Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 03 - 01 -2025:
************
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày:
4 phút
(AP) – Bulgarie và Rumani chính thức trở thành thành viên Schengen sau 13 năm chờ đợi. Ngay trong đêm giao thừa 01/01/2025, Rumani và Bulgarie đã tổ chức lễ gia nhập khu vực tự do đi lại Schengen (29 nước) tại nhiều cửa khẩu. Tuy nhiên, một số biện pháp kiểm soát vẫn sẽ được duy trì trong sáu tháng ở biên giới hai nước. Việc tự do đi lại với Bulgari và Rumani cũng chính thức có hiệu lực với phần còn lại của Liên Hiệp Châu Âu. Để đánh dấu sự kiện này, thủ tướng tạm quyền Bulgarie Dimitar Glavchev đã dỡ rào chắn ở cửa khẩu Kulata tại biên giới với Hy Lạp và thị sát hoạt động của trạm kiểm soát.
(Anadolu) – Malaysia giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN từ ngày 01/01/2025. Đây là lần thứ 5 Malaysia giữ trọng trách này kể từ khi ASEAN thành lập năm 1967. Theo dự kiến, nước chủ tịch luân phiên sẽ tổ chức hơn 300 cuộc họp và chương trình quan trọng. Trong lễ chuyển giao bế mạc hội nghị cấp cao lần thứ 44 và 45 của ASEAN vào tháng 10/2024 tại Viêng Chăn, Lào, thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo chủ đề năm 2025 là « Bao trùm và Bền vững », giải quyết các vấn đề cấp bách trong khu vực như tranh chấp Biển Đông và nội chiến ở Miến Điện.
(Reuters) – Cảnh sát Hàn Quốc khám xét trụ sở Jeju Air ở Seoul và văn phòng của hãng tại sân bay Muan. Các vụ khám xét được tiến hành ngày 02/01/2025 để phục vụ cuộc điều tra về tai nạn máy bay của hàng hãng không giá rẻ khiến 179 người thiệt mạng ở sân bay Muan. Cảnh sát tìm các tài liệu và dữ liệu về quá trình hoạt động và bảo trì máy bay, cũng như về hoạt động của sân bay Muan. Song song đó, nhiều cuộc điều tra khác cũng được cơ quan hàng không dân dụng Hàn Quốc phối hợp tiến hành với nhà điều phối giao thông Mỹ NTSB, cơ quan hàng không dân dụng Mỹ FAA và Boeing, nhà sản xuất máy bay Boeing 737-800 bị nạn. Cảnh sát Hàn Quốc hôm nay vừa thông báo: « Nhóm điều tra yêu cầu cấm ra nước ngoài đối với 2 người, trong đó có chủ tịch tổng giám đốc của Jeju Air, Kim E-bae ».
(Reuters) – Trung Quốc tuần tra đầu năm quanh Đài Loan. Bộ Quốc Phòng Đài Loan, ngày 02/01/2025, cho biết, từ ngày đầu năm, các chiến đấu cơ và tàu chiến Trung Quốc đã tiến hành chuyến « tuần tra chiến đấu » xung quanh hòn đảo, sau khi tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức bày tỏ thiện chí muốn đối thoại với Bắc Kinh. Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết đã phát hiện sáng hôm nay 22 phi cơ quân sự, trong đó có các chiến đấu cơ J-16 phối hợp với các tầu chiến, đã tiến hành cuộc tần tra đầu năm này. Các máy bay Trung Quốc đã bay vào không phận ở bốn phía đảo Đài Loan.
(AFP) – Syria : Hơn 528.000 người chết trong gần 14 năm nội chiến. Trong số này, gần 182.000 người bị chết ngay từ đầu cuộc chiến vào năm 2011. Trong báo cáo được tổ chức Đài Quan sát Nhân quyền Syria - OSDH công bố ngày 01/01/2025, con số này bao gồm cả số người chết trong năm 2024. Tuy nhiên, còn vài nghìn trường hợp chưa được thống kê vì OSDH chưa kiểm chứng được. OSDH cũng xác nhận được 65.000 người bị chết trong ngục tù của chế độ Bashar al Assad do bị « tra tấn, không được chăm sóc y tế, hoặc do điều kiện giam cầm khắc nghiệt ».
(AFP) – Phần Lan tổng kiểm tra tàu chở dầu bị nghi dính líu với vụ phá hoại cáp ngầm. Cơ quan quản lý giao thông vận tải Phần Lan hôm nay, 02/01/2025, thông báo tiến hành kiểm tra con tàu chở dầu Eagle S, được cho là thuộc « hạm đội tàu ma » của Nga, hiện bị nghi có liên quan đến vụ phá hoại cáp điện ngầm dưới biển Baltic. Theo cơ quan này, việc kiểm tra được tiến hành độc lập để bổ sung cho cuộc điều tra của cảnh sát Phần Lan. Tàu Eagle S, mang cờ hiệu đảo Cook (New Zealand), bị nghi đã gây ra vụ phá hỏng đường cáp điện ngầm đưới biển Baltic nối Phần Lan với Estonia hôm 25/12 vừa qua. Con tàu đã được đưa về cảng, cách thủ đô Helsinki 40 km về phía đông.
(RFI) – Các nhà sản xuất xe hơi lo ngại tiêu chuẩn mới về phát thải CO2 của EU. Từ ngày 01/01/2025, mức trần phát thải khí CO2 của các loại xe hơi tại Liên Hiệp Châu Âu sẽ bị cắt giảm. Như vậy, ít nhất 1/5 số xe bán ra của các nhà sản xuất ở Châu Âu sẽ phải là xe điện để đáp ứng các tiêu chuẩn mới nếu không muốn bị phạt nặng. Tổng số tiền phạt có thể lên tới 15 tỷ euro. Các tập đoàn xe hơi châu Âu bị thêm áp lực, trong khi thị trường xe điện bị sụt giảm từ nhiều tháng nay. Trong 11 tháng đầu năm ngoái, lượng xe điện bán ra chỉ chiếm hơn 13% tổng số xe bán ra ở Châu Âu.
************
Năm 2025 : Donald Trump và chính sách với Nga về hồ sơ Ukraina
Năm 2024 vừa khép lại trong một thế giới hỗn loạn. Năm 2025 sẽ mở đầu với sự trở lại ngoạn mục của tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Một khi chính thức nhậm chức vào ngày 20/01/2025, ông sẽ phải đưa ra các lựa chọn để thực hiện. Đứng đầu danh sách là mối quan hệ địa chính trị căng thẳng giữa Hoa Kỳ với Nga và Trung Quốc.
Đối với Nga, câu hỏi đầu tiên đặt ra là Washington sẽ có mối quan hệ như thế nào với Matxcơva và Vladimir Putin ? Lập trường của Mỹ về Ukraina cũng sẽ bắt đầu từ đây. Trang mạng Responsible Statecraft gần đây có bài nhận định cho rằng thất bại ở Ukraina xuất phát từ tình trạng thiếu đoàn kết ở phương Tây, khi mà Hoa Kỳ, Anh, và Liên Hiệp Châu Âu có những xung đột về lợi ích trong nhiều vấn đề chính như lệnh trừng phạt, mục tiêu chiến tranh, hỗ trợ tài chính và quân sự…
« Không thể đạt được thỏa thuận nếu không nói chuyện với Putin »
Ngoài ra, một trong những điểm yếu của trong chính sách về Ukraina của chính quyền Biden cũng như của nhiều nhà lãnh đạo châu Âu là thái độ kiên quyết không đối thoại với Vladimir Putin. Trong một bài viết trình bày quan điểm « America First », đặc sứ Mỹ về Ukraina của Trump, tướng Keith Kellogg, đã chỉ ra "sai lầm" của chính quyền Biden, đó là bất kỳ cách tiếp cận nào đối với Nga đều phải bao gồm cả khả năng răn đe và ngoại giao. « Biden đã không quan tâm đến làm việc với Putin. Ông ấy chỉ muốn lên lớp và cô lập ông ta ».
Một « Quick Deals », tức nhanh chóng có được thỏa thuận là những gì ông Donald Trump mong muốn và do vậy, Ukraina sẽ là một trong những hồ sơ đầu tiên về đối ngoại mà tổng thống đắc cử Mỹ sẽ phải nhanh chóng quan tâm đến.
Tuy nhiên, theo quan sát từ nhà nghiên cứu về Mỹ, Alexandra de Hoop Scheffer, chủ tịch nhóm cố vấn German Marshall Fund (GMF), những tuần gần đây, chính quyền Trump dường như đang điều chỉnh lại chiến lược. Xu hướng chủ đạo hiện nay là « Hãy cẩn trọng, chớ nên ký kết một thỏa thuận tồi với Putin ». Trên đài France Culture, nữ chuyên gia địa chính trị tại GMF giải thích :
« Bởi vì trước hết, Trump sẽ trông như một kẻ thua cuộc. Chúng ta đều biết rõ là ông ấy rất quan tâm đến hình ảnh "người chiến thắng". Điểm thứ hai liên quan đến cảm nhận của Trung Quốc về thỏa thuận này với ông Putin. Cuối cùng, theo tôi, đây cũng là lập luận mạnh mẽ nhất mà châu Âu tác động rất nhiều kể từ khi ông Trump tái đắc cử, đó là "hãy cẩn trọng, chớ để Ukraina trở thành một Afghanistan của Donald Trump". Bởi vì đó cũng là di sản để lại từ cuộc rút quân hỗn loạn mà chính quyền Biden thực hiện năm 2020, nhưng được quyết định bởi Donald Trump. »
Vai trò nào cho Trung Quốc ?
Câu hỏi đặt ra ở đây là Trung Quốc sẵn sàng đi đến đâu để hậu thuẫn đối tác Nga « vô bờ bến ». Chủ tịch Tập Cận Bình tỏ ra ít phản đối công khai đối với cuộc chiến của ông Putin tại Ukraina, ngược lại, Trung Quốc cung cấp công nghệ quân sự và một sự hậu thuẫn cần thiết cho Nga.
Ý thức rõ vấn đề này, sau cuộc họp ba bên tại Paris giữa tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nguyên thủ Ukraina Volodymyr Zelensky nhân lễ mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà sau 5 năm trùng tu, ông Donald Trump đã tweet rằng « China can help » - Trung Quốc có thể giúp đạt được một thỏa thuận với Ukraina.
Chuyên gia về Mỹ Alexandra de Hoop Scheffer ghi nhận ngày càng có sự liên hệ giữa các mặt trận châu Âu – Đại Tây Dương, Trung Đông và Ấn Độ - Thái Bình Dương trong cách tiếp cận của Donald Trump nhằm tạo áp lực với nguyên thủ Nga.
Do vậy, bà cho rằng, « sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu trên đường đến Matxcơva hay trên đường trở về từ Matxcơva, ông Trump sẽ dừng lại ở Bắc Kinh và đề nghị Tập Cận Bình gây áp lực lên Vladimir Putin. Bởi vì chúng ta biết rằng, ông Putin ngày nay sẽ không thể tiếp tục nỗ lực chiến tranh nếu không có sự hỗ trợ từ Trung Quốc. Trên thực tế, việc để Trung Quốc đóng một vai trò, không phải là trung gian hòa giải, mà là trong mọi trường hợp để tạo áp lực trong cuộc đàm phán trên nền tảng một thỏa thuận về Ukraina. »
Cũng theo nhà nghiên cứu về Mỹ, cách tiếp cận này được thấy rõ qua những gì diễn ra tại Syria : « Phản ứng của Donald Trump khi nhà độc tài Bachar Al-Assad bị các lực lượng Hồi giáo nổi dậy lật đổ là: "Vladimir Putin, hãy cẩn thận, chẳng phải ông đang hứng chịu thảm họa tệ hại nhất tại Syria, thất bại địa chính trị lớn nhất trong chính sách đối ngoại của ông hay sao ? Và có lẽ đã đến lúc ông nên ngồi vào bàn đàm phán về Ukraina." »
Kịch bản khả năng leo thang xung đột ?
