Quán Bên Đường

CHIẾC LÁ THU R...Ơ...I... - CAO MỴ NHÂN

( HNPĐ ) Những mùa Xuân, tôi có dịp về SÀIGÒN thăm người thân, tôi lại được nghe dư luận văn chương quốc nội và hải ngoại. Chẳng cần phải xuất xứ từ những văn nghệ sĩ thứ thiệt ở



( HNPĐ ) Những mùa Xuân, tôi có dịp về SÀIGÒN thăm người thân, tôi lại được nghe dư luận văn chương quốc nội và hải ngoại. Chẳng cần phải xuất xứ từ những văn nghệ sĩ thứ thiệt ở đôi miền Nam Bắc, và đôi bờ đại dương, ngay trong nhân dân các giới, có nghĩa bất cứ ai ở ngành nghề nào, cũng bầy tỏ được cái ý trung thực của họ, để rồi những vị cầm bút tự ý xem lại sự việc, ngẫm câu "tri kỷ tri bỉ" thời nay.

Số là tôi rất ghét số người thích cầm nhầm cái danh xưng, cùng cái... sự nghiệp (!) của những người đã xuất hiện ở đời (!) khá lâu, đôi khi xuất hiện đã quá lâu trong cõi người ta VIỆT NAM.

Thí dụ: Đại nghệ sĩ cải lương BÍCH THUẬN đã suốt chiều dài thế kỷ trước (thế kỷ 20) sinh hoạt với các nghệ sĩ lừng danh cùng thời. như KIM CHUNG, BÍCH HỢP... ở ngoài Bắc, và như PHÙNG HÁ, NĂM PHỈ... trong Nam. Thì nay có một nghệ sĩ, cho dẫu là tên thật đi nữa, đã photocopy (sao chụp) tên bà làm tên nghệ... sỡi (!) của mình, khiến bà khó chịu lắm, nhưng bà vẫn nén giận, còn xuất bản một cuốn hồi ký về cuộc đời nghệ sĩ của bà, đã mấy năm nay, do một tổ hợp xuất bản ở miền đông Hoa Kỳ đảm trách.

Tôi tạm quên việc này, vì chính nữ nghệ sĩ BÍCH THUẬN nay đã đứng bên trong ngưởng cửa bát tuần, song bà vẫn trẻ đẹp như thủa bơn muối. Điều này khán giả hải ngoại đã thấy-bà không muốn nhắc tới trong hồi ký nữa - bà nói:

- Thôi để khán, thính giả biết được rồi.

À, té ra tất cả các văn nghệ sĩ ở đời đều dành cho đối tượng thưởng thức mình qua sinh hoạt của mình.

Do đó có một sự việc phức tạp hơn chuyện nêu trên, khiến một nghệ sĩ tên tuổi đau đớn mấy chục năm nay, song tính ông ta lại vô cùng tế nhị, đó là tên và dòng nhạc của ông cứ bị tà phái tung chưởng, hết thời gian này đến thời gian khác, mà như một sắp xếp của Thượng Đế, ông phải vác cây KHỔ QUA từ trước năm 1975 tới bây chừ.

Nhân chuyện tình cờ, tôi mới biết, không thì cũng như ai, tưởng... vậy thôi. Chúng tôi trở lại thăm gia đình nhạc sĩ TUẤN KHANH, người đã có dịp được PARIS BY NIGHT vinh danh, với bạn bè thân quen, thì cứ kêu "HOA SOAN BÊN THỀM CŨ", khiến gia đình nhạc sĩ phải trồng trong vườn ở ngay Nam Cao này hai cây soan, HUẾ gọi là sầu đông vậy. Tôi chợt nhớ chuyện xưa, bèn hỏi:

- À trước 1975 Ở Sàigòn, em có nghe anh chị mở một quán bán băng nhạc tên cũng là TUẤN KHANH ở đường Nguyễn Huệ phải không ạ?

Cả hai anh chị đều cười một cách đau khổ:

- Đâu có họ lấy cái tên nhạc sĩ của anh, hồi đó cũng bực, nhưng sợ họ có tên thực, nên chưa kịp nghe gì, thì biến cố.

