Tin nóng trong ngày
Các nhà hoạt động ‘bất ngờ’ tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung 17/2
Một nhóm 6 nhà hoạt động bất ngờ tiến hành tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt-Trung vào sáng 30 Tết, tức ngày 15/2, ở tượng đài Lý Thái Tổ, trung tâm Hà Nội.
Lễ tưởng niệm diễn ra sớm 2 ngày so với mốc chính xác của cuộc chiến nổ ra cách đây gần 40 năm, khi Trung Quốc tung quân tràn vào nhiều tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam vào ngày 17/2/1979.
Truyền thông Việt Nam thời những năm 1980 mô tả chi tiết rằng Trung Quốc đã gây ra nhiều “tội ác tàn bạo” ở các tỉnh này trước khi rút quân về nước do bị Việt Nam “chống trả” và “phản công”. Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1990, cuộc chiến hiếm khi được đề cập trên truyền thông chính thống của nhà nước.
Ông Trương Văn Dũng nói với VOA rằng ông và 5 nhà hoạt động khác phải tưởng niệm một cách “thầm lặng” hôm 15/2 là để tránh bị chính quyền “ngăn cản, đàn áp”. Ông cho biết thêm:
“Hôm nay gồm có tôi, chị Trần Thị Thảo, anh Lễ, anh Lê Anh Hùng và anh Phùng Thế Dũng. Chúng tôi cũng ra thắp hương, xong chúng tôi căng mấy băng-rôn chủ đề vào ngày 17/2. Gồm 3 nội dung: 17/2/79 chúng tôi không quên, thứ hai là Đả đảo Trung Quốc xâm lược, thứ ba nữa là Trung Quốc là kẻ thù số 1 của Việt Nam. Chúng tôi cũng lựa chọn cách là ngày hôm nay đến trước một ngày để họ không biết, họ không ngăn chặn chúng tôi”.
Ông Dũng, thành viên hội Bầu bí Tương thân, chuyên điều phối các hoạt động trợ giúp dành cho các tù nhân lương tâm, nhắc lại rằng hoạt động tưởng niệm cuộc chiến tháng 2/1979 hồi năm ngoái và các năm trước đều bị chính quyền cản trở ít nhiều.
Nhà hoạt động này thậm chí dùng từ “đàn áp”, “bắt bớ” để nói về việc nhà chức trách thủ đô ngăn cản các cuộc tưởng niệm trước đây.
Trong những năm trước đây, có những hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy một số người, được tin là làm việc cho chính quyền, đã giật vòng hoa, hoặc khiêu vũ, hoặc cắt đá gây bụi mù mịt để ngăn cản các cuộc tưởng niệm tương tự ở tượng đài Lý Thái Tổ.
Bất chấp những hành động đó, ông Dũng, người tích cực hoạt động vì chủ quyền đất nước cũng như thúc đẩy dân chủ, bảo vệ dân oan, nói rằng những người như ông không bao giờ quên “những người lính hy sinh bảo vệ tổ quốc” và luôn quyết tâm tìm mọi cách để tưởng nhớ.
Ngày 17/2 năm nay trùng với mùng 2 Tết. Khi được hỏi liệu ông có cho rằng không khí vui vẻ ngày Tết có làm chính quyền “nhẹ tay” với hoạt động tưởng niệm cuộc chiến giữa Việt Nam với Trung Quốc, nếu người dân thực hiện ở khu vực trung tâm Hà Nội, nhà hoạt động Trương Văn Dũng nhận định:
“Họ không thể nào nương tay, bất kể ngày nào, nhất là vấn đề này thì nhạy cảm. Và mối quan hệ của họ, của Hà Nội với Bắc Kinh, nên họ cũng không muốn làm mất lòng Bắc Kinh, nên họ sẽ bằng mọi cách ngăn cản”.
Theo nhà hoạt động này, nếu các nhóm xã hội dân sự và người dân ra tuyên bố và kêu gọi công khai trên mạng để tụ tập và tưởng niệm, gần như có thể đoán chắc chắn rằng phía chính quyền sẽ “ngăn chặn”, “bắt bớ” trước khi việc tưởng niệm có thể diễn ra.
Sau nhiều cuộc biểu tình rầm rộ ở Hà Nội phản đối các hoạt động của Trung Quốc bị cho là xâm phạm chủ quyền Việt Nam, nhà chức trách thủ đô hồi tháng 8/2011 đã ban hành một thông báo “yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát trên địa bàn thành phố”.
Báo chí trong tay chính quyền nói có những “thế lực chống đối Nhà nước Việt Nam” trong và ngoài nước đã “lợi dụng” tình cảm yêu nước của nhân dân để “kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng” gây mất an ninh trật tự ở Hà Nội.
Kể từ thông báo này, chính quyền đã có những động thái mạnh tay, tuy nhiên các cuộc biểu tình và tưởng niệm vẫn diễn ra nhưng phần lớn có quy mô nhỏ và diễn ra bất ngờ.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Các nhà hoạt động ‘bất ngờ’ tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung 17/2
Một nhóm 6 nhà hoạt động bất ngờ tiến hành tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt-Trung vào sáng 30 Tết, tức ngày 15/2, ở tượng đài Lý Thái Tổ, trung tâm Hà Nội.
Lễ tưởng niệm diễn ra sớm 2 ngày so với mốc chính xác của cuộc chiến nổ ra cách đây gần 40 năm, khi Trung Quốc tung quân tràn vào nhiều tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam vào ngày 17/2/1979.
Truyền thông Việt Nam thời những năm 1980 mô tả chi tiết rằng Trung Quốc đã gây ra nhiều “tội ác tàn bạo” ở các tỉnh này trước khi rút quân về nước do bị Việt Nam “chống trả” và “phản công”. Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1990, cuộc chiến hiếm khi được đề cập trên truyền thông chính thống của nhà nước.
Ông Trương Văn Dũng nói với VOA rằng ông và 5 nhà hoạt động khác phải tưởng niệm một cách “thầm lặng” hôm 15/2 là để tránh bị chính quyền “ngăn cản, đàn áp”. Ông cho biết thêm:
“Hôm nay gồm có tôi, chị Trần Thị Thảo, anh Lễ, anh Lê Anh Hùng và anh Phùng Thế Dũng. Chúng tôi cũng ra thắp hương, xong chúng tôi căng mấy băng-rôn chủ đề vào ngày 17/2. Gồm 3 nội dung: 17/2/79 chúng tôi không quên, thứ hai là Đả đảo Trung Quốc xâm lược, thứ ba nữa là Trung Quốc là kẻ thù số 1 của Việt Nam. Chúng tôi cũng lựa chọn cách là ngày hôm nay đến trước một ngày để họ không biết, họ không ngăn chặn chúng tôi”.
Ông Dũng, thành viên hội Bầu bí Tương thân, chuyên điều phối các hoạt động trợ giúp dành cho các tù nhân lương tâm, nhắc lại rằng hoạt động tưởng niệm cuộc chiến tháng 2/1979 hồi năm ngoái và các năm trước đều bị chính quyền cản trở ít nhiều.
Nhà hoạt động này thậm chí dùng từ “đàn áp”, “bắt bớ” để nói về việc nhà chức trách thủ đô ngăn cản các cuộc tưởng niệm trước đây.
Trong những năm trước đây, có những hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy một số người, được tin là làm việc cho chính quyền, đã giật vòng hoa, hoặc khiêu vũ, hoặc cắt đá gây bụi mù mịt để ngăn cản các cuộc tưởng niệm tương tự ở tượng đài Lý Thái Tổ.
Bất chấp những hành động đó, ông Dũng, người tích cực hoạt động vì chủ quyền đất nước cũng như thúc đẩy dân chủ, bảo vệ dân oan, nói rằng những người như ông không bao giờ quên “những người lính hy sinh bảo vệ tổ quốc” và luôn quyết tâm tìm mọi cách để tưởng nhớ.
Ngày 17/2 năm nay trùng với mùng 2 Tết. Khi được hỏi liệu ông có cho rằng không khí vui vẻ ngày Tết có làm chính quyền “nhẹ tay” với hoạt động tưởng niệm cuộc chiến giữa Việt Nam với Trung Quốc, nếu người dân thực hiện ở khu vực trung tâm Hà Nội, nhà hoạt động Trương Văn Dũng nhận định:
“Họ không thể nào nương tay, bất kể ngày nào, nhất là vấn đề này thì nhạy cảm. Và mối quan hệ của họ, của Hà Nội với Bắc Kinh, nên họ cũng không muốn làm mất lòng Bắc Kinh, nên họ sẽ bằng mọi cách ngăn cản”.
Theo nhà hoạt động này, nếu các nhóm xã hội dân sự và người dân ra tuyên bố và kêu gọi công khai trên mạng để tụ tập và tưởng niệm, gần như có thể đoán chắc chắn rằng phía chính quyền sẽ “ngăn chặn”, “bắt bớ” trước khi việc tưởng niệm có thể diễn ra.
Sau nhiều cuộc biểu tình rầm rộ ở Hà Nội phản đối các hoạt động của Trung Quốc bị cho là xâm phạm chủ quyền Việt Nam, nhà chức trách thủ đô hồi tháng 8/2011 đã ban hành một thông báo “yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát trên địa bàn thành phố”.
Báo chí trong tay chính quyền nói có những “thế lực chống đối Nhà nước Việt Nam” trong và ngoài nước đã “lợi dụng” tình cảm yêu nước của nhân dân để “kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng” gây mất an ninh trật tự ở Hà Nội.
Kể từ thông báo này, chính quyền đã có những động thái mạnh tay, tuy nhiên các cuộc biểu tình và tưởng niệm vẫn diễn ra nhưng phần lớn có quy mô nhỏ và diễn ra bất ngờ.
VOA