Nhưng Donald Trump cũng có thể sẽ đối mặt với một Vladimir Putin cứng rắn. Tổng thống Nga tuy nhiều lần nói ông sẵn sàng hợp tác với đồng nhiệm Trump và với nhiều nhà lãnh đạo khác của thế giới để giải quyết khủng hoảng Ukraina, nhưng ông cũng tỏ ra không mấy quan tâm đến các cuộc đàm phán nghiêm túc, theo ghi nhận từ một số nhà quan sát.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Alexandra de Hoop Scheffer, trên đài phát thanh France Culture, châu Âu dường như đã đánh giá thấp và bỏ qua một kịch bản :
« Đây là một kịch bản rất có thể xảy ra, tức là ông sẽ phải đối mặt với một Putin nói với ông rằng, "Donald, cảm ơn rất nhiều vì thỏa thuận của ông, nhưng quả thực, tôi thực sự không quan tâm lắm đến điều này, bởi vì tôi đang giành chiến thắng. Tôi có Bắc Triều Tiên bên cạnh tôi và do vậy, đây chưa phải lúc."
Đối diện với sự từ chối của ông Putin, phản ứng của Donald Trump là sẽ không phải là rút khỏi Ukraina mà ngược lại sẽ là leo thang quân sự. Họ đang thảo luận về khả tăng cường hỗ trợ cho Ukraina, gia tăng trừng phạt nhắm vào Vladimir Putin và nước Nga, để một lần nữa buộc ông ấy vào bàn đàm phán ».
Trong tất cả những kịch bản này, thách thức lớn đặt ra cho châu Âu là làm thế nào bảo đảm có được một vị trí trong các cuộc đàm phán. Đây chính là những gì Ba Lan sẽ nỗ lực thực hiện trong vai trò chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu hiện nay.
Chính sách « thầu khoán » xử lý khủng hoảng
Ngoài ra, nếu có đạt được thỏa thuận thì đó chỉ là một sự đóng băng xung đột, tức là một vùng đệm phi quân sự giữa Nga và Ukraina sẽ được thiết lập dọc theo chiến tuyến. Vùng Donbass và bán đảo Crimée sẽ được cho là thuộc sở hữu của Nga, kèm theo đó là Ukraina phải từ bỏ tham vọng gia nhập NATO ít nhất trong một thời hạn là 20 năm. Đây chính là những gì đang được hình thành trong kế hoạch của Trump. Đổi lại, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraina để ngăn chặn Nga mở một cuộc xung đột mới.
Trong kịch bản này, châu Âu sẽ phải làm gì ? Nữ chuyên gia về chính sách đối ngoại Mỹ Alexandra de Hoop Scheffer trên làn sóng France Culture đưa ra cảnh báo :
« Hoa Kỳ dưới thời Trump đã rất rõ ràng : Họ sẽ không triển khai quân để giúp giám sát đường chiến tuyến. Trách nhiệm này sẽ thuộc về châu Âu và chúng ta cần phải tự lo lấy. Đây là một trong số các mục tiêu của Ủy Ban Châu Âu mới của bà Von Der Leyen: tăng cường, tăng cường, tăng cường nhiều hơn nữa các danh mục đầu tư quốc phòng, nhưng với một mốc thời gian sẽ dài hơn rất nhiều so với những gì chúng ta sẽ cần trong tức thì.
Nhưng chúng ta cũng thấy là trong lập luận của Trump không còn trong những cuộc tranh luận nhàm chán về "burden sharing" tức là chia sẻ gánh nặng, mà đúng hơn là "burden shifting", nghĩa là chuyển giao gánh nặng. Ông ấy muốn giao khoán trách nhiệm xử lý khủng hoảng. Ngoại giao khủng hoảng với đủ các đối tác. Và do vậy châu Âu sẽ phải giải quyết mớ hỗn độn thời kỳ hậu thỏa thuận tại Ukraina.
Với Trung Đông cũng tương tự. Donald Trump muốn giao khoán cho các nước vùng Vịnh, cho Ả Rập Xê Út, Qatar: "Đây là mớ hỗn độn của quý vị, quý vị hãy xử lý lấy". Đây là một chính sách khoán thầu, bởi vì, một lần nữa, những người bỏ phiếu cho Trump đều không muốn nhìn thấy nước Mỹ sẽ lại can dự vào những cuộc chiến với những kết quả không chắc chắn. »
*********
Công an giao thông thu 28 tỷ đồng tiền phạt ngày đầu năm, phạt nhóm Facebook báo chốt giao thông
Ngày đầu năm mới 2025, lực lượng công an giao thông ở Việt Nam đã xử lý hơn 13.000 trường hợp vi phạm giao thông, thu về gần 28 tỷ đồng, ngay sau khi nghị định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đi vào hiệu lực.
Nghị định mới đã nâng mức phạt của 26 lỗi vi phạm giao thông lên nhiều lần so với quy định cũ. Mức phạt thấp nhất là từ 4-6 triệu đồng một vi phạm và cao nhất là 30-40 triệu đồng một vi phạm. Những mức phạt cũ cho các lỗi tương ứng này là 300.000-18 triệu đồng.
Báo chí Nhà nước ngày đầu năm mới cho biết một số người bị phạt vi phạm giao thông tỏ ra ngạc nhiên vì không biết quy định mới, trong khi một số người khác cho rằng mức phạt quá cao và họ có thể phải bỏ xe vì tiền phạt. Người làm công việc đưa hàng bằng xe máy cho rằng họ có thể phải bỏ nghề về mức phạt quá cao, vượt nhiều lần mức thu nhập hàng ngày của họ.
Trong khi đó, vào ngày 2/1, Bộ Công an cho báo trong nước biết Công an tỉnh Thái Nguyên vừa ra quyết định xử phạt ba người là quản trị viên nhóm "Báo chốt giao thông TP Thái Nguyên” với hơn 13.000 thành viên.
Những người này bị phạt tiền, mỗi người là 7,5 triệu đồng.
Theo Công an, nhóm này thường xuyên đăng tải bài viết có nội dung thông báo hoạt động của các tổ công tác kiểm tra nồng độ cồn trên địa bàn tỉnh. Mức phạt mới cho lỗi này của ô tô là 18 - 20 triệu đồng. Mức phạt cũ là 16 - 18 triệu đồng.
**********
Tỷ lệ sinh giảm thấp kỷ lục, Đảng viên có thể được sinh con thứ ba mà không bị phạt
Tỷ lệ sinh của phụ nữ Việt Nam đang giảm nhanh chóng và đã ở mức thấp nhất trong lịch sử là 1,91 con/phụ nữ, theo cảnh báo mới đây của Bộ Y tế. Bộ này cũng đang đề nghị bỏ quy định cấm đảng viên sinh con thứ ba vì lo ngại tình trạng già hoá dân số.
Truyền thông Nhà nước hôm 28/12 dẫn lời Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết tỷ lệ sinh thấp của phụ nữ Việt Nam giảm trong ba năm liên tiếp và dự báo sẽ tiếp tục xu hướng này trong các năm tiếp theo.
Xu hướng tỷ lệ sinh thấp ở Việt Nam được cho là cũng giống như nhiều nước ở châu Á khác.
Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, đại biểu Quốc hội khoá 15, hồi tháng 10 đã đưa ra dự báo thô dân số Việt Nam vào năm 2200 sẽ chỉ còn 46 triệu người, và thúc giục Chính phủ phải có các giải pháp cấp bách, đồng bộ.
Theo Bộ Y tế, một trong những lý do dẫn đến mức sinh thấp nhiều năm qua ở Việt Nam là chính quyền địa phương và trung ương thiếu nguồn lực đầu tư đối với vấn đề dân số.
Bộ Y tế lo ngại tỷ lệ sinh thấp sẽ dẫn đến thiếu lao động trong khi dân số đang già đi nhanh chóng cũng gây sức ép lên hệ thống an sinh xã hội.
Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, Việt Nam hiện là một trong các quốc gia có tốc độ già hoá nhanh nhất thế giới với số người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% dân số tính đến năm 2019 và được dự báo sẽ tăng lên hơn 25% vào năm 2050.
Bộ Y tế đang soạn thảo Luật Dân số trong đó có các biện pháp khuyến khích sinh con và đề nghị bỏ quy định phạt đảng viên sinh con thứ ba trở lên.
Dự thảo của luật này được dự kiến sẽ trình Quốc hội để thảo luận vào đầu năm 2025.
**************
Hoạ sĩ Lê Quốc Anh tố cáo Công an đánh đập khi bị tạm giữ, cha mẹ liên tục bị sách nhiễu
Hoạ sĩ Lê Quốc Anh, người đang bị Công an Tiền Giang truy nã về cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước,” tố cáo lực lượng an ninh tỉnh này đã đánh đập, xúc phạm ông nhiều ngày trong thời gian tạm giữ, trước khi ông phải bỏ trốn. Ông cũng cho biết công an liên tục sách nhiễu cha mẹ của ông nhằm buộc ông phải trình diện.
Ông Anh (sinh năm 1991), hoạ sỹ đồ hoạ của một công ty in ấn ở thành phố Mỹ Tho, bị công an địa phương tạm giữ trong hai tuần của tháng 3/2023. Ông được cha bảo lãnh về nhà sau khi có sự can thiệp của luật sư, nhưng bị truy nã toàn quốc cuối tháng 8 năm đó sau khi ông rời nhà đi lánh nạn.
Trong tin nhắn gửi RFA ngày 02/01, ông Anh nói về việc đàn áp, sách nhiễu của Công an tỉnh Tiền Giang:
“Tôi vô cùng bất bình về việc Công an Tiền Giang đã giam giữ, đánh đập tôi trong nhiều ngày rồi sau đó lại truy nã tôi bên cạnh việc sách nhiễu gia đình tôi cho dù tôi không có hành động gì nhằm chống phá Nhà nước. Những việc làm vô pháp của họ đối với tôi và gia đình tôi cho thấy Việt Nam không hề có tự do biểu đạt, tự do sáng tác trong nghệ thuật.”
Ông Anh bị công an tạm giữ từ ngày 08/3 đến ngày 23/3/2023. Ông cho biết, trong thời gian này, điều tra viên đánh đập, xúc phạm nhân phẩm, vu khống ông là đảng viên của Việt Tân và nhận tiền của tổ chức này để tuyển mộ lực lượng nhằm đánh phá, khủng bố…
Đảng Việt Tân của người Việt tại Mỹ bị công an Việt Nam xếp vào danh sách các tổ chức khủng bố. Việt Tân bỏ các cáo buộc khủng bố này.
Ông Anh cho biết kể từ khi ông rời nhà, công an Tiền Giang liên tục tra khảo cha mẹ ông về nơi ông ẩn náu. Gần đây nhất, trong hai ngày 18 và 19/12/2024, công an ép buộc người cha lên đồn, thu giữ điện thoại, thẩm vấn về con trai, thậm chí còn cáo buộc ông cấu kết với nhiều đối tượng khác để phát tán tin độc.
Công an còn lục soát tư gia và thu giữ nhiều thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ…
Công an còn đe doạ sẽ bắt người cha nếu che giấu nơi ở của con trai. Bên cạnh đó, họ còn lắp đặt camera ở gần tư gia và theo dõi suốt ngày đêm, ông Anh cho phóng viên RFA biết.