Nhạc sĩ TUẤN KHANH, "HOA SOAN BÊN THỀM CŨ" của chúng tôi tần ngần nói:

- Tên thật anh là TRẦN TRỌNG NGỌC, sinh năm 1933 ở NAM ĐỊNH, anh lấy tên làm nhạc là TUẤN KHANH cho có vẻ... tình (!) một chút.

Thế rồi, sẵn dòng tâm tư đang bắt nguồn, nhạc sĩ và phu nhân, nguyên là cháu ruột của đại lão thi nhân Á NAM TRẦN TUẤN KHẢI (đã quá cố năm 1983 ở Sài gòn) * thủ thỉ tâm tình với chúng tôi:

- Mình bị lép vế quá, chưa hết bực cái kiosque (quán) TUẤN KHANH ở Nguyễn Huệ xưa, thì sau 1975, phần đầu bản QUÁN NỬA KHUYA viết từ năm 1961, có câu mở đầu:

 

Quán nửa khuya đèn mờ theo hai khói...

(TUẤN KHANH)

 

bị ngay một nhạc giả, tức tác giả làm nhạc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tên XUÂN HỒNG... thuổng nhẹ điệu vi vu trên:

 

Tiếng chày khua (bập bùng...)

 

và đó là câu đầu của bài TIẾNG CHÀY TRÊN  SÓC BON BO ông ta viết năm 1973.

Và cho dù nhạc sĩ cộng sản Việt Nam XUÂN HỒNG không có mượn tạm bản nhạc vàng QUÁN NỬA KHUYA của nhạc sĩ VIỆT NAM CỘNG HÒA TUẤN KHANH làm nền cho cái sóc BON BO thả những tiếng chày giã gạo trong đêm giữa ánh lửa bập bùng.

Hình ảnh tương phản như cú giả phượng hoàng khao khát ánh trăng sương. Thì đêm đã khuya nhìn đèn mờ trong hơi khói, hay nghe tiếng chày bập bùng rộn ràng mới là điều đáng đề cập đến với âm nhạc, nhạc của âm điệu, âm thanh, âm ba... kìa mới là chính.

Riêng tôi thì cả hai bài dập khuôn âm điệu, cứ cho là một chính của nhạc sĩ TUẤN KHANH viết từ 1961, với một tà theo cái nghĩa bản sao của nhạc sĩ cộng sản XUÂN HỒNG đều bị đứng lại ở chỗ "đàn gảy tai trâu" của tôi, mà một đoạn nhạc dập khuôn âm điệu trên lần thứ ba mới gây hứng thú, đó là thứ hát nhại giọng từ nhân dân vô thưởng, vô phạt, ai bực cũng mặc, mà ai... khen thì thật quả... ô đề. Nhưng đoạn dập khuôn này đã quên bẵng QUÁN NỬA KHUYA của nhạc sĩ TUẤN KHANH mà cứ nhớ cái TIẾNG CHÀY TRÊN SÓC BON BO của nhà ông XUÂN HỒNG cộng sản mới... chết chứ, và tôi bắt chước các vị lý luận gia, gọi nó, đoạn nhạc photo (sao chép) lần thứ ba là một thứ tam đoạn luận, rằng:

 

Lấy xà beng đập đầu con cá lóc

Nấu canh chua bỏ ớt cho thật cay

Mày ăn để rồi tao nói cho mày hay

Cái chuyện đêm qua mày ăn vụng nồi chè.

(Dân gian miền Nam hát sau 1975)

 

Bây giờ cứ việc nổi bản nhạc QUÁN NỬA KHUYA hay bản TIẾNG CHÀY TRÊN SÓC BON BO lên, rồi hát thật... nghiêm chỉnh đoạn trên, chao ôi, hay chi lạ.

Tới nỗi oan thứ ba của nhạc sĩ TUẤN KHANH, có tầm vóc lớn lao hơn nữa, và mang một sắc thái chính trị mới khổ làm sao.

Điều này na ná chuyện nhập đề, nhạc sĩ TUẤN KHANH đang là duy nhất ở miền Nam VIỆT NAM nếu nói theo kiểu hộ khẩu, cư trú, chứ nói theo danh nghĩa người làm nhạc, thì nhạc sĩ TUẤN KHANH cũng là một tên tuổi lớn, những bài hát nổi tiếng đã và đang được yêu mến từ Nam ra Bắc, và từ trong nước ra ngoài nước lâu rồi. Thế mà nhạc sĩ TUẤN KHANH lại phải mang thêm một từ lạ ở sau tên tuổi lẫy lừng của mình, là nhạc sĩ TUÂN KHANH cũ vậy nhạc sĩ TUẤN KHANH mới là ai, tại sao người viết nhạc sau này không tìm hiểu TUẤN KHANH cũ; phàm ở nghề nào thì phải "liên hệ" mọi việc về nghề ấy, phải đọc nhạc sử gần cũng như xa, cả về không gian lẫn thời gian chứ.

Đằng này, từ trong nước VIỆT NAM cộng sản lại xuất hiện một người, gọi là nhạc sĩ TUẤN KHANH mới, rồi còn thử cầu tàu viết một bản nhạc, lấy tên CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN, để ếm với chiếc lá thần sầu của nhạc sĩ TUẤN KHANH từ xưa nơi bài ca trữ tình vào hàng giai phẩm:

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG của TUẤN KHANH với câu mở đầu:

 

Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng

và câu kết thúc:

Lá trên cành một chiếc cuối bay xa...

 

Trước sự kiện trên, Bộ VĂN HÓA cộng sản Việt Nam đánh tiếng sẽ lựa và mua một số nhạc cũ của nhạc sĩ TUẤN KHANH, đồng thời Cơ sở PHƯƠNG NAM nào đó ở SÀIGÒN bây giờ dự trù tổ chức một Buổi NHẠC TUẤN KHANH, sau BUỔI NHẠC PHẠM DUY để thứ nhất là công khai đưa tên tuổi nhạc sĩ TUẤN KHANH xưa trở lại quần chúng, và nói theo giang hồ, thì để tên TUẤN KHANH mới, biết ai đã là TUẤN KHANH rồi, và nhạc phẩm của nhạc sĩ thành danh lão làng phải thế nào mới được sự hưởng ứng, đón nhận của giới mộ điệu, sành nghe.

Anh chị mỉm cười giả vờ hỏi chúng tôi:

- Có nên không nhỉ ?

Tôi hào hứng trả lời ngay:

- Làm thế để làm gì, giành lại cái tên TUẤN KHANH của mình, hay giống như một số quý vị viết lách ở hải ngoại, muốn đưa tác phẩm về thu hút hơn 80 triệu dân kể cả người già lẫn trẻ, cùng trẻ nít chưa đi học sao. Còn chưa kể là anh đang cùng giới tuyến hải ngoại, lại muốn "đâm sau lưng đồng hương tỵ nạn" đấy ra .

Hawthorne 30.11.2007

CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )

* Á Nam Trần Tuấn khải tên thật Trần Tuấn Khải, Á Nam là hiệu. nhưng tên thật và rút hiệu của ông gắn chặt nhau tên các các phẩm và trong sự ghi nhớ của độc giả. Ông sinh năm 1894 tại làng Quang Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. con một nhà nho thi đậu Cử nhân Hán học khoa thi Hương tại Nam Định năm 1900. Ông theo học thân sinh từ nhỏ, năm 12 tuổi làm đủ các thể thi văn bằng chữ Hán. Năm 21 tuổi làm việc cho báo Khai Hóa, sau viết cho các báo Nam Phong, Trung Bắc, Đương Dương... Năm 1954 ông di cư vào Nam chủ trương tờ Văn Học, ở trong ban dịch thuật cổ văn của Phủ Quốc Vụ Khanh đặc   trách Văn Hóa. Đã viết: Duyên nợ phù sinh. Gương bể dâu, Bài hát nhà quê, Bút quan hoài Hồn tự 1ập, Thiên Thai lão hiệp, Với sơn hà, Ngụ hôn tập đọc... và dịch sang Việt ngữ: Thủy Hử. Thanh lâu mộng, Tam tự kinh diễn nghĩa, Mạnh Tử... (NT)


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CHIẾC LÁ THU R...Ơ...I... - CAO MỴ NHÂN

( HNPĐ ) Những mùa Xuân, tôi có dịp về SÀIGÒN thăm người thân, tôi lại được nghe dư luận văn chương quốc nội và hải ngoại. Chẳng cần phải xuất xứ từ những văn nghệ sĩ thứ thiệt ở



( HNPĐ ) Những mùa Xuân, tôi có dịp về SÀIGÒN thăm người thân, tôi lại được nghe dư luận văn chương quốc nội và hải ngoại. Chẳng cần phải xuất xứ từ những văn nghệ sĩ thứ thiệt ở đôi miền Nam Bắc, và đôi bờ đại dương, ngay trong nhân dân các giới, có nghĩa bất cứ ai ở ngành nghề nào, cũng bầy tỏ được cái ý trung thực của họ, để rồi những vị cầm bút tự ý xem lại sự việc, ngẫm câu "tri kỷ tri bỉ" thời nay.

Số là tôi rất ghét số người thích cầm nhầm cái danh xưng, cùng cái... sự nghiệp (!) của những người đã xuất hiện ở đời (!) khá lâu, đôi khi xuất hiện đã quá lâu trong cõi người ta VIỆT NAM.

Thí dụ: Đại nghệ sĩ cải lương BÍCH THUẬN đã suốt chiều dài thế kỷ trước (thế kỷ 20) sinh hoạt với các nghệ sĩ lừng danh cùng thời. như KIM CHUNG, BÍCH HỢP... ở ngoài Bắc, và như PHÙNG HÁ, NĂM PHỈ... trong Nam. Thì nay có một nghệ sĩ, cho dẫu là tên thật đi nữa, đã photocopy (sao chụp) tên bà làm tên nghệ... sỡi (!) của mình, khiến bà khó chịu lắm, nhưng bà vẫn nén giận, còn xuất bản một cuốn hồi ký về cuộc đời nghệ sĩ của bà, đã mấy năm nay, do một tổ hợp xuất bản ở miền đông Hoa Kỳ đảm trách.

Tôi tạm quên việc này, vì chính nữ nghệ sĩ BÍCH THUẬN nay đã đứng bên trong ngưởng cửa bát tuần, song bà vẫn trẻ đẹp như thủa bơn muối. Điều này khán giả hải ngoại đã thấy-bà không muốn nhắc tới trong hồi ký nữa - bà nói:

- Thôi để khán, thính giả biết được rồi.

À, té ra tất cả các văn nghệ sĩ ở đời đều dành cho đối tượng thưởng thức mình qua sinh hoạt của mình.

Do đó có một sự việc phức tạp hơn chuyện nêu trên, khiến một nghệ sĩ tên tuổi đau đớn mấy chục năm nay, song tính ông ta lại vô cùng tế nhị, đó là tên và dòng nhạc của ông cứ bị tà phái tung chưởng, hết thời gian này đến thời gian khác, mà như một sắp xếp của Thượng Đế, ông phải vác cây KHỔ QUA từ trước năm 1975 tới bây chừ.

Nhân chuyện tình cờ, tôi mới biết, không thì cũng như ai, tưởng... vậy thôi. Chúng tôi trở lại thăm gia đình nhạc sĩ TUẤN KHANH, người đã có dịp được PARIS BY NIGHT vinh danh, với bạn bè thân quen, thì cứ kêu "HOA SOAN BÊN THỀM CŨ", khiến gia đình nhạc sĩ phải trồng trong vườn ở ngay Nam Cao này hai cây soan, HUẾ gọi là sầu đông vậy. Tôi chợt nhớ chuyện xưa, bèn hỏi:

- À trước 1975 Ở Sàigòn, em có nghe anh chị mở một quán bán băng nhạc tên cũng là TUẤN KHANH ở đường Nguyễn Huệ phải không ạ?

Cả hai anh chị đều cười một cách đau khổ:

- Đâu có họ lấy cái tên nhạc sĩ của anh, hồi đó cũng bực, nhưng sợ họ có tên thực, nên chưa kịp nghe gì, thì biến cố.

Nhạc sĩ TUẤN KHANH, "HOA SOAN BÊN THỀM CŨ" của chúng tôi tần ngần nói:

- Tên thật anh là TRẦN TRỌNG NGỌC, sinh năm 1933 ở NAM ĐỊNH, anh lấy tên làm nhạc là TUẤN KHANH cho có vẻ... tình (!) một chút.

Thế rồi, sẵn dòng tâm tư đang bắt nguồn, nhạc sĩ và phu nhân, nguyên là cháu ruột của đại lão thi nhân Á NAM TRẦN TUẤN KHẢI (đã quá cố năm 1983 ở Sài gòn) * thủ thỉ tâm tình với chúng tôi:

- Mình bị lép vế quá, chưa hết bực cái kiosque (quán) TUẤN KHANH ở Nguyễn Huệ xưa, thì sau 1975, phần đầu bản QUÁN NỬA KHUYA viết từ năm 1961, có câu mở đầu:

 

Quán nửa khuya đèn mờ theo hai khói...

(TUẤN KHANH)

 

bị ngay một nhạc giả, tức tác giả làm nhạc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tên XUÂN HỒNG... thuổng nhẹ điệu vi vu trên:

 

Tiếng chày khua (bập bùng...)

 

và đó là câu đầu của bài TIẾNG CHÀY TRÊN  SÓC BON BO ông ta viết năm 1973.

Và cho dù nhạc sĩ cộng sản Việt Nam XUÂN HỒNG không có mượn tạm bản nhạc vàng QUÁN NỬA KHUYA của nhạc sĩ VIỆT NAM CỘNG HÒA TUẤN KHANH làm nền cho cái sóc BON BO thả những tiếng chày giã gạo trong đêm giữa ánh lửa bập bùng.

Hình ảnh tương phản như cú giả phượng hoàng khao khát ánh trăng sương. Thì đêm đã khuya nhìn đèn mờ trong hơi khói, hay nghe tiếng chày bập bùng rộn ràng mới là điều đáng đề cập đến với âm nhạc, nhạc của âm điệu, âm thanh, âm ba... kìa mới là chính.

Riêng tôi thì cả hai bài dập khuôn âm điệu, cứ cho là một chính của nhạc sĩ TUẤN KHANH viết từ 1961, với một tà theo cái nghĩa bản sao của nhạc sĩ cộng sản XUÂN HỒNG đều bị đứng lại ở chỗ "đàn gảy tai trâu" của tôi, mà một đoạn nhạc dập khuôn âm điệu trên lần thứ ba mới gây hứng thú, đó là thứ hát nhại giọng từ nhân dân vô thưởng, vô phạt, ai bực cũng mặc, mà ai... khen thì thật quả... ô đề. Nhưng đoạn dập khuôn này đã quên bẵng QUÁN NỬA KHUYA của nhạc sĩ TUẤN KHANH mà cứ nhớ cái TIẾNG CHÀY TRÊN SÓC BON BO của nhà ông XUÂN HỒNG cộng sản mới... chết chứ, và tôi bắt chước các vị lý luận gia, gọi nó, đoạn nhạc photo (sao chép) lần thứ ba là một thứ tam đoạn luận, rằng:

 

Lấy xà beng đập đầu con cá lóc

Nấu canh chua bỏ ớt cho thật cay

Mày ăn để rồi tao nói cho mày hay

Cái chuyện đêm qua mày ăn vụng nồi chè.

(Dân gian miền Nam hát sau 1975)

 

Bây giờ cứ việc nổi bản nhạc QUÁN NỬA KHUYA hay bản TIẾNG CHÀY TRÊN SÓC BON BO lên, rồi hát thật... nghiêm chỉnh đoạn trên, chao ôi, hay chi lạ.

Tới nỗi oan thứ ba của nhạc sĩ TUẤN KHANH, có tầm vóc lớn lao hơn nữa, và mang một sắc thái chính trị mới khổ làm sao.

Điều này na ná chuyện nhập đề, nhạc sĩ TUẤN KHANH đang là duy nhất ở miền Nam VIỆT NAM nếu nói theo kiểu hộ khẩu, cư trú, chứ nói theo danh nghĩa người làm nhạc, thì nhạc sĩ TUẤN KHANH cũng là một tên tuổi lớn, những bài hát nổi tiếng đã và đang được yêu mến từ Nam ra Bắc, và từ trong nước ra ngoài nước lâu rồi. Thế mà nhạc sĩ TUẤN KHANH lại phải mang thêm một từ lạ ở sau tên tuổi lẫy lừng của mình, là nhạc sĩ TUÂN KHANH cũ vậy nhạc sĩ TUẤN KHANH mới là ai, tại sao người viết nhạc sau này không tìm hiểu TUẤN KHANH cũ; phàm ở nghề nào thì phải "liên hệ" mọi việc về nghề ấy, phải đọc nhạc sử gần cũng như xa, cả về không gian lẫn thời gian chứ.

Đằng này, từ trong nước VIỆT NAM cộng sản lại xuất hiện một người, gọi là nhạc sĩ TUẤN KHANH mới, rồi còn thử cầu tàu viết một bản nhạc, lấy tên CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN, để ếm với chiếc lá thần sầu của nhạc sĩ TUẤN KHANH từ xưa nơi bài ca trữ tình vào hàng giai phẩm:

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG của TUẤN KHANH với câu mở đầu:

 

Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng

và câu kết thúc:

Lá trên cành một chiếc cuối bay xa...

 

Trước sự kiện trên, Bộ VĂN HÓA cộng sản Việt Nam đánh tiếng sẽ lựa và mua một số nhạc cũ của nhạc sĩ TUẤN KHANH, đồng thời Cơ sở PHƯƠNG NAM nào đó ở SÀIGÒN bây giờ dự trù tổ chức một Buổi NHẠC TUẤN KHANH, sau BUỔI NHẠC PHẠM DUY để thứ nhất là công khai đưa tên tuổi nhạc sĩ TUẤN KHANH xưa trở lại quần chúng, và nói theo giang hồ, thì để tên TUẤN KHANH mới, biết ai đã là TUẤN KHANH rồi, và nhạc phẩm của nhạc sĩ thành danh lão làng phải thế nào mới được sự hưởng ứng, đón nhận của giới mộ điệu, sành nghe.

Anh chị mỉm cười giả vờ hỏi chúng tôi:

- Có nên không nhỉ ?

Tôi hào hứng trả lời ngay:

- Làm thế để làm gì, giành lại cái tên TUẤN KHANH của mình, hay giống như một số quý vị viết lách ở hải ngoại, muốn đưa tác phẩm về thu hút hơn 80 triệu dân kể cả người già lẫn trẻ, cùng trẻ nít chưa đi học sao. Còn chưa kể là anh đang cùng giới tuyến hải ngoại, lại muốn "đâm sau lưng đồng hương tỵ nạn" đấy ra .

Hawthorne 30.11.2007

CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )

* Á Nam Trần Tuấn khải tên thật Trần Tuấn Khải, Á Nam là hiệu. nhưng tên thật và rút hiệu của ông gắn chặt nhau tên các các phẩm và trong sự ghi nhớ của độc giả. Ông sinh năm 1894 tại làng Quang Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. con một nhà nho thi đậu Cử nhân Hán học khoa thi Hương tại Nam Định năm 1900. Ông theo học thân sinh từ nhỏ, năm 12 tuổi làm đủ các thể thi văn bằng chữ Hán. Năm 21 tuổi làm việc cho báo Khai Hóa, sau viết cho các báo Nam Phong, Trung Bắc, Đương Dương... Năm 1954 ông di cư vào Nam chủ trương tờ Văn Học, ở trong ban dịch thuật cổ văn của Phủ Quốc Vụ Khanh đặc   trách Văn Hóa. Đã viết: Duyên nợ phù sinh. Gương bể dâu, Bài hát nhà quê, Bút quan hoài Hồn tự 1ập, Thiên Thai lão hiệp, Với sơn hà, Ngụ hôn tập đọc... và dịch sang Việt ngữ: Thủy Hử. Thanh lâu mộng, Tam tự kinh diễn nghĩa, Mạnh Tử... (NT)


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm