Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 21 - 11 -2024:

xxxx

hoaluc-5
**************

TIN TỔNG HỢP

Tin tổng hợp.
Tin tổng hợp. © RFI
Quảng cáo

(AFP) – Bộ trưởng Quốc Phòng Bắc Macedonia, bà Radmila Shekerinska được bầu vào chức vụ phó tổng thư ký NATO. Liên Minh Bắc Đại Tây Dương hôm 19/11/2024 thông báo nhân vật số hai của tổ chức này Radmila Shekerinska bắt đầu nhiệm kỳ ngay từ năm nay. Hiện tại bà là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc Phòng Bắc Macedonia, thành viên mới gia nhập NATO từ năm 2020.

(AFP) – Bắc Triều Tiên tiếp tục gửi thêm đạn dược và súng phóng tên lửa chống tăng cho Nga. Trong cuộc điều trần ngày 20/11/2024, một thành viên ủy ban tình báo tại Hạ Viện Hàn Quốc, ông Lee Song Kweun tiết lộ Tình Báo Quốc Gia đã « xác nhận là Bắc Triều Tiên chuyển thêm cho Nga đầu đạn 170 ly và súng phóng tên lửa chống tăng tầm xa 240 ly ». Vẫn theo Tình Báo Quốc Gia Hàn Quốc hiện đã có 11.000 lính Bắc Triều Tiên được điều sang Nga, đang được Hải Quân và Không Quân Nga « đào tạo » và một số đã được tuyển mộ để tham chiến tại Kursk, sát biên giới giữa Nga và Ukraina.

(AFP) – Tay vợt Tây Ban Nha Rafael Nadal chính thức « gác vợt ». Kết thúc sự nghiệp, Nadal chia tay với khán giả trong trận đấu cuối cùng ở Malaga hôm 19/11/2024. Đại diện cho đội Tây Ban Nha tranh Cúp Davis, huyền thoại quần vợt đã dễ dàng bị hạ qua vỏn vẹn 2 set trong trận đấu cuối cùng khép lại 23 năm sự nghiệp thi đấu và 22 lần đoạt danh hiệu Grand Slam. Tây Ban Nha đã 6 lần đoạt cúp Davis, 5 trong số ấy là nhờ những đóng góp của Nadal. Nhiều tên tuổi lớn trong làng quần vợt như Serena Williams, Roger Federer, Novak Djokovic, Andy Murray đã có lời chia tay với Rafael, tay vợt « huyền thoại » và là « lẫy lừng nhất của bộ môn tennis trên thế giới », như Lleyton Hewitt đã ghi nhận.

(AFP) – Đảng cực hữu, Tập Hợp Quốc Gia – RN dọa « lật đổ chính phủ » của thủ tướng Michel Barnier. Vừa bị kết án tước quyền ra tranh cử trong 5 năm vì bòn rút tiền của Nghị Viện Châu Âu gây thiệt hại lên tới 7 triệu euro, thành viên kỳ cựu của đảng này, Marine Le Pen hôm nay dọa bỏ phiếu bất tín nhiệm nội các của chính phủ Barnier nếu dự luật tài chính cho năm 2025 làm suy giảm « sức mua của người dân Pháp ».

(Reuters) – Trên thị trường điện thoại di động Trung Quốc, Apple « mất giá » so với điện thoại của Hoa Vi. Doanh thu và số điện thoại mang nhãn hiệu quả tảo bán ra trong giai đoạn từ 18/10 đến 10/11/2024 giảm sụt. Trái lại Hoa Vi thông báo hàng bán ra trong cùng thời kỳ tăng 7%. Theo các thống kê được công bố hôm 20/11/2024, dân Trung Quốc dường như không còn hào hứng sắm điện thoại mới nhân lễ hội những người độc thân như mọi năm.

(AFP) – Nga cáo buộc một công dân Đức phá hoại hạ tầng năng lượng ở Kaliningrad. Tổng cục an ninh Liên bang Nga (FSB), trong một thông cáo công bố hôm nay, 20/11/2024, cho biết đã bắt giữ Nikolaï Gaïdouk, công dân Đức từ Hamburg, khi nhập cảnh vào lãnh thổ Nga tại cửa khẩu ở Kaliningrad. Theo FSB, Nikolaï Gaïdouk, có liên quan đến vụ nổ vào tháng 3/2024 tại một trạm phân phối ga ở Kaliningrad. FSB cũng thu giữ một nửa lít chất nổ dạng lỏng khi khám xét xe của ông Gaïdouk. Truyền thông Nga cho biết chất gây nổ này được giấu trong các hộp dầu gội.  FSB sẽ mở một cuộc điều tra về « tấn công »« buôn bán chất nổ » đối với ông Gaidouk, hiện đang bị giam giữ trước khi xét xử. Trong những năm gần đây, nhiều người phương tây, chủ yếu là công dân Mỹ hoặc châu Âu đã bị bắt ở Nga và phải đối mặt với các cáo buộc nghiêm trọng. Washington lên án Nga « bắt giữ con tin » để trả tự do cho những người Nga bị giam giữ ở nước ngoài.

(AFP) – Ông trùm truyền thông Jimmy Lai khẳng định muốn thúc đẩy tự do dân chủ ở Hồng Kông. Trong phiên tòa xét xử Jimmy Lai ở đặc khu hành chính hôm nay, 20/11/2024, Jimmy Lai, một trong những nhà bất đồng chính kiến, bị buộc tội « gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia », sau 4 năm im lặng, đã lên tiếng, khẳng định rằng các phương tiện truyền thông thể hiện giá trị cơ bản của Hồng Kông, « vì càng được tiếp cận nhiều thông tin thì người ta càng tự do ». Bị bắt giam vào năm 2020, cựu CEO của tờ Apple Daily đã bị kết tội trong năm vụ xét xử, và 4 trong số đó liên quan đến các cuộc biểu tình vì dân chủ năm 2019, tòa án Hồng Kông đã kết án ông 20 tháng tù vì tội « tổ chức và tham gia tụ tập trái phép ». Tỷ phú Hồng Kông cũng bị kết án 69 tháng tù vì « âm mưu lừa đảo ».

(AP) – Siêu bão Man-yi làm gián đoạn hoạt động tàu, phà ở miền nam Trung Quốc. Cơn bão Man-yi gây thiệt hại nặng nề tại Philippines, khiến ít nhất 7 người bỏ mạng những ngày vừa qua, hàng ngàn ngôi nhà bị ngập lụt. Cho đến hôm nay, 20/11/2024, bão đã suy yếu với sức gió khoảng 40km/h, trở thành áp thấp và di chuyển xuống phía nam đảo Hải Nam Trung Quốc. Cơn bão đã khiến dịch vụ phà ở một số khu vực ven biển phía nam Trung Quốc tạm ngừng hoạt động. Các nhà khí hậu học đã dự đoán tần suất các cơn bão như vậy sẽ cao hơn, nhưng nếu các quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có sự chuẩn bị tốt hơn thì có thể giảm thiểu hậu quả từ thiên tai.

(AFP) – Truyện tranh Dragon Ball - 7 viên ngọc rồng tròn 40 tuổi. Những cuộc phiêu lưu bảo vệ thế giới khỏi những thế lực xấu của thần đồng võ thuật Son Goku bắt đầu từ ngày 20/11/1984 trong tuần báo Shonen Jump của Nhật Bản. Tác giả Akira Toriyama, qua đời ngày 01/03/2024, lấy cảm hứng từ truyện Tây Du Ký của Trung Quốc có từ thế kỷ XVI. Dragon Ball thu hút hàng triệu fan trên khắp thế giới và được dịch thành 7 viên ngọc rồng tại Việt Nam. Ngoài truyện tranh, loạt phim hoạt hình mới Dragon Ball Daima được ra mắt vào tháng 10 với phiên bản trẻ hơn của các nhân vật.


**********

Thủ lĩnh Hezbollah: Lệnh ngừng bắn nằm trong tay Israel


Thủ lĩnh Hezbollah - Naim Qassem.
Thủ lĩnh Hezbollah - Naim Qassem.

Thủ lĩnh Hezbollah Naim Qassem cho biết trong bài phát biểu trên truyền hình phát sóng hôm thứ Tư (20/11) rằng nhóm của ông đã xem xét và đưa ra phản hồi về đề xuất ngừng bắn do Mỹ soạn thảo nhằm chấm dứt giao tranh với Israel, và rằng việc ngừng giao tranh hiện nằm trong tay Israel.

Ông Qassem đưa ra bình luận của mình trong bài phát biểu được ghi âm trước khi phát sóng vài giờ, sau khi đặc phái viên Hoa Kỳ Amos Hochstein cho biết ông sẽ đến Israel để cố gắng đạt được thỏa thuận ngừng bắn, sau hai ngày họp với các quan chức Lebanon, bao gồm hai cuộc họp với chủ tịch quốc hội Nabih Berri, một đồng minh của Hezbollah.

Ông Qassem cho biết nhóm của ông, được Iran hậu thuẫn, đã xem bản dự thảo thỏa thuận của Hoa Kỳ và đưa ra phản hồi.

“Những bình luận này đã được trình lên đặc phái viên Hoa Kỳ và chúng đã được thảo luận chi tiết với ông ấy”, ông Qassem cho biết. “Những bình luận mà chúng tôi trình bày cho thấy chúng tôi chấp thuận con đường đàm phán gián tiếp này thông qua Chủ tịch Berri”.

Nhưng ông bác bỏ quan điểm cho rằng Israel sẽ có thể tiếp tục tấn công Hezbollah ngay cả sau khi đạt được lệnh ngừng bắn, nói rằng Israel không được phép vi phạm chủ quyền của Lebanon.

Ông Qassem cho biết thỏa thuận hiện phụ thuộc vào phản ứng của Israel và “mức độ nghiêm túc” của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, và rằng Hezbollah sẽ tiếp tục đàm phán và chiến đấu cùng lúc.

Cụ thể, ông cho biết bất kỳ cuộc tấn công nào vào trung tâm Beirut cũng sẽ bị Hezbollah bắn trả vào Tel Aviv. Hezbollah đã phóng tên lửa vào Tel Aviv hôm thứ Hai, sau khi các cuộc ném bom chết người của Israel tấn công vào trung tâm Beirut vào cả ngày Chủ Nhật và thứ Hai.

Cuộc chiến kéo dài một năm của Israel với Hezbollah ở Lebanon đã giết chết hơn 3.500 người, phần lớn trong số họ là trong hai tháng qua, và khiến phần lớn phía nam, phía đông và vùng ngoại ô phía nam của Beirut bị tàn phá.

Sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, Hezbollah sẽ giúp tái thiết Lebanon cùng với nhà nước Lebanon và vẫn là một nhân tố trong chính trường Lebanon, ông Qassem cho biết, với vai trò “hiệu quả” trong việc bầu ra một tổng thống. Những chia rẽ chính trị ở Lebanon đã khiến vị trí này bị bỏ trống trong hơn hai năm.


************

Thượng đỉnh G20 khép lại với tuyên bố chung chống nạn đói toàn cầu

Thượng đỉnh G20 đã khép lại hôm qua, 19/11/2024 tại Rio de Janeiro, Brazil. Các nước thành viên đã thông qua một tuyên bố chung chống nạn đói toàn cầu, trong bối cảnh địa chính trị bất ổn, từ chiến tranh Ukraina cho đến xung đột ở Trung Đông.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rio de Janeiro, Brazil, ngày 19/11/2024.
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rio de Janeiro, Brazil, ngày 19/11/2024. © Eraldo Peres / AP
Quảng cáo

Trong bài phát biểu kết thúc thượng đỉnh, được NHK trích dẫn, tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva khẳng định : “ Chúng tôi đã nỗ lực, mặc dù chúng tôi nhận thức được là chỉ mới chạm đến bề mặt của những thách thức to lớn mà thế giới đang phải đối mặt. Chúng ta hãy tiếp tục xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững.”

Từ Rio de Janeiro, thông tín viên Sarah Cozzolino cho biết thêm thông tin :

“Tổng thống Brazil Lula Da Silva đã thành công trong việc đóng vai trò là cầu nối giữa phương Tây và các nước phía nam. Brazil mong muốn đưa những chủ đề về xã hội thành ưu tiên tại thượng đỉnh lần này. Việc ký kết một liên minh toàn cầu chống nạn đói là một thắng lợi.

Bất chấp sự khác biệt của những nước trong nhóm chiếm khoảng 85 % GDP toàn cầu, Brazil đã thành công đạt được đồng thuận về một tuyên bố chung. Đặc biệt là văn bản này đề cập đến nhu cầu đánh thuế các nhà tỷ phú hoặc triển khai các biện pháp tham vọng hơn đối với quá trình chuyển đổi năng lượng.

Mặc dù quan hệ giữa ông Lula và tổng thống Achetina Javier Milei nguội lạnh, nhưng văn bản cuối cùng đã được tất cả các thành viên của G20 ký.

Bên lề thượng định của G20, xã hội dân sự đã phản kháng ở Rio de Janeiro, kêu gọi các nước ủng hộ Palestine trong cuộc xung đột ở Trung Cận Đông, và có những cam kết cụ thể hơn trong việc bảo vệ rừng Amazon.

Thượng đỉnh quốc tế này được xem là màn khởi động đối với Brazil, cho những sự kiện sắp tới. Quốc gia này sẽ tổ chức Hội nghị Khí hậu quốc tế COP-30 ở Belém, vùng Amazon vào năm 2025. 10 năm sau khi Thỏa thuận Khí hậu Paris được thông qua, các kỳ vọng được nâng cao, cũng như là những thách thức đối với vấn đề khí hậu trước việc Donald Trump trở lại Nhà Trắng có nguy cơ cản trở các cuộc đàm phán về khí hậu. » 

Trong lĩnh vực thương mại, theo NHK, tuyên bố chung của thượng đỉnh năm nay, không nêu rõ ràng là "ngăn cản chủ nghĩa bảo hộ" như năm ngoái, mà thay vào đó, nhấn mạnh nhu cầu cần bảo đảm một hệ thống trao đổi thương mại đa phương, công bằng và cởi mở.

Tuyên bố chung của G20 cũng thừa nhận các mối đe dọa liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực thông tin, kêu gọi quản lý công nghệ này và thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp đảm bảo tính minh bạch, hay sự giám sát của con người và bảo vệ bản quyền, … Một số tổ chức như Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã hoan nghênh quyết định này.

Theo AFP, hôm nay, một ngày sau khi thượng đỉnh khép lại, tổng thống Brazil Lula đã tiếp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai bên muốn tăng cường quan hệ vốn đã bền chặt giữa hai nước lớn mới nổi, lần lượt là quốc gia đông dân thứ hai và thứ bảy của thế giới.

Nếu như Brazil muốn tăng cường hợp tác với Trung Quốc về kinh tế, thì chủ tịch Tập Cận Bình, trước sự trở lại của Donald Trump vào Nhà Trắng, được cho là muốn khẳng định vị trí của Bắc Kinh, lấp khoảng trống mà chính quyền của tân tổng thống có thể để lại trong các tổ chức, định chế quốc tế..


********

Ngoại giao quốc tế – sân chơi hấp dẫn đối với các chế độ độc tài

Việc tổ chức COP tại một nước phi dân chủ, như Azerbaijan, không phải là điều mới mẻ. Năm ngoái, sự kiện này đã diễn ra tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Trong khi đó, Nga, Trung Quốc hay Syria vẫn là thành viên của Ủy ban Phi thực dân hóa của Liên Hiệp Quốc, Ả Rập Xê Út chủ trì Diễn đàn Liên Hiệp Quốc về nữ quyền. Đối với các nhà lãnh đạo của những nước, việc tổ chức và tham gia các sự kiện như vậy mang lại nhiều lợi ích.

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev (G), đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (P) và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tại hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu COP29 ở Baku, Azerbaijan, ngày 12/11/2024.
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev (G), đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (P) và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tại hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu COP29 ở Baku, Azerbaijan, ngày 12/11/2024. AP - Peter Dejong
Quảng cáo

COP29, hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu, đã khai mạc hôm 11/11/2024 tại Baku, Azerbaijan. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là một chủ đề quan trọng đối với tất cả người dân trên hành tinh, lại được thảo luận dưới sự chủ trì của một quốc gia có chế độ độc tài, nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn, và vai trò của quốc gia này trong một số hồ sơ địa chính trị lớn gần đây đã gây nhiều tranh cãi.

Lợi ích của những quốc gia sản xuất năng lượng hóa thạch trong việc tổ chức COP

Các vấn đề về biến đổi khí hậu và việc giảm lượng khí thải carbon là mối quan tâm hàng đầu của những quốc gia sản xuất năng lượng hóa thạch. COP28 được tổ chức tại Dubai vào năm ngoái. COP30 sẽ được tổ chức tại Belém, Brazil, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất Châu Mỹ Latinh, đứng thứ 9 trên thế giới và có thể leo lên vị trí thứ 5 vào năm 2030.

Để có thể bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình và đề phòng trước mọi biến động có thể xảy ra, những quốc gia sản xuất năng lượng hóa thạch tìm cách tác động tối đa đến các cuộc thảo luận quốc tế liên quan đến những vấn đề môi trường và năng lượng thông qua việc tổ chức và tài trợ cho các hội nghị này. Cần lưu ý rằng Moukhtar Babaïev, bộ trưởng Sinh Thái Azerbaijan, người chủ trì COP29, là một cựu lãnh đạo của công ty dầu khí quốc gia Socar. Còn Sultan Ahmed Al-Jaber, chủ tịch COP28 với tư cách là bộ trưởng Công Nghiệp của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, được mệnh danh là "hoàng tử dầu mỏ" vì ông là giám đốc điều hành của Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC).

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi chính cái tên COP (Hội nghị các Bên) đã ngụ ý một hội nghị với cách tiếp cận có tính thực dụng, nhằm vượt qua mọi sự cứng nhắc về mặt cấu trúc. Có tổng cộng 198 bên tham gia hội nghị, các quốc gia được chia nhóm theo khu vực địa lý, cùng với thực thể chính trị như Liên Hiệp Châu Âu. Không thể mong chờ là các nhà tổ chức của những diễn đàn như vậy chỉ chấp nhận đóng vai trò "người môi giới trung thực" (honest broker) mà họ muốn "dẫn dắt" toàn bộ dự án. Điều này càng rõ ràng hơn khi thành công vượt bậc của COP đã được khẳng định nhờ số lượng các diễn giả, nhà báo, các nhóm vận động hành lang và người theo dõi : khoảng 10.000 người vào năm 1997 khi thông qua Nghị định thư Kyoto, hơn 30.000 người ở Paris vào năm 2015, 45.000 người ở COP27, hơn 85.000 người ở COP28 và khoảng 70.000 người ở COP29. Các hội nghị thượng đỉnh này là những sự kiện mang tầm vóc toàn cầu.

Baku đối đầu với Paris (và không chỉ vậy)

Đối với Azerbaijan, COP29 là một cơ hội tuyệt vời để cải thiện hình ảnh quốc gia. Cần nhắc lại rằng đối với nhiều nước trên thế giới, quốc gia với hơn 10 triệu dân này chủ yếu được biết đến do không tôn trọng nhiều quyền tự do cá nhân, và Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã xem xét trường hợp của nước này trong khuôn khổ Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 09/11/2023.

Azerbaijan cũng là nguồn gốc của một vụ bê bối tham nhũng lớn tại Hội Đồng Toàn Châu Âu vào năm 2017, được gọi là "Caviargate", và gần đây đã bị cáo buộc là một trong những nước khơi mào và thúc đẩy những cuộc bạo loạn dữ dội, khiến 13 người thiệt mạng vào mùa xuân vừa qua ở Nouvelle-Calédonie (Pháp). Bộ trưởng Nội Vụ Pháp lúc đó là Gérald Darmanin, đã không ngần ngại lên án trực tiếp chế độ Aliev có những hành động chống phá, thông qua Nhóm Sáng kiến Baku (GIB).

Cần nhắc lại rằng Nhóm Sáng kiến Baku (GIB), được thành lập vào tháng 07/2023 tại thủ đô Azerbaijan, với sự tham gia của đại diện các phong trào độc lập của Martinique, Guyane, Nouvelle-Calédonie và Polynésie thuộc Pháp, đã tổ chức một hội nghị quốc tế vào ngày 20/06/2024 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, mang tên "Hướng tới độc lập và các quyền tự do cơ bản – vai trò của C-24 (Ủy ban đặc biệt về Phi thực dân hóa của Liên Hiệp Quốc) trong việc xóa bỏ chủ nghĩa thực dân". Một hội nghị khác, "Chính sách tân thực dân của Pháp tại Châu Phi", cũng do GIB tổ chức vào ngày 03/10/2024, cho thấy nhóm này không ngừng chĩa mũi dùi vào Paris.

Theo nhiều nhà phân tích, những hành động này nhằm mục đích trừng phạt Pháp vì đã lên án cuộc tấn công của Azerbaijan ở Thượng Karabakh vào năm 2023, sau vụ phong tỏa hành lang Lachin (kết nối Karabakh với Armenia), giúp chế độ Ilham Aliev giành lại quyền kiểm soát khu vực này và khiến Nhà nước Cộng hòa Artsakh giải thể, sau những cuộc không kích dữ dội khiến gần như toàn bộ cư dân vùng Karabakh phải rời bỏ nơi đây.

Các nghị sĩ Châu Âu cũng đã bày tỏ lo ngại về tình hình trong khu vực này và đã đệ trình hôm 21/10/2024 một dự thảo nghị quyết về việc Azerbaijan vi phạm nhân quyền và luật pháp quốc tế, cũng như mối quan hệ với Armenia.

Tình hình căng thẳng này đã khiến các nhà lãnh đạo Pháp, bao gồm cả tổng thống Emmanuel Macron và bộ trưởng Chuyển Đổi Sinh Thái Agnès Pannier-Runacher, từ chối đến Baku tham dự COP29.

Liên Hiệp Quốc không phải là biểu tượng của nền dân chủ

Cần phải rất thận trọng khi nhìn vào cuộc đối đầu này giữa Pháp và Azerbaijan, diễn ra ở nhiều cấp độ (truyền thông, pháp lý, ngoại giao). Điều đáng chú ý là gần như tất cả các bài viết đề cập đến bạo loạn ở Nouvelle-Calédonie luôn nhắc lại thông điệp của Ủy ban Phi thực dân hóa lên án lập trường của Pháp. Dường như có thể thấy cơ quan này được Liên Hiệp Quốc "trao cho tính hợp pháp không thể chối cãi".

Tuy nhiên, sự hiện diện của Nga trong Ủy ban (với cuộc xâm lược quân sự ở Ukraina) hay của Trung Quốc (tham vọng đối với Đài Loan), hoặc Syria và Ethiopia, hai quốc gia gần đây bị cáo buộc thực hiện các cuộc tàn sát quy mô lớn đối với chính dân tộc mình, khiến mọi người phải đặt câu hỏi về lợi ích của mỗi bên.

Tuy nhiên, về bản chất, mặc dù Liên Hiệp Quốc không phải là một câu lạc bộ chỉ gồm các quốc gia dân chủ, nhưng sẽ là một vấn nạn không nhỏ nếu các quốc gia có chế độ độc tài, do áp dụng hệ thống luân phiên, thường xuyên chủ trì hoặc tham gia vào các Ủy ban chịu trách nhiệm giám sát việc tôn trọng nhân quyền. Tháng 3 vừa qua, Ả Rập Xê Út đã chủ trì Diễn đàn về nữ quyền và bình đẳng giới, còn Iran chủ trì Diễn đàn xã hội của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái.

Các hội nghị thượng đỉnh và những bất đồng

Những sự kiện gần đây cho thấy nhiều chế độ độc tài không chỉ đơn thuần hội nhập hoàn toàn vào Liên Hiệp Quốc, mà đáng lo ngại hơn, đã chú ý đến các chủ đề mà trước đây, chỉ có các nền dân chủ phương Tây quan tâm, và giờ đây đã thành công trong việc áp đặt quan điểm của mình tại nhiều hội nghị quốc tế. Mặc dù bản chất của ngoại giao là đưa tất cả các bên xích lại gần nhau để đạt được kết quả thỏa đáng, tuy nhiên, những sự kiện nêu trên cho thấy hai nhận xét.

Nhận xét đầu tiên là các nền dân chủ phương Tây có dấu hiệu rút khỏi các đấu trường này, do thiếu nguồn lực tài chính, thiếu nhân lực hay định hướng sang các hồ sơ khác.

Nhận xét thứ hai là các chế độ độc tài có một nỗ lực rõ ràng và có kế hoạch nhằm "chiếm lĩnh" những chủ đề này (chẳng hạn như cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân đã trở thành công cụ mạnh mẽ để lên án những hành động của các quốc gia phương Tây).

Trước hai nhận xét này, giải pháp là gì ? Vào năm 2008, nhà nghiên cứu Jan Aart Scholte đã đề xuất cần phải tính đến một mô hình chính phủ với nhiều trung tâm quyền lực, tức là "tản quyền" về mặt xã hội và địa lý, điều này có thể quan sát được vào thời điểm hiện tại. Nhưng dường như động lực hậu Đệ Nhị Thế Chiến đã bị đảo chiều : hàng loạt các hội nghị thượng đỉnh, diễn đàn, nhóm và tiểu nhóm tổ chức các cuộc thảo luận và thao túng một số vấn đề mà mức độ nhạy cảm và phản ứng của công luận đã được tính tới kỹ càng. Và điều này được thực hiện dưới sự chủ trì của các cấu trúc chính trị lớn như Liên Hiệp Quốc. Những biến chuyển này được minh họa thông qua nhiều khái niệm ngoại giao (ngoại giao bóng bàn, ngoại giao gấu trúc, ngoại giao đười ươi hay ngoại giao trứng cá). Các hình thức chính phủ khác nhau (đa phương, đa diện) cũng mong muốn "nắm bắt" sự đa dạng của các tác nhân và hành động của họ, điều này khiến việc đánh giá đầy đủ các thách thức trước mắt trở nên khó khăn.

Vẫn có thể tin rằng các thành viên của Liên Hiệp Quốc sẽ bảo vệ các giá trị nhân văn mà tổ chức này đề xướng, nhưng đồng thời, cũng có thể nghi ngờ và đặt câu hỏi phải chăng một trong những nghĩa gốc của từ "ngoại giao" đã thắng thế : ngoại giao là "trò chơi" lá mặt lá trái và sự thao túng của các tác nhân thay đổi lập luận và ý tưởng để bảo vệ các lợi ích của mình.

Nguồn : The Conversation – 18/11/2024


*********

Mỹ phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về lệnh ngừng bắn ở Gaza


Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp để thảo luận về tình hình Trung Đông vào ngày 20 tháng 11 năm 2024, tại trụ sở ở thành phố New York, Mỹ.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp để thảo luận về tình hình Trung Đông vào ngày 20 tháng 11 năm 2024, tại trụ sở ở thành phố New York, Mỹ.

Hôm thứ Tư (20/11), Hoa Kỳ đã phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến của Israel ở Gaza, cáo buộc các thành viên hội đồng đã từ chối các nỗ lực để đạt được thỏa hiệp.

Hội đồng gồm 15 thành viên đã bỏ phiếu cho một nghị quyết do 10 thành viên không thường trực đưa ra trong một cuộc họp kêu gọi “lệnh ngừng bắn ngay lập tức, vô điều kiện và vĩnh viễn” và yêu cầu riêng biệt về việc thả các con tin.

Chỉ có Hoa Kỳ bỏ phiếu chống, sử dụng quyền phủ quyết của mình với tư cách là thành viên thường trực của hội đồng để chặn nghị quyết.

Một quan chức cấp cao của Mỹ, người đã thông báo cho các phóng viên với điều kiện giấu tên trước cuộc bỏ phiếu, cho biết Hoa Kỳ sẽ chỉ ủng hộ một nghị quyết kêu gọi rõ ràng việc thả các con tin ngay lập tức như một phần của lệnh ngừng bắn.

“Như chúng tôi đã tuyên bố nhiều lần trước đây, chúng tôi không thể ủng hộ lệnh ngừng bắn vô điều kiện nếu không yêu cầu thả con tin ngay lập tức”, vị quan chức này nói.

Chiến dịch kéo dài 13 tháng của Israel tại Gaza đã giết chết gần 44.000 người và khiến gần như toàn bộ dân số của vùng đất này phải di dời ít nhất một lần. Chiến dịch này được phát động để đáp trả cuộc tấn công của các chiến binh do Hamas cầm đầu đã giết chết 1.200 người và bắt giữ hơn 250 con tin tại Israel vào ngày 7/10/2023.


***********

Khai mạc Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN vào lúc căng thẳng với Trung Quốc gia tăng ở Biển Đông

Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN-ADMM lần thứ 18 và ADMM mở rộng, khai mạc sáng nay 20/11/2024 tại Vientiane, Lào. Các bên tập trung vào vế an ninh trong bối cảnh gia tăng tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông và trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ, điểm tựa của một số quốc gia trong khu vực để làm đối trọng với Trung Quốc, trong giai đoạn chuyển giao quyền lực.

ASEAN defence ministers attend the ASEAN Defence Ministers' Meeting in Vientiane, Laos, Wednesday, Nov. 20, 2024.
Các bộ trưởng Quốc Phòng của khối ASEAN họp tại Vientiane, Lào, ngày 20/11/2024. AP - Anupam Nath
Quảng cáo

Hãng tin Mỹ AP cho biết bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Lloyd Austin, trên nguyên tắc sẽ đến Vientiane dự cuộc họp ADMM mở rộng, tương tự như các đồng cấp Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc.

Trước khi rời khỏi Lầu Năm Góc vào tháng 01/2025 ông Lloyd Austin vừa kết thúc một cuộc họp với đồng cấp Úc và Nhật Bản tại Canberra. Hoa Kỳ và hai đồng minh thân thiết này cam kết « mạnh mẽ yểm trợ » ASEAN trước những quan ngại sâu sắc của khối này về những hành vi của Trung Quốc gây bất ổn trong các vùng Biển Đông và Hoa Đông.

Khai mạc hội nghị ADMM lần thứ 18 sáng nay, trong cương vị chủ nhà, bộ trưởng Quốc phòng Lào, Chansamone Chanyalath, mong mỏi đây là cơ hội để 10 nước thành viên ASEAN « tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ trong khu vực cũng như chuẩn bị đối phó và giải quyết những mối đe dọa hiện tại và trong tương lai đối với an ninh trong vùng Đông Nam Á ». Về nội bộ ASEAN, bộ trưởng Quốc Phòng khối này sẽ thảo luận về khủng hoảng nhân đạo tại Miến Điện.

AP chưa thể xác định là bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ có dự trù một cuộc trao đổi song phương với đồng cấp Trung Quốc Đổng Quân tại Vientiane lần này hay không. Riêng Nhật Bản, đài truyền hình NHK cho biết, ông Gen Nakatani sẽ thảo luận với đối tác Trung Quốc về những « quan ngại liên quan đến những hoạt động quân sự của Bắc Kinh » trong thời gian gần đây. Tháng 8/2024 chiến đấu cơ Trung Quốc đã thâm nhập không phận Nhật Bản. Tokyo phản đối hàng không mẫu hạm và hai tàu khu trục của Trung Quốc đã xâm nhập các vùng biển của Nhật Bản.

Hội nghị ADMM và ADMM mở rộng lần này cũng nhằm thảo luận về những căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên, chiến tranh Ukraina và các cuộc xung đột ở Cận Đông. Các bên cũng sẽ tập trung vào các vế chống khủng bố, hợp tác vì an ninh mạng và khắc phục hậu quả thiên tai.


************

Nhóm 5 nước lớn nhất châu Âu "ủng hộ" trái phiếu quốc phòng

Trước viễn cảnh Donald Trump quay lại Nhà Trắng, các nước châu Âu đang nỗ lực tăng cường lĩnh vực quốc phòng. Ngày 19/11/2024, bốn nước lớn nhất Liên Hiệp Châu Âu và Anh đã họp tại Vacxava, Ba Lan, và tuyên bố ủng hộ phát hành trái phiếu quốc phòng châu Âu.

Từ trái sang phải : Các ngoại trưởng, Pháp Jean-Noël Barrot, Ý Antonio Tajani, Ba Lan Radoslaw Sikorski và Đức Annalena Baerbock tại Vacxava, Ba Lan, ngày 19/11/2024.
Từ trái sang phải : Các ngoại trưởng, Pháp Jean-Noël Barrot, Ý Antonio Tajani, Ba Lan Radoslaw Sikorski và Đức Annalena Baerbock tại Vacxava, Ba Lan, ngày 19/11/2024. REUTERS - Kacper Pempel
Quảng cáo

Sau cuộc họp với bốn đồng nhiệm Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Anh, ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski khẳng định ý tưởng « phát hành trái phiếu quốc phòng » là « điều gì đó nghiêm túc ». Còn theo ngoại trưởng Ý Antonio Tajani, « chiến lược được soạn thảo » là nhằm « hỗ trợ quốc phòng của châu Âu ». Trước đó, vào tháng 06, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen thông báo Liên Hiệp Châu Âu cần đầu tư 500 tỉ euro trong thập niên tới để tăng cường quốc phòng.

Thông tín viên RFI Adrien Sarlat tại Vacxava cho biết thêm thông tin :

« Bối cảnh đặc biệt thì phải có một cuộc họp đặc biệt. Cuộc họp cấp cao sáng 19/11 là sự kiện chưa từng có, được Vacxava coi là phản ứng trước việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Vào lúc tổng thống đắc cử Mỹ thông báo ý định giảm viện trợ cho NATO, cuộc gặp lần này có mục đích chuẩn bị cho các cường quốc thành viên NATO một thế cân bằng mới.

Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski phát biểu : « Chúng tôi nhất trí về việc châu Âu phải gánh trọng trách lớn hơn cho chính an ninh của mình và điều này được thực hiện thông qua việc phân bổ trách nhiệm tài chính giữa các nước thành viên NATO. Nhưng việc tăng cường chi tiêu an ninh của Liên Hiệp Châu Âu phải đi đôi với việc Mỹ duy trì cam kết đối với an ninh của chúng ta ».

Ba Lan là quốc gia đứng đầu châu Âu về đầu tư quân sự, dành 2,4% GDP cho quốc phòng, trong khi NATO khuyến nghị tối thiểu là 2%.

Ngoại trưởng Sikorski cho biết : « Tôi nhận thấy rằng các quốc gia lớn ở châu Âu ngày càng sẵn sàng đảm nhận một phần gánh nặng hỗ trợ quân sự trong trường hợp Mỹ hạn chế các cam kết hơn ».

Theo các ngoại trưởng, một cam kết tài chính sẽ giúp tránh được nguy cơ Putin hóa châu Âu và bảo vệ sự toàn vẹn của các quốc gia thành viên ».


**********

Tổng thống Zelensky báo động : « Mỹ ngừng viện trợ, Ukraina sẽ thua »

Chiến tranh xâm lược Ukraina của Nga đã kéo dài 1.000 ngày. Phát biểu hôm qua 19/11/2027 tổng thống Volodymyr Zelensky thừa nhận nguy cơ Ukraina thất thủ nếu Hoa Kỳ ngừng viện trợ quân sự. Trong lúc mà « Vladimir Putin tập trung vào mục tiêu giành chiến thắng ở Ukraina, chính quyền Washington sẽ không tự ngừng lại cuộc chiến này ».

Ukraine's President Volodymyr Zelenskiy attends a press conference, at the NATO headquarters in Brussels, Belgium October 17, 2024.
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo tại trụ sở NATO ở Bruxelles, Bỉ, ngày 17/10/2024. REUTERS - Yves Herman
Quảng cáo

Trả lời kênh truyền hình Mỹ Fox News tổng thống Zelensky nói thẳng : « Mất viện trợ của Mỹ, Ukraina sẽ thua ». Tuyên bố được đưa ra vào lúc chính quyền Donald Trump sắp tới chủ trương « nhanh chóng chấm dứt chiến tranh Ukraina » và một số người thân cận với ông Trump hôm qua đã chỉ trích tổng thống Biden đẩy nước Mỹ đến gần một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba khi cho phép Ukraina dùng tên lửa tầm xa ATACMS tấn công vào lãnh thổ của Nga. Cùng ngày, một quan chức cao cấp ở Washington thông báo sẽ cung vấp mìn chống cá nhân cho Ukraina để đẩy lùi quân Nga. Một lần nữa Nga lên án Hoa Kỳ « muốn kéo dài chiến tranh ».

Vào lúc Mỹ đang nắm giữ một phần tương lai của Ukraina, câu hỏi đặt ra là từ khi tổng thống Vladimir Putin điều quân xâm chiếm Ukraina ngày 24/02/2022 thì trong 1.000 ngày vừa qua, người dân Ukraina đã sống như thế nào ?

Thông tín viên RFI Emmanuelle Chaze từ Kiev tường thuật : 

« Đối với người dân Ukraina, 1.000 ngày từ khi đất nước họ bị Nga xâm chiếm ở quy mô lớn, chiến tranh hiện diện khắp mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ cần đi ra đường ở thủ đô Kiev cũng đủ cảm nhận thấy là không có gì bình thường cả.

Ngay ở trung tâm thủ đô, đường phố tối om vì thường xuyên bị mất điện. Nhiều người phải dùng điện thoại cầm tay để soi đường để không bị ngã.

Trong hoàn cảnh đó, hàng triệu người Ukraina dù sống cách xa chiến tuyến, nhưng hậu quả chiến tranh đè nặng lên cuộc sống hàng ngày của họ như chủ một hiệu sách bà Maria Bindiuk thổ lộ : Nhiều người bạn thân của tôi cố gắng không nghĩ đến chiến tranh, họ ở yên trong nhà, giết thời gian với các trò chơi điện tử, hay vùi đầu vào công việc từ 7 giờ sáng đén 9 giờ tối để quên đi thực tế ».

Đó là thực tế hàng ngày, họ bị đe dọa bởi các cuộc oanh kích bằng bom lượn, drone hay tên lửa. Tại Kiev, từ tháng 9 đến nay, còi báo động, tiếng nổ, vang lên hàng đêm. Vào dịp mang tính biểu tượng 1.000 ngày chiến tranh, dân Ukraina muốn nhắc lại rằng đối với họ, chiến tranh đã khai mào từ năm 2014 tức là đã kéo dài từ 3.926 ngày qua, đó là từ khi Nga bắt đầu xâm lược bán đảo Crimée và kể từ đó cuộc tấn công của Nga nhắm vào Ukraina càng lúc càng tệ hại hơn ».


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 21 - 11 -2024:

xxxx

hoaluc-5
**************

TIN TỔNG HỢP

Tin tổng hợp.
Tin tổng hợp. © RFI
Quảng cáo

(AFP) – Bộ trưởng Quốc Phòng Bắc Macedonia, bà Radmila Shekerinska được bầu vào chức vụ phó tổng thư ký NATO. Liên Minh Bắc Đại Tây Dương hôm 19/11/2024 thông báo nhân vật số hai của tổ chức này Radmila Shekerinska bắt đầu nhiệm kỳ ngay từ năm nay. Hiện tại bà là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc Phòng Bắc Macedonia, thành viên mới gia nhập NATO từ năm 2020.

(AFP) – Bắc Triều Tiên tiếp tục gửi thêm đạn dược và súng phóng tên lửa chống tăng cho Nga. Trong cuộc điều trần ngày 20/11/2024, một thành viên ủy ban tình báo tại Hạ Viện Hàn Quốc, ông Lee Song Kweun tiết lộ Tình Báo Quốc Gia đã « xác nhận là Bắc Triều Tiên chuyển thêm cho Nga đầu đạn 170 ly và súng phóng tên lửa chống tăng tầm xa 240 ly ». Vẫn theo Tình Báo Quốc Gia Hàn Quốc hiện đã có 11.000 lính Bắc Triều Tiên được điều sang Nga, đang được Hải Quân và Không Quân Nga « đào tạo » và một số đã được tuyển mộ để tham chiến tại Kursk, sát biên giới giữa Nga và Ukraina.

(AFP) – Tay vợt Tây Ban Nha Rafael Nadal chính thức « gác vợt ». Kết thúc sự nghiệp, Nadal chia tay với khán giả trong trận đấu cuối cùng ở Malaga hôm 19/11/2024. Đại diện cho đội Tây Ban Nha tranh Cúp Davis, huyền thoại quần vợt đã dễ dàng bị hạ qua vỏn vẹn 2 set trong trận đấu cuối cùng khép lại 23 năm sự nghiệp thi đấu và 22 lần đoạt danh hiệu Grand Slam. Tây Ban Nha đã 6 lần đoạt cúp Davis, 5 trong số ấy là nhờ những đóng góp của Nadal. Nhiều tên tuổi lớn trong làng quần vợt như Serena Williams, Roger Federer, Novak Djokovic, Andy Murray đã có lời chia tay với Rafael, tay vợt « huyền thoại » và là « lẫy lừng nhất của bộ môn tennis trên thế giới », như Lleyton Hewitt đã ghi nhận.

(AFP) – Đảng cực hữu, Tập Hợp Quốc Gia – RN dọa « lật đổ chính phủ » của thủ tướng Michel Barnier. Vừa bị kết án tước quyền ra tranh cử trong 5 năm vì bòn rút tiền của Nghị Viện Châu Âu gây thiệt hại lên tới 7 triệu euro, thành viên kỳ cựu của đảng này, Marine Le Pen hôm nay dọa bỏ phiếu bất tín nhiệm nội các của chính phủ Barnier nếu dự luật tài chính cho năm 2025 làm suy giảm « sức mua của người dân Pháp ».

(Reuters) – Trên thị trường điện thoại di động Trung Quốc, Apple « mất giá » so với điện thoại của Hoa Vi. Doanh thu và số điện thoại mang nhãn hiệu quả tảo bán ra trong giai đoạn từ 18/10 đến 10/11/2024 giảm sụt. Trái lại Hoa Vi thông báo hàng bán ra trong cùng thời kỳ tăng 7%. Theo các thống kê được công bố hôm 20/11/2024, dân Trung Quốc dường như không còn hào hứng sắm điện thoại mới nhân lễ hội những người độc thân như mọi năm.

(AFP) – Nga cáo buộc một công dân Đức phá hoại hạ tầng năng lượng ở Kaliningrad. Tổng cục an ninh Liên bang Nga (FSB), trong một thông cáo công bố hôm nay, 20/11/2024, cho biết đã bắt giữ Nikolaï Gaïdouk, công dân Đức từ Hamburg, khi nhập cảnh vào lãnh thổ Nga tại cửa khẩu ở Kaliningrad. Theo FSB, Nikolaï Gaïdouk, có liên quan đến vụ nổ vào tháng 3/2024 tại một trạm phân phối ga ở Kaliningrad. FSB cũng thu giữ một nửa lít chất nổ dạng lỏng khi khám xét xe của ông Gaïdouk. Truyền thông Nga cho biết chất gây nổ này được giấu trong các hộp dầu gội.  FSB sẽ mở một cuộc điều tra về « tấn công »« buôn bán chất nổ » đối với ông Gaidouk, hiện đang bị giam giữ trước khi xét xử. Trong những năm gần đây, nhiều người phương tây, chủ yếu là công dân Mỹ hoặc châu Âu đã bị bắt ở Nga và phải đối mặt với các cáo buộc nghiêm trọng. Washington lên án Nga « bắt giữ con tin » để trả tự do cho những người Nga bị giam giữ ở nước ngoài.

(AFP) – Ông trùm truyền thông Jimmy Lai khẳng định muốn thúc đẩy tự do dân chủ ở Hồng Kông. Trong phiên tòa xét xử Jimmy Lai ở đặc khu hành chính hôm nay, 20/11/2024, Jimmy Lai, một trong những nhà bất đồng chính kiến, bị buộc tội « gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia », sau 4 năm im lặng, đã lên tiếng, khẳng định rằng các phương tiện truyền thông thể hiện giá trị cơ bản của Hồng Kông, « vì càng được tiếp cận nhiều thông tin thì người ta càng tự do ». Bị bắt giam vào năm 2020, cựu CEO của tờ Apple Daily đã bị kết tội trong năm vụ xét xử, và 4 trong số đó liên quan đến các cuộc biểu tình vì dân chủ năm 2019, tòa án Hồng Kông đã kết án ông 20 tháng tù vì tội « tổ chức và tham gia tụ tập trái phép ». Tỷ phú Hồng Kông cũng bị kết án 69 tháng tù vì « âm mưu lừa đảo ».

(AP) – Siêu bão Man-yi làm gián đoạn hoạt động tàu, phà ở miền nam Trung Quốc. Cơn bão Man-yi gây thiệt hại nặng nề tại Philippines, khiến ít nhất 7 người bỏ mạng những ngày vừa qua, hàng ngàn ngôi nhà bị ngập lụt. Cho đến hôm nay, 20/11/2024, bão đã suy yếu với sức gió khoảng 40km/h, trở thành áp thấp và di chuyển xuống phía nam đảo Hải Nam Trung Quốc. Cơn bão đã khiến dịch vụ phà ở một số khu vực ven biển phía nam Trung Quốc tạm ngừng hoạt động. Các nhà khí hậu học đã dự đoán tần suất các cơn bão như vậy sẽ cao hơn, nhưng nếu các quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có sự chuẩn bị tốt hơn thì có thể giảm thiểu hậu quả từ thiên tai.

(AFP) – Truyện tranh Dragon Ball - 7 viên ngọc rồng tròn 40 tuổi. Những cuộc phiêu lưu bảo vệ thế giới khỏi những thế lực xấu của thần đồng võ thuật Son Goku bắt đầu từ ngày 20/11/1984 trong tuần báo Shonen Jump của Nhật Bản. Tác giả Akira Toriyama, qua đời ngày 01/03/2024, lấy cảm hứng từ truyện Tây Du Ký của Trung Quốc có từ thế kỷ XVI. Dragon Ball thu hút hàng triệu fan trên khắp thế giới và được dịch thành 7 viên ngọc rồng tại Việt Nam. Ngoài truyện tranh, loạt phim hoạt hình mới Dragon Ball Daima được ra mắt vào tháng 10 với phiên bản trẻ hơn của các nhân vật.


**********

Thủ lĩnh Hezbollah: Lệnh ngừng bắn nằm trong tay Israel


Thủ lĩnh Hezbollah - Naim Qassem.
Thủ lĩnh Hezbollah - Naim Qassem.

Thủ lĩnh Hezbollah Naim Qassem cho biết trong bài phát biểu trên truyền hình phát sóng hôm thứ Tư (20/11) rằng nhóm của ông đã xem xét và đưa ra phản hồi về đề xuất ngừng bắn do Mỹ soạn thảo nhằm chấm dứt giao tranh với Israel, và rằng việc ngừng giao tranh hiện nằm trong tay Israel.

Ông Qassem đưa ra bình luận của mình trong bài phát biểu được ghi âm trước khi phát sóng vài giờ, sau khi đặc phái viên Hoa Kỳ Amos Hochstein cho biết ông sẽ đến Israel để cố gắng đạt được thỏa thuận ngừng bắn, sau hai ngày họp với các quan chức Lebanon, bao gồm hai cuộc họp với chủ tịch quốc hội Nabih Berri, một đồng minh của Hezbollah.

Ông Qassem cho biết nhóm của ông, được Iran hậu thuẫn, đã xem bản dự thảo thỏa thuận của Hoa Kỳ và đưa ra phản hồi.

“Những bình luận này đã được trình lên đặc phái viên Hoa Kỳ và chúng đã được thảo luận chi tiết với ông ấy”, ông Qassem cho biết. “Những bình luận mà chúng tôi trình bày cho thấy chúng tôi chấp thuận con đường đàm phán gián tiếp này thông qua Chủ tịch Berri”.

Nhưng ông bác bỏ quan điểm cho rằng Israel sẽ có thể tiếp tục tấn công Hezbollah ngay cả sau khi đạt được lệnh ngừng bắn, nói rằng Israel không được phép vi phạm chủ quyền của Lebanon.

Ông Qassem cho biết thỏa thuận hiện phụ thuộc vào phản ứng của Israel và “mức độ nghiêm túc” của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, và rằng Hezbollah sẽ tiếp tục đàm phán và chiến đấu cùng lúc.

Cụ thể, ông cho biết bất kỳ cuộc tấn công nào vào trung tâm Beirut cũng sẽ bị Hezbollah bắn trả vào Tel Aviv. Hezbollah đã phóng tên lửa vào Tel Aviv hôm thứ Hai, sau khi các cuộc ném bom chết người của Israel tấn công vào trung tâm Beirut vào cả ngày Chủ Nhật và thứ Hai.

Cuộc chiến kéo dài một năm của Israel với Hezbollah ở Lebanon đã giết chết hơn 3.500 người, phần lớn trong số họ là trong hai tháng qua, và khiến phần lớn phía nam, phía đông và vùng ngoại ô phía nam của Beirut bị tàn phá.

Sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, Hezbollah sẽ giúp tái thiết Lebanon cùng với nhà nước Lebanon và vẫn là một nhân tố trong chính trường Lebanon, ông Qassem cho biết, với vai trò “hiệu quả” trong việc bầu ra một tổng thống. Những chia rẽ chính trị ở Lebanon đã khiến vị trí này bị bỏ trống trong hơn hai năm.


************

Thượng đỉnh G20 khép lại với tuyên bố chung chống nạn đói toàn cầu

Thượng đỉnh G20 đã khép lại hôm qua, 19/11/2024 tại Rio de Janeiro, Brazil. Các nước thành viên đã thông qua một tuyên bố chung chống nạn đói toàn cầu, trong bối cảnh địa chính trị bất ổn, từ chiến tranh Ukraina cho đến xung đột ở Trung Đông.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rio de Janeiro, Brazil, ngày 19/11/2024.
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rio de Janeiro, Brazil, ngày 19/11/2024. © Eraldo Peres / AP
Quảng cáo

Trong bài phát biểu kết thúc thượng đỉnh, được NHK trích dẫn, tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva khẳng định : “ Chúng tôi đã nỗ lực, mặc dù chúng tôi nhận thức được là chỉ mới chạm đến bề mặt của những thách thức to lớn mà thế giới đang phải đối mặt. Chúng ta hãy tiếp tục xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững.”

Từ Rio de Janeiro, thông tín viên Sarah Cozzolino cho biết thêm thông tin :

“Tổng thống Brazil Lula Da Silva đã thành công trong việc đóng vai trò là cầu nối giữa phương Tây và các nước phía nam. Brazil mong muốn đưa những chủ đề về xã hội thành ưu tiên tại thượng đỉnh lần này. Việc ký kết một liên minh toàn cầu chống nạn đói là một thắng lợi.

Bất chấp sự khác biệt của những nước trong nhóm chiếm khoảng 85 % GDP toàn cầu, Brazil đã thành công đạt được đồng thuận về một tuyên bố chung. Đặc biệt là văn bản này đề cập đến nhu cầu đánh thuế các nhà tỷ phú hoặc triển khai các biện pháp tham vọng hơn đối với quá trình chuyển đổi năng lượng.

Mặc dù quan hệ giữa ông Lula và tổng thống Achetina Javier Milei nguội lạnh, nhưng văn bản cuối cùng đã được tất cả các thành viên của G20 ký.

Bên lề thượng định của G20, xã hội dân sự đã phản kháng ở Rio de Janeiro, kêu gọi các nước ủng hộ Palestine trong cuộc xung đột ở Trung Cận Đông, và có những cam kết cụ thể hơn trong việc bảo vệ rừng Amazon.

Thượng đỉnh quốc tế này được xem là màn khởi động đối với Brazil, cho những sự kiện sắp tới. Quốc gia này sẽ tổ chức Hội nghị Khí hậu quốc tế COP-30 ở Belém, vùng Amazon vào năm 2025. 10 năm sau khi Thỏa thuận Khí hậu Paris được thông qua, các kỳ vọng được nâng cao, cũng như là những thách thức đối với vấn đề khí hậu trước việc Donald Trump trở lại Nhà Trắng có nguy cơ cản trở các cuộc đàm phán về khí hậu. » 

Trong lĩnh vực thương mại, theo NHK, tuyên bố chung của thượng đỉnh năm nay, không nêu rõ ràng là "ngăn cản chủ nghĩa bảo hộ" như năm ngoái, mà thay vào đó, nhấn mạnh nhu cầu cần bảo đảm một hệ thống trao đổi thương mại đa phương, công bằng và cởi mở.

Tuyên bố chung của G20 cũng thừa nhận các mối đe dọa liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực thông tin, kêu gọi quản lý công nghệ này và thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp đảm bảo tính minh bạch, hay sự giám sát của con người và bảo vệ bản quyền, … Một số tổ chức như Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã hoan nghênh quyết định này.

Theo AFP, hôm nay, một ngày sau khi thượng đỉnh khép lại, tổng thống Brazil Lula đã tiếp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai bên muốn tăng cường quan hệ vốn đã bền chặt giữa hai nước lớn mới nổi, lần lượt là quốc gia đông dân thứ hai và thứ bảy của thế giới.

Nếu như Brazil muốn tăng cường hợp tác với Trung Quốc về kinh tế, thì chủ tịch Tập Cận Bình, trước sự trở lại của Donald Trump vào Nhà Trắng, được cho là muốn khẳng định vị trí của Bắc Kinh, lấp khoảng trống mà chính quyền của tân tổng thống có thể để lại trong các tổ chức, định chế quốc tế..


********

Ngoại giao quốc tế – sân chơi hấp dẫn đối với các chế độ độc tài

Việc tổ chức COP tại một nước phi dân chủ, như Azerbaijan, không phải là điều mới mẻ. Năm ngoái, sự kiện này đã diễn ra tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Trong khi đó, Nga, Trung Quốc hay Syria vẫn là thành viên của Ủy ban Phi thực dân hóa của Liên Hiệp Quốc, Ả Rập Xê Út chủ trì Diễn đàn Liên Hiệp Quốc về nữ quyền. Đối với các nhà lãnh đạo của những nước, việc tổ chức và tham gia các sự kiện như vậy mang lại nhiều lợi ích.

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev (G), đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (P) và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tại hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu COP29 ở Baku, Azerbaijan, ngày 12/11/2024.
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev (G), đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (P) và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tại hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu COP29 ở Baku, Azerbaijan, ngày 12/11/2024. AP - Peter Dejong
Quảng cáo

COP29, hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu, đã khai mạc hôm 11/11/2024 tại Baku, Azerbaijan. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là một chủ đề quan trọng đối với tất cả người dân trên hành tinh, lại được thảo luận dưới sự chủ trì của một quốc gia có chế độ độc tài, nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn, và vai trò của quốc gia này trong một số hồ sơ địa chính trị lớn gần đây đã gây nhiều tranh cãi.

Lợi ích của những quốc gia sản xuất năng lượng hóa thạch trong việc tổ chức COP

Các vấn đề về biến đổi khí hậu và việc giảm lượng khí thải carbon là mối quan tâm hàng đầu của những quốc gia sản xuất năng lượng hóa thạch. COP28 được tổ chức tại Dubai vào năm ngoái. COP30 sẽ được tổ chức tại Belém, Brazil, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất Châu Mỹ Latinh, đứng thứ 9 trên thế giới và có thể leo lên vị trí thứ 5 vào năm 2030.

Để có thể bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình và đề phòng trước mọi biến động có thể xảy ra, những quốc gia sản xuất năng lượng hóa thạch tìm cách tác động tối đa đến các cuộc thảo luận quốc tế liên quan đến những vấn đề môi trường và năng lượng thông qua việc tổ chức và tài trợ cho các hội nghị này. Cần lưu ý rằng Moukhtar Babaïev, bộ trưởng Sinh Thái Azerbaijan, người chủ trì COP29, là một cựu lãnh đạo của công ty dầu khí quốc gia Socar. Còn Sultan Ahmed Al-Jaber, chủ tịch COP28 với tư cách là bộ trưởng Công Nghiệp của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, được mệnh danh là "hoàng tử dầu mỏ" vì ông là giám đốc điều hành của Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC).

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi chính cái tên COP (Hội nghị các Bên) đã ngụ ý một hội nghị với cách tiếp cận có tính thực dụng, nhằm vượt qua mọi sự cứng nhắc về mặt cấu trúc. Có tổng cộng 198 bên tham gia hội nghị, các quốc gia được chia nhóm theo khu vực địa lý, cùng với thực thể chính trị như Liên Hiệp Châu Âu. Không thể mong chờ là các nhà tổ chức của những diễn đàn như vậy chỉ chấp nhận đóng vai trò "người môi giới trung thực" (honest broker) mà họ muốn "dẫn dắt" toàn bộ dự án. Điều này càng rõ ràng hơn khi thành công vượt bậc của COP đã được khẳng định nhờ số lượng các diễn giả, nhà báo, các nhóm vận động hành lang và người theo dõi : khoảng 10.000 người vào năm 1997 khi thông qua Nghị định thư Kyoto, hơn 30.000 người ở Paris vào năm 2015, 45.000 người ở COP27, hơn 85.000 người ở COP28 và khoảng 70.000 người ở COP29. Các hội nghị thượng đỉnh này là những sự kiện mang tầm vóc toàn cầu.

Baku đối đầu với Paris (và không chỉ vậy)

Đối với Azerbaijan, COP29 là một cơ hội tuyệt vời để cải thiện hình ảnh quốc gia. Cần nhắc lại rằng đối với nhiều nước trên thế giới, quốc gia với hơn 10 triệu dân này chủ yếu được biết đến do không tôn trọng nhiều quyền tự do cá nhân, và Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã xem xét trường hợp của nước này trong khuôn khổ Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 09/11/2023.

Azerbaijan cũng là nguồn gốc của một vụ bê bối tham nhũng lớn tại Hội Đồng Toàn Châu Âu vào năm 2017, được gọi là "Caviargate", và gần đây đã bị cáo buộc là một trong những nước khơi mào và thúc đẩy những cuộc bạo loạn dữ dội, khiến 13 người thiệt mạng vào mùa xuân vừa qua ở Nouvelle-Calédonie (Pháp). Bộ trưởng Nội Vụ Pháp lúc đó là Gérald Darmanin, đã không ngần ngại lên án trực tiếp chế độ Aliev có những hành động chống phá, thông qua Nhóm Sáng kiến Baku (GIB).

Cần nhắc lại rằng Nhóm Sáng kiến Baku (GIB), được thành lập vào tháng 07/2023 tại thủ đô Azerbaijan, với sự tham gia của đại diện các phong trào độc lập của Martinique, Guyane, Nouvelle-Calédonie và Polynésie thuộc Pháp, đã tổ chức một hội nghị quốc tế vào ngày 20/06/2024 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, mang tên "Hướng tới độc lập và các quyền tự do cơ bản – vai trò của C-24 (Ủy ban đặc biệt về Phi thực dân hóa của Liên Hiệp Quốc) trong việc xóa bỏ chủ nghĩa thực dân". Một hội nghị khác, "Chính sách tân thực dân của Pháp tại Châu Phi", cũng do GIB tổ chức vào ngày 03/10/2024, cho thấy nhóm này không ngừng chĩa mũi dùi vào Paris.

Theo nhiều nhà phân tích, những hành động này nhằm mục đích trừng phạt Pháp vì đã lên án cuộc tấn công của Azerbaijan ở Thượng Karabakh vào năm 2023, sau vụ phong tỏa hành lang Lachin (kết nối Karabakh với Armenia), giúp chế độ Ilham Aliev giành lại quyền kiểm soát khu vực này và khiến Nhà nước Cộng hòa Artsakh giải thể, sau những cuộc không kích dữ dội khiến gần như toàn bộ cư dân vùng Karabakh phải rời bỏ nơi đây.

Các nghị sĩ Châu Âu cũng đã bày tỏ lo ngại về tình hình trong khu vực này và đã đệ trình hôm 21/10/2024 một dự thảo nghị quyết về việc Azerbaijan vi phạm nhân quyền và luật pháp quốc tế, cũng như mối quan hệ với Armenia.

Tình hình căng thẳng này đã khiến các nhà lãnh đạo Pháp, bao gồm cả tổng thống Emmanuel Macron và bộ trưởng Chuyển Đổi Sinh Thái Agnès Pannier-Runacher, từ chối đến Baku tham dự COP29.

Liên Hiệp Quốc không phải là biểu tượng của nền dân chủ

Cần phải rất thận trọng khi nhìn vào cuộc đối đầu này giữa Pháp và Azerbaijan, diễn ra ở nhiều cấp độ (truyền thông, pháp lý, ngoại giao). Điều đáng chú ý là gần như tất cả các bài viết đề cập đến bạo loạn ở Nouvelle-Calédonie luôn nhắc lại thông điệp của Ủy ban Phi thực dân hóa lên án lập trường của Pháp. Dường như có thể thấy cơ quan này được Liên Hiệp Quốc "trao cho tính hợp pháp không thể chối cãi".

Tuy nhiên, sự hiện diện của Nga trong Ủy ban (với cuộc xâm lược quân sự ở Ukraina) hay của Trung Quốc (tham vọng đối với Đài Loan), hoặc Syria và Ethiopia, hai quốc gia gần đây bị cáo buộc thực hiện các cuộc tàn sát quy mô lớn đối với chính dân tộc mình, khiến mọi người phải đặt câu hỏi về lợi ích của mỗi bên.

Tuy nhiên, về bản chất, mặc dù Liên Hiệp Quốc không phải là một câu lạc bộ chỉ gồm các quốc gia dân chủ, nhưng sẽ là một vấn nạn không nhỏ nếu các quốc gia có chế độ độc tài, do áp dụng hệ thống luân phiên, thường xuyên chủ trì hoặc tham gia vào các Ủy ban chịu trách nhiệm giám sát việc tôn trọng nhân quyền. Tháng 3 vừa qua, Ả Rập Xê Út đã chủ trì Diễn đàn về nữ quyền và bình đẳng giới, còn Iran chủ trì Diễn đàn xã hội của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái.

Các hội nghị thượng đỉnh và những bất đồng

Những sự kiện gần đây cho thấy nhiều chế độ độc tài không chỉ đơn thuần hội nhập hoàn toàn vào Liên Hiệp Quốc, mà đáng lo ngại hơn, đã chú ý đến các chủ đề mà trước đây, chỉ có các nền dân chủ phương Tây quan tâm, và giờ đây đã thành công trong việc áp đặt quan điểm của mình tại nhiều hội nghị quốc tế. Mặc dù bản chất của ngoại giao là đưa tất cả các bên xích lại gần nhau để đạt được kết quả thỏa đáng, tuy nhiên, những sự kiện nêu trên cho thấy hai nhận xét.

Nhận xét đầu tiên là các nền dân chủ phương Tây có dấu hiệu rút khỏi các đấu trường này, do thiếu nguồn lực tài chính, thiếu nhân lực hay định hướng sang các hồ sơ khác.

Nhận xét thứ hai là các chế độ độc tài có một nỗ lực rõ ràng và có kế hoạch nhằm "chiếm lĩnh" những chủ đề này (chẳng hạn như cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân đã trở thành công cụ mạnh mẽ để lên án những hành động của các quốc gia phương Tây).

Trước hai nhận xét này, giải pháp là gì ? Vào năm 2008, nhà nghiên cứu Jan Aart Scholte đã đề xuất cần phải tính đến một mô hình chính phủ với nhiều trung tâm quyền lực, tức là "tản quyền" về mặt xã hội và địa lý, điều này có thể quan sát được vào thời điểm hiện tại. Nhưng dường như động lực hậu Đệ Nhị Thế Chiến đã bị đảo chiều : hàng loạt các hội nghị thượng đỉnh, diễn đàn, nhóm và tiểu nhóm tổ chức các cuộc thảo luận và thao túng một số vấn đề mà mức độ nhạy cảm và phản ứng của công luận đã được tính tới kỹ càng. Và điều này được thực hiện dưới sự chủ trì của các cấu trúc chính trị lớn như Liên Hiệp Quốc. Những biến chuyển này được minh họa thông qua nhiều khái niệm ngoại giao (ngoại giao bóng bàn, ngoại giao gấu trúc, ngoại giao đười ươi hay ngoại giao trứng cá). Các hình thức chính phủ khác nhau (đa phương, đa diện) cũng mong muốn "nắm bắt" sự đa dạng của các tác nhân và hành động của họ, điều này khiến việc đánh giá đầy đủ các thách thức trước mắt trở nên khó khăn.

Vẫn có thể tin rằng các thành viên của Liên Hiệp Quốc sẽ bảo vệ các giá trị nhân văn mà tổ chức này đề xướng, nhưng đồng thời, cũng có thể nghi ngờ và đặt câu hỏi phải chăng một trong những nghĩa gốc của từ "ngoại giao" đã thắng thế : ngoại giao là "trò chơi" lá mặt lá trái và sự thao túng của các tác nhân thay đổi lập luận và ý tưởng để bảo vệ các lợi ích của mình.

Nguồn : The Conversation – 18/11/2024


*********

Mỹ phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về lệnh ngừng bắn ở Gaza


Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp để thảo luận về tình hình Trung Đông vào ngày 20 tháng 11 năm 2024, tại trụ sở ở thành phố New York, Mỹ.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp để thảo luận về tình hình Trung Đông vào ngày 20 tháng 11 năm 2024, tại trụ sở ở thành phố New York, Mỹ.

Hôm thứ Tư (20/11), Hoa Kỳ đã phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến của Israel ở Gaza, cáo buộc các thành viên hội đồng đã từ chối các nỗ lực để đạt được thỏa hiệp.

Hội đồng gồm 15 thành viên đã bỏ phiếu cho một nghị quyết do 10 thành viên không thường trực đưa ra trong một cuộc họp kêu gọi “lệnh ngừng bắn ngay lập tức, vô điều kiện và vĩnh viễn” và yêu cầu riêng biệt về việc thả các con tin.

Chỉ có Hoa Kỳ bỏ phiếu chống, sử dụng quyền phủ quyết của mình với tư cách là thành viên thường trực của hội đồng để chặn nghị quyết.

Một quan chức cấp cao của Mỹ, người đã thông báo cho các phóng viên với điều kiện giấu tên trước cuộc bỏ phiếu, cho biết Hoa Kỳ sẽ chỉ ủng hộ một nghị quyết kêu gọi rõ ràng việc thả các con tin ngay lập tức như một phần của lệnh ngừng bắn.

“Như chúng tôi đã tuyên bố nhiều lần trước đây, chúng tôi không thể ủng hộ lệnh ngừng bắn vô điều kiện nếu không yêu cầu thả con tin ngay lập tức”, vị quan chức này nói.

Chiến dịch kéo dài 13 tháng của Israel tại Gaza đã giết chết gần 44.000 người và khiến gần như toàn bộ dân số của vùng đất này phải di dời ít nhất một lần. Chiến dịch này được phát động để đáp trả cuộc tấn công của các chiến binh do Hamas cầm đầu đã giết chết 1.200 người và bắt giữ hơn 250 con tin tại Israel vào ngày 7/10/2023.


***********

Khai mạc Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN vào lúc căng thẳng với Trung Quốc gia tăng ở Biển Đông

Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN-ADMM lần thứ 18 và ADMM mở rộng, khai mạc sáng nay 20/11/2024 tại Vientiane, Lào. Các bên tập trung vào vế an ninh trong bối cảnh gia tăng tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông và trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ, điểm tựa của một số quốc gia trong khu vực để làm đối trọng với Trung Quốc, trong giai đoạn chuyển giao quyền lực.

ASEAN defence ministers attend the ASEAN Defence Ministers' Meeting in Vientiane, Laos, Wednesday, Nov. 20, 2024.
Các bộ trưởng Quốc Phòng của khối ASEAN họp tại Vientiane, Lào, ngày 20/11/2024. AP - Anupam Nath
Quảng cáo

Hãng tin Mỹ AP cho biết bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Lloyd Austin, trên nguyên tắc sẽ đến Vientiane dự cuộc họp ADMM mở rộng, tương tự như các đồng cấp Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc.

Trước khi rời khỏi Lầu Năm Góc vào tháng 01/2025 ông Lloyd Austin vừa kết thúc một cuộc họp với đồng cấp Úc và Nhật Bản tại Canberra. Hoa Kỳ và hai đồng minh thân thiết này cam kết « mạnh mẽ yểm trợ » ASEAN trước những quan ngại sâu sắc của khối này về những hành vi của Trung Quốc gây bất ổn trong các vùng Biển Đông và Hoa Đông.

Khai mạc hội nghị ADMM lần thứ 18 sáng nay, trong cương vị chủ nhà, bộ trưởng Quốc phòng Lào, Chansamone Chanyalath, mong mỏi đây là cơ hội để 10 nước thành viên ASEAN « tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ trong khu vực cũng như chuẩn bị đối phó và giải quyết những mối đe dọa hiện tại và trong tương lai đối với an ninh trong vùng Đông Nam Á ». Về nội bộ ASEAN, bộ trưởng Quốc Phòng khối này sẽ thảo luận về khủng hoảng nhân đạo tại Miến Điện.

AP chưa thể xác định là bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ có dự trù một cuộc trao đổi song phương với đồng cấp Trung Quốc Đổng Quân tại Vientiane lần này hay không. Riêng Nhật Bản, đài truyền hình NHK cho biết, ông Gen Nakatani sẽ thảo luận với đối tác Trung Quốc về những « quan ngại liên quan đến những hoạt động quân sự của Bắc Kinh » trong thời gian gần đây. Tháng 8/2024 chiến đấu cơ Trung Quốc đã thâm nhập không phận Nhật Bản. Tokyo phản đối hàng không mẫu hạm và hai tàu khu trục của Trung Quốc đã xâm nhập các vùng biển của Nhật Bản.

Hội nghị ADMM và ADMM mở rộng lần này cũng nhằm thảo luận về những căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên, chiến tranh Ukraina và các cuộc xung đột ở Cận Đông. Các bên cũng sẽ tập trung vào các vế chống khủng bố, hợp tác vì an ninh mạng và khắc phục hậu quả thiên tai.


************

Nhóm 5 nước lớn nhất châu Âu "ủng hộ" trái phiếu quốc phòng

Trước viễn cảnh Donald Trump quay lại Nhà Trắng, các nước châu Âu đang nỗ lực tăng cường lĩnh vực quốc phòng. Ngày 19/11/2024, bốn nước lớn nhất Liên Hiệp Châu Âu và Anh đã họp tại Vacxava, Ba Lan, và tuyên bố ủng hộ phát hành trái phiếu quốc phòng châu Âu.

Từ trái sang phải : Các ngoại trưởng, Pháp Jean-Noël Barrot, Ý Antonio Tajani, Ba Lan Radoslaw Sikorski và Đức Annalena Baerbock tại Vacxava, Ba Lan, ngày 19/11/2024.
Từ trái sang phải : Các ngoại trưởng, Pháp Jean-Noël Barrot, Ý Antonio Tajani, Ba Lan Radoslaw Sikorski và Đức Annalena Baerbock tại Vacxava, Ba Lan, ngày 19/11/2024. REUTERS - Kacper Pempel
Quảng cáo

Sau cuộc họp với bốn đồng nhiệm Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Anh, ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski khẳng định ý tưởng « phát hành trái phiếu quốc phòng » là « điều gì đó nghiêm túc ». Còn theo ngoại trưởng Ý Antonio Tajani, « chiến lược được soạn thảo » là nhằm « hỗ trợ quốc phòng của châu Âu ». Trước đó, vào tháng 06, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen thông báo Liên Hiệp Châu Âu cần đầu tư 500 tỉ euro trong thập niên tới để tăng cường quốc phòng.

Thông tín viên RFI Adrien Sarlat tại Vacxava cho biết thêm thông tin :

« Bối cảnh đặc biệt thì phải có một cuộc họp đặc biệt. Cuộc họp cấp cao sáng 19/11 là sự kiện chưa từng có, được Vacxava coi là phản ứng trước việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Vào lúc tổng thống đắc cử Mỹ thông báo ý định giảm viện trợ cho NATO, cuộc gặp lần này có mục đích chuẩn bị cho các cường quốc thành viên NATO một thế cân bằng mới.

Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski phát biểu : « Chúng tôi nhất trí về việc châu Âu phải gánh trọng trách lớn hơn cho chính an ninh của mình và điều này được thực hiện thông qua việc phân bổ trách nhiệm tài chính giữa các nước thành viên NATO. Nhưng việc tăng cường chi tiêu an ninh của Liên Hiệp Châu Âu phải đi đôi với việc Mỹ duy trì cam kết đối với an ninh của chúng ta ».

Ba Lan là quốc gia đứng đầu châu Âu về đầu tư quân sự, dành 2,4% GDP cho quốc phòng, trong khi NATO khuyến nghị tối thiểu là 2%.

Ngoại trưởng Sikorski cho biết : « Tôi nhận thấy rằng các quốc gia lớn ở châu Âu ngày càng sẵn sàng đảm nhận một phần gánh nặng hỗ trợ quân sự trong trường hợp Mỹ hạn chế các cam kết hơn ».

Theo các ngoại trưởng, một cam kết tài chính sẽ giúp tránh được nguy cơ Putin hóa châu Âu và bảo vệ sự toàn vẹn của các quốc gia thành viên ».


**********

Tổng thống Zelensky báo động : « Mỹ ngừng viện trợ, Ukraina sẽ thua »

Chiến tranh xâm lược Ukraina của Nga đã kéo dài 1.000 ngày. Phát biểu hôm qua 19/11/2027 tổng thống Volodymyr Zelensky thừa nhận nguy cơ Ukraina thất thủ nếu Hoa Kỳ ngừng viện trợ quân sự. Trong lúc mà « Vladimir Putin tập trung vào mục tiêu giành chiến thắng ở Ukraina, chính quyền Washington sẽ không tự ngừng lại cuộc chiến này ».

Ukraine's President Volodymyr Zelenskiy attends a press conference, at the NATO headquarters in Brussels, Belgium October 17, 2024.
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo tại trụ sở NATO ở Bruxelles, Bỉ, ngày 17/10/2024. REUTERS - Yves Herman
Quảng cáo

Trả lời kênh truyền hình Mỹ Fox News tổng thống Zelensky nói thẳng : « Mất viện trợ của Mỹ, Ukraina sẽ thua ». Tuyên bố được đưa ra vào lúc chính quyền Donald Trump sắp tới chủ trương « nhanh chóng chấm dứt chiến tranh Ukraina » và một số người thân cận với ông Trump hôm qua đã chỉ trích tổng thống Biden đẩy nước Mỹ đến gần một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba khi cho phép Ukraina dùng tên lửa tầm xa ATACMS tấn công vào lãnh thổ của Nga. Cùng ngày, một quan chức cao cấp ở Washington thông báo sẽ cung vấp mìn chống cá nhân cho Ukraina để đẩy lùi quân Nga. Một lần nữa Nga lên án Hoa Kỳ « muốn kéo dài chiến tranh ».

Vào lúc Mỹ đang nắm giữ một phần tương lai của Ukraina, câu hỏi đặt ra là từ khi tổng thống Vladimir Putin điều quân xâm chiếm Ukraina ngày 24/02/2022 thì trong 1.000 ngày vừa qua, người dân Ukraina đã sống như thế nào ?

Thông tín viên RFI Emmanuelle Chaze từ Kiev tường thuật : 

« Đối với người dân Ukraina, 1.000 ngày từ khi đất nước họ bị Nga xâm chiếm ở quy mô lớn, chiến tranh hiện diện khắp mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ cần đi ra đường ở thủ đô Kiev cũng đủ cảm nhận thấy là không có gì bình thường cả.

Ngay ở trung tâm thủ đô, đường phố tối om vì thường xuyên bị mất điện. Nhiều người phải dùng điện thoại cầm tay để soi đường để không bị ngã.

Trong hoàn cảnh đó, hàng triệu người Ukraina dù sống cách xa chiến tuyến, nhưng hậu quả chiến tranh đè nặng lên cuộc sống hàng ngày của họ như chủ một hiệu sách bà Maria Bindiuk thổ lộ : Nhiều người bạn thân của tôi cố gắng không nghĩ đến chiến tranh, họ ở yên trong nhà, giết thời gian với các trò chơi điện tử, hay vùi đầu vào công việc từ 7 giờ sáng đén 9 giờ tối để quên đi thực tế ».

Đó là thực tế hàng ngày, họ bị đe dọa bởi các cuộc oanh kích bằng bom lượn, drone hay tên lửa. Tại Kiev, từ tháng 9 đến nay, còi báo động, tiếng nổ, vang lên hàng đêm. Vào dịp mang tính biểu tượng 1.000 ngày chiến tranh, dân Ukraina muốn nhắc lại rằng đối với họ, chiến tranh đã khai mào từ năm 2014 tức là đã kéo dài từ 3.926 ngày qua, đó là từ khi Nga bắt đầu xâm lược bán đảo Crimée và kể từ đó cuộc tấn công của Nga nhắm vào Ukraina càng lúc càng tệ hại hơn ».


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm