Tin nóng trong ngày
Kinh tế Iran trên bờ vực sụp đổ?
“Lệnh cấm vận với Iran trong năm qua đã tăng lên một bậc,” ông Steinitz nói. Ông nhấn mạnh rằng, là Bộ trưởng Tài chính, ông theo dõi rất chặt diễn biến kinh tế của Iran. “Nền kinh tế ấy chưa sụp đổ, nhưng đang trên bờ vực sụp đổ. Thất thu từ dầu lửa sẽ lên tới 45 đến 50 tỷ tính đến cuối năm nay.”
Một báo cáo của Bộ Ngoại giao Israel rò rỉ tuần qua cho biết, lệnh cấm vận đã gây thiệt hại cho kinh tế Iran nhiều hơn tính toán ban đầu, và người dân Iran cũng đang phải chịu hậu quả do lạm phát tăng vọt. Tuy nhiên Iran vẫn có vẻ không thay đổi chính sách.
Tổng thống Iran Ahmadinejad không từ bỏ chính sách hạt nhân gây tranh cãi
Hôm 29/9, đồng tiền Iran giảm giá thấp xuống mức lịch sử, với tỷ giá khoảng 28.400 rial mới đổi được 1USD, giảm 57% kể từ tháng 6/2011, có nghĩa là giá nhập khẩu tăng vọt. Phe đối lập trong quốc hội Iran cho rằng, cấm vận không phải lý do duy nhất gây khủng hoảng kinh tế ở Iran, và cáo buộc Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad điều hành kinh tế kém cỏi.
Bộ trưởng Ngoại giao Israel Avigdor Lieberman phát biểu trên tờ Haaretz hôm 29/9 nói thẳng thừng rằng, ông tin hệ thống chính trị thần quyền ở Iran sẽ bị lật đổ bởi một cuộc nổi dậy, giống cuộc nổi dậy đã lật đổ Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak năm ngoái. “Thế hệ trẻ đã chán ngấy việc bị coi là con tin và phải hy sinh tương lai của họ,” ông Lieberman nói.
Mỹ, đồng minh chính của Israel, đã nói rằng họ không cho phép Tehran sản xuất bom hạt nhân, nhưng cần thêm thời gian để lệnh cấm vận có hiệu quả, trước khi cân nhắc dùng vũ lực với nước này. Các nhà bình luận Mỹ và Israel cho rằng, tấn công quân sự để phá hủy các nhà máy hạt nhân của Iran có thể dẫn tới một cuộc chiến khu vực với hậu quả không lường trước được.
Bàn ra tán vào (0)
Kinh tế Iran trên bờ vực sụp đổ?
“Lệnh cấm vận với Iran trong năm qua đã tăng lên một bậc,” ông Steinitz nói. Ông nhấn mạnh rằng, là Bộ trưởng Tài chính, ông theo dõi rất chặt diễn biến kinh tế của Iran. “Nền kinh tế ấy chưa sụp đổ, nhưng đang trên bờ vực sụp đổ. Thất thu từ dầu lửa sẽ lên tới 45 đến 50 tỷ tính đến cuối năm nay.”
Một báo cáo của Bộ Ngoại giao Israel rò rỉ tuần qua cho biết, lệnh cấm vận đã gây thiệt hại cho kinh tế Iran nhiều hơn tính toán ban đầu, và người dân Iran cũng đang phải chịu hậu quả do lạm phát tăng vọt. Tuy nhiên Iran vẫn có vẻ không thay đổi chính sách.
Tổng thống Iran Ahmadinejad không từ bỏ chính sách hạt nhân gây tranh cãi
Hôm 29/9, đồng tiền Iran giảm giá thấp xuống mức lịch sử, với tỷ giá khoảng 28.400 rial mới đổi được 1USD, giảm 57% kể từ tháng 6/2011, có nghĩa là giá nhập khẩu tăng vọt. Phe đối lập trong quốc hội Iran cho rằng, cấm vận không phải lý do duy nhất gây khủng hoảng kinh tế ở Iran, và cáo buộc Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad điều hành kinh tế kém cỏi.
Bộ trưởng Ngoại giao Israel Avigdor Lieberman phát biểu trên tờ Haaretz hôm 29/9 nói thẳng thừng rằng, ông tin hệ thống chính trị thần quyền ở Iran sẽ bị lật đổ bởi một cuộc nổi dậy, giống cuộc nổi dậy đã lật đổ Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak năm ngoái. “Thế hệ trẻ đã chán ngấy việc bị coi là con tin và phải hy sinh tương lai của họ,” ông Lieberman nói.
Mỹ, đồng minh chính của Israel, đã nói rằng họ không cho phép Tehran sản xuất bom hạt nhân, nhưng cần thêm thời gian để lệnh cấm vận có hiệu quả, trước khi cân nhắc dùng vũ lực với nước này. Các nhà bình luận Mỹ và Israel cho rằng, tấn công quân sự để phá hủy các nhà máy hạt nhân của Iran có thể dẫn tới một cuộc chiến khu vực với hậu quả không lường trước được.