Ông cho biết việc sách nhiễu của công an ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của cha mẹ ông:
“Việc gia đình tôi bị sách nhiễu nhiều lần trong thời gian dài là điều không thể chấp nhận được, điều đó cho thấy sự ngang tàn của bộ máy cai trị, làm việc tùy tiện và không có trình tự. Họ bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được như ý họ muốn trong quá trình điều tra như là bắt cóc, hăm dọa, xâm phạm quyền riêng tư, cướp tài sản,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và tinh thần của tôi và cha mẹ tôi.”
Phóng viên gọi điện cho Phòng An ninh điều tra của Công an Tiền Giang với đề nghị bình luận về tố cáo của ông Anh. Người trực điện thoại yêu cầu phóng viên đến trụ sở cơ quan để được lãnh đạo trả lời.
Ông Anh nói với RFA rằng bản thân ông không hoạt động chính trị, chỉ chia sẻ nhiều bài viết của RFA, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), BBC về nhiều vấn đề của Việt Nam, bên cạnh việc tham gia điều hành một số trang Fanpage như Trúc Hồ Music, SBTN Voice, Hội những người thích Trung tâm Asia.
Ông cũng thường xuyên chia sẻ các bài hát yêu nước của ca sĩ hải ngoại như Đáp Lời Sông Núi, Anh Là Ai, Việt Nam Tôi Đâu, Triệu Con Tim…
**************
Viết bài đe doạ tướng công an, Facebooker bị bắt vì “lợi dụng quyền tự do dân chủ”
Công an thành phố Cần Thơ ngày 31/12 đã bắt giữ ông Nguyễn Trần Khánh Huy với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự , ông này bị cho là đã viết nhiều bài trên Facebook “đe doạ người đứng đầu lực lượng công an của địa phương”.
Theo thông tin từ truyền thông Nhà nước, ông Huy, sinh năm 2000, đã sử dụng danh khoản Facebook “Chu Nguyên Chương” để đăng tải, phát tán và chia sẻ nhiều thông tin bị cáo buộc sai sự thật, và “làm tổn hại đến danh dự, uy tín và quyền lợi hợp pháp” của nhiều tổ chức, cá nhân ở Cần Thơ.
Báo chí cũng đưa tin ông Huy, người tốt nghiệp cử nhân luật, biết tin công an truy tìm mình nên lẩn trốn ở Quảng Trị và tiếp tục đăng tin “xuyên tạc, thách thức, và xúc phạm cán bộ”. Ông bị bắt tại đây và bị di lý về Cần Thơ.
Một trong những cá nhân bị ông Huy nhắm tới là Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ.
Trang Facebook Chu Nguyên Chương với hơn 22 ngàn người theo dõi, xuất hiện nhiều bài viết nhằm vào ông Thuận. Đơn cử, trong vài ngày cuối năm 2024, có bốn bài viết nói đến Thiếu tướng Thuận: Một bài nói ông này chống lưng cho Huỳnh Nhất Tâm- người bị gọi là trùm lừa đảo, hai bài đe doạ tính mạng ông Thuận, và một bài thách đấu súng với ông Thuận và nhiều người khác.
Dưới các bài viết này ký tên Đại tướng Nguyên Chương, Captain Jason Nguyen, và Tổng thống Đức.
Ông Huy là người đầu tiên bị bắt trong năm nay về cáo buộc theo Điều 331, một điều khoản thường được sử dụng để bịt miệng giới bất đồng chính kiến và người dân trên mạng xã hội.
Theo thống kê của RFA, có ít nhất 19 người bị bắt theo cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” trong năm 2024, và có 11 người bị kết án theo tội danh này với mức án từ 18 tháng đến bốn năm sáu tháng tù giam.
*********
Ngành sản xuất Việt Nam mất đà tăng trưởng, đơn đặt hàng thấp nhất trong 3 tháng
Mức tăng trưởng đơn đặt hàng mới của Việt Nam đã rơi xuống mức thấp nhất trong ba tháng vào tháng cuối cùng của năm 2024, chứng kiến tình trạng mất đà trong lĩnh vực sản xuất trong khi các công ty giảm việc làm và hàng tồn kho, theo một báo cáo mới được S&P Global công bố hôm 2/1/2025.
Báo cáo cho biết chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 12 đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm lần đầu tiên trong ba tháng, xuống mức 49,8 điểm so với 50,8 điểm của tháng 11.
“Kết quả chỉ số cho thấy các điều kiện kinh doanh tổng thể đã suy giảm nhẹ vào thời điểm cuối năm. Sức khỏe ngành sản xuất đã yếu đi bất kể sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới vẫn tăng, trong khi các công ty giảm việc làm và mức tồn kho hàng mua”, báo cáo của S&P Global nói.
Báo cáo cho biết thêm rằng niềm tin kinh doanh đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 19 tháng, kể từ tháng 5/2023, do những lo ngại về sự bất ổn và không chắc chắn của thị trường thế giới khiến cho niềm tin về triển vọng sản lượng trong một năm tới bị giảm đi. Tuy nhiên, báo cho cho rằng vẫn có hy vọng về khả năng tăng số lượng đơn đặt hàng mới, sự cải thiện của các điều kiện kinh tế và giải pháp cho các cuộc xung đột trên thế giới khiến các công ty vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng lên.
Mặc dù vậy, tâm lý ngần ngại đã khiến các nhà sản xuất giảm hàng tồn kho và giảm việc làm trong tháng thứ 3 liên tiếp, giữa bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới tăng yếu.
Áp lực lạm phát tăng lên, với cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 7, vẫn theo báo cáo của S&P Global.
Phân tích của S&P cho rằng tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu và biến động tỷ giá hối đoái đã góp phần làm tăng chi phí đầu vào, khi dầu và kim loại nằm trong số những mặt hàng được ghi nhận tăng giá.
Theo ông Andrew Harker, giám đốc kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, “Đây là thời điểm kết thúc năm ảm đạm đối với ngành sản xuất Việt Nam” và những chỉ số trong báo cáo trên “một phần phản ánh tình trạng không chắc chắn liên quan đến những kế hoạch của chính quyền sắp tới của Mỹ về thuế quan”.
*************
FBI: Nghi phạm vụ thảm sát ở New Orleans ủng hộ IS
Một cựu chiến binh của Quân đội Hoa Kỳ lái xe lao vào đám đông đang ăn mừng năm mới, khiến ít nhất 14 người thiệt mạng, là người đã tuyên thệ trung thành với Nhà nước Hồi giáo IS nhưng đã hành động một mình trong vụ tấn công này, FBI cho biết hôm 2/1.
Nghi phạm, người đã bị bắn chết tại hiện trường sau khi nổ súng vào cảnh sát, đã được xác định là Shamsud-Din Jabbar, 42 tuổi, tới từ Texas, từng phục vụ ở Afghanistan. Anh ta lái xe từ Houston đến New Orleans vào ngày 31 tháng 12 và đăng năm video lên Facebook trong khoảng thời gian từ 1 giờ 29 phút sáng đến 3 giờ 02 phút sáng ngày xảy ra vụ tấn công, trong đó anh ta nói rằng mình ủng hộ IS, nhóm hiếu chiến Hồi giáo có chiến binh ở Iraq và Syria, FBI cho biết.
Trong video đầu tiên, Jabbar giải thích rằng trước đó anh ta đã có kế hoạch làm hại gia đình và bạn bè của mình, nhưng lo ngại rằng các phương tiện truyền thông sẽ không tập trung vào “cuộc chiến giữa những người có đức tin và những kẻ không có đức tin”, Phó Phụ tá Giám đốc FBI Christopher Raia nói.
Jabbar cũng nói trong các video rằng anh ta đã gia nhập IS trước mùa hè năm ngoái và đã viết di chúc cuối cùng của mình, ông Raia cho biết.
“Đây là một hành động khủng bố”, “đã được lên kế hoạch từ trước và là một hành động tội ác”, ông Raia nói.
FBI nói có vẻ như không có mối liên hệ nào giữa vụ tấn công ở New Orleans với vụ việc ở Las Vegas vào cùng ngày mà trong đó một chiếc Tesla Cybertruck đã phát nổ bên ngoài Khách sạn Trump International ở Las Vegas, chỉ vài tuần trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc vào ngày 20 tháng 1.
Những nạn nhân bị thương trong vụ tấn công ở New Orleans bao gồm hai cảnh sát bị nghi phạm bắn. Vụ việc xảy ra chỉ ba giờ sau khi bước sang năm mới ở Khu Phố Pháp lịch sử. FBI cho biết tính luôn cả nghi phạm có ít nhất 15 người đã thiệt mạng.
Trong khi đó, chính quyền ở các thành phố khác của Hoa Kỳ cho biết họ đã tăng cường an ninh, bao gồm cả tại Trump Tower và Quảng trường Thời đại ở Thành phố New York, đồng thời nói thêm rằng không có mối đe dọa nào ngay lập tức.
Tại Washington, cảnh sát cũng nói họ đã tăng cường sự hiện diện khi thủ đô chuẩn bị tổ chức ba sự kiện lớn trong tháng này: Quốc hội chứng nhận chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump vào ngày 6 tháng 1, lễ tang cấp nhà nước cho cựu Tổng thống Jimmy Carter vào ngày 9 tháng 1 và lễ nhậm chức của ông Trump vào ngày 20 tháng 1.
Cờ Nhà nước Hồi giáo
FBI cho biết một lá cờ IS đã được tìm thấy trên móc kéo của chiếc xe liên quan đến vụ tấn công ở New Orleans.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lên án hành động mà ông gọi là “đáng khinh”.
Hồ sơ cho thấy Jabbar làm việc trong lĩnh vực bất động sản tại Houston. Trong một video quảng cáo được đăng tải cách đây bốn năm, Jabbar tự mô tả mình sinh ra và lớn lên tại Beaumont, một thành phố cách Houston khoảng 130 km về phía đông.
Phát ngôn viên Quân đội cho biết Jabbar đã phục vụ trong Quân đội chính quy từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 1 năm 2015 và sau đó phục vụ trong Quân đội Trừ bị từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 7 năm 2020. Jabbar đã được triển khai đến Afghanistan từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010 và giữ cấp bậc trung sĩ khi kết thúc thời gian phục vụ.
IS là một nhóm hiếu chiến Hồi giáo từng áp đặt chế độ khủng bố lên hàng triệu người dân ở Iraq và Syria cho đến khi sụp đổ sau một chiến dịch quân sự kéo dài của liên quân do Hoa Kỳ đứng đầu.
Các chuyên gia cho biết mặc dù đã bị suy yếu trên chiến trường, IS vẫn tiếp tục tuyển dụng những người ủng hộ trực tuyến.
*************
Một người gốc Việt bị kết án trong vụ tấn công Điện Capitol xin tị nạn ở Canada, chờ Trump ân xá
Một người Mỹ gốc Việt bị kết án tù vì tham gia vào cuộc bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ trốn và đang xin tị nạn chính trị tại Canada với hy vọng rằng mình sẽ được ân xá khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Anthony Vo, có cha mẹ là những di dân tị nạn sau chiến tranh Việt Nam tới Mỹ vào thập niên 1990, đã bị kết án 9 tháng tù giam và được lệnh phải trình diện tại một nhà tù liên bang vào ngày 14/6/2024, nhưng thay vào đó người đàn ông 32 tuổi này đã bỏ trốn sang Canada.
Nói với VOA từ Canada, Anthony Vo cho biết anh đang xin tị nạn chính trị tại nơi “có lịch sử chào đón người tị nạn, từ những người trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong chiến tranh Việt Nam cho tới những người che dấu cho Edward Snowden”, ngụ ý tới cựu nhân viên NSA hiện đang tị nạn tại Nga vì tiết lộ các tài liệu mật của Mỹ.
Trên trang Facebook cá nhân, Anthony Vo cho biết Canada vào ngày 4/12/2024 đã chấp nhận lý do cho đơn xin tị nạn chính trị của anh.
Trong các tài liệu yêu cầu tị nạn mà VOA xem được, Anthony Vo nói rằng cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021 là “một cuộc biểu tình ôn hòa” đã bị “phá hoại như một phần của hoạt động thay đổi chế độ trong nước nhằm ám sát Trump và những người ủng hộ ông về mặt chính trị.” Antony Vo cho rằng mình đã bị “nhắm mục tiêu, bức hại, ngược đãi” và phải chịu “phiên tòa bất công” vì niềm tin chính trị của mình, và nếu bị đưa trở lại Mỹ, anh sẽ bị bỏ tù “trong điều kiện vô nhân đạo.”
Cuộc tấn công vào Điện Capitol diễn ra sau bài phát biểu đầy nhiệt huyết của Tổng thống Trump khi đó trước hàng chục nghìn người ủng hộ ông gần Nhà Trắng, trong đó ông lặp lại tuyên bố không có cơ sở rằng ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020.
Những người xông vào Điện Capitol với cột cờ, gậy bóng chày, gậy khúc côn cầu và các vũ khí tự chế khác cũng như súng điện và bình xịt hơi cay đã làm 140 cảnh sát bị thương sau nhiều giờ đụng độ.
Hơn 1.500 người đã bị buộc tội liên quan đến vụ tấn công, thường được gọi là 6/1, nhằm phá bỏ việc chứng nhận chiến thắng của Tổng thống Joe Biden.
Anthony Vo bị kết án tại phiên tòa xét xử của bồi thẩm đòan ở Washington DC về 4 tội danh xâm nhập vào tòa nhà Quốc hội và hành vi gây rối trật tự liên quan đến hành động của anh.
Anthony Vo cho biết anh bay tới Canada ngày 14/6/2024, chỉ vài giờ sau khi anh được lệnh phải trình diện tại một nhà tù liên bang.
Các hình ảnh trên trang Facebook cá nhân của Anthony Vo cho thấy anh và mẹ mình – người đã chạy khỏi Việt Nam năm 1991 đến tị nạn tại Mỹ – đang mỉm cười bên trong điện Capitol ngày 6/1/2021. Anthony Vo cho biết bố anh là một quan chức trong chính phủ Việt Nam Cộng hòa và bị chính quyền Bắc Việt giam 10 năm tù cải tạo. Mẹ anh, bà Annie, bị bắt vào tháng 3 vì tham gia tấn công điện Capitol và đang chờ xét xử.
Anthony Vo cho biết anh hy vọng ông Trump sẽ ân xá cho anh và những người biểu tình khác tham gia vụ nổi loạn chỉ vài tuần trước khi Tổng thống Biden tuyên thệ nhậm chức năm 2021.
“Tôi hy vọng như vậy. Tôi không nghi ngờ điều đó,” Anthony Vo nói.
Nói với CBC News, người đàn ông đang bị các quan chức thực thi công luật Mỹ truy tìm cho biết ông Trump “là người nói lời giữ lời.”
Ông Trump đã gọi những kẻ bạo loạn là “những người yêu nước” và “tù nhân chính trị”. Ông nói với CNN rằng ông “có xu hướng sẽ ân xá cho nhiều người trong số họ.”
Một số bị cáo trong vụ bạo loạn ở Điện Capitol đã dùng chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua trước Phó Tổng thống Kamala Harris để yêu cầu hoãn phiên tòa xét xử hoặc tuyên án họ.
Bản thân ông Trump, người sẽ nhậm chức để trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/1, cũng đã bị cáo cuộc âm mưu lật ngược kết quả bầu cử năm 2020. Tuy nhiên, vụ án chưa được đưa ra xét xử và hiện đang được Bộ Tư pháp giải quyết theo hướng không truy tố một tổng thống đương nhiệm.
Anthony Vo cho biết anh cũng đã tìm cách xin tị nạn ở Việt Nam nhưng không được tổng lãnh sự Việt Nam ở Houston, Texas, hồi đáp.
Nếu được ông Trump ân xá, Anthony Vo cho biết anh sẽ rút đơn xin tị nạn ở Canada và trở về với gia đình ở Indiana để ăn Tết, vốn sẽ rơi vào cuối tháng 1.
“Làm điều tốt. Hãy tử tế,” Anthony Vo nói và cho biết anh đã nộp đơn xin làm tình nguyện viên làm việc tại DOGE, bộ Hiệu quả Chính phủ hiện do tỷ phú Elon Musk và Vivek Ramaswamy được ông Trump bổ nhiệm điều hành, “hoặc bất cứ nơi nào mà các nhóm chuyển giao (quyền lực từ chính quyền Biden sang Trump) thấy tôi hữu ích.”
*********
Ông Zelenskyy nói Ukraine chuẩn bị nối lại quan hệ ngoại giao với Syria
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 2/1 nói rằng ông đang chuẩn bị tái lập quan hệ ngoại giao với Syria, chưa đầy một tháng sau khi chính phủ được Nga hậu thuẫn ở Damascus bị lật đổ.
Ông Zelenskyy phát biểu như vậy sau chuyến thăm Syria của Bộ trưởng Ngoại giao Andrii Sybiha và Bộ trưởng Nông nghiệp Vitaliy Koval, người trước đó cho biết Ukraine đã gửi một lô hàng viện trợ lương thực.
"Chúng tôi đang chuẩn bị nối lại quan hệ ngoại giao với Syria và việc hợp tác trong các tổ chức quốc tế", ông Zelenskyy cho biết.
Ukraine đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Syria vào tháng 6 năm 2022 sau khi chính phủ khi đó ở Damascus tuyên bố công nhận "sự độc lập" của các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng ở các vùng Donetsk và Luhansk của Ukraine.
Kể từ khi
quân nổi dậy lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad vào tháng trước,
Ukraine đã có động thái xây dựng quan hệ với những người cai trị mới
theo chủ nghĩa Hồi giáo ở Syria.
Nga, quốc gia đã xâm lược
Ukraine vào năm 2022, là đồng minh trung thành của ông Assad và đã cấp
cho ông này quy chế tị nạn chính trị.
Kyiv cũng có kế hoạch tăng cường thương mại với Lebanon và ít nhất là tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu nông sản từ mức 400 triệu đô la, ông Zelenskyy nói thêm.
Ông Zelenskyy trước đó đã nói rằng Ukraine sẽ gửi 500 tấn bột mì đến Syria theo sáng kiến nhân đạo "Ngũ cốc từ Ukraine" của Kyiv hợp tác với Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc.
Chuyến hàng này sẽ cung cấp nguồn lực cho khoảng 167.000 người Syria trong một tháng, ông Koval cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình.
Ông nói thêm rằng chuyến hàng này sẽ không phải là chuyến cuối cùng và Syria cũng quan tâm đến việc cung cấp dầu, đường và thịt.
"Hôm nay, ở cấp độ đối thoại của chính phủ, chúng tôi hiểu rõ rằng sự hỗ trợ phải bền vững và không phải là một lần, mà là lâu dài và có thể dự đoán được", ông Koval nói.
Moscow cũng cho biết họ đang liên lạc với chính quyền mới ở Damascus, bao gồm cả về số phận của các cơ sở quân sự của Nga tại Syria.
***********
Nhân viên y tế: Các cuộc không kích của Israel giết chết ít nhất 43 người ở Dải Gaza
Các cuộc không kích của Israel hôm 2/1 đã giết chết ít nhất 43 người Palestine trên khắp Dải Gaza, bao gồm 11 người tại một khu lán trại dành cho các gia đình phải di dời, các nhân viên y tế cho biết.
Họ nói rằng 11 người này bao gồm phụ nữ và trẻ em ở quận Al-Mawasi, nơi trước đó được chỉ định là khu vực nhân đạo dành cho dân thường trong cuộc chiến giữa Israel và nhóm chiến binh Hamas cầm quyền của Gaza, hiện đã bước sang tháng thứ 15.
Lãnh đạo sở cảnh sát Gaza, Mahmoud Salah, và trợ lý của ông, Hussam Shahwan, đã thiệt mạng trong cuộc không kích, theo Bộ Nội vụ Gaza do Hamas điều hành.
Quân đội Israel cho biết đã tiến hành một cuộc không kích dựa trên thông tin tình báo tại Al-Mawasi, ngay phía tây thành phố Khan Younis, và tiêu diệt ông Shahwan, gọi ông là người đứng đầu lực lượng an ninh Hamas ở phía nam Gaza. Họ không đề cập đến cái chết của ông Salah.
Các cuộc không
kích khác của Israel đã giết chết ít nhất 26 người Palestine, bao gồm
sáu người tại trụ sở Bộ Nội vụ ở Khan Younis và những người khác ở trại
tị nạn Jabalia ở phía bắc Gaza, trại Shati và trại Maghazi ở trung tâm
Gaza.
Quân đội Israel cho biết đã nhắm mục tiêu vào các chiến
binh Hamas mà tình báo nói là đang hoạt động trong một trung tâm chỉ huy
và kiểm soát "nằm bên trong tòa nhà thành phố Khan Younis ở Khu vực
nhân đạo".
"Khi năm mới bắt đầu, chúng tôi nhận được báo cáo về một cuộc tấn công khác vào Al-Mawasi khiến hàng chục người thiệt mạng, một sự nhắc nhở khác rằng không có khu vực nhân đạo chứ đừng nói đến khu vực an toàn (ở Gaza)", ông Philippe Lazzarini, người đứng đầu cơ quan Liên Hợp Quốc về người tị nạn Palestine UNRWA, cho biết trong một bài đăng trên X.
"Mỗi ngày mà không có lệnh ngừng bắn sẽ mang đến nhiều bi kịch hơn".
Khi được hỏi về số người chết được báo cáo hôm 2/1, một phát ngôn viên của quân đội Israel cho biết đã tuân thủ luật pháp quốc tế khi tiến hành chiến tranh ở Gaza và đã thực hiện "các biện pháp phòng ngừa khả thi để giảm thiểu thiệt hại cho dân thường".
Sau đó hôm 2/1, các cuộc không kích khác của Israel đã giết chết ít nhất bốn người trên phố Jala ở trung tâm thành phố Gaza và hai người ở quận Zeitoun, các bác sĩ cho biết.
Quân đội Israel đã cáo buộc các chiến binh ở Gaza sử dụng các khu dân cư để làm nơi ẩn náu. Hamas phủ nhận điều này.
Đồng minh nhỏ hơn của Hamas là Jihad Hồi giáo cho biết họ đã bắn tên lửa vào khu Holit ở phía nam Israel gần Gaza hôm 2/1. Quân đội Israel cho biết đã chặn được một quả đạn trong khu vực này sau khi nó bay qua từ phía nam Gaza.
Theo Bộ Y tế Gaza, Israel đã giết chết hơn 45.500 người Palestine trong cuộc chiến. Hầu hết trong số 2,3 triệu người dân Gaza đã phải di dời và phần lớn lãnh thổ ven biển nhỏ bé, được xây dựng san sát nhau này, đã bị tàn phá.
Cuộc chiến nổ ra sau cuộc tấn công xuyên biên giới của Hamas vào miền Nam Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, khiến 1.200 người thiệt mạng và 251 người khác bị bắt làm con tin rồi bị đưa về Gaza, theo số liệu của Israel.
