Sức khỏe và đời sống
Âm nhạc và 5 lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe chúng ta
Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học uy tín đã chứng minh âm nhạc có thể cải thiện sức khỏe tinh thần cũng như thể chất vật lý của chúng ta một cách đầy kinh ngạc. Những chia sẻ và trải nghiệm thực tế của tác giả Jill Suttie dưới đây sẽ cho bạn thấy rõ hơn điều này.
Khi sinh đứa con đầu lòng, tôi đã nghe vài bài nhạc cổ điển trong bệnh viện. Tôi nhận ra âm nhạc đã giúp tôi bình tĩnh lại và quên đi sự đau đớn. Bạn cũng có thể dùng âm nhạc để đánh lạc hướng mình khỏi những nỗi đau về thể xác hay vết thương trong tinh thần.
Có lẽ bạn cũng từng nghe nhạc trong lúc học hành hay làm việc với hy vọng điều này sẽ giúp tăng hiệu suất của bạn. Dù ta có thể cảm nhận được bằng cách nào đó âm nhạc giúp mình cảm thấy tốt hơn, nhưng chỉ gần đây khoa học mới tìm ra được lý do tại sao âm nhạc lại làm được nhiều điều như vậy.
Các chuyên gia thần kinh học đã phát hiện việc nghe nhạc làm tăng cảm xúc tích cực của não bộ. Thông qua các trung tâm hưng phấn được kích thích, một lượng dopamine được chế tiết ra, giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.
Nghe nhạc còn giúp các trung tâm khác của não bộ trở nên minh mẫn hơn, hầu như không còn vùng nào bị ức chế, điều này cho thấy hiệu quả trên diện rộng của âm nhạc và tiềm năng của nó.
Dưới đây là 5 cách mà âm nhạc đã ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta:
1. Âm nhạc làm giảm căng thẳng và lo âu.
Lựa chọn mang âm nhạc vào phòng sinh của tôi có lẽ là một điều sáng suốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra, các bài nhạc có nhịp độ chậm rãi với âm vực thấp, không lời và không có âm thanh của những nhạc cụ chói tai sẽ giúp chúng ta bình tĩnh hơn, ngay cả khi đang trong những lúc căng thẳng và đau đớn.
Âm nhạc có thể ngăn chặn sự leo thang của lo lắng, một yếu tố gây tăng nhịp tim và huyết áp tâm thu, làm giảm cortisol – nhân tố gây ra những biểu hiện của stress.
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện những bệnh nhân nghe nhạc sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đã giảm đáng kể nồng độ cortisol huyết tương và cần ít thuốc giảm đau hơn.
Biễu diễn âm nhạc so với nghe nhạc cũng có tác dụng tương tự. Trong nghiên cứu các ca sĩ hợp xướng, việc hát cùng nhau một bài hát khiến họ có xu hướng đồng bộ về nhịp tim và hơi thở, tạo ra tác dụng thư giãn trên toàn bộ nhóm.
2. Âm nhạc giúp giảm đau.
Âm nhạc có khả năng đặc biệt giúp kiểm soát cơn đau, điển hình như trải nghiệm của chính tôi lúc sinh con.
Trong một nghiên cứu gần đây, các bệnh nhân phải phẫu thuật cột sống được hướng dẫn nghe nhạc tự chọn vào buổi tối trước khi phẫu thuật cho đến ngày thứ 2 sau khi mổ. Khi kiểm tra thấy mức độ đau của nhóm được nghe nhạc ít hơn đáng kể.
Lý do tại sao âm nhạc có thể giảm đau chưa được giải thích rõ ràng, tuy nhiên tác dụng tăng tiết dopamine có thể đóng vai trò nhất định. Bên cạnh đó căng thẳng và đau đớn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên tác dụng giảm stress của âm nhạc cũng phần nào giải thích được lý do giảm đau.
3. Tăng cường chức năng miễn dịch.
Nghe nhạc có thể giúp ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm. Một số nghiên cứu đã cho thấy điều này.
Các nghiên cứu ở trường đại học Wilkers phát hiện âm nhạc có ảnh hưởng đến nồng độ IgA – một loại kháng thể quan trọng, được hệ miễn dịch ưu tiên sử dụng đầu tiên khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh.
Khảo sát được thực hiện với các sinh viên đại học có mức IgA được đo trước và sau 30 phút tiếp xúc với 4 điều kiện sau: nghe tiếng nhấp chuột máy tính, nghe chương trình phát thanh, một băng nhạc nhẹ nhàng và không nghe gì cả.
Kết quả cho thấy, những học sinh tiếp xúc với âm nhạc nhẹ nhàng đã tăng đáng kể lượng IgA trong máu so với 3 nhóm còn lại, điều này chứng tỏ chỉ có âm nhạc (chứ không phải âm thanh khác) mới có khả năng cải thiện miễn dịch.
Theo một phân tích năm 2013, tác giả Daniel Levitin đã ghi chú trong bài nghiên cứu của ông:
”Tôi nghĩ rằng hiệu quả của âm nhạc như một liều thuốc tự nhiên, rẻ tiền, không có tác dụng phụ như nhiều dược phẩm trên thị trường”.
4. Âm nhạc làm tăng cường trí nhớ
Cậu con trai đang ở tuổi mới lớn của tôi luôn nghe nhạc trong khi học bài. Thay vì làm nó phân tâm, con tôi tuyên bố rằng nghe nhạc giúp cậu nhớ bài lâu hơn bình thường. Thưởng thức âm nhạc sẽ giải phóng dopamine liên quan mật thiết đến học tập và trí nhớ.
Trong một nghiên cứu được công bố năm 2015, các sinh viên tại Hungary đã được yêu cầu nói các ngôn ngữ khác theo cách như sau: nhóm 1 nói bình thường, nhóm 2 nói chuyện một cách nhịp nhàng, nhóm 3 hát các cụm từ. Sau đó, khi được yêu cầu nhớ lại các cụm từ ngoại ngữ, nhóm hát nhớ chính xác hơn 2 nhóm còn lại.
Một nghiên cứu khác, ở bệnh nhân sa sút trí tuệ và những người chăm sóc cũng được chia ra làm 3 nhóm: một nhóm được huấn luyện ca hát, một nhóm nghe nhạc và nhóm còn lại không làm gì. Sau 10 tuần, kiểm tra lại thấy rằng ở nhóm ca hát và nghe nhạc có sự cải thiện đáng kể tâm trạng, định hướng không gian và trí nhớ.
Mặt khác đối với nhóm còn lại, khả năng chú ý, khả năng kiểm soát, cũng như phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho kết quả kém hơn. Các nghiên cứu đó đã khuyến khích một phong trào ứng dụng âm nhạc vào chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ và hiện tại vẫn đang bước đầu thực hiện bởi các tổ chức về âm nhạc và tâm thần.
5. Âm nhạc giúp tập thể dục hiệu quả hơn
Có bao nhiêu người trong chúng ta thường nghe nhạc rock n roll hay các loại nhạc nhẹ khác trong khi tập thể dục? Các nghiên cứu đã chỉ ra: Âm nhạc giúp chúng ta có thêm động lực và hăng hái hơn khi tập thể dục.
Các nhà nghiên cứu ở Anh đã thực hiện một thử nghiệm, họ tuyển 30 người tình nguyện chia làm 3 nhóm: nhóm 1 nghe những bài nhạc dành cho thể dục, nhóm 2 nghe nhạc bình thường và nhóm 3 không nghe nhạc.
Sau đó cho họ đi bộ trên máy đến khi kiệt sức. Kết quả cho thấy cả hai nhóm nghe nhạc có thể đi bộ được quãng đường xa hơn nhóm không được nghe. Đặc biệt đối với nhóm nghe nhạc dành cho thể dục sau thử nghiệm họ cảm thấy dễ chịu hơn và đi được quãng đường xa hơn 2 nhóm còn lại.
Trong một nghiên cứu khác, thực hiện đo mức độ tiêu thụ oxy đối với người đạp xe khi được nghe nhiều nhịp nhạc khác nhau. Kết quả cho thấy khi tập thể thao nên nghe nhạc có nhịp điệu nhanh, mạnh và đồng bộ với các động tác, cơ thể sẽ sử dụng oxy hiệu quả hơn so với nghe bản nhạc có nhịp điệu chậm và không đều.
Theo 2 nhà nghiên cứu thể thao Peter Terry và Costas Karageorghis: “Âm nhạc có khả năng tăng cường sự chú ý, tạo ra nhiều xúc cảm, nâng cao tinh thần, thay đổi hay điều chỉnh tâm trạng, khơi lại ký ức, tăng sản lượng công việc, giảm ức chế, làm động tác trở nên nhịp nhàng – tất cả đều có tiềm năng ứng dụng trong thể dục và thể thao”.
Hoàng An, theo Huffington Post
Âm nhạc và 5 lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe chúng ta
Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học uy tín đã chứng minh âm nhạc có thể cải thiện sức khỏe tinh thần cũng như thể chất vật lý của chúng ta một cách đầy kinh ngạc. Những chia sẻ và trải nghiệm thực tế của tác giả Jill Suttie dưới đây sẽ cho bạn thấy rõ hơn điều này.
Khi sinh đứa con đầu lòng, tôi đã nghe vài bài nhạc cổ điển trong bệnh viện. Tôi nhận ra âm nhạc đã giúp tôi bình tĩnh lại và quên đi sự đau đớn. Bạn cũng có thể dùng âm nhạc để đánh lạc hướng mình khỏi những nỗi đau về thể xác hay vết thương trong tinh thần.
Có lẽ bạn cũng từng nghe nhạc trong lúc học hành hay làm việc với hy vọng điều này sẽ giúp tăng hiệu suất của bạn. Dù ta có thể cảm nhận được bằng cách nào đó âm nhạc giúp mình cảm thấy tốt hơn, nhưng chỉ gần đây khoa học mới tìm ra được lý do tại sao âm nhạc lại làm được nhiều điều như vậy.
Các chuyên gia thần kinh học đã phát hiện việc nghe nhạc làm tăng cảm xúc tích cực của não bộ. Thông qua các trung tâm hưng phấn được kích thích, một lượng dopamine được chế tiết ra, giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.
Nghe nhạc còn giúp các trung tâm khác của não bộ trở nên minh mẫn hơn, hầu như không còn vùng nào bị ức chế, điều này cho thấy hiệu quả trên diện rộng của âm nhạc và tiềm năng của nó.
Dưới đây là 5 cách mà âm nhạc đã ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta:
1. Âm nhạc làm giảm căng thẳng và lo âu.
Lựa chọn mang âm nhạc vào phòng sinh của tôi có lẽ là một điều sáng suốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra, các bài nhạc có nhịp độ chậm rãi với âm vực thấp, không lời và không có âm thanh của những nhạc cụ chói tai sẽ giúp chúng ta bình tĩnh hơn, ngay cả khi đang trong những lúc căng thẳng và đau đớn.
Âm nhạc có thể ngăn chặn sự leo thang của lo lắng, một yếu tố gây tăng nhịp tim và huyết áp tâm thu, làm giảm cortisol – nhân tố gây ra những biểu hiện của stress.
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện những bệnh nhân nghe nhạc sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đã giảm đáng kể nồng độ cortisol huyết tương và cần ít thuốc giảm đau hơn.
Biễu diễn âm nhạc so với nghe nhạc cũng có tác dụng tương tự. Trong nghiên cứu các ca sĩ hợp xướng, việc hát cùng nhau một bài hát khiến họ có xu hướng đồng bộ về nhịp tim và hơi thở, tạo ra tác dụng thư giãn trên toàn bộ nhóm.
2. Âm nhạc giúp giảm đau.
Âm nhạc có khả năng đặc biệt giúp kiểm soát cơn đau, điển hình như trải nghiệm của chính tôi lúc sinh con.
Trong một nghiên cứu gần đây, các bệnh nhân phải phẫu thuật cột sống được hướng dẫn nghe nhạc tự chọn vào buổi tối trước khi phẫu thuật cho đến ngày thứ 2 sau khi mổ. Khi kiểm tra thấy mức độ đau của nhóm được nghe nhạc ít hơn đáng kể.
Lý do tại sao âm nhạc có thể giảm đau chưa được giải thích rõ ràng, tuy nhiên tác dụng tăng tiết dopamine có thể đóng vai trò nhất định. Bên cạnh đó căng thẳng và đau đớn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên tác dụng giảm stress của âm nhạc cũng phần nào giải thích được lý do giảm đau.
3. Tăng cường chức năng miễn dịch.
Nghe nhạc có thể giúp ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm. Một số nghiên cứu đã cho thấy điều này.
Các nghiên cứu ở trường đại học Wilkers phát hiện âm nhạc có ảnh hưởng đến nồng độ IgA – một loại kháng thể quan trọng, được hệ miễn dịch ưu tiên sử dụng đầu tiên khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh.
Khảo sát được thực hiện với các sinh viên đại học có mức IgA được đo trước và sau 30 phút tiếp xúc với 4 điều kiện sau: nghe tiếng nhấp chuột máy tính, nghe chương trình phát thanh, một băng nhạc nhẹ nhàng và không nghe gì cả.
