ phải
luôn luôn " ứng
chiến " với nhiều xã hội nhỏ trong một xã hội lớn.
Mà
lại không thấy vui, cứ nơm nớp buồn phiền cùng buồn bực, dễ phẫn nộ.
Không
có một niềm vui, ngoại trừ mong mỏi con cái chóng lớn, khoẻ mạnh để tiếp tục
sinh tồn.
Thay
vào sự nghỉ ngơi như mong muốn, tôi lại ngồi thừ ra nghĩ ngợi.
Cái
bộ mặt xã hội này, nó tạo cho người ta không thể thật lòng với ai, bởi như ai
cũng đang rình mò tư tưởng mình, chỉ sơ hở một chút là toạ hoạ ra ngay.
Tôi
thẫn thờ khi hay tin cô trung uý trẻ đẹp, cháu ruột Thiếu tá Đặng Sĩ ở Huế xưa,
đã uống thuốc độc tự tử, khi trước đó, đã tưởng là rời trại tù cải tạo về, thì
bình an, vui vẻ chứ.
Trước
khi đi tù, thì chúng tôi đã nghe đâu đó số gia đình quân nhân các cấp chế độ cũ
tìm tới cái chết một cách uất hận.
Sau
khi ra tù, chứng kiến mấy gia đình thân quen có những cô con gái xinh đẹp, sống
một thời gian với mẹ và các em, rồi lặng lẽ đi tới những nơi đồng không mông
quạnh, để tự vẫn .
Cô
gái 18 tuổi con của bạn tôi, giáo sư cấp 2 trường ĐTĐ, thân phụ cô là Thiếu tá
Th KQ/VNCH.
Cùng
trang lứa, cô này con đầu lòng của Thiếu tá Thg Quân Cụ, cũng ra xa lộ quyên
sinh.
Khi
quý cô nhìn thấy mẹ và đàn em sống khốn khổ, trong lúc bố các cô là những sĩ
quan QL/VNCH, đang trong vòng lao lý .
Cả
một xã hội cằn cỗi, không thấy một nụ hoa nhân bản được nở ra dưới nắng vàng rực rỡ mùa xuân,
như miền nam trước 30 -4 -1975.
Tôi
bấy giờ rã rượi trong hoàn cảnh bế tắc...chưa biết mình sẽ phải bắt đầu lại
cuộc sống thế nào, để cõng đàn con 4 đứa, trong lúc bặt tin ông xã từ khi rời
Đà Nẵng 1975.
Tôi
lang thang bên bờ sông Saigon, nhưng không hề có ý định liễu mệnh, lý do tôi
phải sống cho mấy đứa con như kể trên .
Một
người dân chế độ cũ ở khu nhà thờ Ba Chuông, vốn làm nghề hớt tóc nơi cái gốc
cây ở đầu đường gần đó, ông ta được đãi ngộ giai cấp ( vô sản ), sau ngày đổi
đời nêu trên , ổng đã là " Tổ phó an ninh F. X " kêu tôi tới
"thăm hỏi" sau khi tù cải tạo về, rằng : sao chị không kiếm việc làm?
Thời
đại này chị còn đi dạo bên sông nhàn hạ nhỉ ?
À
thì ra, thời gian mình bị quản chế , " nhân dân " mà theo phu nhân
nhà văn Duy Lam đã khẳng định với phường xã chị là " Ôi, nhân dân thì khó
tính vô cùng ", tai mắt nhân dân đã theo dõi cả từng cái hắt hơi của dân
trong phố đó kìa .
Tôi
cũng ...thẳng thắn trả lời : " Vâng , tôi ra bờ sông Bình Triệu, để quan
niệm một điều, nếu tôi ăn tới đồng bạc cuối cùng, là tôi sẽ nhẩy xuống cầu Bình
Lợi ngay, không phiền khu phố lo cho miếng cơm manh áo sau này.
Nói
rồi , tôi biết tôi sẽ cô đơn trong cuộc sinh nhai của 5 mẹ con, không ai giúp
cho đâu, chỉ là hô khẩu hiệu thôi.
Tất
nhiên, như đã kể lể nhiều lần, để cuối cùng vươn lên trên " Chính bàn chân
của mình ", qua tờ đơn xin tổ chức Văn Bút Quốc Tế giúp đỡ. Do một cựu thiếu uý gốc phục vụ trong
Toán Sĩ quan liên lạc ở Quân Đoàn 24 Hoa Kỳ Đà Nẵng trước 27 -1 -1973, vừa thảo vừa đánh máy cho
tôi.
Tuy
nhiên, sau này cứ nói quý nhà văn tên tuổi như Duy Lam , Tô Thuỳ Yên ... là đi
Mỹ theo diện cơ quan X bảo lãnh là hơi chệch đường, chứ căn bản vẫn là trên
hành trình HO thôi.
Nhưng
, quý vị vừa nêu đều hưởng một khoản tiền độ mươi ngàn, được thân tặng từ cơ
quan X tăm tiếng,
và cũng tuỳ theo thành tích đấu tranh của mỗi cá nhân , cùng cấp khoản của cơ
quan ấy phân chia .
Ôi
chao, chỉ một câu chuyện thèm được nghỉ ngơi toàn diện, mà tôi đã dẫn quý vị đi
xa lắc con đường ngắn nhất trong nhà là đi ngủ, hay đi nghỉ bình thường .
Thế
mới biết 10 năm đầu sau khi miền nam mất vào tay cộng sản nó khốn khó gian
truân thế nào .
Song
sau 10 năm ấy ( 1985) là năm bạo quyền cộng sản vn tuyên bố mở cửa, để dân có thể hát nhạc
vàng, có ai biết là 10 năm tiếp theo Mỹ cho csvn bang giao( 1995 ) .
Nhưng
trong giai đoạn này, là đã thấy bộ mặt Chệt lộ liễu qua chính sách cướp đất VN
từ từ, từng phần.
Đến
bây giờ thì toè loe ra 2 tuần nay: Đảng csvn bán đất cho Trung Cộng thành lập 3
đặc khu kinh tế . ..thắt chặt vòng đai cả nước, từ Quảng Ninh qua Khánh Hoà ,
tới Phú Quốc .
Viết
những dòng này, để một lần nữa nói lên sự chống đối, phản kháng đa phần là từ
giới trẻ, dấn thân cũng từ tuổi trẻ , vục dậy, xốc vác cũng từ tuổi trẻ thôi.
Chúng
ta, ai cũng có thời thanh thiếu niên , ai cũng có lòng yêu quê hương đất nước,
và ai cũng có niềm tự hào dân tộc . Nhưng tất cả những điều nêu trên phải được
sàng lọc , được hướng dẫn, nói theo ngôn ngữ tổ tiên, phải được giáo huấn từ
tinh thần tư tưởng đến thể hiện ra cử chỉ, hành động . Chưa kể tới danh xưng động thái hy sinh cần thiết nếu xã hội
suy đồi, tổ quốc lâm nguy, phải xả thân cứu nước, cứu dân.
Phải
làm gì lúc này quý phụ huynh thanh niên VN chân chính ?
Xin
trả lời, xin trả lời : sát cánh đấu tranh cùng các thế hệ tương lai .
Cụ
thể việc làm : các cơ quan truyền thông chuyển tin đầy đủ, trung thực và nhanh
chóng ... để dân chúng trong và ngoài nước nắm vững tình hình , ngõ hầu chung
tay, góp sức , hành động chính xác, bảo vệ tổ quốc muôn xưa với chính nghĩa
quốc gia .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CHUYỆN KHẮP NƠI - CAO MỴ NHÂN
CHUYỆN KHẮP NƠI - CAO MỴ NHÂN
Khi
rời trại tù cải tạo về, trong đầu tôi chỉ có một ý nghĩ duy nhất là nghỉ ngơi
hoàn toàn, mặc dầu bấy giờ, phải lo âu ghê lắm, là vì mẹ chồng tôi giao hẹn
rồi:
"Thôi
bây chừ con ai nấy nuôi, tau đã hết bổn phận..."
Là
vì trước khi đi trình diện tập trung cải tạo, tức sau ngày miền nam rơi vào tay
cộng sản một tháng, thông cáo chính thức của cái gọi là uỷ ban quân quản thành
Hồ bô bô trên những cái loa và lồ lộ trên các trang báo, kêu gọi sĩ quan chế độ
VNCH phải lên đường đi tù cho đúng luật rừng mạnh được yếu thua.
Tôi
phải kính nhờ bố mẹ chồng tôi cưu mang 4 đứa con tôi, tức gia đình bên nội cho
các cháu nương nhờ.
Cho
tới khi tôi trở về, cháu lớn nhất chưa 15 tuổi, nhỏ nhất lên 8. 2 đứa giữa lọt
vào khoảng cách từ nhỏ tới lớn nêu trên.
Tôi
thì rất mừng là các cháu được bình yên, còn sức khoẻ và cơm ăn, áo mặc, tất
nhiên là hư hao, thiếu hụt, bởi cái xã hội nghèo nàn lạc hậu ấy.
Như
trên tôi đã nói, là tôi thèm được nghỉ ngơi, cả trong suy nghĩ rất đơn giản, là
từ tinh thần đến thể chất, tôi muốn thả lỏng tôi trên một đồng cỏ, một bờ biển
... một nơi chỉ có mặt phẳng ngang, rộng bát ngát, không có một rào cản nào .
Nhưng
ước mong, mơ mộng là một chuyện, còn có thực hiện được không, lại là chuyện
khác.
Thèm
khát thảnh thơi, là một điều mà trong tù tập trung cải tạo chính trị mới cần
thiết, vì cái tinh thần tư tưởng đối lập luôn là vấn nạn cho bất cứ ai, giới
tính nào, tuổi tác nào phải nơm nớp lo âu đến phiền toái, do cái đám Bên Cướp
Cuộc đó quấy rầy.
Nhưng
có lẽ mới ngủ được đêm đầu tiên trở về là tạm an tâm thôi. Qua buổi sáng kế
tiếp, đã phảng phất những ưu tư thực tế lởn vởn quanh mình.
Bỗng
tôi nghe rõ ràng một giọng nói rất quen, mà có lẽ đã ngót 20 năm bị gián đoạn:
"Cô
Mỵ ơi, tôi được tin cô từ trại cải tạo về, tôi không đến thăm cô đâu, chỉ tới
để dặn cô một điều là: với chế độ mới này, cô đừng viết lách nữa, vì cho dù cô
có khen hay chê, họ cũng chẳng tin đâu. Dặn cô vậy thôi, giờ tôi về ..."
Tôi
chẳng quan tâm điều ông nhà văn XX chế độ cũ vừa nói, mà ngạc nhiên, tại sao
ông ấy biết tôi mới trở về từ trại tù cải tạo, đã thất lạc nhau từ 20 năm rồi,
sao ông ấy biết tôi đang ở nơi này mà đến thản nhiên, như đã từng lui tới nhiều
lần trước đó vậy.
À
, mà có cần chi phải ông XX ấy xa cách tôi hai chục năm đâu, có những người từ
bắc vô nam, không hề liên lạc suốt thời gian chia cách, vậy mà nhà nào nhà nấy
cũng có họ hàng, bạn bè hay người quen kiểu chòm xóm xưa, tới gõ cửa.
Mở
cửa là thấy ngay những hình ảnh dĩ vãng
không phai mờ, mới chết dở .
Tôi
cứ đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, thậm chí có trường hợp vừa đến đã
khoe ngay thành tích đi tìm tôi như thế nào:
Đi
tới các trường đại học, dò danh sách các khoá học xem có tên không.
Cuối cùng tình cờ lại biết tôi ở đây.
Tôi
không tỏ vẻ xã giao vui mừng, mà hỏi lại một câu rất vô tình:
"
Nghe nói Mỹ bỏ bom phá đê sông Hồng, vỡ mấy lần, mà sao làng ta ở sát chân đê
không bị chi cả nhỉ?