************
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức ngày 03 - 01 -2025:
************
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày:
4 phút
(AP) – Bulgarie và Rumani chính thức trở thành thành viên Schengen sau 13 năm chờ đợi. Ngay trong đêm giao thừa 01/01/2025, Rumani và Bulgarie đã tổ chức lễ gia nhập khu vực tự do đi lại Schengen (29 nước) tại nhiều cửa khẩu. Tuy nhiên, một số biện pháp kiểm soát vẫn sẽ được duy trì trong sáu tháng ở biên giới hai nước. Việc tự do đi lại với Bulgari và Rumani cũng chính thức có hiệu lực với phần còn lại của Liên Hiệp Châu Âu. Để đánh dấu sự kiện này, thủ tướng tạm quyền Bulgarie Dimitar Glavchev đã dỡ rào chắn ở cửa khẩu Kulata tại biên giới với Hy Lạp và thị sát hoạt động của trạm kiểm soát.
(Anadolu) – Malaysia giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN từ ngày 01/01/2025. Đây là lần thứ 5 Malaysia giữ trọng trách này kể từ khi ASEAN thành lập năm 1967. Theo dự kiến, nước chủ tịch luân phiên sẽ tổ chức hơn 300 cuộc họp và chương trình quan trọng. Trong lễ chuyển giao bế mạc hội nghị cấp cao lần thứ 44 và 45 của ASEAN vào tháng 10/2024 tại Viêng Chăn, Lào, thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo chủ đề năm 2025 là « Bao trùm và Bền vững », giải quyết các vấn đề cấp bách trong khu vực như tranh chấp Biển Đông và nội chiến ở Miến Điện.
(Reuters) – Cảnh sát Hàn Quốc khám xét trụ sở Jeju Air ở Seoul và văn phòng của hãng tại sân bay Muan. Các vụ khám xét được tiến hành ngày 02/01/2025 để phục vụ cuộc điều tra về tai nạn máy bay của hàng hãng không giá rẻ khiến 179 người thiệt mạng ở sân bay Muan. Cảnh sát tìm các tài liệu và dữ liệu về quá trình hoạt động và bảo trì máy bay, cũng như về hoạt động của sân bay Muan. Song song đó, nhiều cuộc điều tra khác cũng được cơ quan hàng không dân dụng Hàn Quốc phối hợp tiến hành với nhà điều phối giao thông Mỹ NTSB, cơ quan hàng không dân dụng Mỹ FAA và Boeing, nhà sản xuất máy bay Boeing 737-800 bị nạn. Cảnh sát Hàn Quốc hôm nay vừa thông báo: « Nhóm điều tra yêu cầu cấm ra nước ngoài đối với 2 người, trong đó có chủ tịch tổng giám đốc của Jeju Air, Kim E-bae ».
(Reuters) – Trung Quốc tuần tra đầu năm quanh Đài Loan. Bộ Quốc Phòng Đài Loan, ngày 02/01/2025, cho biết, từ ngày đầu năm, các chiến đấu cơ và tàu chiến Trung Quốc đã tiến hành chuyến « tuần tra chiến đấu » xung quanh hòn đảo, sau khi tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức bày tỏ thiện chí muốn đối thoại với Bắc Kinh. Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết đã phát hiện sáng hôm nay 22 phi cơ quân sự, trong đó có các chiến đấu cơ J-16 phối hợp với các tầu chiến, đã tiến hành cuộc tần tra đầu năm này. Các máy bay Trung Quốc đã bay vào không phận ở bốn phía đảo Đài Loan.
(AFP) – Syria : Hơn 528.000 người chết trong gần 14 năm nội chiến. Trong số này, gần 182.000 người bị chết ngay từ đầu cuộc chiến vào năm 2011. Trong báo cáo được tổ chức Đài Quan sát Nhân quyền Syria - OSDH công bố ngày 01/01/2025, con số này bao gồm cả số người chết trong năm 2024. Tuy nhiên, còn vài nghìn trường hợp chưa được thống kê vì OSDH chưa kiểm chứng được. OSDH cũng xác nhận được 65.000 người bị chết trong ngục tù của chế độ Bashar al Assad do bị « tra tấn, không được chăm sóc y tế, hoặc do điều kiện giam cầm khắc nghiệt ».
(AFP) – Phần Lan tổng kiểm tra tàu chở dầu bị nghi dính líu với vụ phá hoại cáp ngầm. Cơ quan quản lý giao thông vận tải Phần Lan hôm nay, 02/01/2025, thông báo tiến hành kiểm tra con tàu chở dầu Eagle S, được cho là thuộc « hạm đội tàu ma » của Nga, hiện bị nghi có liên quan đến vụ phá hoại cáp điện ngầm dưới biển Baltic. Theo cơ quan này, việc kiểm tra được tiến hành độc lập để bổ sung cho cuộc điều tra của cảnh sát Phần Lan. Tàu Eagle S, mang cờ hiệu đảo Cook (New Zealand), bị nghi đã gây ra vụ phá hỏng đường cáp điện ngầm đưới biển Baltic nối Phần Lan với Estonia hôm 25/12 vừa qua. Con tàu đã được đưa về cảng, cách thủ đô Helsinki 40 km về phía đông.
(RFI) – Các nhà sản xuất xe hơi lo ngại tiêu chuẩn mới về phát thải CO2 của EU. Từ ngày 01/01/2025, mức trần phát thải khí CO2 của các loại xe hơi tại Liên Hiệp Châu Âu sẽ bị cắt giảm. Như vậy, ít nhất 1/5 số xe bán ra của các nhà sản xuất ở Châu Âu sẽ phải là xe điện để đáp ứng các tiêu chuẩn mới nếu không muốn bị phạt nặng. Tổng số tiền phạt có thể lên tới 15 tỷ euro. Các tập đoàn xe hơi châu Âu bị thêm áp lực, trong khi thị trường xe điện bị sụt giảm từ nhiều tháng nay. Trong 11 tháng đầu năm ngoái, lượng xe điện bán ra chỉ chiếm hơn 13% tổng số xe bán ra ở Châu Âu.
************
Năm 2025 : Donald Trump và chính sách với Nga về hồ sơ Ukraina
Năm 2024 vừa khép lại trong một thế giới hỗn loạn. Năm 2025 sẽ mở đầu với sự trở lại ngoạn mục của tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Một khi chính thức nhậm chức vào ngày 20/01/2025, ông sẽ phải đưa ra các lựa chọn để thực hiện. Đứng đầu danh sách là mối quan hệ địa chính trị căng thẳng giữa Hoa Kỳ với Nga và Trung Quốc.
Đối với Nga, câu hỏi đầu tiên đặt ra là Washington sẽ có mối quan hệ như thế nào với Matxcơva và Vladimir Putin ? Lập trường của Mỹ về Ukraina cũng sẽ bắt đầu từ đây. Trang mạng Responsible Statecraft gần đây có bài nhận định cho rằng thất bại ở Ukraina xuất phát từ tình trạng thiếu đoàn kết ở phương Tây, khi mà Hoa Kỳ, Anh, và Liên Hiệp Châu Âu có những xung đột về lợi ích trong nhiều vấn đề chính như lệnh trừng phạt, mục tiêu chiến tranh, hỗ trợ tài chính và quân sự…
« Không thể đạt được thỏa thuận nếu không nói chuyện với Putin »
Ngoài ra, một trong những điểm yếu của trong chính sách về Ukraina của chính quyền Biden cũng như của nhiều nhà lãnh đạo châu Âu là thái độ kiên quyết không đối thoại với Vladimir Putin. Trong một bài viết trình bày quan điểm « America First », đặc sứ Mỹ về Ukraina của Trump, tướng Keith Kellogg, đã chỉ ra "sai lầm" của chính quyền Biden, đó là bất kỳ cách tiếp cận nào đối với Nga đều phải bao gồm cả khả năng răn đe và ngoại giao. « Biden đã không quan tâm đến làm việc với Putin. Ông ấy chỉ muốn lên lớp và cô lập ông ta ».
Một « Quick Deals », tức nhanh chóng có được thỏa thuận là những gì ông Donald Trump mong muốn và do vậy, Ukraina sẽ là một trong những hồ sơ đầu tiên về đối ngoại mà tổng thống đắc cử Mỹ sẽ phải nhanh chóng quan tâm đến.
Tuy nhiên, theo quan sát từ nhà nghiên cứu về Mỹ, Alexandra de Hoop Scheffer, chủ tịch nhóm cố vấn German Marshall Fund (GMF), những tuần gần đây, chính quyền Trump dường như đang điều chỉnh lại chiến lược. Xu hướng chủ đạo hiện nay là « Hãy cẩn trọng, chớ nên ký kết một thỏa thuận tồi với Putin ». Trên đài France Culture, nữ chuyên gia địa chính trị tại GMF giải thích :
« Bởi vì trước hết, Trump sẽ trông như một kẻ thua cuộc. Chúng ta đều biết rõ là ông ấy rất quan tâm đến hình ảnh "người chiến thắng". Điểm thứ hai liên quan đến cảm nhận của Trung Quốc về thỏa thuận này với ông Putin. Cuối cùng, theo tôi, đây cũng là lập luận mạnh mẽ nhất mà châu Âu tác động rất nhiều kể từ khi ông Trump tái đắc cử, đó là "hãy cẩn trọng, chớ để Ukraina trở thành một Afghanistan của Donald Trump". Bởi vì đó cũng là di sản để lại từ cuộc rút quân hỗn loạn mà chính quyền Biden thực hiện năm 2020, nhưng được quyết định bởi Donald Trump. »
Vai trò nào cho Trung Quốc ?
Câu hỏi đặt ra ở đây là Trung Quốc sẵn sàng đi đến đâu để hậu thuẫn đối tác Nga « vô bờ bến ». Chủ tịch Tập Cận Bình tỏ ra ít phản đối công khai đối với cuộc chiến của ông Putin tại Ukraina, ngược lại, Trung Quốc cung cấp công nghệ quân sự và một sự hậu thuẫn cần thiết cho Nga.
Ý thức rõ vấn đề này, sau cuộc họp ba bên tại Paris giữa tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nguyên thủ Ukraina Volodymyr Zelensky nhân lễ mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà sau 5 năm trùng tu, ông Donald Trump đã tweet rằng « China can help » - Trung Quốc có thể giúp đạt được một thỏa thuận với Ukraina.
Chuyên gia về Mỹ Alexandra de Hoop Scheffer ghi nhận ngày càng có sự liên hệ giữa các mặt trận châu Âu – Đại Tây Dương, Trung Đông và Ấn Độ - Thái Bình Dương trong cách tiếp cận của Donald Trump nhằm tạo áp lực với nguyên thủ Nga.
Do vậy, bà cho rằng, « sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu trên đường đến Matxcơva hay trên đường trở về từ Matxcơva, ông Trump sẽ dừng lại ở Bắc Kinh và đề nghị Tập Cận Bình gây áp lực lên Vladimir Putin. Bởi vì chúng ta biết rằng, ông Putin ngày nay sẽ không thể tiếp tục nỗ lực chiến tranh nếu không có sự hỗ trợ từ Trung Quốc. Trên thực tế, việc để Trung Quốc đóng một vai trò, không phải là trung gian hòa giải, mà là trong mọi trường hợp để tạo áp lực trong cuộc đàm phán trên nền tảng một thỏa thuận về Ukraina. »
Cũng theo nhà nghiên cứu về Mỹ, cách tiếp cận này được thấy rõ qua những gì diễn ra tại Syria : « Phản ứng của Donald Trump khi nhà độc tài Bachar Al-Assad bị các lực lượng Hồi giáo nổi dậy lật đổ là: "Vladimir Putin, hãy cẩn thận, chẳng phải ông đang hứng chịu thảm họa tệ hại nhất tại Syria, thất bại địa chính trị lớn nhất trong chính sách đối ngoại của ông hay sao ? Và có lẽ đã đến lúc ông nên ngồi vào bàn đàm phán về Ukraina." »
Kịch bản khả năng leo thang xung đột ?
