Xe cán chó
Báo Vẹm Nào Cũng Đều " Uy Tín" : Uy tín của báo Văn Nghệ
Phạm Thị Hoài
Chuyện không thể lãng xẹt hơn: Một nhân viên sân golf tại một khu du lịch bị truy tố về tội trộm cắp tài sản của khách. Một nhà thơ, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa, phóng viên báo Văn Nghệ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, kiêm luật gia, hội viên Hội Luật gia Việt Nam, ông Phùng Thế Dũng, bị gia đình bị cáo – thông qua một luật sư thuộc Đoàn Luật sư Khánh Hòa – phát giác đã nhận 70 triệu đồng với lời hứa sẽ dàn xếp, lo trọn gói để bị cáo được giảm án và hưởng án treo, nhưng thất hứa. Vụ chạy án không thành, bị cáo vào tù và nửa năm sau ông Dũng bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Gần một năm rưỡi sau, quyết định khởi tố bị hủy bỏ.
Nhưng đoạn kết thì có phần thú vị: Văn phòng đại diện báo Văn Nghệ tại Nam Trung bộ có công văn yêu cầu Đoàn Luật sư Khánh Hòa chỉ đạo đăng tin xin lỗi công khai trên báo tỉnh vì đã “làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của báo Văn Nghệ và nhà báo Phùng Thế Dũng“. Song thay vì chỉ đạo xin lỗi, Đoàn Luật sư Khánh Hòa lại công khai từ chối yêu cầu của báo Văn Nghệ.
Chạy là bản năng sống còn và mệnh lệnh tồn tại ở Việt Nam thời đại chuyên chế vô chính phủ này, là động từ quan trọng nhất trong tiếng Việt hiện đại, là hành vi xã hội chủ đạo, là con đường nhận thức thế giới hiệu quả nhất và trải nghiệm nhân sinh sâu sắc nhất của chúng ta. So với những “tử hình chạy chung thân, chung thân chạy đặc xá” chẳng hạn thì chuyện chạy cái án treo với cái giá 70 triệu khá khiêm tốn quả thật không có gì đáng để mất danh dự. Nếu mất thì cả một xã hội đang đồng lòng và đồng lõa chạy đã mất cả rồi. Song công cuộc đi đòi danh dự của ông Dũng vẫn đáng quan tâm, ít nhất để xác nhận rằng ở những chỗ bất ngờ nhất, công lí ở Việt Nam vẫn có thể rình rập.
Còn uy tín của báo Văn Nghệ? Giấy nhận tiền của gia đình bị cáo do ông Dũng, Phó trưởng Văn phòng Đại diện của báo này tại Nam Trung Bộ, viết tay (xem hình kèm theo, vốn đăng trên trang Công an Nhân dân) gồm 67 chữ kể cả tên người và địa danh cho thấy 22 lỗi chính tả và lỗi chấm câu, chưa kể lỗi diễn đạt và hình thức trình bày như thường thấy ở người ít học.
Chính tả tuy vô dụng trong các cuộc chạy, song ít nhất cũng là phép lịch sự với ngôn ngữ. Những người phụ trách cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn như ông Phùng Thế Dũng nên biết sử dụng tiếng Việt ở mức tối thiểu. Trước khi tiếp tục yêu cầu ai đó chỉ đạo xin lỗi để khôi phục một uy tín xã hội nào đó đã sứt mẻ, báo Văn Nghệ nên tự khôi phục uy tín chuyên môn của mình.
© 2013 pro&contra
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Báo Vẹm Nào Cũng Đều " Uy Tín" : Uy tín của báo Văn Nghệ
Phạm Thị Hoài
Chuyện không thể lãng xẹt hơn: Một nhân viên sân golf tại một khu du lịch bị truy tố về tội trộm cắp tài sản của khách. Một nhà thơ, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa, phóng viên báo Văn Nghệ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, kiêm luật gia, hội viên Hội Luật gia Việt Nam, ông Phùng Thế Dũng, bị gia đình bị cáo – thông qua một luật sư thuộc Đoàn Luật sư Khánh Hòa – phát giác đã nhận 70 triệu đồng với lời hứa sẽ dàn xếp, lo trọn gói để bị cáo được giảm án và hưởng án treo, nhưng thất hứa. Vụ chạy án không thành, bị cáo vào tù và nửa năm sau ông Dũng bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Gần một năm rưỡi sau, quyết định khởi tố bị hủy bỏ.
Nhưng đoạn kết thì có phần thú vị: Văn phòng đại diện báo Văn Nghệ tại Nam Trung bộ có công văn yêu cầu Đoàn Luật sư Khánh Hòa chỉ đạo đăng tin xin lỗi công khai trên báo tỉnh vì đã “làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của báo Văn Nghệ và nhà báo Phùng Thế Dũng“. Song thay vì chỉ đạo xin lỗi, Đoàn Luật sư Khánh Hòa lại công khai từ chối yêu cầu của báo Văn Nghệ.
Chạy là bản năng sống còn và mệnh lệnh tồn tại ở Việt Nam thời đại chuyên chế vô chính phủ này, là động từ quan trọng nhất trong tiếng Việt hiện đại, là hành vi xã hội chủ đạo, là con đường nhận thức thế giới hiệu quả nhất và trải nghiệm nhân sinh sâu sắc nhất của chúng ta. So với những “tử hình chạy chung thân, chung thân chạy đặc xá” chẳng hạn thì chuyện chạy cái án treo với cái giá 70 triệu khá khiêm tốn quả thật không có gì đáng để mất danh dự. Nếu mất thì cả một xã hội đang đồng lòng và đồng lõa chạy đã mất cả rồi. Song công cuộc đi đòi danh dự của ông Dũng vẫn đáng quan tâm, ít nhất để xác nhận rằng ở những chỗ bất ngờ nhất, công lí ở Việt Nam vẫn có thể rình rập.
Còn uy tín của báo Văn Nghệ? Giấy nhận tiền của gia đình bị cáo do ông Dũng, Phó trưởng Văn phòng Đại diện của báo này tại Nam Trung Bộ, viết tay (xem hình kèm theo, vốn đăng trên trang Công an Nhân dân) gồm 67 chữ kể cả tên người và địa danh cho thấy 22 lỗi chính tả và lỗi chấm câu, chưa kể lỗi diễn đạt và hình thức trình bày như thường thấy ở người ít học.
Chính tả tuy vô dụng trong các cuộc chạy, song ít nhất cũng là phép lịch sự với ngôn ngữ. Những người phụ trách cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn như ông Phùng Thế Dũng nên biết sử dụng tiếng Việt ở mức tối thiểu. Trước khi tiếp tục yêu cầu ai đó chỉ đạo xin lỗi để khôi phục một uy tín xã hội nào đó đã sứt mẻ, báo Văn Nghệ nên tự khôi phục uy tín chuyên môn của mình.
© 2013 pro&contra