Tin nóng trong ngày
Bạo động chết người ở Virginia, phản ứng của TT Mỹ gây tranh cãi ( test )
Nước Mỹ vào sáng nay, 13/08/2017 chưa hết bàng hoàng sau những vụ bạo động chết người nổ ra hôm qua tại thành phố Charlottesville, tiểu bang Virginia. Xô xát đã xảy ra bên lề những cuộc biểu tình của một bên là phe cực hữu, và bên kia là những người chống kỳ thị chủng tộc. Kết quả là đã có ba người thiệt mạng, và rất nhiều người bị thương. Tuy nhiên, điểm gây tranh cãi lại là phản ứng nửa vời của tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump tố cáo bạo động nhưng không lên án một cách thẳng thắn các thành phần cực hữu bị cho là thủ phạm gây rối.
Mọi sự đã bùng lên khi nhiều nhóm cực hữu Mỹ rầm rộ tập hợp về thành phố Charlottesville để chống lại quyết định của thành phố muốn bỏ tượng của tướng Robert E. Lee, người lãnh đạo Nam Quân bị thua trong cuộc nội chiến Mỹ giai đoạn 1861-1865. Trong số các nhóm cực hữu này, có nhóm tân quốc xã All-Right, thành viên phong trào kỳ thị người da đen Ku Klux Klan.
Những người chống kỳ thị chủng tộc cũng biểu tình để phản đối phe cực hữu, và xô xát đã nổ ra. Thảm kịch đã xẩy ra khi một thanh niên cực hữu lái một chiếc xe đâm thẳng vào đám đông người biểu tình chống kỳ thị chủng tộc, làm một phụ nữ thiệt mạng và rất nhiều người khác bị thương, trong đó có 5 người trong tình trạng nguy kịch. Hung thủ đã bị bắt giữ ngay tại chỗ. Hãng tin Anh Reuters ước tính có đến 30 người bị thương.
Ngay trước đó, có hai người khác bị thiệt mạng khi trực thăng của cảnh sát rơi xuống gần nơi diễn ra các cuộc biểu tình. Sau khi bạo lực nổ ra, thống đốc Virginia Terry McAuliffe đã ban bố tình trạng khẩn cấp và kêu gọi người biểu tình giải tán. Cục Điều Tra Liên Bang FBI đã cho mở điều tra về vụ đâm xe vào đám đông. Về phần mình, tổng thống Donald Trump cho biết đang theo dõi sát vụ việc, ông lên án các hành vi cực đoan, mà theo ông là của cả hai bên, cực hữu và chống kỳ thị. Tuyên bố này đã lập tức gây tranh cãi.
Thông tín viên RFI tại Hoa Kỳ Grégoire Pourtier nhận định :
« Donald Trump đã phản ứng để tố cáo « những biểu hiện của hận thù, bè phái hẹp hòi và các hành vi bạo động đến từ nhiều bên khác nhau ». Chính những từ cuối cùng này đã làm dấy lên tranh cãi, nhất là khi được tổng thống Mỹ nhắc đi nhắc lại. Tổng thống Mỹ thường có những quan điểm dứt khoát, nhưng lần này thì ông lại đánh đồng mọi phía.
Quả thực là không ai biết bên nào đã bắt đầu gây bạo động trước, hay có những hành động khiêu khích đầu tiên, nhưng chắc chắn là có rất nhiều cử tri của ông Trump trong số những kẻ cực hữu hơn là những người chống kỳ thị, mà những người này lại là nạn nhân chính trong những vụ bạo động hôm qua.
Tổng thống Mỹ bị lâm vào tình thế tế nhị vì các thành phần cực hữu là giới đã ủng hộ ông trong cuộc bầu cử. Người lãnh đạo kỳ thị nổi tiếng David Duke đã gởi tin nhắn Twitter, nhắc nhở tổng thống là chính những người da trắng đã bầu cho ông chứ không phải cánh tả cấp tiến.
Nhưng một phần lớn cánh hữu truyền thống thì lại tránh xa những phong trào cực hữu. Chẳng hạn như ông Marco Rubio, đối thủ của Donald Trump trong cuộc bầu cử sơ bộ năm ngoái. Ông Rubio đã yêu cầu tổng thống Trump là nên xếp loại vụ lái xe đâm vào đám đông hôm qua đúng với thực chất của nó. Đó là « một cuộc tấn công khủng bố do những người theo khuynh hướng da trắng ưu việt tiến hành ».
Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Bạo động chết người ở Virginia, phản ứng của TT Mỹ gây tranh cãi ( test )
Nước Mỹ vào sáng nay, 13/08/2017 chưa hết bàng hoàng sau những vụ bạo động chết người nổ ra hôm qua tại thành phố Charlottesville, tiểu bang Virginia. Xô xát đã xảy ra bên lề những cuộc biểu tình của một bên là phe cực hữu, và bên kia là những người chống kỳ thị chủng tộc. Kết quả là đã có ba người thiệt mạng, và rất nhiều người bị thương. Tuy nhiên, điểm gây tranh cãi lại là phản ứng nửa vời của tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump tố cáo bạo động nhưng không lên án một cách thẳng thắn các thành phần cực hữu bị cho là thủ phạm gây rối.
Mọi sự đã bùng lên khi nhiều nhóm cực hữu Mỹ rầm rộ tập hợp về thành phố Charlottesville để chống lại quyết định của thành phố muốn bỏ tượng của tướng Robert E. Lee, người lãnh đạo Nam Quân bị thua trong cuộc nội chiến Mỹ giai đoạn 1861-1865. Trong số các nhóm cực hữu này, có nhóm tân quốc xã All-Right, thành viên phong trào kỳ thị người da đen Ku Klux Klan.
Những người chống kỳ thị chủng tộc cũng biểu tình để phản đối phe cực hữu, và xô xát đã nổ ra. Thảm kịch đã xẩy ra khi một thanh niên cực hữu lái một chiếc xe đâm thẳng vào đám đông người biểu tình chống kỳ thị chủng tộc, làm một phụ nữ thiệt mạng và rất nhiều người khác bị thương, trong đó có 5 người trong tình trạng nguy kịch. Hung thủ đã bị bắt giữ ngay tại chỗ. Hãng tin Anh Reuters ước tính có đến 30 người bị thương.
Ngay trước đó, có hai người khác bị thiệt mạng khi trực thăng của cảnh sát rơi xuống gần nơi diễn ra các cuộc biểu tình. Sau khi bạo lực nổ ra, thống đốc Virginia Terry McAuliffe đã ban bố tình trạng khẩn cấp và kêu gọi người biểu tình giải tán. Cục Điều Tra Liên Bang FBI đã cho mở điều tra về vụ đâm xe vào đám đông. Về phần mình, tổng thống Donald Trump cho biết đang theo dõi sát vụ việc, ông lên án các hành vi cực đoan, mà theo ông là của cả hai bên, cực hữu và chống kỳ thị. Tuyên bố này đã lập tức gây tranh cãi.
Thông tín viên RFI tại Hoa Kỳ Grégoire Pourtier nhận định :
« Donald Trump đã phản ứng để tố cáo « những biểu hiện của hận thù, bè phái hẹp hòi và các hành vi bạo động đến từ nhiều bên khác nhau ». Chính những từ cuối cùng này đã làm dấy lên tranh cãi, nhất là khi được tổng thống Mỹ nhắc đi nhắc lại. Tổng thống Mỹ thường có những quan điểm dứt khoát, nhưng lần này thì ông lại đánh đồng mọi phía.
Quả thực là không ai biết bên nào đã bắt đầu gây bạo động trước, hay có những hành động khiêu khích đầu tiên, nhưng chắc chắn là có rất nhiều cử tri của ông Trump trong số những kẻ cực hữu hơn là những người chống kỳ thị, mà những người này lại là nạn nhân chính trong những vụ bạo động hôm qua.
Tổng thống Mỹ bị lâm vào tình thế tế nhị vì các thành phần cực hữu là giới đã ủng hộ ông trong cuộc bầu cử. Người lãnh đạo kỳ thị nổi tiếng David Duke đã gởi tin nhắn Twitter, nhắc nhở tổng thống là chính những người da trắng đã bầu cho ông chứ không phải cánh tả cấp tiến.
Nhưng một phần lớn cánh hữu truyền thống thì lại tránh xa những phong trào cực hữu. Chẳng hạn như ông Marco Rubio, đối thủ của Donald Trump trong cuộc bầu cử sơ bộ năm ngoái. Ông Rubio đã yêu cầu tổng thống Trump là nên xếp loại vụ lái xe đâm vào đám đông hôm qua đúng với thực chất của nó. Đó là « một cuộc tấn công khủng bố do những người theo khuynh hướng da trắng ưu việt tiến hành ».