Người
làng cười hô hố lên, rồi nhìn tôi như thể " cám ơn " sự quan tâm về
họ :
"
Đi sơ tán hết rồi, hoà bình mới về lại, mọi người còn đầy đủ cả ."
Thế
là tôi chẳng có cảm giác yên thân để nghỉ ngơi gì cả.
Nỗi chán nản từ trong tù như được kéo
dài ra ngoài " tại ngoại ", mà
còn phức tạp hơn nữa...
Ấy
là tôi cứ phải
luôn luôn " ứng
chiến " với nhiều xã hội nhỏ trong một xã hội lớn.
Mà
lại không thấy vui, cứ nơm nớp buồn phiền cùng buồn bực, dễ phẫn nộ.
Không
có một niềm vui, ngoại trừ mong mỏi con cái chóng lớn, khoẻ mạnh để tiếp tục
sinh tồn.
Thay
vào sự nghỉ ngơi như mong muốn, tôi lại ngồi thừ ra nghĩ ngợi.
Cái
bộ mặt xã hội này, nó tạo cho người ta không thể thật lòng với ai, bởi như ai
cũng đang rình mò tư tưởng mình, chỉ sơ hở một chút là toạ hoạ ra ngay.
Tôi
thẫn thờ khi hay tin cô trung uý trẻ đẹp, cháu ruột Thiếu tá Đặng Sĩ ở Huế xưa,
đã uống thuốc độc tự tử, khi trước đó, đã tưởng là rời trại tù cải tạo về, thì
bình an, vui vẻ chứ.
Trước
khi đi tù, thì chúng tôi đã nghe đâu đó số gia đình quân nhân các cấp chế độ cũ
tìm tới cái chết một cách uất hận.
Sau
khi ra tù, chứng kiến mấy gia đình thân quen có những cô con gái xinh đẹp, sống
một thời gian với mẹ và các em, rồi lặng lẽ đi tới những nơi đồng không mông
quạnh, để tự vẫn .
Cô
gái 18 tuổi con của bạn tôi, giáo sư cấp 2 trường ĐTĐ, thân phụ cô là Thiếu tá
Th KQ/VNCH.
Cùng
trang lứa, cô này con đầu lòng của Thiếu tá Thg Quân Cụ, cũng ra xa lộ quyên
sinh.
Khi
quý cô nhìn thấy mẹ và đàn em sống khốn khổ, trong lúc bố các cô là những sĩ
quan QL/VNCH, đang trong vòng lao lý .
Cả
một xã hội cằn cỗi, không thấy một nụ hoa nhân bản được nở ra dưới nắng vàng rực rỡ mùa xuân,
như miền nam trước 30 -4 -1975.
Tôi
bấy giờ rã rượi trong hoàn cảnh bế tắc...chưa biết mình sẽ phải bắt đầu lại
cuộc sống thế nào, để cõng đàn con 4 đứa, trong lúc bặt tin ông xã từ khi rời
Đà Nẵng 1975.
Tôi
lang thang bên bờ sông Saigon, nhưng không hề có ý định liễu mệnh, lý do tôi
phải sống cho mấy đứa con như kể trên .
Một
người dân chế độ cũ ở khu nhà thờ Ba Chuông, vốn làm nghề hớt tóc nơi cái gốc
cây ở đầu đường gần đó, ông ta được đãi ngộ giai cấp ( vô sản ), sau ngày đổi
đời nêu trên , ổng đã là " Tổ phó an ninh F. X " kêu tôi tới
"thăm hỏi" sau khi tù cải tạo về, rằng : sao chị không kiếm việc làm?
Thời
đại này chị còn đi dạo bên sông nhàn hạ nhỉ ?
À
thì ra, thời gian mình bị quản chế , " nhân dân " mà theo phu nhân
nhà văn Duy Lam đã khẳng định với phường xã chị là " Ôi, nhân dân thì khó
tính vô cùng ", tai mắt nhân dân đã theo dõi cả từng cái hắt hơi của dân
trong phố đó kìa .
Tôi
cũng ...thẳng thắn trả lời : " Vâng , tôi ra bờ sông Bình Triệu, để quan
niệm một điều, nếu tôi ăn tới đồng bạc cuối cùng, là tôi sẽ nhẩy xuống cầu Bình
Lợi ngay, không phiền khu phố lo cho miếng cơm manh áo sau này.
Nói
rồi , tôi biết tôi sẽ cô đơn trong cuộc sinh nhai của 5 mẹ con, không ai giúp
cho đâu, chỉ là hô khẩu hiệu thôi.
Tất
nhiên, như đã kể lể nhiều lần, để cuối cùng vươn lên trên " Chính bàn chân
của mình ", qua tờ đơn xin tổ chức Văn Bút Quốc Tế giúp đỡ. Do một cựu thiếu uý gốc phục vụ trong
Toán Sĩ quan liên lạc ở Quân Đoàn 24 Hoa Kỳ Đà Nẵng trước 27 -1 -1973, vừa thảo vừa đánh máy cho
tôi.
Tuy
nhiên, sau này cứ nói quý nhà văn tên tuổi như Duy Lam , Tô Thuỳ Yên ... là đi
Mỹ theo diện cơ quan X bảo lãnh là hơi chệch đường, chứ căn bản vẫn là trên
hành trình HO thôi.
Nhưng
, quý vị vừa nêu đều hưởng một khoản tiền độ mươi ngàn, được thân tặng từ cơ
quan X tăm tiếng,
và cũng tuỳ theo thành tích đấu tranh của mỗi cá nhân , cùng cấp khoản của cơ
quan ấy phân chia .
Ôi
chao, chỉ một câu chuyện thèm được nghỉ ngơi toàn diện, mà tôi đã dẫn quý vị đi
xa lắc con đường ngắn nhất trong nhà là đi ngủ, hay đi nghỉ bình thường .
Thế
mới biết 10 năm đầu sau khi miền nam mất vào tay cộng sản nó khốn khó gian
truân thế nào .
Song
sau 10 năm ấy ( 1985) là năm bạo quyền cộng sản vn tuyên bố mở cửa, để dân có thể hát nhạc
vàng, có ai biết là 10 năm tiếp theo Mỹ cho csvn bang giao( 1995 ) .
Nhưng
trong giai đoạn này, là đã thấy bộ mặt Chệt lộ liễu qua chính sách cướp đất VN
từ từ, từng phần.
Đến
bây giờ thì toè loe ra 2 tuần nay: Đảng csvn bán đất cho Trung Cộng thành lập 3
đặc khu kinh tế . ..thắt chặt vòng đai cả nước, từ Quảng Ninh qua Khánh Hoà ,
tới Phú Quốc .
Viết
những dòng này, để một lần nữa nói lên sự chống đối, phản kháng đa phần là từ
giới trẻ, dấn thân cũng từ tuổi trẻ , vục dậy, xốc vác cũng từ tuổi trẻ thôi.
Chúng
ta, ai cũng có thời thanh thiếu niên , ai cũng có lòng yêu quê hương đất nước,
và ai cũng có niềm tự hào dân tộc . Nhưng tất cả những điều nêu trên phải được
sàng lọc , được hướng dẫn, nói theo ngôn ngữ tổ tiên, phải được giáo huấn từ
tinh thần tư tưởng đến thể hiện ra cử chỉ, hành động . Chưa kể tới danh xưng động thái hy sinh cần thiết nếu xã hội
suy đồi, tổ quốc lâm nguy, phải xả thân cứu nước, cứu dân.
Phải
làm gì lúc này quý phụ huynh thanh niên VN chân chính ?
Xin
trả lời, xin trả lời : sát cánh đấu tranh cùng các thế hệ tương lai .
Cụ
thể việc làm : các cơ quan truyền thông chuyển tin đầy đủ, trung thực và nhanh
chóng ... để dân chúng trong và ngoài nước nắm vững tình hình , ngõ hầu chung
tay, góp sức , hành động chính xác, bảo vệ tổ quốc muôn xưa với chính nghĩa
quốc gia .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)