Tin nóng trong ngày
Ấn, VN, Phi, Nhật, Úc, Mỹ... Trần Khải
Trong khi đó, bản thân Trung Quốc không từ chối bất kỳ hành vi nào trong việc chiếm chủ quyền 90% Biển Đông.
Trong khi đó, bản thân Trung Quốc không từ chối bất kỳ hành vi nào trong việc chiếm chủ quyền 90% Biển Đông, bất kẻ mọi chuyện khác và bất kể mọi người khác.
Báo NDTV có bản tin kể rằng TQ đã sử dụng báo chí để tấn công hành lang hàng không mới của Ấn Độ với Afghanistan.
Tại sao? Có phải Trung Quốc cũng đang chiếm lĩnh bầu trời Hy Mã Lạp Sơn?
Báo Global Times, một tờ quốc doanh từ Bắc Kinh, nói rằng hành lang hàng không vừa khai trương tuần qua của Ấn Độ là để chặn họng TQ trên hành lang kinh tế trị giá 54 tỷ USD chạy xuyên Pakistan tới vùng Kashmir do Ấn Độ chiếm..
Hàng lang đường bay này cho Ấn Độ và Afghanistan trao đổi hàng hóa trong khi vượt qua Pakistan.
Chặn họng Trung Quốc?
Có vẻ như Ấn Độ đang nghĩ tới độc chiêu này.
Ấn Độ, theo báo NDTV, đang làm việc chung với Afghanistan và Iran để xây hải cảng Chabahar, nơi sẽ cho Ấn Độ mở một hành lang vận chuyển hàng tới các quốc gia Trung Á mà vòng qua Pakistan.
Cảng Chabahar năm trong Iran, chỉ 60 dặm cách hải cảng Gwadar trong Pakistan, nơi TQ đang xây dựng.
Ấn Độ cam kết bơm 500 triệu đô để xây hải cảng Chabahar sau khi cấm vận Iran được gỡ lên, sau khi Iran chịu giảm chương trình nguyên tử trong năm 2015.
Nghĩa là, thế trận cận chiến áp sát của hai cao thủ TQ và Ấn Độ: anh xây cảng ở Pakistan, tôi liền xây cảng áp sát trên lãnh thổ Iran.
Trong khi đó, bản tin RFI đưa cái nhìn từ Hoa Kỳ: Trung Quốc lo ngại về các hợp đồng quốc phòng Mỹ-Ấn.
Bản tin RFI nói rằng Trung Quốc hiện đang theo dõi rất sát chuyến đi thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đặc biệt là những hợp đồng về quốc phòng giữa hai nước, trong đó có hợp đồng cung cấp máy bay không người lái của Mỹ cho Ấn Độ.
Ngày 26/06/2017, thủ tướng Modi lần đầu tiên gặp tổng thống Donald Trump trong bối cảnh Ấn Độ và Hoa Kỳ đã thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược kể từ khi ông Modi lên cầm quyền, tuy hai nước chưa phải là đồng minh. Dĩ nhiên ông Modi hy vọng là quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục nồng ấm giống như dưới thời Obama, nhưng trước mắt ông sẽ cố thiết lập một mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với ông Donald Trump.
Hai nhà lãnh đạo chắc cũng sẽ bàn về hợp đồng bán và chuyển giao công nghệ chiến đấu cơ phản lực của Mỹ cho Ấn Độ. Tuy nhiên, theo một chiến lược gia Trung Quốc tại Bắc Kinh được tờ Hindustan Times (26/07/2017) trích dẫn, Bắc Kinh không mấy lo lắng về việc Washington chuyển giao công nghệ sản xuất chiến đấu cơ F-16, vì dù sao đây cũng chiến đấu cơ đời cũ.
Điều làm cho Trung Quốc quan ngại nhất là khả năng Hoa Kỳ cung cấp các máy bay không người lái cho Ấn Độ. Theo chiến lược gia này, hợp đồng đó mang tính biểu tượng hơn là hợp đồng F-16 và sẽ giúp nâng cao khả năng giám sát của New Delhi ở vùng Ấn Độ Dương và như vậy Ấn Độ sẽ theo dõi sát hơn mọi di chuyển của tàu Trung Quốc tại vùng biển này.
Một số tờ báo loan tin là chính phủ Mỹ đã bật đèn xanh cho hợp đồng bán 22 chiếc máy bay không người lái Guardian MQ-9B, trị giá tổng cộng 2 tỷ đôla, mà Ấn Độ muốn trang bị cho lực lượng hải quân của họ. Hãng tin Reuters trước đó cho biết New Delhi xem hợp đồng này là một trắc nghiệm quan trọng cho quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn.
RFI ghi rằng Bắc Kinh nghĩ rằng Hoa Kỳ đang muốn dùng Ấn Độ để kềm chế, «bao vây» Trung Quốc. Hôm thứ Sáu 23/06, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã yêu cầu Washington và New Delhi «không làm ảnh hưởng đến hòa bình ở vùng Biển Đông», yêu cầu hai nước này nên đóng «vai trò xây dựng» trong những tranh chấp chủ quyền hơn là làm cho các tranh chấp đó trầm trọng. Bắc Kinh đã ra tuyên bố như trên vì biết chắc là hồ sơ này sẽ được đề cập đến trong cuộc gặp gỡ Trump-Modi lần này.
Trong khi đó, một bản tin VOA ghi rằng hãng tin Reuters cho hay hải quân Việt Nam và Philippines mới đây chơi bóng đá, bóng chuyền và kéo co với nhau trên một đảo ở Biển Đông.
Đây là những cuộc thi đấu giao hữu mới nhất giữa hai nước có quan ngại về động thái đòi chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển trong vòng tranh chấp.
Cuộc giao đấu này là lần thứ ba hai bên thực hiện hoạt động như vậy kể từ năm 2014.
Hải quân Philippines cho biết các đội thi đấu có người của hai bên trộn lẫn với nhau. Họ đã đấu hôm 22/6 trên đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa. Cách đây hơn 4 thập niên, Philippines từng kiểm soát đảo này. Nay đảo thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam.
Tin của Reuters nói các cuộc giao đấu nằm trong số các cuộc giao lưu giữa hai nước, ngầm thể hiện sự đoàn kết của họ trước việc Bắc Kinh ngày càng bành trướng hiện diện, cũng như các dấu hiệu về việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Trong khi đó, bản tin BBC ghi lời một chuyên gia rằng TQ lo ngại vì Việt Nam chuẩn bị múc dầu.
Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Bill Hayton, tác giả cuốn "Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á" (2014), hiện ở Anh Quốc, nhận định:
“Bill Hayton: Trung Quốc quan ngại về hai dự án khai thác ngoài khơi cụ thể của Việt Nam. Đó là dự án Mỏ Cá Voi Xanh của ExxonMobil trong lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và dự án Cá Rồng Đỏ ở lô 136-03 hợp tác với Talisman.
Exxon trước đây đã chống lại sức ép của Trung Quốc. Talisman của Canada cũng bỏ qua yêu cầu ngừng hoạt động của Trung Quốc. Tuy nhiên, năm 2015 Repsol của Tây Ban Nha đã mua lại Talisman. Không rõ Repsol sẽ cứng rắn thế nào trước sức ép Trung Quốc.
Theo thông tin chính thức, Repsol có liên doanh với Sinopec ở Biển Bắc và Brazil. Việc này có thể giúp bảo vệ Repsol trước sức ép của nhà nước Trung Quốc.
Talisman-Vietnam (công ty địa phương vẫn giữ tên cũ cả sau vụ mua lại) đã khoan thăm dò ở lô 136-3 cuối năm 2014, và đã tìm cách khoan định giá kể từ thời gian đó. Lô 136-03 ở cạnh các giếng dầu của Talisman ở lô 07-03, cách bờ biển đông nam của Việt Nam khoảng 450 cây số - ở ngay sát rìa vùng đ...ặc quyền kinh tế Việt Nam
Trung Quốc thì đã bán quyền khai thác cùng khu này, mà họ gọi là Wan-an Bei 21 - cho một công ty Mỹ Crestone năm 1992. Rồi một công ty đặt ở Hong Kong, Brightoil, lại mua lại quyền này tháng Bảy 2014. Một số giám đốc trong Brightoil là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chính phủ Việt Nam đã từng từ chối nhiều đề nghị để tránh làm phật lòng Trung Quốc. Tuy vậy, theo tôi biết, gần đây Việt Nam lại cho phép. Vì thế chính phủ Trung Quốc mới giận như vậy.
Tướng Phạm Trường Long đã thăm Tây Ban Nha trước khi đến Việt Nam. Rất ít thông tin được công bố, nhưng sẽ không ngạc nhiên nếu ông ấy yêu cầu Tây Ban Nha gây sức ép buộc Repsol từ bỏ dự án.”
Nghĩa là, nhà nước Việt Nam cứng rắn với Trung Quốc? Hà Nội không bán nước?
Thế cờ chưa biết sẽ dẫn tới đâu... nhưng tình hình Ấn Độ xuất hiện nhiều hơn ở Afghanistan và Iran cũng là một dấu hiệu về lâu dài sẽ có lợi cho Việt Nam. Và nếu Ấn Độ xuất hiện ở Biển Đông, bên cạnh Nhật, Mỹ, Úc, Phi... sẽ là cơ may tuyệt vời cho VN.
HP chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Ấn, VN, Phi, Nhật, Úc, Mỹ... Trần Khải
Trong khi đó, bản thân Trung Quốc không từ chối bất kỳ hành vi nào trong việc chiếm chủ quyền 90% Biển Đông.
Trong khi đó, bản thân Trung Quốc không từ chối bất kỳ hành vi nào trong việc chiếm chủ quyền 90% Biển Đông, bất kẻ mọi chuyện khác và bất kể mọi người khác.
Báo NDTV có bản tin kể rằng TQ đã sử dụng báo chí để tấn công hành lang hàng không mới của Ấn Độ với Afghanistan.
Tại sao? Có phải Trung Quốc cũng đang chiếm lĩnh bầu trời Hy Mã Lạp Sơn?
Báo Global Times, một tờ quốc doanh từ Bắc Kinh, nói rằng hành lang hàng không vừa khai trương tuần qua của Ấn Độ là để chặn họng TQ trên hành lang kinh tế trị giá 54 tỷ USD chạy xuyên Pakistan tới vùng Kashmir do Ấn Độ chiếm..
Hàng lang đường bay này cho Ấn Độ và Afghanistan trao đổi hàng hóa trong khi vượt qua Pakistan.
Chặn họng Trung Quốc?
Có vẻ như Ấn Độ đang nghĩ tới độc chiêu này.
Ấn Độ, theo báo NDTV, đang làm việc chung với Afghanistan và Iran để xây hải cảng Chabahar, nơi sẽ cho Ấn Độ mở một hành lang vận chuyển hàng tới các quốc gia Trung Á mà vòng qua Pakistan.
Cảng Chabahar năm trong Iran, chỉ 60 dặm cách hải cảng Gwadar trong Pakistan, nơi TQ đang xây dựng.
Ấn Độ cam kết bơm 500 triệu đô để xây hải cảng Chabahar sau khi cấm vận Iran được gỡ lên, sau khi Iran chịu giảm chương trình nguyên tử trong năm 2015.
Nghĩa là, thế trận cận chiến áp sát của hai cao thủ TQ và Ấn Độ: anh xây cảng ở Pakistan, tôi liền xây cảng áp sát trên lãnh thổ Iran.
Trong khi đó, bản tin RFI đưa cái nhìn từ Hoa Kỳ: Trung Quốc lo ngại về các hợp đồng quốc phòng Mỹ-Ấn.
Bản tin RFI nói rằng Trung Quốc hiện đang theo dõi rất sát chuyến đi thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đặc biệt là những hợp đồng về quốc phòng giữa hai nước, trong đó có hợp đồng cung cấp máy bay không người lái của Mỹ cho Ấn Độ.
Ngày 26/06/2017, thủ tướng Modi lần đầu tiên gặp tổng thống Donald Trump trong bối cảnh Ấn Độ và Hoa Kỳ đã thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược kể từ khi ông Modi lên cầm quyền, tuy hai nước chưa phải là đồng minh. Dĩ nhiên ông Modi hy vọng là quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục nồng ấm giống như dưới thời Obama, nhưng trước mắt ông sẽ cố thiết lập một mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với ông Donald Trump.
Hai nhà lãnh đạo chắc cũng sẽ bàn về hợp đồng bán và chuyển giao công nghệ chiến đấu cơ phản lực của Mỹ cho Ấn Độ. Tuy nhiên, theo một chiến lược gia Trung Quốc tại Bắc Kinh được tờ Hindustan Times (26/07/2017) trích dẫn, Bắc Kinh không mấy lo lắng về việc Washington chuyển giao công nghệ sản xuất chiến đấu cơ F-16, vì dù sao đây cũng chiến đấu cơ đời cũ.
Điều làm cho Trung Quốc quan ngại nhất là khả năng Hoa Kỳ cung cấp các máy bay không người lái cho Ấn Độ. Theo chiến lược gia này, hợp đồng đó mang tính biểu tượng hơn là hợp đồng F-16 và sẽ giúp nâng cao khả năng giám sát của New Delhi ở vùng Ấn Độ Dương và như vậy Ấn Độ sẽ theo dõi sát hơn mọi di chuyển của tàu Trung Quốc tại vùng biển này.
Một số tờ báo loan tin là chính phủ Mỹ đã bật đèn xanh cho hợp đồng bán 22 chiếc máy bay không người lái Guardian MQ-9B, trị giá tổng cộng 2 tỷ đôla, mà Ấn Độ muốn trang bị cho lực lượng hải quân của họ. Hãng tin Reuters trước đó cho biết New Delhi xem hợp đồng này là một trắc nghiệm quan trọng cho quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn.
RFI ghi rằng Bắc Kinh nghĩ rằng Hoa Kỳ đang muốn dùng Ấn Độ để kềm chế, «bao vây» Trung Quốc. Hôm thứ Sáu 23/06, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã yêu cầu Washington và New Delhi «không làm ảnh hưởng đến hòa bình ở vùng Biển Đông», yêu cầu hai nước này nên đóng «vai trò xây dựng» trong những tranh chấp chủ quyền hơn là làm cho các tranh chấp đó trầm trọng. Bắc Kinh đã ra tuyên bố như trên vì biết chắc là hồ sơ này sẽ được đề cập đến trong cuộc gặp gỡ Trump-Modi lần này.
Trong khi đó, một bản tin VOA ghi rằng hãng tin Reuters cho hay hải quân Việt Nam và Philippines mới đây chơi bóng đá, bóng chuyền và kéo co với nhau trên một đảo ở Biển Đông.
Đây là những cuộc thi đấu giao hữu mới nhất giữa hai nước có quan ngại về động thái đòi chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển trong vòng tranh chấp.
Cuộc giao đấu này là lần thứ ba hai bên thực hiện hoạt động như vậy kể từ năm 2014.
Hải quân Philippines cho biết các đội thi đấu có người của hai bên trộn lẫn với nhau. Họ đã đấu hôm 22/6 trên đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa. Cách đây hơn 4 thập niên, Philippines từng kiểm soát đảo này. Nay đảo thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam.
Tin của Reuters nói các cuộc giao đấu nằm trong số các cuộc giao lưu giữa hai nước, ngầm thể hiện sự đoàn kết của họ trước việc Bắc Kinh ngày càng bành trướng hiện diện, cũng như các dấu hiệu về việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Trong khi đó, bản tin BBC ghi lời một chuyên gia rằng TQ lo ngại vì Việt Nam chuẩn bị múc dầu.
Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Bill Hayton, tác giả cuốn "Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á" (2014), hiện ở Anh Quốc, nhận định:
“Bill Hayton: Trung Quốc quan ngại về hai dự án khai thác ngoài khơi cụ thể của Việt Nam. Đó là dự án Mỏ Cá Voi Xanh của ExxonMobil trong lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và dự án Cá Rồng Đỏ ở lô 136-03 hợp tác với Talisman.
Exxon trước đây đã chống lại sức ép của Trung Quốc. Talisman của Canada cũng bỏ qua yêu cầu ngừng hoạt động của Trung Quốc. Tuy nhiên, năm 2015 Repsol của Tây Ban Nha đã mua lại Talisman. Không rõ Repsol sẽ cứng rắn thế nào trước sức ép Trung Quốc.
Theo thông tin chính thức, Repsol có liên doanh với Sinopec ở Biển Bắc và Brazil. Việc này có thể giúp bảo vệ Repsol trước sức ép của nhà nước Trung Quốc.
Talisman-Vietnam (công ty địa phương vẫn giữ tên cũ cả sau vụ mua lại) đã khoan thăm dò ở lô 136-3 cuối năm 2014, và đã tìm cách khoan định giá kể từ thời gian đó. Lô 136-03 ở cạnh các giếng dầu của Talisman ở lô 07-03, cách bờ biển đông nam của Việt Nam khoảng 450 cây số - ở ngay sát rìa vùng đ...ặc quyền kinh tế Việt Nam
Trung Quốc thì đã bán quyền khai thác cùng khu này, mà họ gọi là Wan-an Bei 21 - cho một công ty Mỹ Crestone năm 1992. Rồi một công ty đặt ở Hong Kong, Brightoil, lại mua lại quyền này tháng Bảy 2014. Một số giám đốc trong Brightoil là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chính phủ Việt Nam đã từng từ chối nhiều đề nghị để tránh làm phật lòng Trung Quốc. Tuy vậy, theo tôi biết, gần đây Việt Nam lại cho phép. Vì thế chính phủ Trung Quốc mới giận như vậy.
Tướng Phạm Trường Long đã thăm Tây Ban Nha trước khi đến Việt Nam. Rất ít thông tin được công bố, nhưng sẽ không ngạc nhiên nếu ông ấy yêu cầu Tây Ban Nha gây sức ép buộc Repsol từ bỏ dự án.”
Nghĩa là, nhà nước Việt Nam cứng rắn với Trung Quốc? Hà Nội không bán nước?
Thế cờ chưa biết sẽ dẫn tới đâu... nhưng tình hình Ấn Độ xuất hiện nhiều hơn ở Afghanistan và Iran cũng là một dấu hiệu về lâu dài sẽ có lợi cho Việt Nam. Và nếu Ấn Độ xuất hiện ở Biển Đông, bên cạnh Nhật, Mỹ, Úc, Phi... sẽ là cơ may tuyệt vời cho VN.
HP chuyen