Kết quả cho thấy, những học sinh tiếp xúc với âm nhạc nhẹ nhàng đã tăng đáng kể lượng IgA trong máu so với 3 nhóm còn lại, điều này chứng tỏ chỉ có âm nhạc (chứ không phải âm thanh khác) mới có khả năng cải thiện miễn dịch.
Theo một phân tích năm 2013, tác giả Daniel Levitin đã ghi chú trong bài nghiên cứu của ông:
”Tôi nghĩ rằng hiệu quả của âm nhạc như một liều thuốc tự nhiên, rẻ tiền, không có tác dụng phụ như nhiều dược phẩm trên thị trường”.
4. Âm nhạc làm tăng cường trí nhớ
Cậu con trai đang ở tuổi mới lớn của tôi luôn nghe nhạc trong khi học bài. Thay vì làm nó phân tâm, con tôi tuyên bố rằng nghe nhạc giúp cậu nhớ bài lâu hơn bình thường. Thưởng thức âm nhạc sẽ giải phóng dopamine liên quan mật thiết đến học tập và trí nhớ.
Trong một nghiên cứu được công bố năm 2015, các sinh viên tại Hungary đã được yêu cầu nói các ngôn ngữ khác theo cách như sau: nhóm 1 nói bình thường, nhóm 2 nói chuyện một cách nhịp nhàng, nhóm 3 hát các cụm từ. Sau đó, khi được yêu cầu nhớ lại các cụm từ ngoại ngữ, nhóm hát nhớ chính xác hơn 2 nhóm còn lại.
Một nghiên cứu khác, ở bệnh nhân sa sút trí tuệ và những người chăm sóc cũng được chia ra làm 3 nhóm: một nhóm được huấn luyện ca hát, một nhóm nghe nhạc và nhóm còn lại không làm gì. Sau 10 tuần, kiểm tra lại thấy rằng ở nhóm ca hát và nghe nhạc có sự cải thiện đáng kể tâm trạng, định hướng không gian và trí nhớ.
Mặt khác đối với nhóm còn lại, khả năng chú ý, khả năng kiểm soát, cũng như phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho kết quả kém hơn. Các nghiên cứu đó đã khuyến khích một phong trào ứng dụng âm nhạc vào chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ và hiện tại vẫn đang bước đầu thực hiện bởi các tổ chức về âm nhạc và tâm thần.
5. Âm nhạc giúp tập thể dục hiệu quả hơn
Có bao nhiêu người trong chúng ta thường nghe nhạc rock n roll hay các loại nhạc nhẹ khác trong khi tập thể dục? Các nghiên cứu đã chỉ ra: Âm nhạc giúp chúng ta có thêm động lực và hăng hái hơn khi tập thể dục.
Các nhà nghiên cứu ở Anh đã thực hiện một thử nghiệm, họ tuyển 30 người tình nguyện chia làm 3 nhóm: nhóm 1 nghe những bài nhạc dành cho thể dục, nhóm 2 nghe nhạc bình thường và nhóm 3 không nghe nhạc.
Sau đó cho họ đi bộ trên máy đến khi kiệt sức. Kết quả cho thấy cả hai nhóm nghe nhạc có thể đi bộ được quãng đường xa hơn nhóm không được nghe. Đặc biệt đối với nhóm nghe nhạc dành cho thể dục sau thử nghiệm họ cảm thấy dễ chịu hơn và đi được quãng đường xa hơn 2 nhóm còn lại.
Trong một nghiên cứu khác, thực hiện đo mức độ tiêu thụ oxy đối với người đạp xe khi được nghe nhiều nhịp nhạc khác nhau. Kết quả cho thấy khi tập thể thao nên nghe nhạc có nhịp điệu nhanh, mạnh và đồng bộ với các động tác, cơ thể sẽ sử dụng oxy hiệu quả hơn so với nghe bản nhạc có nhịp điệu chậm và không đều.
Theo 2 nhà nghiên cứu thể thao Peter Terry và Costas Karageorghis: “Âm nhạc có khả năng tăng cường sự chú ý, tạo ra nhiều xúc cảm, nâng cao tinh thần, thay đổi hay điều chỉnh tâm trạng, khơi lại ký ức, tăng sản lượng công việc, giảm ức chế, làm động tác trở nên nhịp nhàng – tất cả đều có tiềm năng ứng dụng trong thể dục và thể thao”.
Hoàng An, theo Huffington Post