Quán Bên Đường
CÂY HOA GẠO ĐỎ - CAO MỴ NHÂN
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
Trên cánh đồng làng Sở Thượng , thuộc huyện Thanh Trì, ở ven đô Hà Nội, chỉ cách bờ bên này sông Hồng vài cây số, kẻ đi, người về, đã cảm thấy quan san, nhất là đồng quê ấy rộng mênh mông, mỗi lần ai chia tay với ai, tưởng như là sẽ xa cách lắm.
Nhưng, trên cánh đồng đó, lại có một hình ảnh bất biến, tính tới nay, nếu còn tồn tại, cũng đã trăm năm, là giữa đồng lúa xanh bát ngát, lại sừng sững một cây hoa gạo đỏ, để mỗi tháng tư về, chim tu hú ở đâu bay đến, thả những tiếng kêu nửa như reo mừng, nửa buồn tha thiết, chim tu hú nhớ gì, gọi ai, khi mặt trời bắt đầu ngả bóng.
Thủa còn niên thiếu, tôi cứ tưởng là tôi sẽ ở đồng quê hiu quạnh đó, cho đến bao giờ chẳng biết. Đứng từ hành lang dãy nhà của ông nội tôi, nhìn ra hướng tây, mặt trời từ trên cao hắt xuống, mầu hoa gạo càng đỏ. Tôi chưa đầy 10 tuổi, mà tâm hồn miên man, chứa đựng gì trong đó, cứ cảm thấy buồn bã, lạ quá, nếu bây giờ thì phải nói là: lẽ ra tôi... vô tư, hồn nhiên mới đúng.
Màu hoa gạo đỏ cứ lãng đãng theo tôi, tiếng chim tu hú như thảng thốt trong đầu để một ngày cuối thu, trời bắt đầu buồn, những cánh hoa gạo đỏ tàn rơi, cành trơ trụi lá, hiu hắt trời mây... Tôi đã thực sự lãng quên tuổi thơ lủi thủi, một mình ngó cây hoa gạo, một mình nghe chim tu hú hót, lòng khép lại bâng quơ.
Sao hôm nay tâm tư tình cảm tôi có vẻ được mở ra. Khi tôi bắt gặp câu văn năm xưa của nhà báo Ngô Nhân Dụng, đã ví nhà thơ, ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện vừa quá cố với hình ảnh một cây sồi già, rồi đổi thành một cây hoa gạo đỏ, sau nhà báo trên, cũng tức là nhà thơ Đỗ Quý Toàn, lại gạt cây hoa gạo đỏ đó đi, vì nghĩ rằng ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện không bao giờ chấp nhận màu hoa đỏ, cuối cùng Đỗ Quý Toàn ví nhà thơ tác giả Hoa Địa Ngục là cây đa trăm tuổi ở đầu làng ông.
Cây đa đối với dân tộc Việt Nam thì quả là đa dạng rồi, rễ cành xum xuê, lá rậm như vòm rừng vách núi, để có thể chống đỡ vạn thứ bất trắc cho dân làng. Thôi thì cây đa Nguyễn Chí Thiện nếu có hoa đa màu sắc thế nào, hay cây đa vốn chỉ có thêm cành, trổ lá vv... đâu khiến thế nhân thắc mắc.
Chao ôi, màu hoa đỏ gạo, hay hoa của cây hoa gạo màu đỏ, vốn người Bắc luôn khẳng định Cây Hoa Gạo Đỏ, chứ không gọi cây gạo suông, người nghe không hình dung được cây hoa gạo đó cao thấp thế nào, đôi khi còn lầm với cây lúa gạo thì khổ.
Thành ra cây hoa gạo đỏ có vẻ hẩm hiu hơn các cây hoa tầng khác như cây hoa phượng vĩ, cây hoa hoè vàng, cây bông sứ trắng...
Cái nghĩa cây hoa gạo đỏ hẩm hiu vì danh xưng hay bị quên lãng, nó cũng thường chỉ có ở ngoài Bắc, hoa lại có màu đỏ, nên, sau cái sắc màu nghiệt ngã, máu lửa đấu tranh của chủ nghĩa Cộng Sản, đã biểu hiện ra trên màu cờ đẫm máu hận thù, thành lỡ ra muốn nói về một loài hoa nào đó, người viết thích uyển chuyển bảo rằng sắc thắm vv...
