Mỗi Ngày Một Chuyện
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 05-01 -2024:
Các nước thành viên Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO đã ký hợp đồng mua đến 1.000 tên lửa Patriot để tăng cường hệ thống phòng không. Hợp đồng trị giá khoảng 5,5 tỉ đô la được NATO thông báo ngày 03/01/2024, trong bối cảnh Nga gia tăng oanh kích bằng tên lửa và drone vào Ukraina.
Đăng ngày:
2 phút
Mỗi tên lửa Patriot có giá khoảng 4 triệu đô la. Hợp đồng của NATO còn bao gồm nhiều yếu tố khác, trong đó có thiết bị thử và linh kiện để bảo trì trong tương lai.
Trong thông cáo, được AP trích dẫn, tổng thư ký Jens Stoltenberg tỏ ra lạc quan về « thông báo kịp thời đầu tư đến 1.000 tên lửa phòng không mới Patriot để tăng cường an ninh của NATO », đồng thời nhấn mạnh « gia tăng sản xuất vũ khí là điều quan trọng cho an ninh của Ukraina cũng như của khối ».
Cơ quan hậu cần của NATO cho biết thỏa thuận, được ký giữa nhóm nước đầu tiên, trong đó có Đức, Hà Lan, Roumanie và Tây Ban Nha, sẽ giúp tăng cường sản xuất tên lửa Patriot trên lãnh thổ châu Âu. Cụ thể, hợp đồng mới dự tính sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất tên lửa ở Đức, do liên doanh Đức MBDA và Raytheon, thuộc tập đoàn Mỹ RTX, phụ trách.
Trên mạng xã hội X, bộ trưởng Quốc Phòng Hà Lan Kajsa Ollongren hoanh nghênh: « Châu Âu sẽ tự sản xuất được 1.000 tên lửa phòng không Patriot. Điều này cho thấy hợp tác châu Âu bảo đảm những thành công cụ thể ».
Các nước đồng minh NATO, trong đó có Mỹ và Đức, đã viện trợ cho Ukraina nhiều hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất để chống lại các vụ tấn công bằng tên lửa siêu thanh của Nga. Do đó, kho dự trữ của phương Tây cũng bị cạn kiệt, buộc Washington phải hướng sang một số đồng minh khác, như Nhật Bản, để khôi phục kho tên lửa Patriot.
Hôm qua, 03/01/2024, Nga và Ukraina thông báo đã tiến hành cuộc trao đổi tù binh với số lượng lớn nhất từ trước đến nay, trong bối cảnh leo thang xung đột giữa hai nước. Tổng cộng 248 quân nhân Nga cùng 230 binh lính và thường dân Ukraina đã được thả. Đây là kết quả 6 tháng thương lượng giữa hai nước và là lần thứ 49 Matxcơva và Kiev trao đổi con tin kể từ đầu cuộc chiến.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Từ Kiev, thông tín viên RFI Stéphane Siohan tường trình:
Trong số 224 tù binh và 6 thường dân Ukraina được trả tự do vào hôm qua, một số đã bị giam giữ ở Nga ngay từ khi bắt đầu cuộc xâm lược vào tháng 2/2022. Đáng chú ý là lần trao đổi này còn bao gồm cả những binh lính ở Mariupol, trong đó có nhiều người đã bị bắt làm tù binh sau khi đầu hàng ở nhà máy luyện kim Azovtal vào mùa xuân năm 2023.
Những người khác thì thuộc một đơn vị của Ukraina đóng trên trên Đảo Rắn (Snake Island), hòn đảo chiến lược ở cửa sông Danube, gần Roumanie. Trong số các tù nhân được trả tự do có cả các binh sĩ thuộc quân đội chính quy, Vệ binh Quốc gia, Hải quân và thậm chí cả lính biên phòng.
Đây là cuộc trao đổi tù binh lớn nhất kể từ đầu cuộc chiến, với 248 binh sĩ Nga được thả. Từ nhiều tháng qua, Kiev và Matxcơva đã không đạt được thỏa thuận mới nào về vấn đề tù nhân.
Vào đầu tháng 8 năm ngoái, 22 binh sĩ Ukraina đã được thả. Tuy nhiên theo ủy viên đặc trách nhân quyền của Ukraina, ông Dmytro Loubinets, Matxcơva đang gia tăng áp lực và ngăn chặn các cuộc trao đổi tù binh. Tối qua, tổng thống Volodymyr Zelensky đã chào đón các binh lính trở về nước, đồng thời nhấn mạnh nếu muốn giải cứu những tù nhân Ukraina, không có cách nào khác hơn là phải bắt tù binh Nga".
************
Trong lúc dân số Trung Quốc đang già đi và lực lượng lao động giảm sút, nước này đang đối mặt với một số thách thức lớn về nhân khẩu học, chẳng hạn như khuyến khích các cặp vợ chồng sinh nhiều con và khuyến khích giới trẻ kết hôn.
Theo dữ liệu công bố tuần trước, hơn phân nửa số dân Trung Quốc trong độ tuổi từ 25 đến 29 vẫn chưa kết hôn, tính tới năm 2023.
Đối với nhiều thanh niên Trung Quốc, ngày càng có nhiều lý do để không cưới vợ, lấy chồng.
Khi được hỏi tại sao chưa kết hôn, ông Zhang Yu, 32 tuổi, cho biết: “Hôn nhân, sinh con và vay tiền mua nhà, ô tô đều là những khoản nợ phải trả, là những khoản thấu chi từ tương lai”. “Khi kinh tế suy thoái nhìn thấy rõ, nếu không có nguồn thu nhập thì chỉ có thể giảm chi tiêu”.
Ông Zhang sống ở phía đông bắc Trung Quốc và làm việc cho một công ty cơ sở hạ tầng đã cắt giảm lương vào năm 2023. Ông cho biết lương đã giảm khoảng 30%.
Ông Zhang, người yêu cầu dùng tên giả để nói chuyện thẳng thắn với VOA, cho biết: “Tôi cũng thầm mừng vì mình đã không kết hôn và sinh con. Nếu không, tôi sẽ gặp rắc rối to”.
Nền kinh tế trì trệ của Trung Quốc và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao vào năm 2023 đã làm tăng thêm những lo lắng mà giới trẻ Trung Quốc đang phải đối mặt. Các nhà phân tích không lạc quan về triển vọng kinh tế của Trung Quốc vào năm 2024.
Jacey Zhang là một cô gái 27 tuổi độc thân đến từ Bắc Kinh, hiện đang sống với bố mẹ. Tự chế giễu bản thân và hoàn cảnh của mình, cô tự gọi mình là “kẻ thất bại, thất vọng trong xã hội”.
Cô nói với đài VOA: “Không có việc làm, bạn không thể tìm được người phối ngẫu”. Tuy nhiên, cô cho biết với hoàn cảnh hiện tại, việc độc thân còn dễ hơn kết hôn.
“Một người đủ ăn, cả nhà không đói”, cô nói.
Cô nói với các phóng viên rằng mặc dù bố mẹ cô có đủ khả năng lo cho cô sống ở nhà nhưng gia đình cô lại không khá giả về mặt tài chính và việc kết hôn sẽ tốn nhiều tiền hơn.
Bà Fang Xu, giảng viên tại Đại học Berkeley của California, nhận thấy mối liên hệ giữa tỷ lệ kết hôn thấp và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao kỷ lục.
Bà tin rằng xu hướng “bàng quan” phổ biến, tức chối bỏ sự cạnh tranh gay gắt hay những kỳ vọng của xã hội, không chỉ ảnh hưởng đến sự nghiệp của giới trẻ mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch kết hôn.
“Bạn phải bàng quan trong sự nghiệp, rồi bạn cũng phải bàng quan trong việc kết hôn và sinh con, vì bạn không có tiền để sinh con và kết hôn”, bà nói.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của thanh niên từ 16 đến 24 tuổi ở nước này đạt mức cao kỷ lục 21,3% vào tháng 6 năm 2023. Sau đó, chính quyền Trung Quốc đã ngừng công bố số liệu. Một số ước tính đưa ra tỷ lệ này lên tới 40%.
Ông Zhang cho biết vì lý do tài chính, bạn bè của ông không muốn có con, ngay cả khi họ đã kết hôn. Ông cũng đã gặp một số phụ nữ trong những buổi hẹn hò mà hai bên chưa hề gặp nhau, họ đã nói rõ rằng họ muốn hai bên kết hợp thu nhập, không có con.
“Niên giám Thống kê Dân số và Việc làm Trung Quốc 2023” xuất bản vào tháng 12 năm ngoái cho thấy trong số những người ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ chưa kết hôn là 51,3% ở nhóm tuổi 25-29, 18,4% ở nhóm tuổi 30-34 và 8% ở nhóm tuổi 35-39.
Chính sách kết hôn
Một số chính quyền địa phương đã đưa ra các chính sách thúc đẩy hôn nhân. Chính quyền huyện Trường Sơn ở tỉnh Chiết Giang sẽ thưởng cho các cô dâu mới cưới từ 25 tuổi trở xuống số tiền 150 đô la - một số tiền nhỏ đã gây bão chỉ trích trên mạng.
Một người bình luận tên Jianghu Li Fuxiang nói: “Nếu kết hôn là điều tốt thì tại sao cần phải thúc đẩy? Ai lại không muốn có tiền thưởng cơ chứ?”
Theo “Bạch thư về những điều trong kỹ nghệ kết hôn 2021” của công ty truyền thông xã hội Tencent, chi tiêu trung bình của mỗi cặp uyên ương cho một đám cưới là 25.000 đô la vào năm 2020.
Trong khi phúc trình của Tencent cho biết đại dịch dường như không ảnh hưởng đến chi tiêu, nhưng COVID-19 đã khiến một số bậc cha mẹ tập trung nhiều hơn vào sức khỏe và ít thúc ép đứa con duy nhất của họ kết hôn.
Các biện pháp zero-COVID hà khắc của Trung Quốc cũng khiến người dân gặp khó khăn khi ra ngoài hoặc mua những nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, và nhiều người trẻ phải gác lại kế hoạch kết hôn và sinh con.
Theo “Niên giám thống kê Trung Quốc 2023”, tổng số công dân Trung Quốc kết hôn lần đầu vào năm 2022 là 10,5 triệu, tức giảm hơn 1 triệu so với năm trước.
Theo phúc trình thống kê hàng quý mới nhất do Bộ Nội vụ Trung Quốc công bố, tổng số cặp kết hôn vào năm 2022 là 6,8 triệu, tức giảm 10,5% so với năm 2021 và là mức thấp mới kể từ năm 1986.
Người Trung Quốc cũng chờ đợi lâu hơn để kết hôn. Độ tuổi trung bình của các cặp vợ chồng đăng ký kết hôn đã chuyển dần từ dưới 24 tuổi năm 2013 lên trên 30 theo số liệu mới nhất.
Mặc dù tỷ lệ kết hôn tăng trở lại phần nào vào năm 2023 nhưng số vụ ly hôn cũng tăng lên. Trong ba quý đầu năm 2023, Trung Quốc đăng ký 5,7 triệu cuộc hôn nhân và 2 triệu vụ ly hôn. So với cùng kỳ năm 2022, số đăng ký kết hôn tăng 245.000 cặp, trong khi số đăng ký ly hôn tăng 330.000 cặp.
Vào tháng 10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi phụ nữ cần “tích cực nuôi dưỡng nền văn hóa mới về hôn nhân và sinh con, đồng thời tăng cường hướng dẫn quan điểm của giới trẻ về hôn nhân, sinh con và gia đình”.
Bà Xu, giảng viên tại Berkeley, cho biết điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao họ phải nên làm theo lời khuyên đó.
“Là phụ nữ, tôi có bằng đại học. Bạn muốn tôi từ bỏ sự nghiệp, làm một người vợ, người mẹ tốt và phục vụ bạn? Tại sao tôi phải sống cuộc sống như vậy?”
Ông Zhang cho rằng các quan điểm chính trị khác nhau cũng ảnh hưởng đến hôn nhân của mọi người. Ông nói giá trị của ông rất khác so với giá trị của nhiều phụ nữ mà ông gặp trong những buổi hẹn hò mà hai bên chưa từng gặp nhau. Ông tự gọi mình là “kẻ nổi loạn nhận được tin tức [chống Trung Quốc] trên Twitter.” Nhưng ông cho biết những phụ nữ ông hẹn hò đều không quan tâm đến chính trị.
*************
Truyền hình nhà nước nói các vụ nổ xảy ra liên tiếp ở thành phố Kerman, miền nam Iran
- Tác giả, David Gritten
- Vai trò, BBC News
Lãnh đạo tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố sẽ "phản ứng quyết liệt" vụ đánh bom nhằm vào đám đông trong dịp tưởng niệm sự kiện điệp viên lão luyện Qasem Soleimani bị Hoa Kỳ ám sát hồi 2020.
Các vụ tấn công ở Kerman miền nam Iran khiến 84 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Số người tử vong được người đứng đầu cơ quan dịch vụ khẩn cấp của Iran điều chỉnh giảm xuống vào sáng thứ Năm từ con số 95 trước đó.
Hiện chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
“Những kẻ phạm tội tàn độc cần phải biết rằng kể từ bây giờ chúng sẽ bị xử lý mạnh mẽ và chắc chắn sẽ có phản ứng gay gắt,” ông Khamenei nói trong một tuyên bố vào tối thứ Tư.
Người phó chính trị của Tổng thống Ebrahim Raisi, Mohammad Jamshidi, đổ lỗi cho Israel và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Mỹ nói họ không thấy dấu hiệu nào cho thấy Israel có liên quan và bác bỏ việc Washington có dính dáng.
Sự nghi ngờ đổ dồn vào phe ly khai Ả Rập và các nhóm thánh chiến dòng Sunni như nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS), những kẻ đã thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và lực lượng an ninh ở nước này trong những năm gần đây.
Vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, IS đã hân hoan nói về cái chết của tướng Iran Qasem Soleimani, người nắm lực lượng dân quân chiến đấu chống lại IS ở Iraq trong nhiều năm.
Soleimani từng được coi là nhân vật quyền lực nhất Iran sau lãnh tụ tối cao, trước khi ông ta bị giết chết trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ vào quốc gia láng giềng Iraq hồi năm 2020.
Cuộc tấn công hôm thứ Tư diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực sau khi phó lãnh đạo của nhóm Palestine Hamas được Iran hậu thuẫn bị giết trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Israel ở Lebanon.
Đoạn băng hình do đài truyền hình nhà nước Iran phát sóng cho thấy khi đám đông đang tham gia một đám rước dọc theo con đường có các biểu ngữ có hình Qasem Soleimani thì vụ nổ xảy ra.
Người ta nghe thấy tiếng la hét và nhìn thấy cảnh mọi người sau đó hoảng loạn bỏ chạy sau vụ nổ đầu tiên.
Truyền thông Iran đưa tin quả bom đầu tiên phát nổ vào khoảng 15:00 giờ địa phương (11:30 GMT), cách nghĩa trang Vườn Tử vì Đạo (Garden of Martyrs) khoảng 700m xung quanh nhà thờ Hồi giáo Saheb al-Zaman, ở ngoại ô phía đông Kerman.
Vụ đánh bom thứ hai diễn ra khoảng 15 phút sau đó, cách nghĩa trang khoảng 1 km, nhắm vào những người đã bỏ chạy khỏi vụ đầu tiên, các tường thuật nói.
Thống đốc tỉnh Kerman nói với hãng thông tấn nhà nước Irna rằng cả hai vụ nổ đều xảy ra bên ngoài các chốt kiểm soát an ninh, và chính quyền chắc chắn rằng đó là do bom gây ra. Tuy nhiên, ông nói hiện chưa rõ là bom được kích nổ từ xa hay do những kẻ tấn công liều chết thực hiện.
Hãng thông tấn Tasnim theo đường lối cứng rắn và có liên hệ với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, trước đó dẫn các nguồn tin nói rằng "hai túi đựng bom" rõ ràng là đã được kích nổ "bằng điều khiển từ xa".
Tổ chức Trăng Lưỡi liềm Đỏ Iran cho biết trong số những người thiệt mạng có ít nhất một nhân viên y tế được cử đến hiện trường vụ nổ đầu tiên và bị trúng đạn ở vụ thứ hai.
Bộ trưởng Nội vụ Ahmad Vahid cho biết vụ nổ thứ hai khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương nhất, đồng thời một cuộc điều tra đã được tiến hành để xác định ai đứng sau vụ tấn công.
Tổng thống Ebrahim Raisi gọi các vụ đánh bom là "hành động hèn nhát" được thực hiện bởi "những tên tội phạm căm thù Iran và tay sai của khủng bố và bóng tối".
Cựu đại sứ Anh tại Iran, Rob Macaire, nói với BBC rằng hiện không rõ ai đứng sau vụ việc.
Tổng Thư ký LHQ António Guterres đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công và bày tỏ "lời chia buồn sâu sắc tới gia đình tang quyến, người dân và chính phủ" Iran, người phát ngôn của ông cho biết.
EU nói họ lên án vụ đánh bom "bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất" và bày tỏ "tình đoàn kết với người dân Iran", trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi vụ tấn công là "gây sốc vì sự tàn ác của nó".
Một số quốc gia vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án các vụ tấn công, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi thông điệp chia buồn tới Tổng thống Iran.
Thủ lĩnh phong trào Hezbollah của Lebanon - nhóm vũ trang hùng mạnh giống như Hamas được Iran hậu thuẫn - cho biết các nạn nhân là "những người tử vì đạo đã chết trên cùng một con đường, sự nghiệp và trận chiến dẫn dắt bởi" Soleimani.
Là chỉ huy lực lượng Quds hoạt động ở nước ngoài của Lực lượng Vệ binh Cách mạng, Soleimani là kiến trúc sư của chính sách của Iran trên toàn khu vực.
Ông phụ trách các nhiệm vụ bí mật của Lực lượng Quds và cung cấp hướng dẫn, tài trợ, vũ khí, tình báo và hỗ trợ hậu cần cho các chính phủ đồng minh và các nhóm vũ trang, bao gồm Hezbollah và Hamas.
Tổng thống Hoa Kỳ vào thời điểm 2020 là Donald Trump, người đã ra lệnh tấn công bằng máy bay không người lái năm đó, từng mô tả Soleimani là "kẻ khủng bố số một ở bất cứ đâu trên thế giới" và cáo buộc rằng quân đội dưới sự chỉ huy của ông ta đã sát hại hàng trăm thường dân và quân nhân Mỹ trong hai thập kỷ trước.
Chính phủ Iran cáo buộc Hoa Kỳ thực hiện hành động khủng bố quốc tế và ra trái lệnh bắt giữ ông Trump cùng các quan chức khác.
***********
Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm (4/1) ban hành sắc lệnh cho phép công dân nước ngoài chiến đấu cho Nga ở Ukraine được cấp quốc tịch Nga cho bản thân và gia đình họ.
Lệnh này cho biết những người đã ký hợp đồng trong cái mà Moscow gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” ở Ukraine có thể nộp đơn xin cấp hộ chiếu Nga cho chính họ và vợ/chồng, con cái và cha mẹ của họ. Họ phải cung cấp các tài liệu cho thấy rằng họ đã đăng ký tối thiểu một năm.
Người đủ điều kiện bao gồm những người đã ký hợp đồng với lực lượng vũ trang chính quy hoặc các “đội quân” khác, một mô tả có thể áp dụng cho các nhóm như tổ chức lính đánh thuê Wagner.
Biện pháp này dường như nhằm mục đích tạo thêm động lực cho người nước ngoài có kinh nghiệm quân sự nộp đơn xin gia nhập vào hàng ngũ của Nga.
Moscow không công bố số liệu về số người nước ngoài chiến đấu cùng phe mình ở Ukraine. Tuy nhiên, Reuters trước đây từng đưa tin về những người Cuba đăng ký nhập ngũ để đổi lấy số tiền thưởng tương đương hơn 100 lần mức lương trung bình hàng tháng của người Cuba, và 3 người châu Phi được Wagner tuyển dụng, trong đó 2 người đã thiệt mạng khi chiến đấu.
Một báo cáo tình báo Mỹ được giải mật đánh giá rằng trong cuộc chiến ở Ukraine 315.000 binh sĩ Nga bị thiệt mạng và bị thương, tương đương gần 90% nhân lực mà nước này có khi cuộc xung đột bắt đầu, một nguồn tin tình báo nói với Reuters vào tháng trước.
Nga đã động viên thêm 300.000 quân vào tháng 9 năm 2022 trong đợt động viên đầu tiên kể từ Thế chiến thứ hai. Đã có những suy đoán lâu nay rằng nước này có thể lặp lại động thái bất thường này, có lẽ sau cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào tháng 3, trong đó ông Putin chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ 6 năm mới.
Tuy nhiên, Điện Kremlin nhiều lần tuyên bố rằng họ không cần động viên thêm vì hàng trăm ngàn nam giới đã tự nguyện đăng ký nghĩa vụ quân sự vào năm ngoái.
Cả Nga và Ukraine đều không tiết lộ mức độ tổn thất trong cuộc chiến kéo dài 22 tháng. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết vào tháng trước rằng quân đội của ông đã đề xuất động viên thêm 450.000-500.000 người, và quốc hội Kyiv hôm thứ Năm đã bắt đầu xem xét một dự thảo luật gây tranh cãi nhằm thắt chặt và mở rộng các quy tắc động viên.
**************
Tình hình Trung Cận Đông thêm căng thẳng sau vụ nhân vật lãnh đạo số 2 của Hamas bị sát hại ở Liban và hai vụ nổ khiến 84 người chết ở Iran. Để tránh xung đột lan rộng trong vùng, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rời Washington tối 04/01/2024, mở chuyến công du thứ tư ở Trung Đông kể từ khi xảy ra chiến tranh Israel-Hamas.
Đăng ngày:
2 phút
Trước đó, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ Matthew Miller khẳng định không một nước nào « muốn leo thang căng thẳng », trong khi Hoa Kỳ vẫn bị các nước Trung Cận Đông chỉ trích là không ngừng ủng hộ Israel ngay từ khi oanh kích Gaza.
Theo AFP, hiện vẫn chưa có bên nào nhận trách nhiệm vụ tấn công ở ngoại ô phía nam Beyrouth, Liban, khiến Saleh al-Arouri, nhân vật lãnh đạo số 2 của Hamas, thiệt mạng. Phát biểu trên truyền hình tối 03/01, Hassan Nasrallah, lãnh đạo của Hezbollah, cảnh cáo Israel về mọi ý đồ khiến căng thẳng leo thang, khẳng định «sẽ chiến đấu hết mình, bất chấp biên giới » trong trường hợp « kẻ thù gây chiến với Liban ».
Nhiều lãnh đạo Iran cáo buộc Israel là thủ phạm « vụ ám sát » nhân vật số 2 của Hamas, cũng như « vụ khủng bố » gần mộ của tướng Qassem Soleimani ngày 03/01, đúng lễ tưởng niệm 4 năm ngày mất của cố chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Iran Al Qods. Một quan chức Mỹ ẩn danh cho biết vụ tấn công nhắm vào Saleh al-Arouri là « do Israel » tiến hành, nhưng nhà nước Do Thái vẫn chưa bình luận về những cáo buộc trên.
Tình hình biên giới Israel-Liban vẫn rất căng thẳng, thường xuyên xảy ra đấu súng hàng ngày. Quân đội Israel « được đặt trong tình trạng báo động tối đa ở miền bắc », theo tư lệnh quân đội Herzi Halevi. Sáng 04/01, Hezbollah cho biết thêm 4 chiến binh của lực lượng này đã thiệt mạng ở miền nam Liban, nâng tổng số người chết lên thành 129 trong ba tháng giao tranh với Israel.
Dải Gaza tiếp tục bị quân đội Israel oanh kích trong đêm 03 rạng sáng 04/01, đặc biệt vào thành phố miền nam Khan Younes, khiến vài chục người thiệt mạng, theo Hamas. Phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ John Kirby cho biết « Hamas vẫn còn tiềm lực lớn ở Gaza ». Ngoài việc bị oanh kích thường xuyên, người dân dải Gaza phải sống trong cảnh thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, nước uống, chất đốt, dược phẩm, trong khi hàng viện trợ chỉ được chuyển nhỏ giọt vào dải Gaza.
**************
Hai tàu hải quân Trung Quốc đã theo dõi các tàu Philippines và Mỹ đang tiến hành tuần tra chung ở Biển Đông, quân đội Philippines cho biết hôm thứ Năm (4/1), khi căng thẳng bùng phát trong khu vực về các yêu sách lãnh thổ tranh chấp.
“Chúng tôi xác nhận sự hiện diện của hai tàu PLA-N (Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) từ xa đang theo dõi các tàu tham gia Hoạt động Hợp tác Hàng hải”, Xerxes Trinidad, người đứng đầu văn phòng công vụ của quân đội Philippines, nói.
Cuộc tập trận hàng hải kéo dài hai ngày có sự tham gia của Manila và Washington, kết thúc theo kế hoạch vào thứ Năm, là cuộc tập trận thứ hai trong vòng chưa đầy hai tháng ở Biển Đông, nơi mà Manila gọi là Biển Tây Philippines nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của nước này.
Các hoạt động diễn ra sau cảnh báo của Bắc Kinh đối với Philippines rằng bất kỳ tính toán sai lầm nào trong tranh chấp leo thang ở Biển Đông sẽ dẫn đến phản ứng quyết liệt.
“Chúng tôi hy vọng Trung Quốc và các nước khác sẽ tôn trọng chủ quyền và quyền của chúng tôi trong việc tiến hành hoạt động tuân theo luật pháp quốc tế”, ông Trinidad nói.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila chưa đưa ra bình luận ngay lập tức.
Trong khi các cuộc tuần tra chung đang được tiến hành, quân đội Trung Quốc cho biết họ sẽ tiến hành các cuộc tuần tra định kỳ với lực lượng hải quân và không quân ở Biển Đông từ thứ Tư đến thứ Năm, nhưng không cho biết chính xác các cuộc tuần tra sẽ được tổ chức ở đâu.
Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh và Manila cáo buộc lẫn nhau về một số vụ va chạm ở Biển Đông, bao gồm cả cáo buộc rằng Trung Quốc đã đâm vào một con tàu chở tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Philippines vào tháng trước.
Quân đội Philippines hôm thứ Tư cho biết, cuộc tuần tra chung thứ hai trong tuần này của họ có sự tham gia của 4 tàu của hải quân Philippines và 4 tàu của Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, bao gồm một hàng không mẫu hạm, một tàu tuần dương và hai tàu khu trục.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, nơi có tuyến thủy lộ thương mại trị giá hơn 3 nghìn tỷ USD hàng năm, bao trùm cả các vùng biển mà Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền.
Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 cho rằng yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý nhưng Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết đó.
****************
Thống đốc Missouri ra lệnh cấm các công ty Nga và Trung Quốc mua đất gần khu quân sự
Các công ty của Trung Quốc, Nga cùng một số nước khác bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen không còn được phép mua đất gần các địa điểm quân sự ở tiểu bang Missouri, theo lệnh do thống đốc tiểu bang ban hành hôm 2/1.
Sắc lệnh hành pháp của Thống đốc đảng Cộng hòa Mike Parson cấm công dân và công ty từ các quốc gia bị chính phủ liên bang Mỹ coi là mối đe dọa không được mua trang trại hoặc các loại đất đai khác trong phạm vi 16 km từ các địa điểm quân sự trong tiểu bang Missouri. Chính phủ liên bang liệt kê Trung Quốc, Cuba, Iran, Triều Tiên, Nga và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro là đối thủ nước ngoài.
Động thái của ông Parson được đưa ra sau khi vụ khinh khí cầu do thám Trung Quốc bay khắp nước Mỹ khơi dậy những lo ngại về an ninh quốc gia hàng chục năm nay về quyền sở hữu đất đai của người nước ngoài.
Những người ủng hộ hạn chế quyền sở hữu này thường suy đoán về động cơ của người mua nước ngoài và liệu những người có quan hệ với các đối thủ như Trung Quốc có ý định sử dụng đất để do thám hoặc kiểm soát nguồn cung thực phẩm của Hoa Kỳ hay không.
Ông Parson, một chủ trang trại gia súc, hôm 2/1 nói với các phóng viên ông tin rằng hành động của mình nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép đối với các sắc lệnh hành pháp. Ông nói ông sẽ dõi theo xem giới lập pháp tiểu bang có thể thông qua luật nào về vấn đề này trước cuối kỳ họp vào giữa tháng 5 hay không.
Chủ tịch Thượng viện tiểu bang, Caleb Rowden, cho biết việc thông qua luật như vậy là ưu tiên hàng đầu của phiên họp khởi sự ngày 3/1.
Ông Parson nói: “Mặc dù chúng tôi không gặp vấn đề gì vào thời điểm này, nhưng chúng tôi muốn chủ động chống lại mọi mối đe dọa tiềm ẩn”.
Ông Parson nói thêm rằng các thực thể nước ngoài hiện không sở hữu bất kỳ vùng đất nào trong phạm vi 16 km từ các địa điểm quân sự trong tiểu bang.
Theo báo cáo mới nhất hiện có của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, bao gồm dữ liệu năm 2022, các thực thể và cá nhân nước ngoài kiểm soát chưa đến 2% tổng diện tích đất đai của Hoa Kỳ và các công ty Trung Quốc kiểm soát chưa đến 1% trong số đó. Các nhà đầu tư Canada sở hữu tỷ lệ đất đai do người nước ngoài nắm giữ lớn nhất.
Missouri là một trong số các tiểu bang ở Trung Tây thông qua luật vào những năm 1970 cấm hoặc hạn chế quyền sở hữu đất của người nước ngoài trong bối cảnh lo ngại về đầu tư của Nhật Bản. Luật Missouri cấm hoàn toàn quyền sở hữu đất của người nước ngoài cho đến năm 2013, khi các nhà lập pháp thông qua dự luật cho phép bán tới 1% đất nông nghiệp cho các thực thể nước ngoài.
Ông Parson, cùng với các thượng nghị sĩ tiểu bang có mặt trong cuộc biểu quyết đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật, trong đó cũng bao gồm những thay đổi đối với luật ngược đãi và bỏ bê động vật của Missouri cũng như mức án tù tối đa dài hơn về tội ăn trộm gia súc.
Theo Bộ Nông nghiệp Missouri, tính đến năm 2021, các thực thể Trung Quốc sở hữu 42.596 mẫu Anh (172 km vuông) đất nông nghiệp ở Missouri - chỉ bằng một nửa trong số khoảng 100.000 mẫu Anh (404 km vuông) thuộc sở hữu của tất cả các thực thể nước ngoài. Phần lớn diện tích đất đó được sử dụng cho các trang trại chăn nuôi lợn ở phía bắc Missouri và thuộc sở hữu của một tập đoàn Trung Quốc đã mua tập đoàn Smithfield Foods vào năm 2013.
Những hạn chế đối với cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài sở hữu đất nông nghiệp rất khác nhau trên khắp Hoa Kỳ. Ít nhất 24 tiểu bang có các quy định hạn chế việc này.
*************
Mỹ: Triều Tiên cấp cho Nga phi đạn, bệ phóng để chống Ukraine
Triều Tiên gần đây đã cung cấp cho Nga phi đạn đạn đạo và bệ phóng để sử dụng trong cuộc chiến của Moscow chống lại Ukraine, một số đã được Nga bắn vào Ukraine, Tòa Bạch Ốc cho biết hôm 4/1, trích dẫn thông tin tình báo mới được giải mật.
Phát ngôn viên an ninh quốc gia John Kirby cho báo giới biết Hoa Kỳ sẽ nêu vấn đề này với Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Ông Kirby gọi việc chuyển giao vũ khí của Triều Tiên cho Nga là một “sự leo thang đáng kể và đáng lo ngại” đồng thời cho biết Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với những người hỗ trợ các giao dịch vũ khí này.
Ông Kirby nói: “Thông tin của chúng tôi chỉ ra rằng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên gần đây đã cung cấp cho Nga các bệ phóng phi đạn đạn đạo và một số phi đạn đạn đạo”.
Ông cho biết trong những ngày gần đây, “các lực lượng Nga đã phóng ít nhất một trong số các phi đạn đạn đạo của Triều Tiên vào Ukraine” và rằng dường như đã rơi xuống một bãi đất trống.
Ông Kirby cho biết Iran chưa giao phi đạn đạn đạo tầm gần cho Nga nhưng Washington tin rằng Nga có ý định mua hệ thống phi đạn từ Iran.
Moscow đã phụ thuộc rất nhiều vào Iran về máy bay không người lái và các loại vũ khí khác để sử dụng chống lại Ukraine.
Nga gần đây đã tiến hành một số cuộc tấn công dữ dội nhất vào Ukraine kể từ khi cuộc chiến bắt đầu gần hai năm trước. Kyiv hôm 2/1 cho biết Nga đã phóng hơn 300 máy bay tấn công không người lái và phi đạn các loại vào các thành phố trên khắp Ukraine tính từ ngày 29/12/2023.
***********
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 05-01 -2024:
Các nước thành viên Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO đã ký hợp đồng mua đến 1.000 tên lửa Patriot để tăng cường hệ thống phòng không. Hợp đồng trị giá khoảng 5,5 tỉ đô la được NATO thông báo ngày 03/01/2024, trong bối cảnh Nga gia tăng oanh kích bằng tên lửa và drone vào Ukraina.
Đăng ngày:
2 phút
Mỗi tên lửa Patriot có giá khoảng 4 triệu đô la. Hợp đồng của NATO còn bao gồm nhiều yếu tố khác, trong đó có thiết bị thử và linh kiện để bảo trì trong tương lai.
Trong thông cáo, được AP trích dẫn, tổng thư ký Jens Stoltenberg tỏ ra lạc quan về « thông báo kịp thời đầu tư đến 1.000 tên lửa phòng không mới Patriot để tăng cường an ninh của NATO », đồng thời nhấn mạnh « gia tăng sản xuất vũ khí là điều quan trọng cho an ninh của Ukraina cũng như của khối ».
Cơ quan hậu cần của NATO cho biết thỏa thuận, được ký giữa nhóm nước đầu tiên, trong đó có Đức, Hà Lan, Roumanie và Tây Ban Nha, sẽ giúp tăng cường sản xuất tên lửa Patriot trên lãnh thổ châu Âu. Cụ thể, hợp đồng mới dự tính sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất tên lửa ở Đức, do liên doanh Đức MBDA và Raytheon, thuộc tập đoàn Mỹ RTX, phụ trách.
Trên mạng xã hội X, bộ trưởng Quốc Phòng Hà Lan Kajsa Ollongren hoanh nghênh: « Châu Âu sẽ tự sản xuất được 1.000 tên lửa phòng không Patriot. Điều này cho thấy hợp tác châu Âu bảo đảm những thành công cụ thể ».
Các nước đồng minh NATO, trong đó có Mỹ và Đức, đã viện trợ cho Ukraina nhiều hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất để chống lại các vụ tấn công bằng tên lửa siêu thanh của Nga. Do đó, kho dự trữ của phương Tây cũng bị cạn kiệt, buộc Washington phải hướng sang một số đồng minh khác, như Nhật Bản, để khôi phục kho tên lửa Patriot.
Hôm qua, 03/01/2024, Nga và Ukraina thông báo đã tiến hành cuộc trao đổi tù binh với số lượng lớn nhất từ trước đến nay, trong bối cảnh leo thang xung đột giữa hai nước. Tổng cộng 248 quân nhân Nga cùng 230 binh lính và thường dân Ukraina đã được thả. Đây là kết quả 6 tháng thương lượng giữa hai nước và là lần thứ 49 Matxcơva và Kiev trao đổi con tin kể từ đầu cuộc chiến.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Từ Kiev, thông tín viên RFI Stéphane Siohan tường trình:
Trong số 224 tù binh và 6 thường dân Ukraina được trả tự do vào hôm qua, một số đã bị giam giữ ở Nga ngay từ khi bắt đầu cuộc xâm lược vào tháng 2/2022. Đáng chú ý là lần trao đổi này còn bao gồm cả những binh lính ở Mariupol, trong đó có nhiều người đã bị bắt làm tù binh sau khi đầu hàng ở nhà máy luyện kim Azovtal vào mùa xuân năm 2023.
Những người khác thì thuộc một đơn vị của Ukraina đóng trên trên Đảo Rắn (Snake Island), hòn đảo chiến lược ở cửa sông Danube, gần Roumanie. Trong số các tù nhân được trả tự do có cả các binh sĩ thuộc quân đội chính quy, Vệ binh Quốc gia, Hải quân và thậm chí cả lính biên phòng.
Đây là cuộc trao đổi tù binh lớn nhất kể từ đầu cuộc chiến, với 248 binh sĩ Nga được thả. Từ nhiều tháng qua, Kiev và Matxcơva đã không đạt được thỏa thuận mới nào về vấn đề tù nhân.
Vào đầu tháng 8 năm ngoái, 22 binh sĩ Ukraina đã được thả. Tuy nhiên theo ủy viên đặc trách nhân quyền của Ukraina, ông Dmytro Loubinets, Matxcơva đang gia tăng áp lực và ngăn chặn các cuộc trao đổi tù binh. Tối qua, tổng thống Volodymyr Zelensky đã chào đón các binh lính trở về nước, đồng thời nhấn mạnh nếu muốn giải cứu những tù nhân Ukraina, không có cách nào khác hơn là phải bắt tù binh Nga".
************
Trong lúc dân số Trung Quốc đang già đi và lực lượng lao động giảm sút, nước này đang đối mặt với một số thách thức lớn về nhân khẩu học, chẳng hạn như khuyến khích các cặp vợ chồng sinh nhiều con và khuyến khích giới trẻ kết hôn.
Theo dữ liệu công bố tuần trước, hơn phân nửa số dân Trung Quốc trong độ tuổi từ 25 đến 29 vẫn chưa kết hôn, tính tới năm 2023.
Đối với nhiều thanh niên Trung Quốc, ngày càng có nhiều lý do để không cưới vợ, lấy chồng.
Khi được hỏi tại sao chưa kết hôn, ông Zhang Yu, 32 tuổi, cho biết: “Hôn nhân, sinh con và vay tiền mua nhà, ô tô đều là những khoản nợ phải trả, là những khoản thấu chi từ tương lai”. “Khi kinh tế suy thoái nhìn thấy rõ, nếu không có nguồn thu nhập thì chỉ có thể giảm chi tiêu”.
Ông Zhang sống ở phía đông bắc Trung Quốc và làm việc cho một công ty cơ sở hạ tầng đã cắt giảm lương vào năm 2023. Ông cho biết lương đã giảm khoảng 30%.
Ông Zhang, người yêu cầu dùng tên giả để nói chuyện thẳng thắn với VOA, cho biết: “Tôi cũng thầm mừng vì mình đã không kết hôn và sinh con. Nếu không, tôi sẽ gặp rắc rối to”.
Nền kinh tế trì trệ của Trung Quốc và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao vào năm 2023 đã làm tăng thêm những lo lắng mà giới trẻ Trung Quốc đang phải đối mặt. Các nhà phân tích không lạc quan về triển vọng kinh tế của Trung Quốc vào năm 2024.
Jacey Zhang là một cô gái 27 tuổi độc thân đến từ Bắc Kinh, hiện đang sống với bố mẹ. Tự chế giễu bản thân và hoàn cảnh của mình, cô tự gọi mình là “kẻ thất bại, thất vọng trong xã hội”.
Cô nói với đài VOA: “Không có việc làm, bạn không thể tìm được người phối ngẫu”. Tuy nhiên, cô cho biết với hoàn cảnh hiện tại, việc độc thân còn dễ hơn kết hôn.
“Một người đủ ăn, cả nhà không đói”, cô nói.
Cô nói với các phóng viên rằng mặc dù bố mẹ cô có đủ khả năng lo cho cô sống ở nhà nhưng gia đình cô lại không khá giả về mặt tài chính và việc kết hôn sẽ tốn nhiều tiền hơn.
Bà Fang Xu, giảng viên tại Đại học Berkeley của California, nhận thấy mối liên hệ giữa tỷ lệ kết hôn thấp và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao kỷ lục.
Bà tin rằng xu hướng “bàng quan” phổ biến, tức chối bỏ sự cạnh tranh gay gắt hay những kỳ vọng của xã hội, không chỉ ảnh hưởng đến sự nghiệp của giới trẻ mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch kết hôn.
“Bạn phải bàng quan trong sự nghiệp, rồi bạn cũng phải bàng quan trong việc kết hôn và sinh con, vì bạn không có tiền để sinh con và kết hôn”, bà nói.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của thanh niên từ 16 đến 24 tuổi ở nước này đạt mức cao kỷ lục 21,3% vào tháng 6 năm 2023. Sau đó, chính quyền Trung Quốc đã ngừng công bố số liệu. Một số ước tính đưa ra tỷ lệ này lên tới 40%.
Ông Zhang cho biết vì lý do tài chính, bạn bè của ông không muốn có con, ngay cả khi họ đã kết hôn. Ông cũng đã gặp một số phụ nữ trong những buổi hẹn hò mà hai bên chưa hề gặp nhau, họ đã nói rõ rằng họ muốn hai bên kết hợp thu nhập, không có con.
“Niên giám Thống kê Dân số và Việc làm Trung Quốc 2023” xuất bản vào tháng 12 năm ngoái cho thấy trong số những người ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ chưa kết hôn là 51,3% ở nhóm tuổi 25-29, 18,4% ở nhóm tuổi 30-34 và 8% ở nhóm tuổi 35-39.
Chính sách kết hôn
Một số chính quyền địa phương đã đưa ra các chính sách thúc đẩy hôn nhân. Chính quyền huyện Trường Sơn ở tỉnh Chiết Giang sẽ thưởng cho các cô dâu mới cưới từ 25 tuổi trở xuống số tiền 150 đô la - một số tiền nhỏ đã gây bão chỉ trích trên mạng.
Một người bình luận tên Jianghu Li Fuxiang nói: “Nếu kết hôn là điều tốt thì tại sao cần phải thúc đẩy? Ai lại không muốn có tiền thưởng cơ chứ?”
Theo “Bạch thư về những điều trong kỹ nghệ kết hôn 2021” của công ty truyền thông xã hội Tencent, chi tiêu trung bình của mỗi cặp uyên ương cho một đám cưới là 25.000 đô la vào năm 2020.
Trong khi phúc trình của Tencent cho biết đại dịch dường như không ảnh hưởng đến chi tiêu, nhưng COVID-19 đã khiến một số bậc cha mẹ tập trung nhiều hơn vào sức khỏe và ít thúc ép đứa con duy nhất của họ kết hôn.
Các biện pháp zero-COVID hà khắc của Trung Quốc cũng khiến người dân gặp khó khăn khi ra ngoài hoặc mua những nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, và nhiều người trẻ phải gác lại kế hoạch kết hôn và sinh con.
Theo “Niên giám thống kê Trung Quốc 2023”, tổng số công dân Trung Quốc kết hôn lần đầu vào năm 2022 là 10,5 triệu, tức giảm hơn 1 triệu so với năm trước.
Theo phúc trình thống kê hàng quý mới nhất do Bộ Nội vụ Trung Quốc công bố, tổng số cặp kết hôn vào năm 2022 là 6,8 triệu, tức giảm 10,5% so với năm 2021 và là mức thấp mới kể từ năm 1986.
Người Trung Quốc cũng chờ đợi lâu hơn để kết hôn. Độ tuổi trung bình của các cặp vợ chồng đăng ký kết hôn đã chuyển dần từ dưới 24 tuổi năm 2013 lên trên 30 theo số liệu mới nhất.
Mặc dù tỷ lệ kết hôn tăng trở lại phần nào vào năm 2023 nhưng số vụ ly hôn cũng tăng lên. Trong ba quý đầu năm 2023, Trung Quốc đăng ký 5,7 triệu cuộc hôn nhân và 2 triệu vụ ly hôn. So với cùng kỳ năm 2022, số đăng ký kết hôn tăng 245.000 cặp, trong khi số đăng ký ly hôn tăng 330.000 cặp.
Vào tháng 10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi phụ nữ cần “tích cực nuôi dưỡng nền văn hóa mới về hôn nhân và sinh con, đồng thời tăng cường hướng dẫn quan điểm của giới trẻ về hôn nhân, sinh con và gia đình”.
Bà Xu, giảng viên tại Berkeley, cho biết điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao họ phải nên làm theo lời khuyên đó.
“Là phụ nữ, tôi có bằng đại học. Bạn muốn tôi từ bỏ sự nghiệp, làm một người vợ, người mẹ tốt và phục vụ bạn? Tại sao tôi phải sống cuộc sống như vậy?”
Ông Zhang cho rằng các quan điểm chính trị khác nhau cũng ảnh hưởng đến hôn nhân của mọi người. Ông nói giá trị của ông rất khác so với giá trị của nhiều phụ nữ mà ông gặp trong những buổi hẹn hò mà hai bên chưa từng gặp nhau. Ông tự gọi mình là “kẻ nổi loạn nhận được tin tức [chống Trung Quốc] trên Twitter.” Nhưng ông cho biết những phụ nữ ông hẹn hò đều không quan tâm đến chính trị.
*************
Truyền hình nhà nước nói các vụ nổ xảy ra liên tiếp ở thành phố Kerman, miền nam Iran
- Tác giả, David Gritten
- Vai trò, BBC News
Lãnh đạo tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố sẽ "phản ứng quyết liệt" vụ đánh bom nhằm vào đám đông trong dịp tưởng niệm sự kiện điệp viên lão luyện Qasem Soleimani bị Hoa Kỳ ám sát hồi 2020.
Các vụ tấn công ở Kerman miền nam Iran khiến 84 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Số người tử vong được người đứng đầu cơ quan dịch vụ khẩn cấp của Iran điều chỉnh giảm xuống vào sáng thứ Năm từ con số 95 trước đó.
Hiện chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
“Những kẻ phạm tội tàn độc cần phải biết rằng kể từ bây giờ chúng sẽ bị xử lý mạnh mẽ và chắc chắn sẽ có phản ứng gay gắt,” ông Khamenei nói trong một tuyên bố vào tối thứ Tư.
Người phó chính trị của Tổng thống Ebrahim Raisi, Mohammad Jamshidi, đổ lỗi cho Israel và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Mỹ nói họ không thấy dấu hiệu nào cho thấy Israel có liên quan và bác bỏ việc Washington có dính dáng.
Sự nghi ngờ đổ dồn vào phe ly khai Ả Rập và các nhóm thánh chiến dòng Sunni như nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS), những kẻ đã thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và lực lượng an ninh ở nước này trong những năm gần đây.
Vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, IS đã hân hoan nói về cái chết của tướng Iran Qasem Soleimani, người nắm lực lượng dân quân chiến đấu chống lại IS ở Iraq trong nhiều năm.
Soleimani từng được coi là nhân vật quyền lực nhất Iran sau lãnh tụ tối cao, trước khi ông ta bị giết chết trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ vào quốc gia láng giềng Iraq hồi năm 2020.
Cuộc tấn công hôm thứ Tư diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực sau khi phó lãnh đạo của nhóm Palestine Hamas được Iran hậu thuẫn bị giết trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Israel ở Lebanon.
Đoạn băng hình do đài truyền hình nhà nước Iran phát sóng cho thấy khi đám đông đang tham gia một đám rước dọc theo con đường có các biểu ngữ có hình Qasem Soleimani thì vụ nổ xảy ra.
Người ta nghe thấy tiếng la hét và nhìn thấy cảnh mọi người sau đó hoảng loạn bỏ chạy sau vụ nổ đầu tiên.
Truyền thông Iran đưa tin quả bom đầu tiên phát nổ vào khoảng 15:00 giờ địa phương (11:30 GMT), cách nghĩa trang Vườn Tử vì Đạo (Garden of Martyrs) khoảng 700m xung quanh nhà thờ Hồi giáo Saheb al-Zaman, ở ngoại ô phía đông Kerman.
Vụ đánh bom thứ hai diễn ra khoảng 15 phút sau đó, cách nghĩa trang khoảng 1 km, nhắm vào những người đã bỏ chạy khỏi vụ đầu tiên, các tường thuật nói.
Thống đốc tỉnh Kerman nói với hãng thông tấn nhà nước Irna rằng cả hai vụ nổ đều xảy ra bên ngoài các chốt kiểm soát an ninh, và chính quyền chắc chắn rằng đó là do bom gây ra. Tuy nhiên, ông nói hiện chưa rõ là bom được kích nổ từ xa hay do những kẻ tấn công liều chết thực hiện.
Hãng thông tấn Tasnim theo đường lối cứng rắn và có liên hệ với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, trước đó dẫn các nguồn tin nói rằng "hai túi đựng bom" rõ ràng là đã được kích nổ "bằng điều khiển từ xa".
Tổ chức Trăng Lưỡi liềm Đỏ Iran cho biết trong số những người thiệt mạng có ít nhất một nhân viên y tế được cử đến hiện trường vụ nổ đầu tiên và bị trúng đạn ở vụ thứ hai.
Bộ trưởng Nội vụ Ahmad Vahid cho biết vụ nổ thứ hai khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương nhất, đồng thời một cuộc điều tra đã được tiến hành để xác định ai đứng sau vụ tấn công.
Tổng thống Ebrahim Raisi gọi các vụ đánh bom là "hành động hèn nhát" được thực hiện bởi "những tên tội phạm căm thù Iran và tay sai của khủng bố và bóng tối".
Cựu đại sứ Anh tại Iran, Rob Macaire, nói với BBC rằng hiện không rõ ai đứng sau vụ việc.
Tổng Thư ký LHQ António Guterres đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công và bày tỏ "lời chia buồn sâu sắc tới gia đình tang quyến, người dân và chính phủ" Iran, người phát ngôn của ông cho biết.
EU nói họ lên án vụ đánh bom "bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất" và bày tỏ "tình đoàn kết với người dân Iran", trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi vụ tấn công là "gây sốc vì sự tàn ác của nó".
Một số quốc gia vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án các vụ tấn công, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi thông điệp chia buồn tới Tổng thống Iran.
Thủ lĩnh phong trào Hezbollah của Lebanon - nhóm vũ trang hùng mạnh giống như Hamas được Iran hậu thuẫn - cho biết các nạn nhân là "những người tử vì đạo đã chết trên cùng một con đường, sự nghiệp và trận chiến dẫn dắt bởi" Soleimani.
Là chỉ huy lực lượng Quds hoạt động ở nước ngoài của Lực lượng Vệ binh Cách mạng, Soleimani là kiến trúc sư của chính sách của Iran trên toàn khu vực.
Ông phụ trách các nhiệm vụ bí mật của Lực lượng Quds và cung cấp hướng dẫn, tài trợ, vũ khí, tình báo và hỗ trợ hậu cần cho các chính phủ đồng minh và các nhóm vũ trang, bao gồm Hezbollah và Hamas.
Tổng thống Hoa Kỳ vào thời điểm 2020 là Donald Trump, người đã ra lệnh tấn công bằng máy bay không người lái năm đó, từng mô tả Soleimani là "kẻ khủng bố số một ở bất cứ đâu trên thế giới" và cáo buộc rằng quân đội dưới sự chỉ huy của ông ta đã sát hại hàng trăm thường dân và quân nhân Mỹ trong hai thập kỷ trước.
Chính phủ Iran cáo buộc Hoa Kỳ thực hiện hành động khủng bố quốc tế và ra trái lệnh bắt giữ ông Trump cùng các quan chức khác.
***********
Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm (4/1) ban hành sắc lệnh cho phép công dân nước ngoài chiến đấu cho Nga ở Ukraine được cấp quốc tịch Nga cho bản thân và gia đình họ.
Lệnh này cho biết những người đã ký hợp đồng trong cái mà Moscow gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” ở Ukraine có thể nộp đơn xin cấp hộ chiếu Nga cho chính họ và vợ/chồng, con cái và cha mẹ của họ. Họ phải cung cấp các tài liệu cho thấy rằng họ đã đăng ký tối thiểu một năm.
Người đủ điều kiện bao gồm những người đã ký hợp đồng với lực lượng vũ trang chính quy hoặc các “đội quân” khác, một mô tả có thể áp dụng cho các nhóm như tổ chức lính đánh thuê Wagner.
Biện pháp này dường như nhằm mục đích tạo thêm động lực cho người nước ngoài có kinh nghiệm quân sự nộp đơn xin gia nhập vào hàng ngũ của Nga.
Moscow không công bố số liệu về số người nước ngoài chiến đấu cùng phe mình ở Ukraine. Tuy nhiên, Reuters trước đây từng đưa tin về những người Cuba đăng ký nhập ngũ để đổi lấy số tiền thưởng tương đương hơn 100 lần mức lương trung bình hàng tháng của người Cuba, và 3 người châu Phi được Wagner tuyển dụng, trong đó 2 người đã thiệt mạng khi chiến đấu.
Một báo cáo tình báo Mỹ được giải mật đánh giá rằng trong cuộc chiến ở Ukraine 315.000 binh sĩ Nga bị thiệt mạng và bị thương, tương đương gần 90% nhân lực mà nước này có khi cuộc xung đột bắt đầu, một nguồn tin tình báo nói với Reuters vào tháng trước.
Nga đã động viên thêm 300.000 quân vào tháng 9 năm 2022 trong đợt động viên đầu tiên kể từ Thế chiến thứ hai. Đã có những suy đoán lâu nay rằng nước này có thể lặp lại động thái bất thường này, có lẽ sau cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào tháng 3, trong đó ông Putin chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ 6 năm mới.
Tuy nhiên, Điện Kremlin nhiều lần tuyên bố rằng họ không cần động viên thêm vì hàng trăm ngàn nam giới đã tự nguyện đăng ký nghĩa vụ quân sự vào năm ngoái.
Cả Nga và Ukraine đều không tiết lộ mức độ tổn thất trong cuộc chiến kéo dài 22 tháng. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết vào tháng trước rằng quân đội của ông đã đề xuất động viên thêm 450.000-500.000 người, và quốc hội Kyiv hôm thứ Năm đã bắt đầu xem xét một dự thảo luật gây tranh cãi nhằm thắt chặt và mở rộng các quy tắc động viên.
**************
Tình hình Trung Cận Đông thêm căng thẳng sau vụ nhân vật lãnh đạo số 2 của Hamas bị sát hại ở Liban và hai vụ nổ khiến 84 người chết ở Iran. Để tránh xung đột lan rộng trong vùng, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rời Washington tối 04/01/2024, mở chuyến công du thứ tư ở Trung Đông kể từ khi xảy ra chiến tranh Israel-Hamas.
Đăng ngày:
2 phút
Trước đó, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ Matthew Miller khẳng định không một nước nào « muốn leo thang căng thẳng », trong khi Hoa Kỳ vẫn bị các nước Trung Cận Đông chỉ trích là không ngừng ủng hộ Israel ngay từ khi oanh kích Gaza.
Theo AFP, hiện vẫn chưa có bên nào nhận trách nhiệm vụ tấn công ở ngoại ô phía nam Beyrouth, Liban, khiến Saleh al-Arouri, nhân vật lãnh đạo số 2 của Hamas, thiệt mạng. Phát biểu trên truyền hình tối 03/01, Hassan Nasrallah, lãnh đạo của Hezbollah, cảnh cáo Israel về mọi ý đồ khiến căng thẳng leo thang, khẳng định «sẽ chiến đấu hết mình, bất chấp biên giới » trong trường hợp « kẻ thù gây chiến với Liban ».
Nhiều lãnh đạo Iran cáo buộc Israel là thủ phạm « vụ ám sát » nhân vật số 2 của Hamas, cũng như « vụ khủng bố » gần mộ của tướng Qassem Soleimani ngày 03/01, đúng lễ tưởng niệm 4 năm ngày mất của cố chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Iran Al Qods. Một quan chức Mỹ ẩn danh cho biết vụ tấn công nhắm vào Saleh al-Arouri là « do Israel » tiến hành, nhưng nhà nước Do Thái vẫn chưa bình luận về những cáo buộc trên.
Tình hình biên giới Israel-Liban vẫn rất căng thẳng, thường xuyên xảy ra đấu súng hàng ngày. Quân đội Israel « được đặt trong tình trạng báo động tối đa ở miền bắc », theo tư lệnh quân đội Herzi Halevi. Sáng 04/01, Hezbollah cho biết thêm 4 chiến binh của lực lượng này đã thiệt mạng ở miền nam Liban, nâng tổng số người chết lên thành 129 trong ba tháng giao tranh với Israel.
Dải Gaza tiếp tục bị quân đội Israel oanh kích trong đêm 03 rạng sáng 04/01, đặc biệt vào thành phố miền nam Khan Younes, khiến vài chục người thiệt mạng, theo Hamas. Phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ John Kirby cho biết « Hamas vẫn còn tiềm lực lớn ở Gaza ». Ngoài việc bị oanh kích thường xuyên, người dân dải Gaza phải sống trong cảnh thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, nước uống, chất đốt, dược phẩm, trong khi hàng viện trợ chỉ được chuyển nhỏ giọt vào dải Gaza.
**************
Hai tàu hải quân Trung Quốc đã theo dõi các tàu Philippines và Mỹ đang tiến hành tuần tra chung ở Biển Đông, quân đội Philippines cho biết hôm thứ Năm (4/1), khi căng thẳng bùng phát trong khu vực về các yêu sách lãnh thổ tranh chấp.
“Chúng tôi xác nhận sự hiện diện của hai tàu PLA-N (Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) từ xa đang theo dõi các tàu tham gia Hoạt động Hợp tác Hàng hải”, Xerxes Trinidad, người đứng đầu văn phòng công vụ của quân đội Philippines, nói.
Cuộc tập trận hàng hải kéo dài hai ngày có sự tham gia của Manila và Washington, kết thúc theo kế hoạch vào thứ Năm, là cuộc tập trận thứ hai trong vòng chưa đầy hai tháng ở Biển Đông, nơi mà Manila gọi là Biển Tây Philippines nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của nước này.
Các hoạt động diễn ra sau cảnh báo của Bắc Kinh đối với Philippines rằng bất kỳ tính toán sai lầm nào trong tranh chấp leo thang ở Biển Đông sẽ dẫn đến phản ứng quyết liệt.
“Chúng tôi hy vọng Trung Quốc và các nước khác sẽ tôn trọng chủ quyền và quyền của chúng tôi trong việc tiến hành hoạt động tuân theo luật pháp quốc tế”, ông Trinidad nói.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila chưa đưa ra bình luận ngay lập tức.
Trong khi các cuộc tuần tra chung đang được tiến hành, quân đội Trung Quốc cho biết họ sẽ tiến hành các cuộc tuần tra định kỳ với lực lượng hải quân và không quân ở Biển Đông từ thứ Tư đến thứ Năm, nhưng không cho biết chính xác các cuộc tuần tra sẽ được tổ chức ở đâu.
Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh và Manila cáo buộc lẫn nhau về một số vụ va chạm ở Biển Đông, bao gồm cả cáo buộc rằng Trung Quốc đã đâm vào một con tàu chở tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Philippines vào tháng trước.
Quân đội Philippines hôm thứ Tư cho biết, cuộc tuần tra chung thứ hai trong tuần này của họ có sự tham gia của 4 tàu của hải quân Philippines và 4 tàu của Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, bao gồm một hàng không mẫu hạm, một tàu tuần dương và hai tàu khu trục.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, nơi có tuyến thủy lộ thương mại trị giá hơn 3 nghìn tỷ USD hàng năm, bao trùm cả các vùng biển mà Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền.
Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 cho rằng yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý nhưng Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết đó.
****************
Thống đốc Missouri ra lệnh cấm các công ty Nga và Trung Quốc mua đất gần khu quân sự
Các công ty của Trung Quốc, Nga cùng một số nước khác bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen không còn được phép mua đất gần các địa điểm quân sự ở tiểu bang Missouri, theo lệnh do thống đốc tiểu bang ban hành hôm 2/1.
Sắc lệnh hành pháp của Thống đốc đảng Cộng hòa Mike Parson cấm công dân và công ty từ các quốc gia bị chính phủ liên bang Mỹ coi là mối đe dọa không được mua trang trại hoặc các loại đất đai khác trong phạm vi 16 km từ các địa điểm quân sự trong tiểu bang Missouri. Chính phủ liên bang liệt kê Trung Quốc, Cuba, Iran, Triều Tiên, Nga và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro là đối thủ nước ngoài.
Động thái của ông Parson được đưa ra sau khi vụ khinh khí cầu do thám Trung Quốc bay khắp nước Mỹ khơi dậy những lo ngại về an ninh quốc gia hàng chục năm nay về quyền sở hữu đất đai của người nước ngoài.
Những người ủng hộ hạn chế quyền sở hữu này thường suy đoán về động cơ của người mua nước ngoài và liệu những người có quan hệ với các đối thủ như Trung Quốc có ý định sử dụng đất để do thám hoặc kiểm soát nguồn cung thực phẩm của Hoa Kỳ hay không.
Ông Parson, một chủ trang trại gia súc, hôm 2/1 nói với các phóng viên ông tin rằng hành động của mình nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép đối với các sắc lệnh hành pháp. Ông nói ông sẽ dõi theo xem giới lập pháp tiểu bang có thể thông qua luật nào về vấn đề này trước cuối kỳ họp vào giữa tháng 5 hay không.
Chủ tịch Thượng viện tiểu bang, Caleb Rowden, cho biết việc thông qua luật như vậy là ưu tiên hàng đầu của phiên họp khởi sự ngày 3/1.
Ông Parson nói: “Mặc dù chúng tôi không gặp vấn đề gì vào thời điểm này, nhưng chúng tôi muốn chủ động chống lại mọi mối đe dọa tiềm ẩn”.
Ông Parson nói thêm rằng các thực thể nước ngoài hiện không sở hữu bất kỳ vùng đất nào trong phạm vi 16 km từ các địa điểm quân sự trong tiểu bang.
Theo báo cáo mới nhất hiện có của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, bao gồm dữ liệu năm 2022, các thực thể và cá nhân nước ngoài kiểm soát chưa đến 2% tổng diện tích đất đai của Hoa Kỳ và các công ty Trung Quốc kiểm soát chưa đến 1% trong số đó. Các nhà đầu tư Canada sở hữu tỷ lệ đất đai do người nước ngoài nắm giữ lớn nhất.
Missouri là một trong số các tiểu bang ở Trung Tây thông qua luật vào những năm 1970 cấm hoặc hạn chế quyền sở hữu đất của người nước ngoài trong bối cảnh lo ngại về đầu tư của Nhật Bản. Luật Missouri cấm hoàn toàn quyền sở hữu đất của người nước ngoài cho đến năm 2013, khi các nhà lập pháp thông qua dự luật cho phép bán tới 1% đất nông nghiệp cho các thực thể nước ngoài.
Ông Parson, cùng với các thượng nghị sĩ tiểu bang có mặt trong cuộc biểu quyết đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật, trong đó cũng bao gồm những thay đổi đối với luật ngược đãi và bỏ bê động vật của Missouri cũng như mức án tù tối đa dài hơn về tội ăn trộm gia súc.
Theo Bộ Nông nghiệp Missouri, tính đến năm 2021, các thực thể Trung Quốc sở hữu 42.596 mẫu Anh (172 km vuông) đất nông nghiệp ở Missouri - chỉ bằng một nửa trong số khoảng 100.000 mẫu Anh (404 km vuông) thuộc sở hữu của tất cả các thực thể nước ngoài. Phần lớn diện tích đất đó được sử dụng cho các trang trại chăn nuôi lợn ở phía bắc Missouri và thuộc sở hữu của một tập đoàn Trung Quốc đã mua tập đoàn Smithfield Foods vào năm 2013.
Những hạn chế đối với cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài sở hữu đất nông nghiệp rất khác nhau trên khắp Hoa Kỳ. Ít nhất 24 tiểu bang có các quy định hạn chế việc này.
*************
Mỹ: Triều Tiên cấp cho Nga phi đạn, bệ phóng để chống Ukraine
Triều Tiên gần đây đã cung cấp cho Nga phi đạn đạn đạo và bệ phóng để sử dụng trong cuộc chiến của Moscow chống lại Ukraine, một số đã được Nga bắn vào Ukraine, Tòa Bạch Ốc cho biết hôm 4/1, trích dẫn thông tin tình báo mới được giải mật.
Phát ngôn viên an ninh quốc gia John Kirby cho báo giới biết Hoa Kỳ sẽ nêu vấn đề này với Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Ông Kirby gọi việc chuyển giao vũ khí của Triều Tiên cho Nga là một “sự leo thang đáng kể và đáng lo ngại” đồng thời cho biết Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với những người hỗ trợ các giao dịch vũ khí này.
Ông Kirby nói: “Thông tin của chúng tôi chỉ ra rằng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên gần đây đã cung cấp cho Nga các bệ phóng phi đạn đạn đạo và một số phi đạn đạn đạo”.
Ông cho biết trong những ngày gần đây, “các lực lượng Nga đã phóng ít nhất một trong số các phi đạn đạn đạo của Triều Tiên vào Ukraine” và rằng dường như đã rơi xuống một bãi đất trống.
Ông Kirby cho biết Iran chưa giao phi đạn đạn đạo tầm gần cho Nga nhưng Washington tin rằng Nga có ý định mua hệ thống phi đạn từ Iran.
Moscow đã phụ thuộc rất nhiều vào Iran về máy bay không người lái và các loại vũ khí khác để sử dụng chống lại Ukraine.
Nga gần đây đã tiến hành một số cuộc tấn công dữ dội nhất vào Ukraine kể từ khi cuộc chiến bắt đầu gần hai năm trước. Kyiv hôm 2/1 cho biết Nga đã phóng hơn 300 máy bay tấn công không người lái và phi đạn các loại vào các thành phố trên khắp Ukraine tính từ ngày 29/12/2023.
***********