Nhưng Donald Trump cũng có thể sẽ đối mặt với một Vladimir Putin cứng rắn. Tổng thống Nga tuy nhiều lần nói ông sẵn sàng hợp tác với đồng nhiệm Trump và với nhiều nhà lãnh đạo khác của thế giới để giải quyết khủng hoảng Ukraina, nhưng ông cũng tỏ ra không mấy quan tâm đến các cuộc đàm phán nghiêm túc, theo ghi nhận từ một số nhà quan sát.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Alexandra de Hoop Scheffer, trên đài phát thanh France Culture, châu Âu dường như đã đánh giá thấp và bỏ qua một kịch bản :
« Đây là một kịch bản rất có thể xảy ra, tức là ông sẽ phải đối mặt với một Putin nói với ông rằng, "Donald, cảm ơn rất nhiều vì thỏa thuận của ông, nhưng quả thực, tôi thực sự không quan tâm lắm đến điều này, bởi vì tôi đang giành chiến thắng. Tôi có Bắc Triều Tiên bên cạnh tôi và do vậy, đây chưa phải lúc."
Đối diện với sự từ chối của ông Putin, phản ứng của Donald Trump là sẽ không phải là rút khỏi Ukraina mà ngược lại sẽ là leo thang quân sự. Họ đang thảo luận về khả tăng cường hỗ trợ cho Ukraina, gia tăng trừng phạt nhắm vào Vladimir Putin và nước Nga, để một lần nữa buộc ông ấy vào bàn đàm phán ».
Trong tất cả những kịch bản này, thách thức lớn đặt ra cho châu Âu là làm thế nào bảo đảm có được một vị trí trong các cuộc đàm phán. Đây chính là những gì Ba Lan sẽ nỗ lực thực hiện trong vai trò chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu hiện nay.
Chính sách « thầu khoán » xử lý khủng hoảng
Ngoài ra, nếu có đạt được thỏa thuận thì đó chỉ là một sự đóng băng xung đột, tức là một vùng đệm phi quân sự giữa Nga và Ukraina sẽ được thiết lập dọc theo chiến tuyến. Vùng Donbass và bán đảo Crimée sẽ được cho là thuộc sở hữu của Nga, kèm theo đó là Ukraina phải từ bỏ tham vọng gia nhập NATO ít nhất trong một thời hạn là 20 năm. Đây chính là những gì đang được hình thành trong kế hoạch của Trump. Đổi lại, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraina để ngăn chặn Nga mở một cuộc xung đột mới.
Trong kịch bản này, châu Âu sẽ phải làm gì ? Nữ chuyên gia về chính sách đối ngoại Mỹ Alexandra de Hoop Scheffer trên làn sóng France Culture đưa ra cảnh báo :
« Hoa Kỳ dưới thời Trump đã rất rõ ràng : Họ sẽ không triển khai quân để giúp giám sát đường chiến tuyến. Trách nhiệm này sẽ thuộc về châu Âu và chúng ta cần phải tự lo lấy. Đây là một trong số các mục tiêu của Ủy Ban Châu Âu mới của bà Von Der Leyen: tăng cường, tăng cường, tăng cường nhiều hơn nữa các danh mục đầu tư quốc phòng, nhưng với một mốc thời gian sẽ dài hơn rất nhiều so với những gì chúng ta sẽ cần trong tức thì.
Nhưng chúng ta cũng thấy là trong lập luận của Trump không còn trong những cuộc tranh luận nhàm chán về "burden sharing" tức là chia sẻ gánh nặng, mà đúng hơn là "burden shifting", nghĩa là chuyển giao gánh nặng. Ông ấy muốn giao khoán trách nhiệm xử lý khủng hoảng. Ngoại giao khủng hoảng với đủ các đối tác. Và do vậy châu Âu sẽ phải giải quyết mớ hỗn độn thời kỳ hậu thỏa thuận tại Ukraina.
Với Trung Đông cũng tương tự. Donald Trump muốn giao khoán cho các nước vùng Vịnh, cho Ả Rập Xê Út, Qatar: "Đây là mớ hỗn độn của quý vị, quý vị hãy xử lý lấy". Đây là một chính sách khoán thầu, bởi vì, một lần nữa, những người bỏ phiếu cho Trump đều không muốn nhìn thấy nước Mỹ sẽ lại can dự vào những cuộc chiến với những kết quả không chắc chắn. »
*********
Công an giao thông thu 28 tỷ đồng tiền phạt ngày đầu năm, phạt nhóm Facebook báo chốt giao thông
Ngày đầu năm mới 2025, lực lượng công an giao thông ở Việt Nam đã xử lý hơn 13.000 trường hợp vi phạm giao thông, thu về gần 28 tỷ đồng, ngay sau khi nghị định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đi vào hiệu lực.
Nghị định mới đã nâng mức phạt của 26 lỗi vi phạm giao thông lên nhiều lần so với quy định cũ. Mức phạt thấp nhất là từ 4-6 triệu đồng một vi phạm và cao nhất là 30-40 triệu đồng một vi phạm. Những mức phạt cũ cho các lỗi tương ứng này là 300.000-18 triệu đồng.
Báo chí Nhà nước ngày đầu năm mới cho biết một số người bị phạt vi phạm giao thông tỏ ra ngạc nhiên vì không biết quy định mới, trong khi một số người khác cho rằng mức phạt quá cao và họ có thể phải bỏ xe vì tiền phạt. Người làm công việc đưa hàng bằng xe máy cho rằng họ có thể phải bỏ nghề về mức phạt quá cao, vượt nhiều lần mức thu nhập hàng ngày của họ.
Trong khi đó, vào ngày 2/1, Bộ Công an cho báo trong nước biết Công an tỉnh Thái Nguyên vừa ra quyết định xử phạt ba người là quản trị viên nhóm "Báo chốt giao thông TP Thái Nguyên” với hơn 13.000 thành viên.
Những người này bị phạt tiền, mỗi người là 7,5 triệu đồng.
Theo Công an, nhóm này thường xuyên đăng tải bài viết có nội dung thông báo hoạt động của các tổ công tác kiểm tra nồng độ cồn trên địa bàn tỉnh. Mức phạt mới cho lỗi này của ô tô là 18 - 20 triệu đồng. Mức phạt cũ là 16 - 18 triệu đồng.
**********
Tỷ lệ sinh giảm thấp kỷ lục, Đảng viên có thể được sinh con thứ ba mà không bị phạt
Tỷ lệ sinh của phụ nữ Việt Nam đang giảm nhanh chóng và đã ở mức thấp nhất trong lịch sử là 1,91 con/phụ nữ, theo cảnh báo mới đây của Bộ Y tế. Bộ này cũng đang đề nghị bỏ quy định cấm đảng viên sinh con thứ ba vì lo ngại tình trạng già hoá dân số.
Truyền thông Nhà nước hôm 28/12 dẫn lời Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết tỷ lệ sinh thấp của phụ nữ Việt Nam giảm trong ba năm liên tiếp và dự báo sẽ tiếp tục xu hướng này trong các năm tiếp theo.
Xu hướng tỷ lệ sinh thấp ở Việt Nam được cho là cũng giống như nhiều nước ở châu Á khác.
Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, đại biểu Quốc hội khoá 15, hồi tháng 10 đã đưa ra dự báo thô dân số Việt Nam vào năm 2200 sẽ chỉ còn 46 triệu người, và thúc giục Chính phủ phải có các giải pháp cấp bách, đồng bộ.
Theo Bộ Y tế, một trong những lý do dẫn đến mức sinh thấp nhiều năm qua ở Việt Nam là chính quyền địa phương và trung ương thiếu nguồn lực đầu tư đối với vấn đề dân số.
Bộ Y tế lo ngại tỷ lệ sinh thấp sẽ dẫn đến thiếu lao động trong khi dân số đang già đi nhanh chóng cũng gây sức ép lên hệ thống an sinh xã hội.
Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, Việt Nam hiện là một trong các quốc gia có tốc độ già hoá nhanh nhất thế giới với số người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% dân số tính đến năm 2019 và được dự báo sẽ tăng lên hơn 25% vào năm 2050.
Bộ Y tế đang soạn thảo Luật Dân số trong đó có các biện pháp khuyến khích sinh con và đề nghị bỏ quy định phạt đảng viên sinh con thứ ba trở lên.
Dự thảo của luật này được dự kiến sẽ trình Quốc hội để thảo luận vào đầu năm 2025.
**************
Hoạ sĩ Lê Quốc Anh tố cáo Công an đánh đập khi bị tạm giữ, cha mẹ liên tục bị sách nhiễu
Hoạ sĩ Lê Quốc Anh, người đang bị Công an Tiền Giang truy nã về cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước,” tố cáo lực lượng an ninh tỉnh này đã đánh đập, xúc phạm ông nhiều ngày trong thời gian tạm giữ, trước khi ông phải bỏ trốn. Ông cũng cho biết công an liên tục sách nhiễu cha mẹ của ông nhằm buộc ông phải trình diện.
Ông Anh (sinh năm 1991), hoạ sỹ đồ hoạ của một công ty in ấn ở thành phố Mỹ Tho, bị công an địa phương tạm giữ trong hai tuần của tháng 3/2023. Ông được cha bảo lãnh về nhà sau khi có sự can thiệp của luật sư, nhưng bị truy nã toàn quốc cuối tháng 8 năm đó sau khi ông rời nhà đi lánh nạn.
Trong tin nhắn gửi RFA ngày 02/01, ông Anh nói về việc đàn áp, sách nhiễu của Công an tỉnh Tiền Giang:
“Tôi vô cùng bất bình về việc Công an Tiền Giang đã giam giữ, đánh đập tôi trong nhiều ngày rồi sau đó lại truy nã tôi bên cạnh việc sách nhiễu gia đình tôi cho dù tôi không có hành động gì nhằm chống phá Nhà nước. Những việc làm vô pháp của họ đối với tôi và gia đình tôi cho thấy Việt Nam không hề có tự do biểu đạt, tự do sáng tác trong nghệ thuật.”
Ông Anh bị công an tạm giữ từ ngày 08/3 đến ngày 23/3/2023. Ông cho biết, trong thời gian này, điều tra viên đánh đập, xúc phạm nhân phẩm, vu khống ông là đảng viên của Việt Tân và nhận tiền của tổ chức này để tuyển mộ lực lượng nhằm đánh phá, khủng bố…
Đảng Việt Tân của người Việt tại Mỹ bị công an Việt Nam xếp vào danh sách các tổ chức khủng bố. Việt Tân bỏ các cáo buộc khủng bố này.
Ông Anh cho biết kể từ khi ông rời nhà, công an Tiền Giang liên tục tra khảo cha mẹ ông về nơi ông ẩn náu. Gần đây nhất, trong hai ngày 18 và 19/12/2024, công an ép buộc người cha lên đồn, thu giữ điện thoại, thẩm vấn về con trai, thậm chí còn cáo buộc ông cấu kết với nhiều đối tượng khác để phát tán tin độc.
Công an còn lục soát tư gia và thu giữ nhiều thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ…
Công an còn đe doạ sẽ bắt người cha nếu che giấu nơi ở của con trai. Bên cạnh đó, họ còn lắp đặt camera ở gần tư gia và theo dõi suốt ngày đêm, ông Anh cho phóng viên RFA biết.
Ông cho biết việc sách nhiễu của công an ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của cha mẹ ông:
“Việc gia đình tôi bị sách nhiễu nhiều lần trong thời gian dài là điều không thể chấp nhận được, điều đó cho thấy sự ngang tàn của bộ máy cai trị, làm việc tùy tiện và không có trình tự. Họ bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được như ý họ muốn trong quá trình điều tra như là bắt cóc, hăm dọa, xâm phạm quyền riêng tư, cướp tài sản,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và tinh thần của tôi và cha mẹ tôi.”
Phóng viên gọi điện cho Phòng An ninh điều tra của Công an Tiền Giang với đề nghị bình luận về tố cáo của ông Anh. Người trực điện thoại yêu cầu phóng viên đến trụ sở cơ quan để được lãnh đạo trả lời.
Ông Anh nói với RFA rằng bản thân ông không hoạt động chính trị, chỉ chia sẻ nhiều bài viết của RFA, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), BBC về nhiều vấn đề của Việt Nam, bên cạnh việc tham gia điều hành một số trang Fanpage như Trúc Hồ Music, SBTN Voice, Hội những người thích Trung tâm Asia.
Ông cũng thường xuyên chia sẻ các bài hát yêu nước của ca sĩ hải ngoại như Đáp Lời Sông Núi, Anh Là Ai, Việt Nam Tôi Đâu, Triệu Con Tim…
**************
Viết bài đe doạ tướng công an, Facebooker bị bắt vì “lợi dụng quyền tự do dân chủ”
Công an thành phố Cần Thơ ngày 31/12 đã bắt giữ ông Nguyễn Trần Khánh Huy với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự , ông này bị cho là đã viết nhiều bài trên Facebook “đe doạ người đứng đầu lực lượng công an của địa phương”.
Theo thông tin từ truyền thông Nhà nước, ông Huy, sinh năm 2000, đã sử dụng danh khoản Facebook “Chu Nguyên Chương” để đăng tải, phát tán và chia sẻ nhiều thông tin bị cáo buộc sai sự thật, và “làm tổn hại đến danh dự, uy tín và quyền lợi hợp pháp” của nhiều tổ chức, cá nhân ở Cần Thơ.
Báo chí cũng đưa tin ông Huy, người tốt nghiệp cử nhân luật, biết tin công an truy tìm mình nên lẩn trốn ở Quảng Trị và tiếp tục đăng tin “xuyên tạc, thách thức, và xúc phạm cán bộ”. Ông bị bắt tại đây và bị di lý về Cần Thơ.
Một trong những cá nhân bị ông Huy nhắm tới là Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ.
Trang Facebook Chu Nguyên Chương với hơn 22 ngàn người theo dõi, xuất hiện nhiều bài viết nhằm vào ông Thuận. Đơn cử, trong vài ngày cuối năm 2024, có bốn bài viết nói đến Thiếu tướng Thuận: Một bài nói ông này chống lưng cho Huỳnh Nhất Tâm- người bị gọi là trùm lừa đảo, hai bài đe doạ tính mạng ông Thuận, và một bài thách đấu súng với ông Thuận và nhiều người khác.
Dưới các bài viết này ký tên Đại tướng Nguyên Chương, Captain Jason Nguyen, và Tổng thống Đức.
Ông Huy là người đầu tiên bị bắt trong năm nay về cáo buộc theo Điều 331, một điều khoản thường được sử dụng để bịt miệng giới bất đồng chính kiến và người dân trên mạng xã hội.
Theo thống kê của RFA, có ít nhất 19 người bị bắt theo cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” trong năm 2024, và có 11 người bị kết án theo tội danh này với mức án từ 18 tháng đến bốn năm sáu tháng tù giam.
*********
Ngành sản xuất Việt Nam mất đà tăng trưởng, đơn đặt hàng thấp nhất trong 3 tháng
Mức tăng trưởng đơn đặt hàng mới của Việt Nam đã rơi xuống mức thấp nhất trong ba tháng vào tháng cuối cùng của năm 2024, chứng kiến tình trạng mất đà trong lĩnh vực sản xuất trong khi các công ty giảm việc làm và hàng tồn kho, theo một báo cáo mới được S&P Global công bố hôm 2/1/2025.
Báo cáo cho biết chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 12 đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm lần đầu tiên trong ba tháng, xuống mức 49,8 điểm so với 50,8 điểm của tháng 11.
“Kết quả chỉ số cho thấy các điều kiện kinh doanh tổng thể đã suy giảm nhẹ vào thời điểm cuối năm. Sức khỏe ngành sản xuất đã yếu đi bất kể sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới vẫn tăng, trong khi các công ty giảm việc làm và mức tồn kho hàng mua”, báo cáo của S&P Global nói.
Báo cáo cho biết thêm rằng niềm tin kinh doanh đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 19 tháng, kể từ tháng 5/2023, do những lo ngại về sự bất ổn và không chắc chắn của thị trường thế giới khiến cho niềm tin về triển vọng sản lượng trong một năm tới bị giảm đi. Tuy nhiên, báo cho cho rằng vẫn có hy vọng về khả năng tăng số lượng đơn đặt hàng mới, sự cải thiện của các điều kiện kinh tế và giải pháp cho các cuộc xung đột trên thế giới khiến các công ty vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng lên.
Mặc dù vậy, tâm lý ngần ngại đã khiến các nhà sản xuất giảm hàng tồn kho và giảm việc làm trong tháng thứ 3 liên tiếp, giữa bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới tăng yếu.
Áp lực lạm phát tăng lên, với cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 7, vẫn theo báo cáo của S&P Global.
Phân tích của S&P cho rằng tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu và biến động tỷ giá hối đoái đã góp phần làm tăng chi phí đầu vào, khi dầu và kim loại nằm trong số những mặt hàng được ghi nhận tăng giá.
Theo ông Andrew Harker, giám đốc kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, “Đây là thời điểm kết thúc năm ảm đạm đối với ngành sản xuất Việt Nam” và những chỉ số trong báo cáo trên “một phần phản ánh tình trạng không chắc chắn liên quan đến những kế hoạch của chính quyền sắp tới của Mỹ về thuế quan”.
*************
FBI: Nghi phạm vụ thảm sát ở New Orleans ủng hộ IS
Một cựu chiến binh của Quân đội Hoa Kỳ lái xe lao vào đám đông đang ăn mừng năm mới, khiến ít nhất 14 người thiệt mạng, là người đã tuyên thệ trung thành với Nhà nước Hồi giáo IS nhưng đã hành động một mình trong vụ tấn công này, FBI cho biết hôm 2/1.
Nghi phạm, người đã bị bắn chết tại hiện trường sau khi nổ súng vào cảnh sát, đã được xác định là Shamsud-Din Jabbar, 42 tuổi, tới từ Texas, từng phục vụ ở Afghanistan. Anh ta lái xe từ Houston đến New Orleans vào ngày 31 tháng 12 và đăng năm video lên Facebook trong khoảng thời gian từ 1 giờ 29 phút sáng đến 3 giờ 02 phút sáng ngày xảy ra vụ tấn công, trong đó anh ta nói rằng mình ủng hộ IS, nhóm hiếu chiến Hồi giáo có chiến binh ở Iraq và Syria, FBI cho biết.
Trong video đầu tiên, Jabbar giải thích rằng trước đó anh ta đã có kế hoạch làm hại gia đình và bạn bè của mình, nhưng lo ngại rằng các phương tiện truyền thông sẽ không tập trung vào “cuộc chiến giữa những người có đức tin và những kẻ không có đức tin”, Phó Phụ tá Giám đốc FBI Christopher Raia nói.
Jabbar cũng nói trong các video rằng anh ta đã gia nhập IS trước mùa hè năm ngoái và đã viết di chúc cuối cùng của mình, ông Raia cho biết.
“Đây là một hành động khủng bố”, “đã được lên kế hoạch từ trước và là một hành động tội ác”, ông Raia nói.
FBI nói có vẻ như không có mối liên hệ nào giữa vụ tấn công ở New Orleans với vụ việc ở Las Vegas vào cùng ngày mà trong đó một chiếc Tesla Cybertruck đã phát nổ bên ngoài Khách sạn Trump International ở Las Vegas, chỉ vài tuần trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc vào ngày 20 tháng 1.
Những nạn nhân bị thương trong vụ tấn công ở New Orleans bao gồm hai cảnh sát bị nghi phạm bắn. Vụ việc xảy ra chỉ ba giờ sau khi bước sang năm mới ở Khu Phố Pháp lịch sử. FBI cho biết tính luôn cả nghi phạm có ít nhất 15 người đã thiệt mạng.
Trong khi đó, chính quyền ở các thành phố khác của Hoa Kỳ cho biết họ đã tăng cường an ninh, bao gồm cả tại Trump Tower và Quảng trường Thời đại ở Thành phố New York, đồng thời nói thêm rằng không có mối đe dọa nào ngay lập tức.
Tại Washington, cảnh sát cũng nói họ đã tăng cường sự hiện diện khi thủ đô chuẩn bị tổ chức ba sự kiện lớn trong tháng này: Quốc hội chứng nhận chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump vào ngày 6 tháng 1, lễ tang cấp nhà nước cho cựu Tổng thống Jimmy Carter vào ngày 9 tháng 1 và lễ nhậm chức của ông Trump vào ngày 20 tháng 1.
Cờ Nhà nước Hồi giáo
FBI cho biết một lá cờ IS đã được tìm thấy trên móc kéo của chiếc xe liên quan đến vụ tấn công ở New Orleans.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lên án hành động mà ông gọi là “đáng khinh”.
Hồ sơ cho thấy Jabbar làm việc trong lĩnh vực bất động sản tại Houston. Trong một video quảng cáo được đăng tải cách đây bốn năm, Jabbar tự mô tả mình sinh ra và lớn lên tại Beaumont, một thành phố cách Houston khoảng 130 km về phía đông.
Phát ngôn viên Quân đội cho biết Jabbar đã phục vụ trong Quân đội chính quy từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 1 năm 2015 và sau đó phục vụ trong Quân đội Trừ bị từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 7 năm 2020. Jabbar đã được triển khai đến Afghanistan từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010 và giữ cấp bậc trung sĩ khi kết thúc thời gian phục vụ.
IS là một nhóm hiếu chiến Hồi giáo từng áp đặt chế độ khủng bố lên hàng triệu người dân ở Iraq và Syria cho đến khi sụp đổ sau một chiến dịch quân sự kéo dài của liên quân do Hoa Kỳ đứng đầu.
Các chuyên gia cho biết mặc dù đã bị suy yếu trên chiến trường, IS vẫn tiếp tục tuyển dụng những người ủng hộ trực tuyến.
*************
Một người gốc Việt bị kết án trong vụ tấn công Điện Capitol xin tị nạn ở Canada, chờ Trump ân xá
Một người Mỹ gốc Việt bị kết án tù vì tham gia vào cuộc bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ trốn và đang xin tị nạn chính trị tại Canada với hy vọng rằng mình sẽ được ân xá khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Anthony Vo, có cha mẹ là những di dân tị nạn sau chiến tranh Việt Nam tới Mỹ vào thập niên 1990, đã bị kết án 9 tháng tù giam và được lệnh phải trình diện tại một nhà tù liên bang vào ngày 14/6/2024, nhưng thay vào đó người đàn ông 32 tuổi này đã bỏ trốn sang Canada.
Nói với VOA từ Canada, Anthony Vo cho biết anh đang xin tị nạn chính trị tại nơi “có lịch sử chào đón người tị nạn, từ những người trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong chiến tranh Việt Nam cho tới những người che dấu cho Edward Snowden”, ngụ ý tới cựu nhân viên NSA hiện đang tị nạn tại Nga vì tiết lộ các tài liệu mật của Mỹ.
Trên trang Facebook cá nhân, Anthony Vo cho biết Canada vào ngày 4/12/2024 đã chấp nhận lý do cho đơn xin tị nạn chính trị của anh.
Trong các tài liệu yêu cầu tị nạn mà VOA xem được, Anthony Vo nói rằng cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021 là “một cuộc biểu tình ôn hòa” đã bị “phá hoại như một phần của hoạt động thay đổi chế độ trong nước nhằm ám sát Trump và những người ủng hộ ông về mặt chính trị.” Antony Vo cho rằng mình đã bị “nhắm mục tiêu, bức hại, ngược đãi” và phải chịu “phiên tòa bất công” vì niềm tin chính trị của mình, và nếu bị đưa trở lại Mỹ, anh sẽ bị bỏ tù “trong điều kiện vô nhân đạo.”
Cuộc tấn công vào Điện Capitol diễn ra sau bài phát biểu đầy nhiệt huyết của Tổng thống Trump khi đó trước hàng chục nghìn người ủng hộ ông gần Nhà Trắng, trong đó ông lặp lại tuyên bố không có cơ sở rằng ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020.
Những người xông vào Điện Capitol với cột cờ, gậy bóng chày, gậy khúc côn cầu và các vũ khí tự chế khác cũng như súng điện và bình xịt hơi cay đã làm 140 cảnh sát bị thương sau nhiều giờ đụng độ.
Hơn 1.500 người đã bị buộc tội liên quan đến vụ tấn công, thường được gọi là 6/1, nhằm phá bỏ việc chứng nhận chiến thắng của Tổng thống Joe Biden.
Anthony Vo bị kết án tại phiên tòa xét xử của bồi thẩm đòan ở Washington DC về 4 tội danh xâm nhập vào tòa nhà Quốc hội và hành vi gây rối trật tự liên quan đến hành động của anh.
Anthony Vo cho biết anh bay tới Canada ngày 14/6/2024, chỉ vài giờ sau khi anh được lệnh phải trình diện tại một nhà tù liên bang.
Các hình ảnh trên trang Facebook cá nhân của Anthony Vo cho thấy anh và mẹ mình – người đã chạy khỏi Việt Nam năm 1991 đến tị nạn tại Mỹ – đang mỉm cười bên trong điện Capitol ngày 6/1/2021. Anthony Vo cho biết bố anh là một quan chức trong chính phủ Việt Nam Cộng hòa và bị chính quyền Bắc Việt giam 10 năm tù cải tạo. Mẹ anh, bà Annie, bị bắt vào tháng 3 vì tham gia tấn công điện Capitol và đang chờ xét xử.
Anthony Vo cho biết anh hy vọng ông Trump sẽ ân xá cho anh và những người biểu tình khác tham gia vụ nổi loạn chỉ vài tuần trước khi Tổng thống Biden tuyên thệ nhậm chức năm 2021.
“Tôi hy vọng như vậy. Tôi không nghi ngờ điều đó,” Anthony Vo nói.
Nói với CBC News, người đàn ông đang bị các quan chức thực thi công luật Mỹ truy tìm cho biết ông Trump “là người nói lời giữ lời.”
Ông Trump đã gọi những kẻ bạo loạn là “những người yêu nước” và “tù nhân chính trị”. Ông nói với CNN rằng ông “có xu hướng sẽ ân xá cho nhiều người trong số họ.”
Một số bị cáo trong vụ bạo loạn ở Điện Capitol đã dùng chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua trước Phó Tổng thống Kamala Harris để yêu cầu hoãn phiên tòa xét xử hoặc tuyên án họ.
Bản thân ông Trump, người sẽ nhậm chức để trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/1, cũng đã bị cáo cuộc âm mưu lật ngược kết quả bầu cử năm 2020. Tuy nhiên, vụ án chưa được đưa ra xét xử và hiện đang được Bộ Tư pháp giải quyết theo hướng không truy tố một tổng thống đương nhiệm.
Anthony Vo cho biết anh cũng đã tìm cách xin tị nạn ở Việt Nam nhưng không được tổng lãnh sự Việt Nam ở Houston, Texas, hồi đáp.
Nếu được ông Trump ân xá, Anthony Vo cho biết anh sẽ rút đơn xin tị nạn ở Canada và trở về với gia đình ở Indiana để ăn Tết, vốn sẽ rơi vào cuối tháng 1.
“Làm điều tốt. Hãy tử tế,” Anthony Vo nói và cho biết anh đã nộp đơn xin làm tình nguyện viên làm việc tại DOGE, bộ Hiệu quả Chính phủ hiện do tỷ phú Elon Musk và Vivek Ramaswamy được ông Trump bổ nhiệm điều hành, “hoặc bất cứ nơi nào mà các nhóm chuyển giao (quyền lực từ chính quyền Biden sang Trump) thấy tôi hữu ích.”
*********
Ông Zelenskyy nói Ukraine chuẩn bị nối lại quan hệ ngoại giao với Syria
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 2/1 nói rằng ông đang chuẩn bị tái lập quan hệ ngoại giao với Syria, chưa đầy một tháng sau khi chính phủ được Nga hậu thuẫn ở Damascus bị lật đổ.
Ông Zelenskyy phát biểu như vậy sau chuyến thăm Syria của Bộ trưởng Ngoại giao Andrii Sybiha và Bộ trưởng Nông nghiệp Vitaliy Koval, người trước đó cho biết Ukraine đã gửi một lô hàng viện trợ lương thực.
"Chúng tôi đang chuẩn bị nối lại quan hệ ngoại giao với Syria và việc hợp tác trong các tổ chức quốc tế", ông Zelenskyy cho biết.
Ukraine đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Syria vào tháng 6 năm 2022 sau khi chính phủ khi đó ở Damascus tuyên bố công nhận "sự độc lập" của các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng ở các vùng Donetsk và Luhansk của Ukraine.
Kể từ khi
quân nổi dậy lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad vào tháng trước,
Ukraine đã có động thái xây dựng quan hệ với những người cai trị mới
theo chủ nghĩa Hồi giáo ở Syria.
Nga, quốc gia đã xâm lược
Ukraine vào năm 2022, là đồng minh trung thành của ông Assad và đã cấp
cho ông này quy chế tị nạn chính trị.
Kyiv cũng có kế hoạch tăng cường thương mại với Lebanon và ít nhất là tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu nông sản từ mức 400 triệu đô la, ông Zelenskyy nói thêm.
Ông Zelenskyy trước đó đã nói rằng Ukraine sẽ gửi 500 tấn bột mì đến Syria theo sáng kiến nhân đạo "Ngũ cốc từ Ukraine" của Kyiv hợp tác với Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc.
Chuyến hàng này sẽ cung cấp nguồn lực cho khoảng 167.000 người Syria trong một tháng, ông Koval cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình.
Ông nói thêm rằng chuyến hàng này sẽ không phải là chuyến cuối cùng và Syria cũng quan tâm đến việc cung cấp dầu, đường và thịt.
"Hôm nay, ở cấp độ đối thoại của chính phủ, chúng tôi hiểu rõ rằng sự hỗ trợ phải bền vững và không phải là một lần, mà là lâu dài và có thể dự đoán được", ông Koval nói.
Moscow cũng cho biết họ đang liên lạc với chính quyền mới ở Damascus, bao gồm cả về số phận của các cơ sở quân sự của Nga tại Syria.
***********
Nhân viên y tế: Các cuộc không kích của Israel giết chết ít nhất 43 người ở Dải Gaza
Các cuộc không kích của Israel hôm 2/1 đã giết chết ít nhất 43 người Palestine trên khắp Dải Gaza, bao gồm 11 người tại một khu lán trại dành cho các gia đình phải di dời, các nhân viên y tế cho biết.
Họ nói rằng 11 người này bao gồm phụ nữ và trẻ em ở quận Al-Mawasi, nơi trước đó được chỉ định là khu vực nhân đạo dành cho dân thường trong cuộc chiến giữa Israel và nhóm chiến binh Hamas cầm quyền của Gaza, hiện đã bước sang tháng thứ 15.
Lãnh đạo sở cảnh sát Gaza, Mahmoud Salah, và trợ lý của ông, Hussam Shahwan, đã thiệt mạng trong cuộc không kích, theo Bộ Nội vụ Gaza do Hamas điều hành.
Quân đội Israel cho biết đã tiến hành một cuộc không kích dựa trên thông tin tình báo tại Al-Mawasi, ngay phía tây thành phố Khan Younis, và tiêu diệt ông Shahwan, gọi ông là người đứng đầu lực lượng an ninh Hamas ở phía nam Gaza. Họ không đề cập đến cái chết của ông Salah.
Các cuộc không
kích khác của Israel đã giết chết ít nhất 26 người Palestine, bao gồm
sáu người tại trụ sở Bộ Nội vụ ở Khan Younis và những người khác ở trại
tị nạn Jabalia ở phía bắc Gaza, trại Shati và trại Maghazi ở trung tâm
Gaza.
Quân đội Israel cho biết đã nhắm mục tiêu vào các chiến
binh Hamas mà tình báo nói là đang hoạt động trong một trung tâm chỉ huy
và kiểm soát "nằm bên trong tòa nhà thành phố Khan Younis ở Khu vực
nhân đạo".
"Khi năm mới bắt đầu, chúng tôi nhận được báo cáo về một cuộc tấn công khác vào Al-Mawasi khiến hàng chục người thiệt mạng, một sự nhắc nhở khác rằng không có khu vực nhân đạo chứ đừng nói đến khu vực an toàn (ở Gaza)", ông Philippe Lazzarini, người đứng đầu cơ quan Liên Hợp Quốc về người tị nạn Palestine UNRWA, cho biết trong một bài đăng trên X.
"Mỗi ngày mà không có lệnh ngừng bắn sẽ mang đến nhiều bi kịch hơn".
Khi được hỏi về số người chết được báo cáo hôm 2/1, một phát ngôn viên của quân đội Israel cho biết đã tuân thủ luật pháp quốc tế khi tiến hành chiến tranh ở Gaza và đã thực hiện "các biện pháp phòng ngừa khả thi để giảm thiểu thiệt hại cho dân thường".
Sau đó hôm 2/1, các cuộc không kích khác của Israel đã giết chết ít nhất bốn người trên phố Jala ở trung tâm thành phố Gaza và hai người ở quận Zeitoun, các bác sĩ cho biết.
Quân đội Israel đã cáo buộc các chiến binh ở Gaza sử dụng các khu dân cư để làm nơi ẩn náu. Hamas phủ nhận điều này.
Đồng minh nhỏ hơn của Hamas là Jihad Hồi giáo cho biết họ đã bắn tên lửa vào khu Holit ở phía nam Israel gần Gaza hôm 2/1. Quân đội Israel cho biết đã chặn được một quả đạn trong khu vực này sau khi nó bay qua từ phía nam Gaza.
Theo Bộ Y tế Gaza, Israel đã giết chết hơn 45.500 người Palestine trong cuộc chiến. Hầu hết trong số 2,3 triệu người dân Gaza đã phải di dời và phần lớn lãnh thổ ven biển nhỏ bé, được xây dựng san sát nhau này, đã bị tàn phá.
Cuộc chiến nổ ra sau cuộc tấn công xuyên biên giới của Hamas vào miền Nam Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, khiến 1.200 người thiệt mạng và 251 người khác bị bắt làm con tin rồi bị đưa về Gaza, theo số liệu của Israel.
************