Với cây đa cổ thụ Nguyễn Chí Thiện vừa được gió cuốn về trời, nhà thơ ngục sĩ ra đi một cách lặng lờ, không phải lặng lẽ, vì tin buồn của ông đã được năm châu, thế giới làm sống dậy tập thơ Hoa Địa Ngục, làm chấn động nhân gian vì Tiếng Kêu Từ Đáy Vực đã thức tỉnh những người đứng trên bờ vực thẳm, nhìn ra sự kiện bi thương, dù đứng ở góc độ nào, ngục sĩ với 27 năm lao tù, đến chết vẫn chưa thấy quê hương thanh bình, nhân bản.
Qua việc biểu lộ cảm nghĩ của nhà thơ, nhà báo, nhà giáo Đỗ Quý Toàn, khách quá cố Nguyễn Chí Thiện, một trong số người tiên phong, dũng cảm qua hình ảnh cây đa đầu làng, cũng là người từng thốt: Phép lạ Việt Nam, khi 2 nhà thơ nêu trên đối thoại về ý nghĩa sinh tồn của dân tộc, không bị Hán hoá, dù đã mang cái ách một ngàn năm Bắc thuộc.
Song le, ở một cách nghĩ nào, nhà thơ ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện vẫn là hình ảnh một cây hoa gạo đỏ, đứng cô đơn giữa cánh đồng như tôi đan cử ở phần trên.
Cây hoa gạo đỏ đó buồn bã, quạnh hiu, hiếm có đồng hương, đồng chủng cận kề, chỉ còn tiếng chim tu hú chia sẻ nỗi u sầu, phiền muộn.
Tiếng chim tu hú quanh vòm cây hoa gạo đỏ đó là ai, chính là nhà thơ Nguyễn Hoàng Bảo Việt Phó chủ tịch trung tâm Văn Bút Thuỵ Sĩ Pháp Thoại, đặc trách uỷ ban WIPC Pen Suisse Ronand, thành viên trung tâm nhà văn Việt Nam lưu vong, và Hội nhà văn liên hiệp quốc Geneve (United Nations Society of Writers - Geneve) đã đăng tải và điện thư tới Văn Bút Quốc Tế (Pen International) để cơ quan trung ương này thông báo các trung tâm văn bút trên thế giới biết và chia buồn với tang quyến, với nhân dân Việt Nam, vì nhà thơ Nguyễn Chí Thiện một ngục sĩ 27 năm đấu tranh cho Tự Do, Dân Quyền, Nhân Quyền đã mệnh chung.
Tiếng chim tu hú Nguyễn Hoàng Bảo Việt ở Thuỵ Sỹ lâu nay, rất đặc biệt với tác giả Nguyễn Chí Thiện, đã nhiều lần giới thiệu thơ Hoa Địa Ngục của ngục sĩ. Ông thuộc văn bút Thuỵ Sỹ, sinh hoạt đơn lẻ và khiêm tốn, đôi khi có xuất hiện ở Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại nhưng rất thấp thoáng, vì phe ta, Văn Bút VNHN thường thay đổi nhân sự theo quan điểm của Ban Chấp Hành đắc cử qua mỗi nhiệm kỳ.
Nhân việc cây đa đầu làng của nhà thơ Đỗ Quý Toàn; tức nhà báo Ngô Nhân Dụng đề cập tới cây hoa gạo đỏ, tỗi bỗng nhớ lại dĩ vãng xa xưa, trên cánh đồng xanh ngát, ở ven đô Hà Nội, cây hoa gạo đỏ đứng như trời trồng ở quê tôi, với tiếng chim tu hú vẳng vọng u hoài, chính là hình ảnh cô đơn, cô thế của nhà thơ, ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện, người suốt đời đi tìm kiếm một sắc hương nhân ái, chan hoà... mà vẫn chưa thấy được, đã xuôi tay đi về cõi vĩnh hằng...
Sacto 15-10-2012
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )CÂY HOA GẠO ĐỎ - CAO MỴ NHÂN
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
Trên cánh đồng làng Sở Thượng , thuộc huyện Thanh Trì, ở ven đô Hà Nội, chỉ cách bờ bên này sông Hồng vài cây số, kẻ đi, người về, đã cảm thấy quan san, nhất là đồng quê ấy rộng mênh mông, mỗi lần ai chia tay với ai, tưởng như là sẽ xa cách lắm.
Nhưng, trên cánh đồng đó, lại có một hình ảnh bất biến, tính tới nay, nếu còn tồn tại, cũng đã trăm năm, là giữa đồng lúa xanh bát ngát, lại sừng sững một cây hoa gạo đỏ, để mỗi tháng tư về, chim tu hú ở đâu bay đến, thả những tiếng kêu nửa như reo mừng, nửa buồn tha thiết, chim tu hú nhớ gì, gọi ai, khi mặt trời bắt đầu ngả bóng.
Thủa còn niên thiếu, tôi cứ tưởng là tôi sẽ ở đồng quê hiu quạnh đó, cho đến bao giờ chẳng biết. Đứng từ hành lang dãy nhà của ông nội tôi, nhìn ra hướng tây, mặt trời từ trên cao hắt xuống, mầu hoa gạo càng đỏ. Tôi chưa đầy 10 tuổi, mà tâm hồn miên man, chứa đựng gì trong đó, cứ cảm thấy buồn bã, lạ quá, nếu bây giờ thì phải nói là: lẽ ra tôi... vô tư, hồn nhiên mới đúng.
Màu hoa gạo đỏ cứ lãng đãng theo tôi, tiếng chim tu hú như thảng thốt trong đầu để một ngày cuối thu, trời bắt đầu buồn, những cánh hoa gạo đỏ tàn rơi, cành trơ trụi lá, hiu hắt trời mây... Tôi đã thực sự lãng quên tuổi thơ lủi thủi, một mình ngó cây hoa gạo, một mình nghe chim tu hú hót, lòng khép lại bâng quơ.
Sao hôm nay tâm tư tình cảm tôi có vẻ được mở ra. Khi tôi bắt gặp câu văn năm xưa của nhà báo Ngô Nhân Dụng, đã ví nhà thơ, ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện vừa quá cố với hình ảnh một cây sồi già, rồi đổi thành một cây hoa gạo đỏ, sau nhà báo trên, cũng tức là nhà thơ Đỗ Quý Toàn, lại gạt cây hoa gạo đỏ đó đi, vì nghĩ rằng ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện không bao giờ chấp nhận màu hoa đỏ, cuối cùng Đỗ Quý Toàn ví nhà thơ tác giả Hoa Địa Ngục là cây đa trăm tuổi ở đầu làng ông.
Cây đa đối với dân tộc Việt Nam thì quả là đa dạng rồi, rễ cành xum xuê, lá rậm như vòm rừng vách núi, để có thể chống đỡ vạn thứ bất trắc cho dân làng. Thôi thì cây đa Nguyễn Chí Thiện nếu có hoa đa màu sắc thế nào, hay cây đa vốn chỉ có thêm cành, trổ lá vv... đâu khiến thế nhân thắc mắc.
Chao ôi, màu hoa đỏ gạo, hay hoa của cây hoa gạo màu đỏ, vốn người Bắc luôn khẳng định Cây Hoa Gạo Đỏ, chứ không gọi cây gạo suông, người nghe không hình dung được cây hoa gạo đó cao thấp thế nào, đôi khi còn lầm với cây lúa gạo thì khổ.
Thành ra cây hoa gạo đỏ có vẻ hẩm hiu hơn các cây hoa tầng khác như cây hoa phượng vĩ, cây hoa hoè vàng, cây bông sứ trắng...
Cái nghĩa cây hoa gạo đỏ hẩm hiu vì danh xưng hay bị quên lãng, nó cũng thường chỉ có ở ngoài Bắc, hoa lại có màu đỏ, nên, sau cái sắc màu nghiệt ngã, máu lửa đấu tranh của chủ nghĩa Cộng Sản, đã biểu hiện ra trên màu cờ đẫm máu hận thù, thành lỡ ra muốn nói về một loài hoa nào đó, người viết thích uyển chuyển bảo rằng sắc thắm vv...
Với cây đa cổ thụ Nguyễn Chí Thiện vừa được gió cuốn về trời, nhà thơ ngục sĩ ra đi một cách lặng lờ, không phải lặng lẽ, vì tin buồn của ông đã được năm châu, thế giới làm sống dậy tập thơ Hoa Địa Ngục, làm chấn động nhân gian vì Tiếng Kêu Từ Đáy Vực đã thức tỉnh những người đứng trên bờ vực thẳm, nhìn ra sự kiện bi thương, dù đứng ở góc độ nào, ngục sĩ với 27 năm lao tù, đến chết vẫn chưa thấy quê hương thanh bình, nhân bản.
Qua việc biểu lộ cảm nghĩ của nhà thơ, nhà báo, nhà giáo Đỗ Quý Toàn, khách quá cố Nguyễn Chí Thiện, một trong số người tiên phong, dũng cảm qua hình ảnh cây đa đầu làng, cũng là người từng thốt: Phép lạ Việt Nam, khi 2 nhà thơ nêu trên đối thoại về ý nghĩa sinh tồn của dân tộc, không bị Hán hoá, dù đã mang cái ách một ngàn năm Bắc thuộc.
Song le, ở một cách nghĩ nào, nhà thơ ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện vẫn là hình ảnh một cây hoa gạo đỏ, đứng cô đơn giữa cánh đồng như tôi đan cử ở phần trên.
Cây hoa gạo đỏ đó buồn bã, quạnh hiu, hiếm có đồng hương, đồng chủng cận kề, chỉ còn tiếng chim tu hú chia sẻ nỗi u sầu, phiền muộn.
Tiếng chim tu hú quanh vòm cây hoa gạo đỏ đó là ai, chính là nhà thơ Nguyễn Hoàng Bảo Việt Phó chủ tịch trung tâm Văn Bút Thuỵ Sĩ Pháp Thoại, đặc trách uỷ ban WIPC Pen Suisse Ronand, thành viên trung tâm nhà văn Việt Nam lưu vong, và Hội nhà văn liên hiệp quốc Geneve (United Nations Society of Writers - Geneve) đã đăng tải và điện thư tới Văn Bút Quốc Tế (Pen International) để cơ quan trung ương này thông báo các trung tâm văn bút trên thế giới biết và chia buồn với tang quyến, với nhân dân Việt Nam, vì nhà thơ Nguyễn Chí Thiện một ngục sĩ 27 năm đấu tranh cho Tự Do, Dân Quyền, Nhân Quyền đã mệnh chung.
Tiếng chim tu hú Nguyễn Hoàng Bảo Việt ở Thuỵ Sỹ lâu nay, rất đặc biệt với tác giả Nguyễn Chí Thiện, đã nhiều lần giới thiệu thơ Hoa Địa Ngục của ngục sĩ. Ông thuộc văn bút Thuỵ Sỹ, sinh hoạt đơn lẻ và khiêm tốn, đôi khi có xuất hiện ở Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại nhưng rất thấp thoáng, vì phe ta, Văn Bút VNHN thường thay đổi nhân sự theo quan điểm của Ban Chấp Hành đắc cử qua mỗi nhiệm kỳ.
Nhân việc cây đa đầu làng của nhà thơ Đỗ Quý Toàn; tức nhà báo Ngô Nhân Dụng đề cập tới cây hoa gạo đỏ, tỗi bỗng nhớ lại dĩ vãng xa xưa, trên cánh đồng xanh ngát, ở ven đô Hà Nội, cây hoa gạo đỏ đứng như trời trồng ở quê tôi, với tiếng chim tu hú vẳng vọng u hoài, chính là hình ảnh cô đơn, cô thế của nhà thơ, ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện, người suốt đời đi tìm kiếm một sắc hương nhân ái, chan hoà... mà vẫn chưa thấy được, đã xuôi tay đi về cõi vĩnh hằng...
Sacto 15-10-2012
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )