Kinh Đời

Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

xxx


PhoVai
Hai bữa nay, nhiều anh chị em than phiền cái bảng "Phố vải Soái Kình Lâm" (xem ảnh). Họ than phiền là đúng, vì lâu nay cái chỗ đó đã và vẫn luôn được người Sài Gòn gọi là "Chợ vải Soái Kình Lâm,” trong tương quan với Chợ thuốc lá Học Lạc, Chợ phụ tùng xe Tân Thành, Chợ phụ kiện may Đại Quang Minh, Chợ thuốc Hải Thượng Lãng Ông...  trong nguyên cái cụm Chợ Lớn (tức là cái chợ Bình Tây á).

 

Người Sài Gòn không gọi "phố." Ở Sài Gòn cũng không có phố, chỉ có "đường" và "xa lộ" (là mấy tuyến đường lớn, đi xa, kiểu như Xa lộ Đại Hàn, Xa lộ Hà Nội…).

 

Nếu ở Hà Nội người ta gọi theo cặp "phố" và "ngõ" (Như trong bài hát "Hà Nội và tôi" có câu” "Ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó/ Đêm lặng nghe trong gió tiếng sông Hồng thở than") thì ở Huế là "đường" và "kiệt,” Sài Gòn là "đường" và "hẻm.” Đó gọi là sự đa dạng trong thống nhất, là bản sắc, cho thấy được nét đặc trưng riêng biệt của đất và người.

 

Cái rồi đùng một cái, giữa Sài Gòn mọc ra cái "Phố đi bộ Nguyễn Huệ,” rồi "Phố đi bộ Bùi Viện" là những thứ hết sức xa lạ với người Sài Gòn. Rồi bây giờ là "Phố vải Soái Kình Lâm.

 

Ngôn ngữ ấy mà.  Nó chỉ đơn giản là một hệ thống tín hiệu để truyền đạt thông điệp và tư duy. Chẳng hạn như ngày đó, khi còn ở trường đại học (ý là khoe hồi xưa tui có đi học nha), trong giờ học tiếng Tàu, có bạn cắc cớ hỏi thầy:

 

- “Chứ "Sao 'dzùe nạn' là 'Việt Nam' mà không phải là chữ khác?”

 

Thầy tui lại cốc đầu bạn một phát, kêu:

 

- "Qua bên Tàu mà hỏi.”

 

Thế nên tại sao lại là "phố" mà không phải "đường,” sao là "hẻm" mà không phải "kiệt" là câu hỏi không thể trả lời được trong Ngôn ngữ học, nhưng chắc chắn những từ ngữ đó được cộng đồng ấy hiểu và ngôn ngữ chính xác là để những người khác nhau hiểu được nhau. Chứ nói mà không hiểu nhau thì nói làm quái gì.

 

Khi tương cái bản "phố vải" lên khu chợ Soái Kình Lâm, cái người viết ra nó, cái người duyệt nó chắc chắn đã không hề tôn trọng văn hóa bản địa và động tác ấy.  Sau vài năm nữa, sự đa dạng văn hóa, bản sắc văn hóa - thứ mà ngày nay thế giới đang chú trọng giữ gìn và đánh giá cao - sẽ bị triệt tiêu Nhiều năm sau nữa, các thế hệ tiếp theo ở Sài Gòn sẽ không còn biết, không còn nhớ cái "chợ vải,” những con "đường,” con "hẻm" nữa.

 

Xin kể nhanh thêm một chuyện. Nhỏ cháu gã, ôn tập môn sinh học, đọc vanh vách:

 

- "Muốn phòng chống bệnh sốt xuất huyết, phải diệt muỗi, diệt bọ gậy....”

 

Nghe ngứa tai, gã hỏi cháu:

 

- "Bọ gậy là con gì?”

 

Cháu đáp:

 

- "Dạ, con không biết."

 

Gã hỏi:

 

- "Con muỗi đẻ ra con gì?"

 

Cháu trả lời:

 

- "Dạ, con loăng quăng."

 

Một đứa trẻ ở Sài Gòn biết con loăng quăng, nhưng không biết “con bọ gậy” là gì;  nhưng phải học "diệt bọ gậy" thì nó làm sao có thể diệt cái con nó không hề biết?

 

Cũng như một dạo, người ta đặt bảng "vòng xuyến" ở mấy cái bùng binh khắp Sài Gòn. Báo chí cũng la rần rần đó, cộng đồng mạng cũng um sùm đó, nhưng họ không có nhận sai, nhất định không trả lại chữ "bùng binh" – chữ quen thuộc mà người Sài Gòn hiểu là cái vòng xoay; nơi giao nhau giữa nhiều con đường. Họ đặt lại bảng khác, lần này gọi đó là "nút giao.” Thế cũng xem là nhượng bộ dữ lắm rồi.

 

Cho nên, rồi thì những con "phố" sẽ xuất hiện khắp Sài Gòn, những con "đường,” cái "chợ vải" sẽ dần đi vào quá vãng. Nét đa dạng văn hóa, ngôn ngữ sẽ biến mất mà mai này có muốn phục hồi cũng khó.

 

Lại kể nhanh một chuyện khác. Phóng viên của gã có một bạn quê miền Tây, một bạn quê Tây Nguyên. Cái gã ở miền Tây, nói thì kêu là "ngàn" (đơn vị tính), nhưng viết lại là "nghìn.” Cô nàng Tây Nguyên vẫn kêu cái "muỗng,” nhưng viết lại là cái "thìa.” Kiểu vậy. Gã sửa miết sửa miết mà đâu vẫn hoàn đấy. Một ngày, gã đành bỏ cuộc - sửa vẫn sửa, nhưng không nhắc nữa. Gã tự nhủ:

 

Rồi một ngày, khi đám biên tập viên ‘già nua’ bọn gã đi về miền xa mây trắng, ngôn ngữ sẽ quy về một mối. Biết đâu lúc đó tụi nhỏ sẽ kêu ‘con rơi’ thay vì ‘con dơi’ như thuở nào trong bộ sách giáo khoa gì đó. À mà lúc đó gã Thành Nhân đã chết ngắc rồi, quan tâm chi nữa. Có muốn quan tâm cũng chẳng được.” 

 

Thôi mặc xác chúng đi!

 

Phạm Thành Nhân

 

Trần Văn Giang (ghi lại)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

xxx


PhoVai
Hai bữa nay, nhiều anh chị em than phiền cái bảng "Phố vải Soái Kình Lâm" (xem ảnh). Họ than phiền là đúng, vì lâu nay cái chỗ đó đã và vẫn luôn được người Sài Gòn gọi là "Chợ vải Soái Kình Lâm,” trong tương quan với Chợ thuốc lá Học Lạc, Chợ phụ tùng xe Tân Thành, Chợ phụ kiện may Đại Quang Minh, Chợ thuốc Hải Thượng Lãng Ông...  trong nguyên cái cụm Chợ Lớn (tức là cái chợ Bình Tây á).

 

Người Sài Gòn không gọi "phố." Ở Sài Gòn cũng không có phố, chỉ có "đường" và "xa lộ" (là mấy tuyến đường lớn, đi xa, kiểu như Xa lộ Đại Hàn, Xa lộ Hà Nội…).

 

Nếu ở Hà Nội người ta gọi theo cặp "phố" và "ngõ" (Như trong bài hát "Hà Nội và tôi" có câu” "Ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó/ Đêm lặng nghe trong gió tiếng sông Hồng thở than") thì ở Huế là "đường" và "kiệt,” Sài Gòn là "đường" và "hẻm.” Đó gọi là sự đa dạng trong thống nhất, là bản sắc, cho thấy được nét đặc trưng riêng biệt của đất và người.

 

Cái rồi đùng một cái, giữa Sài Gòn mọc ra cái "Phố đi bộ Nguyễn Huệ,” rồi "Phố đi bộ Bùi Viện" là những thứ hết sức xa lạ với người Sài Gòn. Rồi bây giờ là "Phố vải Soái Kình Lâm.

 

Ngôn ngữ ấy mà.  Nó chỉ đơn giản là một hệ thống tín hiệu để truyền đạt thông điệp và tư duy. Chẳng hạn như ngày đó, khi còn ở trường đại học (ý là khoe hồi xưa tui có đi học nha), trong giờ học tiếng Tàu, có bạn cắc cớ hỏi thầy:

 

- “Chứ "Sao 'dzùe nạn' là 'Việt Nam' mà không phải là chữ khác?”

 

Thầy tui lại cốc đầu bạn một phát, kêu:

 

- "Qua bên Tàu mà hỏi.”

 

Thế nên tại sao lại là "phố" mà không phải "đường,” sao là "hẻm" mà không phải "kiệt" là câu hỏi không thể trả lời được trong Ngôn ngữ học, nhưng chắc chắn những từ ngữ đó được cộng đồng ấy hiểu và ngôn ngữ chính xác là để những người khác nhau hiểu được nhau. Chứ nói mà không hiểu nhau thì nói làm quái gì.

 

Khi tương cái bản "phố vải" lên khu chợ Soái Kình Lâm, cái người viết ra nó, cái người duyệt nó chắc chắn đã không hề tôn trọng văn hóa bản địa và động tác ấy.  Sau vài năm nữa, sự đa dạng văn hóa, bản sắc văn hóa - thứ mà ngày nay thế giới đang chú trọng giữ gìn và đánh giá cao - sẽ bị triệt tiêu Nhiều năm sau nữa, các thế hệ tiếp theo ở Sài Gòn sẽ không còn biết, không còn nhớ cái "chợ vải,” những con "đường,” con "hẻm" nữa.

 

Xin kể nhanh thêm một chuyện. Nhỏ cháu gã, ôn tập môn sinh học, đọc vanh vách:

 

- "Muốn phòng chống bệnh sốt xuất huyết, phải diệt muỗi, diệt bọ gậy....”

 

Nghe ngứa tai, gã hỏi cháu:

 

- "Bọ gậy là con gì?”

 

Cháu đáp:

 

- "Dạ, con không biết."

 

Gã hỏi:

 

- "Con muỗi đẻ ra con gì?"

 

Cháu trả lời:

 

- "Dạ, con loăng quăng."

 

Một đứa trẻ ở Sài Gòn biết con loăng quăng, nhưng không biết “con bọ gậy” là gì;  nhưng phải học "diệt bọ gậy" thì nó làm sao có thể diệt cái con nó không hề biết?

 

Cũng như một dạo, người ta đặt bảng "vòng xuyến" ở mấy cái bùng binh khắp Sài Gòn. Báo chí cũng la rần rần đó, cộng đồng mạng cũng um sùm đó, nhưng họ không có nhận sai, nhất định không trả lại chữ "bùng binh" – chữ quen thuộc mà người Sài Gòn hiểu là cái vòng xoay; nơi giao nhau giữa nhiều con đường. Họ đặt lại bảng khác, lần này gọi đó là "nút giao.” Thế cũng xem là nhượng bộ dữ lắm rồi.

 

Cho nên, rồi thì những con "phố" sẽ xuất hiện khắp Sài Gòn, những con "đường,” cái "chợ vải" sẽ dần đi vào quá vãng. Nét đa dạng văn hóa, ngôn ngữ sẽ biến mất mà mai này có muốn phục hồi cũng khó.

 

Lại kể nhanh một chuyện khác. Phóng viên của gã có một bạn quê miền Tây, một bạn quê Tây Nguyên. Cái gã ở miền Tây, nói thì kêu là "ngàn" (đơn vị tính), nhưng viết lại là "nghìn.” Cô nàng Tây Nguyên vẫn kêu cái "muỗng,” nhưng viết lại là cái "thìa.” Kiểu vậy. Gã sửa miết sửa miết mà đâu vẫn hoàn đấy. Một ngày, gã đành bỏ cuộc - sửa vẫn sửa, nhưng không nhắc nữa. Gã tự nhủ:

 

Rồi một ngày, khi đám biên tập viên ‘già nua’ bọn gã đi về miền xa mây trắng, ngôn ngữ sẽ quy về một mối. Biết đâu lúc đó tụi nhỏ sẽ kêu ‘con rơi’ thay vì ‘con dơi’ như thuở nào trong bộ sách giáo khoa gì đó. À mà lúc đó gã Thành Nhân đã chết ngắc rồi, quan tâm chi nữa. Có muốn quan tâm cũng chẳng được.” 

 

Thôi mặc xác chúng đi!

 

Phạm Thành Nhân

 

Trần Văn Giang (ghi lại)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm