Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 20 - 11 -2024:

xxx

hoaluc-4
************

TIN TỔNG HỢP

Tin tổng hợp.
Tin tổng hợp. © RFI
Quảng cáo

(Yonhap) – Bắc Triều Tiên cảnh báo sẽ trả đũa hợp tác an ninh giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Chính quyền Bình Nhưỡng, hôm nay 19/11/2024, lên án mối hợp tác giữa ba nước làm gia tăng sự đối đầu trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, đồng thời cáo buộc Mỹ muốn thiết lập kiểm soát quân sự và chính trị, với một liên minh hạt nhân.

(AFP) – Châu Âu muốn độc lập về vũ trụ nhờ tàu vũ trụ Nyx. Giống như NASA hợp tác với SpaceX, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cũng tìm cách phát triển quy mô hoạt động bằng cách dựa vào các công ty tư nhân. ESA hỗ trợ công ty khởi nghiệp The Exploration Company (TEC) của Pháp-Ý-Đức, đã huy động được tổng cộng 200 triệu euro tính đến hôm qua 18/11/2024 để phát triển Nyx, một tàu vũ trụ "có thể được tái sử dụng và được tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo, và có thể được phóng đến bất kỳ trạm vũ trụ nào".

(AFP) – Cuộc tấn công ban đêm của quân đội Nga đã giết chết bảy người, trong đó có một đứa trẻ, ở vùng đông bắc Ukraina. Tổng thống Volodymyr Zelensky, hôm nay 19/11/2024, thông báo một chiếc drone đã tấn công thành phố Hloukhiv, thuộc vùng Sumy, giáp với vùng Kursk của Nga.

(Yonhap) – Hàn Quốc : Chính phủ của thủ tướng Moon Jae In bị nghi ngờ đã phát tán thông tin về hệ thống lá chắn tên lửa THAAD của Mỹ cho Trung Quốc. Một nguồn tin chính thức am hiểu hồ sơ hôm nay 19/11/2024 cho biết Ủy ban Giám sát và Thanh tra (BAI) của Hàn Quốc đã chuyển hồ sơ để truy tố các thành viên cấp cao trong chính quyền tiền nhiệm của tổng thống Moon Jae In. Những người này bị nghi ngờ làm rò rỉ bí mật liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD Hoa Kỳ cho các nhà đấu tranh và cho chính quyền Trung Quốc.

(AFP) – Mỹ : Boeing có ý định sa thải gần 2.200 lao động tại các chi nhánh ở Washington. Theo một tài liệu Cơ quan An ninh Việc làm của bang Washington công bố hôm thứ Hai 18/11/2024, hãng chế tạo máy bay Mỹ Boeing đã quyết định sa thải 2.199 nhân công ở bang này, trong khuôn khổ kế hoạch sa thải 10% lao động trên quy môt toàn cầu. Tính đến ngày 31/12/2023, Boeing sử dụng gần 170.700 lao động tại bang Washington.

(AFP) – Thêm một tuyến cáp biển thứ hai tại biển Baltic bị phá hoại. Bộ trưởng Phòng Vệ Dân Sự Thụy Điển hôm nay 19/11/2024 thông báo tuyến cáp liên lạc ngầm dưới biển nối từ Thụy Điển sang Litva, Arelion, đã bị hư hại từ sáng hôm Chủ Nhật 17/11, chỉ một hôm sau thông báo tuyến cáp C-Lion 1 nối từ Phần Lan đến Đức bị cắt đứt. Trong khi chính phủ Đức nêu khả năng về một vụ phá hoại, thì bộ trưởng Phòng Vệ Dân Sự Thụy Điển nói với AFP là điều quan trọng là phải làm rõ lý do vì sao hai tuyến cáp này ở biển Baltic lại không hoạt động nữa. Hôm qua, Berlin và Helsinki nêu lên mối đe dọa từ Nga và khả năng điện Kremlin tiến hành chiến tranh hỗn hợp nhắm vào Đức và Phần Lan.


*********

Liên Âu bất đồng về việc cho Ukraina dùng vũ khí được cung cấp tấn công lãnh thổ Nga

Sau khi tổng thống Mỹ Joe Biden bật đèn xanh cho Ukraina sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS, do Washington cung cấp, tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, lãnh đạo ngành ngoại giao của Liên Hiệp châu Âu (EU), Josep Borrell, hôm nay 19/11/2024, kêu gọi các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu nên làm tương tự. Tuy nhiên, nhiều thành viên vẫn tỏ ra thận trọng.

Hệ thống tên lửa phòng không của quân đội Đức tại Schwesing (Đức), ngày 17/03/2023. Hệ thống mà thủ tướng Olaf Scholz thông báo hôm 13/04/2024 sẽ gửi gấp cho Ukraina.
Hệ thống tên lửa phòng không của quân đội Đức tại Schwesing (Đức), ngày 17/03/2023. Hệ thống mà thủ tướng Olaf Scholz thông báo hôm 13/04/2024 sẽ gửi gấp cho Ukraina. AP - Axel Heimken
Quảng cáo

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường trình :

Josep Borrell than phiền : "Lần nào chúng ta ra quyết định hỗ trợ Ukraina cũng đều mất rất nhiều thời gian." Đối với lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu, những cuộc oanh kích mạnh mẽ của Nga nhắm vào Ukraina hôm Chủ Nhật là câu trả lời của Vladimir Putin đối với "mọi nỗ lực thảo luận hay đàm phán". Đây là một lời lên án rõ ràng của Josep Borrell nhắm vào cuộc điện đàm của thủ tướng Đức với tổng thống Nga cách đây một tuần và ông nói thêm rằng nếu châu Âu muốn bày tỏ "lập trường cứng rắn", thì phải đoàn kết.

Tuy nhiên, hôm qua, các quốc gia thành viên EU đã không tỏ ra đoàn kết. Ngoài Đức, vẫn luôn từ chối cho phép Ukraina sử dụng các tên lửa Taurus tấn công vào lãnh thổ Nga, Ý cũng giữ nguyên lập trường tương tự : "Vũ khí do Roma cung cấp chỉ có thể được sử dụng bên trong lãnh thổ Ukraina", ngoại trưởng Antonio Tajani, hôm qua, nhấn mạnh như trên. Người đồng cấp Pháp, Jean-Noël Barrot, lặp lại rằng việc cho phép Ukraina sử dụng vũ khí do Paris cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga là một khả năng mà chính phủ "đang xem xét", ngụ ý rằng nếu Pháp bật đèn xanh cho Ukraina thì thông tin này sẽ không được công khai.


***********

Ukraina được dùng vũ khí Mỹ tấn công đất Nga: Quyết định "quá trễ" và "quá ít tên lửa" ?

Bất ổn chính trị tại Pháp khiến đầu tư nước ngoài giảm mạnh, theo thẩm định của EY. Giới nông dân Pháp chống dự án thỏa thuận mậu dịch tự do giữa Liên Âu và Nam Mỹ (Mercosur). Thượng đỉnh G20 thảo luận về đánh thuế 3.000 người giầu nhất thế giới. Trên đây là một số chủ đề trang nhất của báo chí Pháp hôm nay, 19/11/2024. Chủ đề được hầu hết các báo nói đến là quyết định của tổng thống mãn nhiệm Mỹ, cho phép Ukraina dùng tên Mỹ cấp tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Ảnh minh họa : Các dàn phóng tên lửa ATACMS của Mỹ, ảnh chụp tại Hàn Quốc năm 2022.
Ảnh minh họa : Các dàn phóng tên lửa ATACMS của Mỹ, ảnh chụp tại Hàn Quốc năm 2022. © HANDOUT / SOUTH KOREAN DEFENCE MINISTRY / AFP
Quảng cáo

Le Monde chạy tựa : « Mỹ cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào Nga », bên dưới là hình ảnh một người bị thương trong một cuộc oanh kích của Nga tại tỉnh Sumy, bắc Ukraina. « Hỗ trợ cho Ukraina của phương Tây tăng thêm một nấc » là tít lớn trang nhất của Le Figaro, trên nền hình ảnh một dàn phóng tên lửa đang khai hỏa. La Croix có bài phân tích về « Cú đánh cược đầy mạo hiểm của Washington » do lo ngại các trả đũa từ Matxcơva, trong lúc Libération gọi đây là một quyết định « quá trễ và quá ít ».  

Quyết định không cho phép « đảo ngược cục diện », nhưng quan trọng

Đối với Le Monde, « quyết định quan trọng » này, được đưa ra sau các đợt oanh kích dồn dập của Nga tại Ukraina, đã được những người ủng hộ Ukraina đón nhận với « cảm giác cay đắng », vì khá trễ. Tuy nhiên, « dù không cho phép đảo ngược tương quan lực lượng », « không cho phép Ukraina giành thắng lợi », quyết định này cũng sẽ giúp Kiev « có thêm khả năng xoay xở trên chiến trường », để giành được lợi thế đàm phán, vào thời điểm mà tổng thống tân cử Mỹ Donal Trump – vốn chủ trương chấm dứt nhanh chóng cuộc chiến – chuẩn bị nắm quyền.

Theo Le Monde, quyết định của Joe Biden bị một người thân cận với tổng thống tân cử « chỉ trích kịch liệt » hôm 17/11. Cựu đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell lên án tổng thống mãn nhiệm « leo thang chiến tranh tại Ukraina trong giai đoạn chuyển tiếp quyền lực, như thể ông ta đang muốn khởi động một cuộc chiến tranh mới ».

Thái độ thực sự của Trump vẫn là ẩn số

Tuy nhiên, thái độ thực sự của Donal Trump về cuộc chiến Ukraina dường như vẫn còn là một ẩn số lớn. Le Monde dẫn lại nhận định của một nhân vật nặng ký hơn, được coi là cố vấn an ninh tương lai của Trump : Mike Waltz, đưa ra trước bầu cử, nếu Putin từ chối thương lượng nghiêm túc để chấm dứt chiến tranh, Mỹ có thể « cung cấp nhiều vũ khí hơn cho Ukraina, đồng thời giảm bớt các giới hạn trong việc sử dụng ».

Le Figaro dành nhiều bài viết cho quyết định dỡ bỏ hạn chế dùng tên lửa tầm xa tấn công sang đất Nga của Biden. Bài « Các tên lửa tầm xa, một giải pháp chiến thuật không làm thay đổi cục diện » vạch ra một loạt điểm không rõ ràng và những hạn chế của quyết định này. Theo Le Figaro, chính quyền Biden đã không nói rõ loại tên lửa gọi là « tầm xa » được cho phép là bao nhiêu : 300 km (tức tầm bắn tối đa của ATACMS) hay chỉ là 160 km ?... Và các vùng lãnh thổ nào của Nga được phép tấn công ? … Và một điểm quan trọng đặc biệt khác là : Washington có cấp thêm cho Ukraina tên lửa hay không ?

« Đầu hàng chiến lược » : Châu Âu sẽ phải trả giá nào ?

Nhân việc tổng thống mãn nhiệm Mỹ đưa ra quyết định cho phép dùng tên lửa tầm xa tấn công sang đất Nga, một quyết định bị đánh giá là trễ tràng nhưng đúng đắn, bài xã luận của Le Figaro cảnh báo phương Tây về « cái giá phải trả đối với quyết định đầu hàng chiến lược » của tổng thống tân cử Donald Trump trước điện Kremlin. Cũng về chủ đề này, trong một bài viết khác, Le Figaro nhấn mạnh đến tình thế « nguy ngập » của châu Âu, khi không có đủ phương tiện đối mặt với Nga, nếu chính quyền Donald Trump chấm dứt hỗ trợ Kiev.

Le Figaro đặt câu hỏi : « Châu Âu liệu có thể làm được gì khác hơn là một khán giả thụ động, nếu hai người (tức Trump và Putin) thỏa thuận về số phận của Ukraina ? ». Vấn đề không chỉ là Ukraina, mà cũng là « tương lai của nền dân chủ và của chính châu Âu », theo ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen. Tại Diễn đàn Paris vì hòa bình, một quan chức cao cấp của Ủy Ban Châu Âu, Peter Wagner, nhấn mạnh : « Đây là vấn đề của quyết tâm và năng lực của ngành công nghiệp quân sự. Chúng ta biết mình phải làm gì và làm như thế nào. Vấn đề là chúng ta có khả năng và quyết tâm thực thi mục tiêu tự trị về chiến lược hay không ? ».

Pháp đẩy mạnh công nghiệp quân sự

Le Monde hôm nay có chuyên đề riêng về « Pháp hướng đến một nền công nghiệp quân sự ». Bất chấp các khó khăn về ngân sách, chi phí cho quân sự đang tăng vọt. Nền công nghiệp quân sự đang được tổ chức lại để sản xuất nhiều hơn. Doanh nghiệp của Pháp đang nhận được các đơn đặt hàng chưa từng có, và ngày càng dồn dập. Vấn đề chính, theo Le Monde, hiện nay là số tiền đầu tư, và mục tiêu giảm nhẹ các thủ tục diễn ra quá chậm so với hứa hẹn.

Đầu tư nước ngoài vào Pháp: « Gáo nước lạnh »

Đầu tư nước ngoài vào Pháp sụt giảm mạnh là tựa trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos. Les Echos chạy tựa : « Đầu tư nước ngoài tại Pháp : Gáo nước lạnh ». Theo thẩm định của công ty kiểm toán EY, 49% số công ty quốc tế giảm đầu tư vào Pháp. Hơn một nửa số doanh nghiệp, trả lời phỏng vấn của EY, cho biết mức độ hấp dẫn của Pháp giảm xuống kể từ khi tổng thống Macron giải tán Quốc Hội để bầu sớm, và dự trù thuế trong ngân sách 2025 được tân chính phủ công bố. Điều tra của công ty EY được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 3 đến ngày 21/10, khi dự toán ngân sách 2025, đã được chính phủ Barnier công bố.

Đối với một chuyên gia của EY, con số gây lo ngại nói trên là « lớn, nhưng không gây ngạc nhiên ». Nếu như giới đầu tư nước ngoài đặt niềm tin vào tính chất liên tục của chính sách kinh tế của Pháp từ 7 năm năm (tức từ khi tổng thống Macron lên nắm quyền), thì giờ đây hoài nghi gia tăng. Viễn cảnh bất ổn về chính sách, thuế má nặng hơn, giá lao động gia tăng… gây lo ngại.

Pháp vẫn có thể duy trì vị thế « nước hấp dẫn nhất châu Âu »

Tuy nhiên, theo EY, khó khăn là tình hình chung, nước Pháp trong năm nay vẫn có thể là giữ được vị trí « quốc gia hấp dẫn nhất châu Âu », liên tục duy trì từ 5 năm nay. Pháp thu hút được gần 1.200 dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2023. Theo EY, việc bổ nhiệm Michel Barnier làm thủ tướng « đã giúp trấn an » giới đầu tư. Cũng trong cuộc thăm dò này, 57% các nhà đầu tư, tin tình hình sẽ cải thiện trong 12 tháng tới, và chờ đợi biến chuyển tích cực để quyết định đầu tư. Quyết định của chính phủ Barnier tài trợ gần 1,6 tỉ euro giúp doanh nghiệp giã từ năng lượng hóa thạch là « một dấu hiệu tích cực ».

Thỏa thuận mậu dịch tự do Liên Âu - Nam Mỹ: Tình thế nguy hiểm của Pháp

Các hoạt động phản kháng của giới nông dân tại Pháp, chống lại dự án mậu dịch tự do giữa Liên Âu và Nam Mỹ (Mercosur), là chủ đề chính của Le Monde hôm nay. « Mercosur, nỗi giận của giới làm nông : chính phủ trong thế bị động » là tựa trang nhất. Tổng thống và thủ tướng Pháp khẳng định phản đối thỏa thuận này. Tuy nhiên, Pháp không có quyền phủ quyết thỏa thuận Mercosur. Để làm được điều này, Paris phải đoàn kết được với nhiều thành viên khác của Liên Âu. Bài xã luận Le Monde, nhan đề « Mercosur : Pháp đối diện với sự bất lực của mình », giải thích rõ về tình thế khó khăn của Pháp. Thỏa thuận Mercosur, được thương lượng từ gần 25 năm nay, mở cửa thị trường Nam Mỹ cho hàng hóa châu Âu, được coi là mang lại một nguồn lợi quan trọng với công nghiệp châu Âu. Tuy nhiên, đối với giới nông nghiệp châu Âu, trước hết là Pháp, thỏa thuận này có thể gây khó khăn gấp bội cho những ngành sản xuất vốn đã trong tình trạng bất bênh, như chăn nuôi gia súc, gia cầm hay sản xuất sữa.

Nếu thỏa thuận này được thông qua, quá trình suy yếu của nông nghiệp Pháp sẽ ngày càng được đẩy nhanh. 600 nghị sĩ Pháp, ký một tuyên bố trên Le Monde, lên án thỏa thuận này là hoàn toàn không tương thích với Hiệp định khí hậu Paris 2015, « đặc biệt về phương diện ngăn chặn nạn phá rừng ». Thiếu các kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu (phải bảo đảm các tiêu chuẩn tôn trọng môi trường), thỏa thuận Mercosur đặt các nhà làm nông Pháp trước tình thế cạnh tranh « không cân sức ».

Mercosur : Chính giới Pháp đoàn kết chưa từng có

Le Monde nhấn mạnh đến sự đoàn kết cao độ, khác thường, của giới chính trị Pháp trong hồ sơ này, « trái ngược với tình trạng chia rẽ chưa từng có ». Tuy nhiên, Pháp đang là thiểu số tại châu Âu trong vấn đề Mercosur. Đa số các nước tin tưởng ngược lại là, « sẽ là nguy hiểm nếu từ bỏ thỏa thuận này vào thời điểm mà xu hướng bảo hộ mậu dịch đang gia tăng tại Mỹ, sau chiến thắng của Trump, và Trung Quốc đang sẵn sàng khai thác các chần chừ của Liên Âu để củng cố vị thế tại Nam Mỹ ». Liệu châu Âu, đang tìm cách khẳng định mình trong một thế giới đang ngày càng trở nên thù địch hơn, có đủ phương tiện để từ chối một thị trường như vậy ?

Le Monde vạch ra một viễn cảnh nguy hiểm đối với nước Pháp, một khi quan điểm chống Mercosur của Pháp bị Liên Âu bác bỏ, hồ sơ này « sẽ để lại một dấu ấn tồi tệ và lâu dài trong dư luận Pháp, nuôi dưỡng một tình cảm bài Liên Âu ».

Brazil đi đầu trong dự án đánh thuế các đại tỉ phú thế giới 

Thượng đỉnh hai ngày của nhóm G20, bao gồm các nền kinh tế lớn nhất thế giới đang diễn ra tại Brazil. Libération có bài : G20 : Thuế đánh vào các đại tỉ phú là chủ đề được thảo luận. Theo bộ trưởng Tài Chính Brazil, nếu đạt được thỏa thuận tại G20 về việc đánh thuế 2% đối với 3.000 người giầu nhất hành tinh, sẽ là « một bước ngoặt chính trị lớn ». Quyết định này sẽ cho phép giảm bớt tình trạng bất bình đẳng ghê gớm hiện nay, và có thể mang lại một nguồn tài chính đáng kể cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. 

Pháp tăng cường hỗ trợ tài chính cho báo chí công, nền tảng của xã hội dân chủ

La Croix hôm nay dành bài xã luận cho chủ đề đa số các đảng phái trong Quốc Hội Pháp hôm nay bắt đầu thảo luận về một dự luật tăng cường đầu tư cho các phương tiện truyền thông công cộng. Đối với La Croix, sự thống nhất cao của chính giới Pháp về vấn đề này có ý nghĩa quan trọng để bảo đảm duy trì « tính độc lập » và « đa nguyên » trong truyền thông, và đây là điều cực kỳ hệ trọng vào thời điểm mà tin giả, việc thao túng thông tin đang ngày càng là mối đe dọa với nền dân chủ, với vai trò tăng vọt của các mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo. Tình hình càng trở nên cấp thiết sau khi Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ, nhờ hậu thuẫn mạnh mẽ của « các tín đồ » của chủ thuyết « hậu sự thật » (post-vérité).


***********

Bắc Triều Tiên xích lại gần Nga nhưng vẫn cần Trung Quốc

Nga và Bắc Triều Tiên những ngày gần đây gia tăng các hoạt động ngoại giao kể từ khi hai nước phê chuẩn Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện, được tổng thống Nga Vladimir Putin ký kết với lãnh đạo Kim Jong Un nhân chuyến thăm chính thức Bình Nhưỡng hồi tháng 6/2024. Nếu như việc Bình Nhưỡng và Matxcơva thắt chặt hợp tác quân sự có thể khiến Bắc Kinh lo lắng, nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc mới là « đồng chí thân cận nhất » của Bắc Triều Tiên.

Tổng thống Nga V.Putin (T) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sau khi ký Hiệp ước an ninh, ngày 19/06/2024 tại Bình Nhưỡng.
Tổng thống Nga V.Putin (T) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sau khi ký Hiệp ước an ninh, ngày 19/06/2024 tại Bình Nhưỡng. AP
Quảng cáo

Hãng thông tấn Yonhap hôm nay cho biết, trong hai ngày 17 và 18/11/2024, Nga đã cử hai phái đoàn, một phụ trách về hợp tác và trao đổi kinh tế, thương mại và công nghệ khoa học, và một phái đoàn quân sự đến Bình Nhưỡng. Mục tiêu là mở rộng và đa dạng hơn nữa trao đổi kinh tế, thương mại, công nghệ khoa học cũng như là tăng cường giao lưu giữa các trường quân sự của hai nước, theo như loan báo từ hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA.

Những hoạt động này diễn ra trong khuôn khổ Hiệp ước Quốc phòng được ký kết trong chuyến thăm Bình Nhưỡng hiếm có của tổng thống Putin và vừa được hai nước gần đây phê chuẩn. Văn bản dự trù một điều khoản « chi viện quân sự ngay lập tức » và « hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp một bên bị một nước khác tấn công ».

Trong khuôn khổ hiệp ước này, Bình Nhưỡng đã gửi nhiều loại vũ khí (đạn dược, tên lửa đạn đạo) và điều hơn 10 ngàn binh sĩ đến Nga để tham gia cuộc chiến chống Ukraina tại vùng Kursk hiện đang bị Ukraina chiếm giữ một phần. Theo nhận định của nhà nghiên cứu Hong Min, Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, được AFP trích dẫn, việc phê chuẩn thỏa thuận hợp tác quân sự hé mở khả năng « Bình Nhưỡng có thể điều bổ sung thêm số lượng lớn binh sĩ Bắc Triều Tiên đến Nga ».

Theo nhiều nhà quan sát, việc Bắc Triều Tiên nỗ lực tham gia cuộc chiến của Nga dường như khiến Trung Quốc – đồng minh và đối tác thương mại chính của Bắc Triều Tiên – cảm thấy « bất an » do những hệ lụy của quan hệ đối tác này trên phương diện an ninh, dù rằng Trung Quốc và Nga đã thắt chặt mối quan hệ đối tác và tình hữu nghị « vô bờ bến » trong nhiều lĩnh vực, từ ngoại giao, kinh tế cho đến thương mại.

Bắc Kinh e ngại rằng đổi lấy việc hỗ trợ cuộc chiến xâm lược Ukraina, Bình Nhưỡng có thể nhận được sự trợ giúp từ Matxcơva về mặt công nghệ - kỹ thuật, cho phép cải thiện năng lực quân sự trong nhiều lĩnh vực, từ vệ tinh, tầu ngầm, tên lửa và thậm chí hạt nhân. Điều này có thể khuyến khích Kim Jong Un mạo hiểm phiêu lưu quân sự với láng giềng Hàn Quốc, gây bất ổn bán đảo Triều Tiên và vùng Đông Bắc Á.

Bắc Triều Tiên thân Nga, nhưng coi Trung Quốc là "đồng chí"

Nhìn từ Bình Nhưỡng, việc củng cố quan hệ với Matxcơva cho phép chế độ Kim Jong Un đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, hàng hóa, thực phẩm. Le Figaro ngày 14/11/2024, dẫn nhận định của ông Chun Yung Woo, cựu cố vấn tổng thống ở Seoul cho rằng ông « Kim thất vọng về Trung Quốc và không đánh giá cao các "bài học" mà ông Tập dành cho ông. Kim Jong Un xem sự phụ thuộc vào Trung Quốc là một mối nguy hiểm ».

Dù vậy, giới chuyên gia cũng lưu ý rằng, cho đến hiện tại, Trung Quốc chiếm đến gần 97% trong trao đổi thương mại với Bắc Triều Tiên. Chế độ Bình Nhưỡng phụ thuộc vào nguồn cung từ Bắc Kinh trong nhiều loại mặt hàng từ lương thực, thực phẩm, hàng gia dụng cho đến năng lượng…

Theo Bruce Bennett, nhà nghiên cứu tại Rand Corporation, nếu như việc củng cố quan hệ Nga – Triều có thể phản ảnh phần nào sự lạnh nhạt trong quan hệ Trung – Triều, nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với sự đoạn tuyệt, nhưng đúng hơn một chiến thuật đàm phán được củng cố của dòng họ Kim nhằm bảo vệ sự sống còn của chế độ, khi luôn biết cách dựa vào sự cạnh tranh giữa Nga và Trung Quốc để thúc đẩy các quân cờ của mình.

Aidan Foster-Carter là nghiên cứu về xã hội học và Hàn Quốc hiện đại tại Đại học Leeds, Vương quốc Anh, trong một bài viết đăng trên South China Morning Post nhắc lại : Ai đã giang tay cứu vớt chế độ Kim thoát nạn đói trong những năm 1990 sau khi bị Liên Xô bỏ rơi ? Chính là Trung Quốc. Tác giả kết luận, chơi thân với Nga, nhưng Trung Quốc mới là « đồng chí thân cận nhất » của Bắc Triều Tiên.


***********

G20 : Cải tổ các định chế quốc tế, chủ đề thảo luận chính trong ngày đầu thượng đỉnh

Trong ngày làm việc đầu tiên tại thượng đỉnh 2 ngày ở Brazil, các nhà lãnh đạo khối G20 hôm 18/11/2024 đã thảo luận về việc cải tổ các định chế lớn thế giới trong bối cảnh đang xảy ra nhiều căng thẳng địa chính trị.

A sign announces the G20 Summit in Rio de Janeiro, Brazil, Monday, Nov. 18, 2024. (Sean Kilpatrick/The Canadian Press via AP)
Một tấm áp phích tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, ngày 18/11/2024. AP - Sean Kilpatrick

Từ Rio de Janeiro, thông tín viên Sarah Cozzolino tường thuật :

« Tăng số thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cải tổ các định chế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Tổng thống Pháp Macron ủng hộ rất nhiều đề xuất như vậy tại hội nghị thượng đỉnh này. Nguyên thủ Pháp phát biểu : « Trước hết, trật tự quốc tế này hoàn toàn không phát huy hiệu quả, bởi vì trong những năm gần đây chúng ta chưa chứng minh được khả năng ngăn ngừa và giải quyết các cuộc xung đột. Và hiện giờ khi chúng ta nói về các định chế này thì trên toàn thế giới có 57 cuộc xung đột đang xảy ra ».

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi tổng thống Brazil và đồng nhiệm Nam Phi, người sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2025, thành lập một nhóm làm việc để cải tổ cơ chế chỉ đạo này.

Trong bài phát biểu của mình, tổng thống Brazil Lula nhận định về sự thất bại của chủ nghĩa đa phương : « Từ Irak đến Ukraina, từ Bosnia đến Gaza, dường như mọi vùng lãnh thổ đều không được tôn trọng như nhau về sự toàn vẹn và không phải tất cả sinh mạng đều có giá trị như nhau ».

Tổng thống Brazil cũng nhắc lại tầm quan trọng của hợp tác quốc tế về thuế khóa. Đánh thuế các tỷ phú để giảm bất bình đẳng và tài trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là một trong những ưu tiên của Brazil. Nhưng đây là hai điểm mà tổng thống Achentina bác bỏ. Kết thúc ngày hội nghị đầu tiên, tổng thống Brazil Lula tuyên bố : « Chúng ta không thể để nỗi sợ đối thoại chiến thắng ».

Liên minh toàn cầu chống nạn đói

Tổng thống cánh tả Brazil, Luiz Inacio Lula da Silva, đặc biệt muốn gạt hồ sơ các cuộc xung đột sang một bên để tập trung vào « người nghèo, những người vô hình trên thế giới ». Theo AFP, hôm qua, trong phiên khai mạc thượng đỉnh G20, ông Lula đã chính thức tuyên bố thành lập Liên minh toàn cầu chống nạn đói nhằm xóa bỏ điều ông xem là « vết thương đáng hổ thẹn của nhân loại ». Liên minh được tuyên bố thành lập tại thượng đỉnh G20 nhưng mang tính toàn cầu, hiện gồm 81 quốc gia.

Về phía Mỹ, trước khi chuyển giao quyền lực cho tổng thống tân cử Donald Trump, người quyết tâm cắt giảm chi tiêu công của Mỹ, tổng thống mãn nhiệm Joe Biden tuyên bố Washington đóng góp một khoản hỗ trợ « lịch sử » tới 4 tỉ đô la cho một quỹ của Ngân hàng Thế giới chuyên viện trợ cho các nước nghèo nhất thế giới.


*********

Ukraine lần đầu tiên tấn công Nga bằng tên lửa của Mỹ vào ngày thứ 1.000 của cuộc chiến


Tên lửa ATACMS. [Ảnh minh họa]
Tên lửa ATACMS. [Ảnh minh họa]

Ukraine hôm 19/11 đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga, theo Moscow cho biết, trong một cuộc tấn công bị Nga coi là một sự leo thang lớn vào ngày thứ 1.000 của cuộc chiến.

Nga nói rằng lực lượng của nước này đã bắn hạ năm trong số sáu tên lửa được phóng vào một cơ sở quân sự ở khu vực Bryansk, trong khi các mảnh vỡ của một tên lửa đã rơi trúng cơ sở này, nhưng không gây thương vong hoặc thiệt hại.

Ukraine cho biết lực lượng của họ đã tấn công một kho vũ khí của Nga nằm sâu khoảng 110 km trong lãnh thổ của Nga và gây ra các vụ nổ. Họ không nêu rõ họ đã sử dụng loại vũ khí nào.

Tổng thống Joe Biden trong tuần này chấp thuận cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm trung của Mỹ cho các cuộc tấn công như vậy, mà Moscow mô tả là một sự leo thang, biến Washington thành bên tham chiến trực tiếp trong cuộc chiến và sẽ nhanh chóng trả đũa.

Vụ phóng tên lửa này được tiến hành trong bối cảnh một lễ cầu nguyện để đánh dấu 1.000 ngày chiến tranh được lên kế hoạch, trong khi các binh sĩ mệt mỏi ở tiền tuyến, Kyiv hứng chịu các cuộc không kích và những nghi ngờ về sự ủng hộ của phương Tây trong tương lai, khi ông Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng.

Các chuyên gia quân sự cho rằng tên lửa của Hoa Kỳ có thể giúp Ukraine bảo vệ một khu vực mà họ đã chiếm được để sử dụng như một con bài mặc cả bên trong nước Nga nhưng không có khả năng thay đổi đường hướng của cuộc chiến đã kéo dài 33 tháng qua.

Ông Putin hôm 19/11 đã ký một học thuyết hạt nhân mới, dường như nhằm cảnh báo Washington, khi hạ thấp ngưỡng mà Nga có thể sử dụng vũ khí nguyên tử để bao gồm cả việc đáp trả các cuộc tấn công đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Người ta chờ đợi các thay đổi quan trọng trong tư thế của Hoa Kỳ khi ông Trump trở lại nắm quyền trong hai tháng nữa, sau khi ông đã cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh mà không nói rõ bằng cách nào.

Trong bài phát biểu trước quốc hội, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói rằng "những khoảnh khắc quyết định" của cuộc chiến sẽ đến vào năm tới.

"Vào giai đoạn này của cuộc chiến, có thể sẽ quyết định ai sẽ thắng thế. Liệu chúng ta sẽ chiến thắng kẻ thù, hay kẻ thù sẽ chiến thắng chúng ta, người Ukraine... và người châu Âu. Và tất cả mọi người trên thế giới muốn sống tự do và không phải chịu sự cai trị của một kẻ độc tài”, ông nói.

Một lễ thắp nến tưởng niệm đã được lên kế hoạch vào cuối ngày 19/11.

Hàng ngàn công dân Ukraine đã thiệt mạng, hơn sáu triệu người sống tị nạn ở nước ngoài và dân số đã giảm một phần tư kể từ khi ông Putin ra lệnh xâm lược bằng đường bộ, đường biển và đường không, mở đầu cho cuộc xung đột lớn nhất của châu Âu kể từ Thế chiến II.

Tổn thất quân sự được cho là thảm khốc, mặc dù số liệu thương vong vẫn được giữ bí mật. Các ước tính của phương Tây dựa trên các báo cáo tình báo cho biết hàng trăm nghìn người đã bị thương hoặc tử vong ở mỗi bên.

Sự trở lại nắm quyền của ông Trump, người đã chỉ trích quy mô viện trợ của Hoa Kỳ, đặt ra câu hỏi về mặt trận thống nhất của phương Tây chống lại ông Putin, đồng thời cũng làm dấy lên triển vọng đàm phán để chấm dứt giao tranh.

Không có cuộc đàm phán nào như vậy được biết là đã diễn ra kể từ những tháng đầu tiên của cuộc chiến.

Với sự thay đổi trong chính quyền Hoa Kỳ, các nước châu Âu đang chuẩn bị cho một vai trò lớn hơn trong việc bảo vệ châu lục này.

"Các hoạt động hỗn hợp leo thang của Moscow chống lại các nước NATO và EU là chưa từng có, xét về tính đa dạng và quy mô, tạo ra rủi ro an ninh đáng kể", các bộ trưởng ngoại giao Đức, Pháp, Ba Lan, Ý, Tây Ban Nha và Anh cho biết trong một tuyên bố chung đưa ra hôm 19/11.


***********

Tin tức thế giới 20-11: Ông Trump chọn doanh nhân thích đánh thuế Trung Quốc lãnh đạo Bộ Thương mại

THANH HIỀN

Tin tức thế giới 20-11: Ông Trump xem  - Ảnh 1.

Doanh nhân Howard Lutnick vừa được ông Trump chọn đứng đầu Bộ Thương mại Mỹ - Ảnh: REUTERS

Ông Trump chọn người chèo lái Bộ Thương mại Mỹ

Theo Hãng tin Reuters, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn ông Howard Lutnick, 63 tuổi - đồng trưởng nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump và CEO của công ty dịch tài chính Cantor Fitzgerald - làm người đứng đầu Bộ Thương mại.

Đây là cơ quan đi đầu của Mỹ trong việc chống lại các công ty công nghệ từ Trung Quốc.

Không giống như những thành viên thân cận của Trump, ông Lutnick không thường xuyên nói về Trung Quốc.

Ông là người ủng hộ mạnh mẽ thuế quan, đặc biệt là nhắm vào Trung Quốc. Theo tờ New York Times, ông này đã nói trong một podcast vào tháng trước: "Đừng đánh thuế người dân của chúng ta. Thay vào đó hãy kiếm tiền. Áp thuế quan đối với Trung Quốc và kiếm được 400 tỉ USD".

Ông Trump và tỉ phú Musk cùng xem rocket SpaceX cất cánh tại Texas

Tin tức thế giới 20-11: Ông Trump xem  - Ảnh 2.

Ông Trump xuất hiện cùng tỉ phú Elon Musk tại sự kiện phóng thử nghiệm Starship lần thứ 6 tại Texas - Ảnh: REUTERS

Ngày 19-11, công ty hàng không vũ trụ SpaceX của tí phú Elon Musk đã phóng thử nghiệm hệ thống rocket Starship lần thứ 6 từ Texas. Cùng theo dõi sự kiện là Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Thời gian bay thử nghiệm kéo dài khoảng 90 phút. Starship dự kiến sẽ bay quanh Trái Đất trước khi hạ xuống Ấn Độ Dương.

Sự có mặt của ông Trump báo hiệu mối quan hệ ngày càng khăng khít với tỉ phú Elon Musk - người đã ủng hộ nhiệt thành tổng thống đắc cử khi tranh cử, đồng thời được ông Trump bổ nhiệm làm người đứng đầu Ban Hiệu suất chính phủ. Các công ty của doanh nhân tỉ phú này được đánh giá sẽ hưởng lợi từ chiến thắng của ông Trump.

Ông Musk đã phàn nàn vì quy trình cấp phép của Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) về các vụ phóng rocket thương mại đã cản trở tiến trình của SpaceX trong việc tiếp cận Sao Hỏa.

Việc FAA phê duyệt giấy phép phóng Starship hôm 19-11, chỉ hơn một tháng sau chuyến bay thử nghiệm trước đó, là bước xử lý nhanh nhất từ trước đến nay đối với SpaceX. Điều này cho thấy FAA đang phát triển các quy trình phê duyệt mới nhằm theo kịp tốc độ phát triển của ngành công nghiệp vũ trụ Mỹ.

Tổng thống Pháp: Trung Quốc có vai trò quan trọng tránh leo thang hạt nhân

Ngày 19-11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc tránh leo thang hạt nhân, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi.

Ông Macron đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Rio de Janeiro (Brazil) trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G20. Ông Macron cho biết ông đã đề nghị ông Tập tác động để ông Putin để chấm dứt cuộc xung đột với Ukraine.

Tổng thống Macron cho biết quyết định triển khai lính Triều Tiên ở Nga đã làm tăng áp lực với Trung Quốc và Bắc Kinh nên thúc đẩy việc hạ nhiệt sau quyết định thay đổi học thuyết hạt nhân của Nga.

Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng

Theo TTXVN, Ngày 19-11, Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỉ USD). Trong đó, 2.220 tỉ được chi cho nhu cầu quốc phòng.

Quốc hội xác định khoản thu ngân sách ở mức 2.300 tỉ hryvnia. Ukraine cũng dự kiến có khoản tài trợ nước ngoài 38,4 tỉ USD. Thủ tướng Denis Shmygal cho biết toàn bộ khoản thu từ thuế cá nhân và doanh nghiệp trong năm tới sẽ dành cho nhu cầu quốc phòng và an ninh, trong đó Ukraine sẽ chi 739 tỉ hryvnia để mua vũ khí. Nhu cầu chi lớn thứ hai của ngân sách là hỗ trợ người dân. Các chương trình hỗ trợ xã hội sẽ được chi 421 tỉ hryvnia, chi cho giáo dục 199 tỉ hryvnia, y tế 217 tỉ hryvnia.

Cùng ngày, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đệ trình trước Quốc hội bản Kế hoạch trụ vững gồm 10 điểm, trong đó có đoàn kết, xây dựng mặt trận, vũ khí, tài chính…Đại biểu quốc hội Ukraine Yaroslav Zelezniak cho biết một số nội dung trong bản kế hoạch này bao gồm cả việc Ukraine sẽ không tổ chức bầu cử Tổng thống, không hạ thấp tuổi nghĩa vụ quân sự, thành lập Bộ Thống nhất Ukraine.

1.000 ngày xung đột Nga - Ukraine

Tin tức thế giới 20-11:  - Ảnh 1.

Tòa nhà Europa, trụ sở của Hội đồng Liên minh châu Âu, đã được chiếu sáng đèn theo màu cờ của Ukraine vào ngày 18-11-2024 nhân thời điểm tròn 1.000 ngày kể từ khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine - Ảnh: Europa.eu


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 20 - 11 -2024:

xxx

hoaluc-4
************

TIN TỔNG HỢP

Tin tổng hợp.
Tin tổng hợp. © RFI
Quảng cáo

(Yonhap) – Bắc Triều Tiên cảnh báo sẽ trả đũa hợp tác an ninh giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Chính quyền Bình Nhưỡng, hôm nay 19/11/2024, lên án mối hợp tác giữa ba nước làm gia tăng sự đối đầu trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, đồng thời cáo buộc Mỹ muốn thiết lập kiểm soát quân sự và chính trị, với một liên minh hạt nhân.

(AFP) – Châu Âu muốn độc lập về vũ trụ nhờ tàu vũ trụ Nyx. Giống như NASA hợp tác với SpaceX, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cũng tìm cách phát triển quy mô hoạt động bằng cách dựa vào các công ty tư nhân. ESA hỗ trợ công ty khởi nghiệp The Exploration Company (TEC) của Pháp-Ý-Đức, đã huy động được tổng cộng 200 triệu euro tính đến hôm qua 18/11/2024 để phát triển Nyx, một tàu vũ trụ "có thể được tái sử dụng và được tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo, và có thể được phóng đến bất kỳ trạm vũ trụ nào".

(AFP) – Cuộc tấn công ban đêm của quân đội Nga đã giết chết bảy người, trong đó có một đứa trẻ, ở vùng đông bắc Ukraina. Tổng thống Volodymyr Zelensky, hôm nay 19/11/2024, thông báo một chiếc drone đã tấn công thành phố Hloukhiv, thuộc vùng Sumy, giáp với vùng Kursk của Nga.

(Yonhap) – Hàn Quốc : Chính phủ của thủ tướng Moon Jae In bị nghi ngờ đã phát tán thông tin về hệ thống lá chắn tên lửa THAAD của Mỹ cho Trung Quốc. Một nguồn tin chính thức am hiểu hồ sơ hôm nay 19/11/2024 cho biết Ủy ban Giám sát và Thanh tra (BAI) của Hàn Quốc đã chuyển hồ sơ để truy tố các thành viên cấp cao trong chính quyền tiền nhiệm của tổng thống Moon Jae In. Những người này bị nghi ngờ làm rò rỉ bí mật liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD Hoa Kỳ cho các nhà đấu tranh và cho chính quyền Trung Quốc.

(AFP) – Mỹ : Boeing có ý định sa thải gần 2.200 lao động tại các chi nhánh ở Washington. Theo một tài liệu Cơ quan An ninh Việc làm của bang Washington công bố hôm thứ Hai 18/11/2024, hãng chế tạo máy bay Mỹ Boeing đã quyết định sa thải 2.199 nhân công ở bang này, trong khuôn khổ kế hoạch sa thải 10% lao động trên quy môt toàn cầu. Tính đến ngày 31/12/2023, Boeing sử dụng gần 170.700 lao động tại bang Washington.

(AFP) – Thêm một tuyến cáp biển thứ hai tại biển Baltic bị phá hoại. Bộ trưởng Phòng Vệ Dân Sự Thụy Điển hôm nay 19/11/2024 thông báo tuyến cáp liên lạc ngầm dưới biển nối từ Thụy Điển sang Litva, Arelion, đã bị hư hại từ sáng hôm Chủ Nhật 17/11, chỉ một hôm sau thông báo tuyến cáp C-Lion 1 nối từ Phần Lan đến Đức bị cắt đứt. Trong khi chính phủ Đức nêu khả năng về một vụ phá hoại, thì bộ trưởng Phòng Vệ Dân Sự Thụy Điển nói với AFP là điều quan trọng là phải làm rõ lý do vì sao hai tuyến cáp này ở biển Baltic lại không hoạt động nữa. Hôm qua, Berlin và Helsinki nêu lên mối đe dọa từ Nga và khả năng điện Kremlin tiến hành chiến tranh hỗn hợp nhắm vào Đức và Phần Lan.


*********

Liên Âu bất đồng về việc cho Ukraina dùng vũ khí được cung cấp tấn công lãnh thổ Nga

Sau khi tổng thống Mỹ Joe Biden bật đèn xanh cho Ukraina sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS, do Washington cung cấp, tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, lãnh đạo ngành ngoại giao của Liên Hiệp châu Âu (EU), Josep Borrell, hôm nay 19/11/2024, kêu gọi các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu nên làm tương tự. Tuy nhiên, nhiều thành viên vẫn tỏ ra thận trọng.

Hệ thống tên lửa phòng không của quân đội Đức tại Schwesing (Đức), ngày 17/03/2023. Hệ thống mà thủ tướng Olaf Scholz thông báo hôm 13/04/2024 sẽ gửi gấp cho Ukraina.
Hệ thống tên lửa phòng không của quân đội Đức tại Schwesing (Đức), ngày 17/03/2023. Hệ thống mà thủ tướng Olaf Scholz thông báo hôm 13/04/2024 sẽ gửi gấp cho Ukraina. AP - Axel Heimken
Quảng cáo

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường trình :

Josep Borrell than phiền : "Lần nào chúng ta ra quyết định hỗ trợ Ukraina cũng đều mất rất nhiều thời gian." Đối với lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu, những cuộc oanh kích mạnh mẽ của Nga nhắm vào Ukraina hôm Chủ Nhật là câu trả lời của Vladimir Putin đối với "mọi nỗ lực thảo luận hay đàm phán". Đây là một lời lên án rõ ràng của Josep Borrell nhắm vào cuộc điện đàm của thủ tướng Đức với tổng thống Nga cách đây một tuần và ông nói thêm rằng nếu châu Âu muốn bày tỏ "lập trường cứng rắn", thì phải đoàn kết.

Tuy nhiên, hôm qua, các quốc gia thành viên EU đã không tỏ ra đoàn kết. Ngoài Đức, vẫn luôn từ chối cho phép Ukraina sử dụng các tên lửa Taurus tấn công vào lãnh thổ Nga, Ý cũng giữ nguyên lập trường tương tự : "Vũ khí do Roma cung cấp chỉ có thể được sử dụng bên trong lãnh thổ Ukraina", ngoại trưởng Antonio Tajani, hôm qua, nhấn mạnh như trên. Người đồng cấp Pháp, Jean-Noël Barrot, lặp lại rằng việc cho phép Ukraina sử dụng vũ khí do Paris cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga là một khả năng mà chính phủ "đang xem xét", ngụ ý rằng nếu Pháp bật đèn xanh cho Ukraina thì thông tin này sẽ không được công khai.


***********

Ukraina được dùng vũ khí Mỹ tấn công đất Nga: Quyết định "quá trễ" và "quá ít tên lửa" ?

Bất ổn chính trị tại Pháp khiến đầu tư nước ngoài giảm mạnh, theo thẩm định của EY. Giới nông dân Pháp chống dự án thỏa thuận mậu dịch tự do giữa Liên Âu và Nam Mỹ (Mercosur). Thượng đỉnh G20 thảo luận về đánh thuế 3.000 người giầu nhất thế giới. Trên đây là một số chủ đề trang nhất của báo chí Pháp hôm nay, 19/11/2024. Chủ đề được hầu hết các báo nói đến là quyết định của tổng thống mãn nhiệm Mỹ, cho phép Ukraina dùng tên Mỹ cấp tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Ảnh minh họa : Các dàn phóng tên lửa ATACMS của Mỹ, ảnh chụp tại Hàn Quốc năm 2022.
Ảnh minh họa : Các dàn phóng tên lửa ATACMS của Mỹ, ảnh chụp tại Hàn Quốc năm 2022. © HANDOUT / SOUTH KOREAN DEFENCE MINISTRY / AFP
Quảng cáo

Le Monde chạy tựa : « Mỹ cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào Nga », bên dưới là hình ảnh một người bị thương trong một cuộc oanh kích của Nga tại tỉnh Sumy, bắc Ukraina. « Hỗ trợ cho Ukraina của phương Tây tăng thêm một nấc » là tít lớn trang nhất của Le Figaro, trên nền hình ảnh một dàn phóng tên lửa đang khai hỏa. La Croix có bài phân tích về « Cú đánh cược đầy mạo hiểm của Washington » do lo ngại các trả đũa từ Matxcơva, trong lúc Libération gọi đây là một quyết định « quá trễ và quá ít ».  

Quyết định không cho phép « đảo ngược cục diện », nhưng quan trọng

Đối với Le Monde, « quyết định quan trọng » này, được đưa ra sau các đợt oanh kích dồn dập của Nga tại Ukraina, đã được những người ủng hộ Ukraina đón nhận với « cảm giác cay đắng », vì khá trễ. Tuy nhiên, « dù không cho phép đảo ngược tương quan lực lượng », « không cho phép Ukraina giành thắng lợi », quyết định này cũng sẽ giúp Kiev « có thêm khả năng xoay xở trên chiến trường », để giành được lợi thế đàm phán, vào thời điểm mà tổng thống tân cử Mỹ Donal Trump – vốn chủ trương chấm dứt nhanh chóng cuộc chiến – chuẩn bị nắm quyền.

Theo Le Monde, quyết định của Joe Biden bị một người thân cận với tổng thống tân cử « chỉ trích kịch liệt » hôm 17/11. Cựu đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell lên án tổng thống mãn nhiệm « leo thang chiến tranh tại Ukraina trong giai đoạn chuyển tiếp quyền lực, như thể ông ta đang muốn khởi động một cuộc chiến tranh mới ».

Thái độ thực sự của Trump vẫn là ẩn số

Tuy nhiên, thái độ thực sự của Donal Trump về cuộc chiến Ukraina dường như vẫn còn là một ẩn số lớn. Le Monde dẫn lại nhận định của một nhân vật nặng ký hơn, được coi là cố vấn an ninh tương lai của Trump : Mike Waltz, đưa ra trước bầu cử, nếu Putin từ chối thương lượng nghiêm túc để chấm dứt chiến tranh, Mỹ có thể « cung cấp nhiều vũ khí hơn cho Ukraina, đồng thời giảm bớt các giới hạn trong việc sử dụng ».

Le Figaro dành nhiều bài viết cho quyết định dỡ bỏ hạn chế dùng tên lửa tầm xa tấn công sang đất Nga của Biden. Bài « Các tên lửa tầm xa, một giải pháp chiến thuật không làm thay đổi cục diện » vạch ra một loạt điểm không rõ ràng và những hạn chế của quyết định này. Theo Le Figaro, chính quyền Biden đã không nói rõ loại tên lửa gọi là « tầm xa » được cho phép là bao nhiêu : 300 km (tức tầm bắn tối đa của ATACMS) hay chỉ là 160 km ?... Và các vùng lãnh thổ nào của Nga được phép tấn công ? … Và một điểm quan trọng đặc biệt khác là : Washington có cấp thêm cho Ukraina tên lửa hay không ?

« Đầu hàng chiến lược » : Châu Âu sẽ phải trả giá nào ?

Nhân việc tổng thống mãn nhiệm Mỹ đưa ra quyết định cho phép dùng tên lửa tầm xa tấn công sang đất Nga, một quyết định bị đánh giá là trễ tràng nhưng đúng đắn, bài xã luận của Le Figaro cảnh báo phương Tây về « cái giá phải trả đối với quyết định đầu hàng chiến lược » của tổng thống tân cử Donald Trump trước điện Kremlin. Cũng về chủ đề này, trong một bài viết khác, Le Figaro nhấn mạnh đến tình thế « nguy ngập » của châu Âu, khi không có đủ phương tiện đối mặt với Nga, nếu chính quyền Donald Trump chấm dứt hỗ trợ Kiev.

Le Figaro đặt câu hỏi : « Châu Âu liệu có thể làm được gì khác hơn là một khán giả thụ động, nếu hai người (tức Trump và Putin) thỏa thuận về số phận của Ukraina ? ». Vấn đề không chỉ là Ukraina, mà cũng là « tương lai của nền dân chủ và của chính châu Âu », theo ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen. Tại Diễn đàn Paris vì hòa bình, một quan chức cao cấp của Ủy Ban Châu Âu, Peter Wagner, nhấn mạnh : « Đây là vấn đề của quyết tâm và năng lực của ngành công nghiệp quân sự. Chúng ta biết mình phải làm gì và làm như thế nào. Vấn đề là chúng ta có khả năng và quyết tâm thực thi mục tiêu tự trị về chiến lược hay không ? ».

Pháp đẩy mạnh công nghiệp quân sự

Le Monde hôm nay có chuyên đề riêng về « Pháp hướng đến một nền công nghiệp quân sự ». Bất chấp các khó khăn về ngân sách, chi phí cho quân sự đang tăng vọt. Nền công nghiệp quân sự đang được tổ chức lại để sản xuất nhiều hơn. Doanh nghiệp của Pháp đang nhận được các đơn đặt hàng chưa từng có, và ngày càng dồn dập. Vấn đề chính, theo Le Monde, hiện nay là số tiền đầu tư, và mục tiêu giảm nhẹ các thủ tục diễn ra quá chậm so với hứa hẹn.

Đầu tư nước ngoài vào Pháp: « Gáo nước lạnh »

Đầu tư nước ngoài vào Pháp sụt giảm mạnh là tựa trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos. Les Echos chạy tựa : « Đầu tư nước ngoài tại Pháp : Gáo nước lạnh ». Theo thẩm định của công ty kiểm toán EY, 49% số công ty quốc tế giảm đầu tư vào Pháp. Hơn một nửa số doanh nghiệp, trả lời phỏng vấn của EY, cho biết mức độ hấp dẫn của Pháp giảm xuống kể từ khi tổng thống Macron giải tán Quốc Hội để bầu sớm, và dự trù thuế trong ngân sách 2025 được tân chính phủ công bố. Điều tra của công ty EY được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 3 đến ngày 21/10, khi dự toán ngân sách 2025, đã được chính phủ Barnier công bố.

Đối với một chuyên gia của EY, con số gây lo ngại nói trên là « lớn, nhưng không gây ngạc nhiên ». Nếu như giới đầu tư nước ngoài đặt niềm tin vào tính chất liên tục của chính sách kinh tế của Pháp từ 7 năm năm (tức từ khi tổng thống Macron lên nắm quyền), thì giờ đây hoài nghi gia tăng. Viễn cảnh bất ổn về chính sách, thuế má nặng hơn, giá lao động gia tăng… gây lo ngại.

Pháp vẫn có thể duy trì vị thế « nước hấp dẫn nhất châu Âu »

Tuy nhiên, theo EY, khó khăn là tình hình chung, nước Pháp trong năm nay vẫn có thể là giữ được vị trí « quốc gia hấp dẫn nhất châu Âu », liên tục duy trì từ 5 năm nay. Pháp thu hút được gần 1.200 dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2023. Theo EY, việc bổ nhiệm Michel Barnier làm thủ tướng « đã giúp trấn an » giới đầu tư. Cũng trong cuộc thăm dò này, 57% các nhà đầu tư, tin tình hình sẽ cải thiện trong 12 tháng tới, và chờ đợi biến chuyển tích cực để quyết định đầu tư. Quyết định của chính phủ Barnier tài trợ gần 1,6 tỉ euro giúp doanh nghiệp giã từ năng lượng hóa thạch là « một dấu hiệu tích cực ».

Thỏa thuận mậu dịch tự do Liên Âu - Nam Mỹ: Tình thế nguy hiểm của Pháp

Các hoạt động phản kháng của giới nông dân tại Pháp, chống lại dự án mậu dịch tự do giữa Liên Âu và Nam Mỹ (Mercosur), là chủ đề chính của Le Monde hôm nay. « Mercosur, nỗi giận của giới làm nông : chính phủ trong thế bị động » là tựa trang nhất. Tổng thống và thủ tướng Pháp khẳng định phản đối thỏa thuận này. Tuy nhiên, Pháp không có quyền phủ quyết thỏa thuận Mercosur. Để làm được điều này, Paris phải đoàn kết được với nhiều thành viên khác của Liên Âu. Bài xã luận Le Monde, nhan đề « Mercosur : Pháp đối diện với sự bất lực của mình », giải thích rõ về tình thế khó khăn của Pháp. Thỏa thuận Mercosur, được thương lượng từ gần 25 năm nay, mở cửa thị trường Nam Mỹ cho hàng hóa châu Âu, được coi là mang lại một nguồn lợi quan trọng với công nghiệp châu Âu. Tuy nhiên, đối với giới nông nghiệp châu Âu, trước hết là Pháp, thỏa thuận này có thể gây khó khăn gấp bội cho những ngành sản xuất vốn đã trong tình trạng bất bênh, như chăn nuôi gia súc, gia cầm hay sản xuất sữa.

Nếu thỏa thuận này được thông qua, quá trình suy yếu của nông nghiệp Pháp sẽ ngày càng được đẩy nhanh. 600 nghị sĩ Pháp, ký một tuyên bố trên Le Monde, lên án thỏa thuận này là hoàn toàn không tương thích với Hiệp định khí hậu Paris 2015, « đặc biệt về phương diện ngăn chặn nạn phá rừng ». Thiếu các kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu (phải bảo đảm các tiêu chuẩn tôn trọng môi trường), thỏa thuận Mercosur đặt các nhà làm nông Pháp trước tình thế cạnh tranh « không cân sức ».

Mercosur : Chính giới Pháp đoàn kết chưa từng có

Le Monde nhấn mạnh đến sự đoàn kết cao độ, khác thường, của giới chính trị Pháp trong hồ sơ này, « trái ngược với tình trạng chia rẽ chưa từng có ». Tuy nhiên, Pháp đang là thiểu số tại châu Âu trong vấn đề Mercosur. Đa số các nước tin tưởng ngược lại là, « sẽ là nguy hiểm nếu từ bỏ thỏa thuận này vào thời điểm mà xu hướng bảo hộ mậu dịch đang gia tăng tại Mỹ, sau chiến thắng của Trump, và Trung Quốc đang sẵn sàng khai thác các chần chừ của Liên Âu để củng cố vị thế tại Nam Mỹ ». Liệu châu Âu, đang tìm cách khẳng định mình trong một thế giới đang ngày càng trở nên thù địch hơn, có đủ phương tiện để từ chối một thị trường như vậy ?

Le Monde vạch ra một viễn cảnh nguy hiểm đối với nước Pháp, một khi quan điểm chống Mercosur của Pháp bị Liên Âu bác bỏ, hồ sơ này « sẽ để lại một dấu ấn tồi tệ và lâu dài trong dư luận Pháp, nuôi dưỡng một tình cảm bài Liên Âu ».

Brazil đi đầu trong dự án đánh thuế các đại tỉ phú thế giới 

Thượng đỉnh hai ngày của nhóm G20, bao gồm các nền kinh tế lớn nhất thế giới đang diễn ra tại Brazil. Libération có bài : G20 : Thuế đánh vào các đại tỉ phú là chủ đề được thảo luận. Theo bộ trưởng Tài Chính Brazil, nếu đạt được thỏa thuận tại G20 về việc đánh thuế 2% đối với 3.000 người giầu nhất hành tinh, sẽ là « một bước ngoặt chính trị lớn ». Quyết định này sẽ cho phép giảm bớt tình trạng bất bình đẳng ghê gớm hiện nay, và có thể mang lại một nguồn tài chính đáng kể cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. 

Pháp tăng cường hỗ trợ tài chính cho báo chí công, nền tảng của xã hội dân chủ

La Croix hôm nay dành bài xã luận cho chủ đề đa số các đảng phái trong Quốc Hội Pháp hôm nay bắt đầu thảo luận về một dự luật tăng cường đầu tư cho các phương tiện truyền thông công cộng. Đối với La Croix, sự thống nhất cao của chính giới Pháp về vấn đề này có ý nghĩa quan trọng để bảo đảm duy trì « tính độc lập » và « đa nguyên » trong truyền thông, và đây là điều cực kỳ hệ trọng vào thời điểm mà tin giả, việc thao túng thông tin đang ngày càng là mối đe dọa với nền dân chủ, với vai trò tăng vọt của các mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo. Tình hình càng trở nên cấp thiết sau khi Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ, nhờ hậu thuẫn mạnh mẽ của « các tín đồ » của chủ thuyết « hậu sự thật » (post-vérité).


***********

Bắc Triều Tiên xích lại gần Nga nhưng vẫn cần Trung Quốc

Nga và Bắc Triều Tiên những ngày gần đây gia tăng các hoạt động ngoại giao kể từ khi hai nước phê chuẩn Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện, được tổng thống Nga Vladimir Putin ký kết với lãnh đạo Kim Jong Un nhân chuyến thăm chính thức Bình Nhưỡng hồi tháng 6/2024. Nếu như việc Bình Nhưỡng và Matxcơva thắt chặt hợp tác quân sự có thể khiến Bắc Kinh lo lắng, nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc mới là « đồng chí thân cận nhất » của Bắc Triều Tiên.

Tổng thống Nga V.Putin (T) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sau khi ký Hiệp ước an ninh, ngày 19/06/2024 tại Bình Nhưỡng.
Tổng thống Nga V.Putin (T) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sau khi ký Hiệp ước an ninh, ngày 19/06/2024 tại Bình Nhưỡng. AP
Quảng cáo

Hãng thông tấn Yonhap hôm nay cho biết, trong hai ngày 17 và 18/11/2024, Nga đã cử hai phái đoàn, một phụ trách về hợp tác và trao đổi kinh tế, thương mại và công nghệ khoa học, và một phái đoàn quân sự đến Bình Nhưỡng. Mục tiêu là mở rộng và đa dạng hơn nữa trao đổi kinh tế, thương mại, công nghệ khoa học cũng như là tăng cường giao lưu giữa các trường quân sự của hai nước, theo như loan báo từ hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA.

Những hoạt động này diễn ra trong khuôn khổ Hiệp ước Quốc phòng được ký kết trong chuyến thăm Bình Nhưỡng hiếm có của tổng thống Putin và vừa được hai nước gần đây phê chuẩn. Văn bản dự trù một điều khoản « chi viện quân sự ngay lập tức » và « hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp một bên bị một nước khác tấn công ».

Trong khuôn khổ hiệp ước này, Bình Nhưỡng đã gửi nhiều loại vũ khí (đạn dược, tên lửa đạn đạo) và điều hơn 10 ngàn binh sĩ đến Nga để tham gia cuộc chiến chống Ukraina tại vùng Kursk hiện đang bị Ukraina chiếm giữ một phần. Theo nhận định của nhà nghiên cứu Hong Min, Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, được AFP trích dẫn, việc phê chuẩn thỏa thuận hợp tác quân sự hé mở khả năng « Bình Nhưỡng có thể điều bổ sung thêm số lượng lớn binh sĩ Bắc Triều Tiên đến Nga ».

Theo nhiều nhà quan sát, việc Bắc Triều Tiên nỗ lực tham gia cuộc chiến của Nga dường như khiến Trung Quốc – đồng minh và đối tác thương mại chính của Bắc Triều Tiên – cảm thấy « bất an » do những hệ lụy của quan hệ đối tác này trên phương diện an ninh, dù rằng Trung Quốc và Nga đã thắt chặt mối quan hệ đối tác và tình hữu nghị « vô bờ bến » trong nhiều lĩnh vực, từ ngoại giao, kinh tế cho đến thương mại.

Bắc Kinh e ngại rằng đổi lấy việc hỗ trợ cuộc chiến xâm lược Ukraina, Bình Nhưỡng có thể nhận được sự trợ giúp từ Matxcơva về mặt công nghệ - kỹ thuật, cho phép cải thiện năng lực quân sự trong nhiều lĩnh vực, từ vệ tinh, tầu ngầm, tên lửa và thậm chí hạt nhân. Điều này có thể khuyến khích Kim Jong Un mạo hiểm phiêu lưu quân sự với láng giềng Hàn Quốc, gây bất ổn bán đảo Triều Tiên và vùng Đông Bắc Á.

Bắc Triều Tiên thân Nga, nhưng coi Trung Quốc là "đồng chí"

Nhìn từ Bình Nhưỡng, việc củng cố quan hệ với Matxcơva cho phép chế độ Kim Jong Un đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, hàng hóa, thực phẩm. Le Figaro ngày 14/11/2024, dẫn nhận định của ông Chun Yung Woo, cựu cố vấn tổng thống ở Seoul cho rằng ông « Kim thất vọng về Trung Quốc và không đánh giá cao các "bài học" mà ông Tập dành cho ông. Kim Jong Un xem sự phụ thuộc vào Trung Quốc là một mối nguy hiểm ».

Dù vậy, giới chuyên gia cũng lưu ý rằng, cho đến hiện tại, Trung Quốc chiếm đến gần 97% trong trao đổi thương mại với Bắc Triều Tiên. Chế độ Bình Nhưỡng phụ thuộc vào nguồn cung từ Bắc Kinh trong nhiều loại mặt hàng từ lương thực, thực phẩm, hàng gia dụng cho đến năng lượng…

Theo Bruce Bennett, nhà nghiên cứu tại Rand Corporation, nếu như việc củng cố quan hệ Nga – Triều có thể phản ảnh phần nào sự lạnh nhạt trong quan hệ Trung – Triều, nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với sự đoạn tuyệt, nhưng đúng hơn một chiến thuật đàm phán được củng cố của dòng họ Kim nhằm bảo vệ sự sống còn của chế độ, khi luôn biết cách dựa vào sự cạnh tranh giữa Nga và Trung Quốc để thúc đẩy các quân cờ của mình.

Aidan Foster-Carter là nghiên cứu về xã hội học và Hàn Quốc hiện đại tại Đại học Leeds, Vương quốc Anh, trong một bài viết đăng trên South China Morning Post nhắc lại : Ai đã giang tay cứu vớt chế độ Kim thoát nạn đói trong những năm 1990 sau khi bị Liên Xô bỏ rơi ? Chính là Trung Quốc. Tác giả kết luận, chơi thân với Nga, nhưng Trung Quốc mới là « đồng chí thân cận nhất » của Bắc Triều Tiên.


***********

G20 : Cải tổ các định chế quốc tế, chủ đề thảo luận chính trong ngày đầu thượng đỉnh

Trong ngày làm việc đầu tiên tại thượng đỉnh 2 ngày ở Brazil, các nhà lãnh đạo khối G20 hôm 18/11/2024 đã thảo luận về việc cải tổ các định chế lớn thế giới trong bối cảnh đang xảy ra nhiều căng thẳng địa chính trị.

A sign announces the G20 Summit in Rio de Janeiro, Brazil, Monday, Nov. 18, 2024. (Sean Kilpatrick/The Canadian Press via AP)
Một tấm áp phích tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, ngày 18/11/2024. AP - Sean Kilpatrick

Từ Rio de Janeiro, thông tín viên Sarah Cozzolino tường thuật :

« Tăng số thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cải tổ các định chế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Tổng thống Pháp Macron ủng hộ rất nhiều đề xuất như vậy tại hội nghị thượng đỉnh này. Nguyên thủ Pháp phát biểu : « Trước hết, trật tự quốc tế này hoàn toàn không phát huy hiệu quả, bởi vì trong những năm gần đây chúng ta chưa chứng minh được khả năng ngăn ngừa và giải quyết các cuộc xung đột. Và hiện giờ khi chúng ta nói về các định chế này thì trên toàn thế giới có 57 cuộc xung đột đang xảy ra ».

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi tổng thống Brazil và đồng nhiệm Nam Phi, người sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2025, thành lập một nhóm làm việc để cải tổ cơ chế chỉ đạo này.

Trong bài phát biểu của mình, tổng thống Brazil Lula nhận định về sự thất bại của chủ nghĩa đa phương : « Từ Irak đến Ukraina, từ Bosnia đến Gaza, dường như mọi vùng lãnh thổ đều không được tôn trọng như nhau về sự toàn vẹn và không phải tất cả sinh mạng đều có giá trị như nhau ».

Tổng thống Brazil cũng nhắc lại tầm quan trọng của hợp tác quốc tế về thuế khóa. Đánh thuế các tỷ phú để giảm bất bình đẳng và tài trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là một trong những ưu tiên của Brazil. Nhưng đây là hai điểm mà tổng thống Achentina bác bỏ. Kết thúc ngày hội nghị đầu tiên, tổng thống Brazil Lula tuyên bố : « Chúng ta không thể để nỗi sợ đối thoại chiến thắng ».

Liên minh toàn cầu chống nạn đói

Tổng thống cánh tả Brazil, Luiz Inacio Lula da Silva, đặc biệt muốn gạt hồ sơ các cuộc xung đột sang một bên để tập trung vào « người nghèo, những người vô hình trên thế giới ». Theo AFP, hôm qua, trong phiên khai mạc thượng đỉnh G20, ông Lula đã chính thức tuyên bố thành lập Liên minh toàn cầu chống nạn đói nhằm xóa bỏ điều ông xem là « vết thương đáng hổ thẹn của nhân loại ». Liên minh được tuyên bố thành lập tại thượng đỉnh G20 nhưng mang tính toàn cầu, hiện gồm 81 quốc gia.

Về phía Mỹ, trước khi chuyển giao quyền lực cho tổng thống tân cử Donald Trump, người quyết tâm cắt giảm chi tiêu công của Mỹ, tổng thống mãn nhiệm Joe Biden tuyên bố Washington đóng góp một khoản hỗ trợ « lịch sử » tới 4 tỉ đô la cho một quỹ của Ngân hàng Thế giới chuyên viện trợ cho các nước nghèo nhất thế giới.


*********

Ukraine lần đầu tiên tấn công Nga bằng tên lửa của Mỹ vào ngày thứ 1.000 của cuộc chiến


Tên lửa ATACMS. [Ảnh minh họa]
Tên lửa ATACMS. [Ảnh minh họa]

Ukraine hôm 19/11 đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga, theo Moscow cho biết, trong một cuộc tấn công bị Nga coi là một sự leo thang lớn vào ngày thứ 1.000 của cuộc chiến.

Nga nói rằng lực lượng của nước này đã bắn hạ năm trong số sáu tên lửa được phóng vào một cơ sở quân sự ở khu vực Bryansk, trong khi các mảnh vỡ của một tên lửa đã rơi trúng cơ sở này, nhưng không gây thương vong hoặc thiệt hại.

Ukraine cho biết lực lượng của họ đã tấn công một kho vũ khí của Nga nằm sâu khoảng 110 km trong lãnh thổ của Nga và gây ra các vụ nổ. Họ không nêu rõ họ đã sử dụng loại vũ khí nào.

Tổng thống Joe Biden trong tuần này chấp thuận cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm trung của Mỹ cho các cuộc tấn công như vậy, mà Moscow mô tả là một sự leo thang, biến Washington thành bên tham chiến trực tiếp trong cuộc chiến và sẽ nhanh chóng trả đũa.

Vụ phóng tên lửa này được tiến hành trong bối cảnh một lễ cầu nguyện để đánh dấu 1.000 ngày chiến tranh được lên kế hoạch, trong khi các binh sĩ mệt mỏi ở tiền tuyến, Kyiv hứng chịu các cuộc không kích và những nghi ngờ về sự ủng hộ của phương Tây trong tương lai, khi ông Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng.

Các chuyên gia quân sự cho rằng tên lửa của Hoa Kỳ có thể giúp Ukraine bảo vệ một khu vực mà họ đã chiếm được để sử dụng như một con bài mặc cả bên trong nước Nga nhưng không có khả năng thay đổi đường hướng của cuộc chiến đã kéo dài 33 tháng qua.

Ông Putin hôm 19/11 đã ký một học thuyết hạt nhân mới, dường như nhằm cảnh báo Washington, khi hạ thấp ngưỡng mà Nga có thể sử dụng vũ khí nguyên tử để bao gồm cả việc đáp trả các cuộc tấn công đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Người ta chờ đợi các thay đổi quan trọng trong tư thế của Hoa Kỳ khi ông Trump trở lại nắm quyền trong hai tháng nữa, sau khi ông đã cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh mà không nói rõ bằng cách nào.

Trong bài phát biểu trước quốc hội, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói rằng "những khoảnh khắc quyết định" của cuộc chiến sẽ đến vào năm tới.

"Vào giai đoạn này của cuộc chiến, có thể sẽ quyết định ai sẽ thắng thế. Liệu chúng ta sẽ chiến thắng kẻ thù, hay kẻ thù sẽ chiến thắng chúng ta, người Ukraine... và người châu Âu. Và tất cả mọi người trên thế giới muốn sống tự do và không phải chịu sự cai trị của một kẻ độc tài”, ông nói.

Một lễ thắp nến tưởng niệm đã được lên kế hoạch vào cuối ngày 19/11.

Hàng ngàn công dân Ukraine đã thiệt mạng, hơn sáu triệu người sống tị nạn ở nước ngoài và dân số đã giảm một phần tư kể từ khi ông Putin ra lệnh xâm lược bằng đường bộ, đường biển và đường không, mở đầu cho cuộc xung đột lớn nhất của châu Âu kể từ Thế chiến II.

Tổn thất quân sự được cho là thảm khốc, mặc dù số liệu thương vong vẫn được giữ bí mật. Các ước tính của phương Tây dựa trên các báo cáo tình báo cho biết hàng trăm nghìn người đã bị thương hoặc tử vong ở mỗi bên.

Sự trở lại nắm quyền của ông Trump, người đã chỉ trích quy mô viện trợ của Hoa Kỳ, đặt ra câu hỏi về mặt trận thống nhất của phương Tây chống lại ông Putin, đồng thời cũng làm dấy lên triển vọng đàm phán để chấm dứt giao tranh.

Không có cuộc đàm phán nào như vậy được biết là đã diễn ra kể từ những tháng đầu tiên của cuộc chiến.

Với sự thay đổi trong chính quyền Hoa Kỳ, các nước châu Âu đang chuẩn bị cho một vai trò lớn hơn trong việc bảo vệ châu lục này.

"Các hoạt động hỗn hợp leo thang của Moscow chống lại các nước NATO và EU là chưa từng có, xét về tính đa dạng và quy mô, tạo ra rủi ro an ninh đáng kể", các bộ trưởng ngoại giao Đức, Pháp, Ba Lan, Ý, Tây Ban Nha và Anh cho biết trong một tuyên bố chung đưa ra hôm 19/11.


***********

Tin tức thế giới 20-11: Ông Trump chọn doanh nhân thích đánh thuế Trung Quốc lãnh đạo Bộ Thương mại

THANH HIỀN

Tin tức thế giới 20-11: Ông Trump xem  - Ảnh 1.

Doanh nhân Howard Lutnick vừa được ông Trump chọn đứng đầu Bộ Thương mại Mỹ - Ảnh: REUTERS

Ông Trump chọn người chèo lái Bộ Thương mại Mỹ

Theo Hãng tin Reuters, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn ông Howard Lutnick, 63 tuổi - đồng trưởng nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump và CEO của công ty dịch tài chính Cantor Fitzgerald - làm người đứng đầu Bộ Thương mại.

Đây là cơ quan đi đầu của Mỹ trong việc chống lại các công ty công nghệ từ Trung Quốc.

Không giống như những thành viên thân cận của Trump, ông Lutnick không thường xuyên nói về Trung Quốc.

Ông là người ủng hộ mạnh mẽ thuế quan, đặc biệt là nhắm vào Trung Quốc. Theo tờ New York Times, ông này đã nói trong một podcast vào tháng trước: "Đừng đánh thuế người dân của chúng ta. Thay vào đó hãy kiếm tiền. Áp thuế quan đối với Trung Quốc và kiếm được 400 tỉ USD".

Ông Trump và tỉ phú Musk cùng xem rocket SpaceX cất cánh tại Texas

Tin tức thế giới 20-11: Ông Trump xem  - Ảnh 2.

Ông Trump xuất hiện cùng tỉ phú Elon Musk tại sự kiện phóng thử nghiệm Starship lần thứ 6 tại Texas - Ảnh: REUTERS

Ngày 19-11, công ty hàng không vũ trụ SpaceX của tí phú Elon Musk đã phóng thử nghiệm hệ thống rocket Starship lần thứ 6 từ Texas. Cùng theo dõi sự kiện là Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Thời gian bay thử nghiệm kéo dài khoảng 90 phút. Starship dự kiến sẽ bay quanh Trái Đất trước khi hạ xuống Ấn Độ Dương.

Sự có mặt của ông Trump báo hiệu mối quan hệ ngày càng khăng khít với tỉ phú Elon Musk - người đã ủng hộ nhiệt thành tổng thống đắc cử khi tranh cử, đồng thời được ông Trump bổ nhiệm làm người đứng đầu Ban Hiệu suất chính phủ. Các công ty của doanh nhân tỉ phú này được đánh giá sẽ hưởng lợi từ chiến thắng của ông Trump.

Ông Musk đã phàn nàn vì quy trình cấp phép của Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) về các vụ phóng rocket thương mại đã cản trở tiến trình của SpaceX trong việc tiếp cận Sao Hỏa.

Việc FAA phê duyệt giấy phép phóng Starship hôm 19-11, chỉ hơn một tháng sau chuyến bay thử nghiệm trước đó, là bước xử lý nhanh nhất từ trước đến nay đối với SpaceX. Điều này cho thấy FAA đang phát triển các quy trình phê duyệt mới nhằm theo kịp tốc độ phát triển của ngành công nghiệp vũ trụ Mỹ.

Tổng thống Pháp: Trung Quốc có vai trò quan trọng tránh leo thang hạt nhân

Ngày 19-11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc tránh leo thang hạt nhân, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi.

Ông Macron đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Rio de Janeiro (Brazil) trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G20. Ông Macron cho biết ông đã đề nghị ông Tập tác động để ông Putin để chấm dứt cuộc xung đột với Ukraine.

Tổng thống Macron cho biết quyết định triển khai lính Triều Tiên ở Nga đã làm tăng áp lực với Trung Quốc và Bắc Kinh nên thúc đẩy việc hạ nhiệt sau quyết định thay đổi học thuyết hạt nhân của Nga.

Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng

Theo TTXVN, Ngày 19-11, Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỉ USD). Trong đó, 2.220 tỉ được chi cho nhu cầu quốc phòng.

Quốc hội xác định khoản thu ngân sách ở mức 2.300 tỉ hryvnia. Ukraine cũng dự kiến có khoản tài trợ nước ngoài 38,4 tỉ USD. Thủ tướng Denis Shmygal cho biết toàn bộ khoản thu từ thuế cá nhân và doanh nghiệp trong năm tới sẽ dành cho nhu cầu quốc phòng và an ninh, trong đó Ukraine sẽ chi 739 tỉ hryvnia để mua vũ khí. Nhu cầu chi lớn thứ hai của ngân sách là hỗ trợ người dân. Các chương trình hỗ trợ xã hội sẽ được chi 421 tỉ hryvnia, chi cho giáo dục 199 tỉ hryvnia, y tế 217 tỉ hryvnia.

Cùng ngày, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đệ trình trước Quốc hội bản Kế hoạch trụ vững gồm 10 điểm, trong đó có đoàn kết, xây dựng mặt trận, vũ khí, tài chính…Đại biểu quốc hội Ukraine Yaroslav Zelezniak cho biết một số nội dung trong bản kế hoạch này bao gồm cả việc Ukraine sẽ không tổ chức bầu cử Tổng thống, không hạ thấp tuổi nghĩa vụ quân sự, thành lập Bộ Thống nhất Ukraine.

1.000 ngày xung đột Nga - Ukraine

Tin tức thế giới 20-11:  - Ảnh 1.

Tòa nhà Europa, trụ sở của Hội đồng Liên minh châu Âu, đã được chiếu sáng đèn theo màu cờ của Ukraine vào ngày 18-11-2024 nhân thời điểm tròn 1.000 ngày kể từ khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine - Ảnh: Europa.eu


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm