Tin nóng trong ngày
Chiến sự lan tới thủ đô Syria
Ngày 27/6, kênh truyền hình Al-Ikhbariya thân chính phủ ở thị trấn Drousha (cách thủ đô Damascus, Syria, 20 km về phía nam) đã bị “tấn công khủng bố”, sau khi Tổng thống Bashar al-Assad nhận định Syria đang trong tình trạng chiến tranh.
Theo hãng thông tấn SANA, vụ tấn công đã làm ba nhân viên của Al-Ikhbariya thiệt mạng. Một nhân viên của kênh truyền hình này cho biết, các tay súng đã ập vào hai trong số các tòa nhà của kênh, bắt giữ một số bảo vệ rồi cho nổ tung nhiều phần của trụ sở. Tuy nhiên, kênh Al-Ikhbariya vẫn phát sóng bất chấp bị tấn công.
Xyri đang phải chứng kiến tình trạng leo thang bạo lực và các vụ đụng độ giữa quân đội chính phủ với các lực lượng đối lập thuộc Quân đội Tự do Syria (FSA). Các cuộc đụng độ ở ngoại ô Damascus ngày 26/6 được xem là ác liệt nhất và là lần đầu tiên chính quyền sử dụng đạn pháo trong cuộc giao tranh ở ngay gần trung tâm thủ đô. Truyền thông nhà nước đưa tin, lực lượng của chính phủ đã bắt giữ một số tay súng, trong đó hầu hết là người Arập từ bên ngoài Syria, và thu giữ nhiều vũ khí như súng phóng lựu, súng máy và rất nhiều đạn dược.
Một góc văn phòng kênh truyền hình Al-Ikhbariya đổ nát sau vụ tấn công khủng bố ngày 27/6. Ảnh: SANA |
Đài Tiếng nói nước Nga ngày 23/6 dẫn một báo cáo đăng tải trên website của nhật báo Anh The Guardian cho biết, Arập Xêút đã thỏa thuận với Mỹ và một nước Arập rằng Riát sẽ trả tiền cho các tay súng FSA để “kích” những binh sĩ chính phủ đào tẩu, từ đó gia tăng sức ép lên chính quyền Damascus.
|
Trước đó, tờ New York Times đưa tin, một nhóm nhỏ nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hiện đang hoạt động ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ nhằm phối hợp cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria. Theo báo trên, các loại súng trường, súng phóng lựu, đạn dược và vũ khí chống tăng đang được tuồn vào Syria qua “các trung gian”. Nguồn cung cấp vũ khí này được cho là do Thổ Nhĩ Kỳ, Arập Xêút và Cata tài trợ.
Tổng thống Assad ngày 27/6 thừa nhận Syria “đang trong tình trạng chiến tranh thực sự”, đồng thời chỉ thị cho chính phủ mới được bổ nhiệm tập trung mọi nỗ lực để đánh bại phong trào nổi dậy chống chính quyền. Tổng thống Syria cũng bác bỏ luận điệu của phương Tây đòi ông từ chức.
Trong khi đó, người phụ trách hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc Herve Ladsous cũng cho biết, tình hình tại Syria đang ngày càng nguy hiểm nên phái đoàn quan sát viên của LHQ không thể khôi phục hoạt động tại nước này. Theo ông Ladsous, thỏa thuận ngừng bắn, một phần trong kế hoạch hòa bình 6 điểm do Đặc phái viên chung LHQ - Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan đưa ra, chỉ còn tồn tại trên giấy.
Giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Syria ngày càng trở nên nghiêm trọng, cộng đồng quốc tế tiếp tục tăng cường nỗ lực tìm kiếm một giải pháp chính trị cho quốc gia này.
Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin ngày 27/6 cho biết Ngoại trưởng nước này Sergei Lavrov đã nhất trí tham dự một hội nghị quốc tế về Syria, dự kiến tổ chức tại Geneve (Thụy Sĩ) vào ngày 30/6 tới. Đặc phái viên Annan muốn tổ chức một hội nghị có sự tham dự của các cường quốc trong một nỗ lực cuối cùng nhằm đạt được thỏa thuận về cách thức giải quyết vấn đề Syria. Ông Churkin bày tỏ quan điểm rằng, Nga kỳ vọng hội nghị ở Geneve sẽ mang tính xây dựng, tích cực. Lập trường của (Moscow) Mátxcơva là phản đối mạnh mẽ sự can thiệp từ bên ngoài vào cuộc khủng hoảng Syria. Theo ông, thành phần tham dự hội nghị nên là các nước ủy viên thường trực HĐBA LHQ cũng như các nước láng giềng của Syria, các thành viên chủ chốt của AL.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng ngày nhấn mạnh, hội nghị sắp tới ở Geneve cần có sự tham dự của Iran, tiến trình tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Syria sẽ tốt hơn nếu có sự tham gia nhiều hơn của các nước láng giềng quốc gia này. Ngoại trưởng Lavrov cũng cho rằng hội nghị về Syria sẽ kém hiệu quả nếu Iran vắng mặt. Về phía Iran, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Syria sẽ phá hoại an ninh khu vực, và vấn đề Syria cần được giải quyết “thông qua hợp tác của những nước nhiều ảnh hưởng” trong khu vực.
Hồng Hạnh (tổng hợp)
Bàn ra tán vào (0)
Chiến sự lan tới thủ đô Syria
Ngày 27/6, kênh truyền hình Al-Ikhbariya thân chính phủ ở thị trấn Drousha (cách thủ đô Damascus, Syria, 20 km về phía nam) đã bị “tấn công khủng bố”, sau khi Tổng thống Bashar al-Assad nhận định Syria đang trong tình trạng chiến tranh.
Theo hãng thông tấn SANA, vụ tấn công đã làm ba nhân viên của Al-Ikhbariya thiệt mạng. Một nhân viên của kênh truyền hình này cho biết, các tay súng đã ập vào hai trong số các tòa nhà của kênh, bắt giữ một số bảo vệ rồi cho nổ tung nhiều phần của trụ sở. Tuy nhiên, kênh Al-Ikhbariya vẫn phát sóng bất chấp bị tấn công.
Xyri đang phải chứng kiến tình trạng leo thang bạo lực và các vụ đụng độ giữa quân đội chính phủ với các lực lượng đối lập thuộc Quân đội Tự do Syria (FSA). Các cuộc đụng độ ở ngoại ô Damascus ngày 26/6 được xem là ác liệt nhất và là lần đầu tiên chính quyền sử dụng đạn pháo trong cuộc giao tranh ở ngay gần trung tâm thủ đô. Truyền thông nhà nước đưa tin, lực lượng của chính phủ đã bắt giữ một số tay súng, trong đó hầu hết là người Arập từ bên ngoài Syria, và thu giữ nhiều vũ khí như súng phóng lựu, súng máy và rất nhiều đạn dược.
Một góc văn phòng kênh truyền hình Al-Ikhbariya đổ nát sau vụ tấn công khủng bố ngày 27/6. Ảnh: SANA |
Đài Tiếng nói nước Nga ngày 23/6 dẫn một báo cáo đăng tải trên website của nhật báo Anh The Guardian cho biết, Arập Xêút đã thỏa thuận với Mỹ và một nước Arập rằng Riát sẽ trả tiền cho các tay súng FSA để “kích” những binh sĩ chính phủ đào tẩu, từ đó gia tăng sức ép lên chính quyền Damascus.
|
Trước đó, tờ New York Times đưa tin, một nhóm nhỏ nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hiện đang hoạt động ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ nhằm phối hợp cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria. Theo báo trên, các loại súng trường, súng phóng lựu, đạn dược và vũ khí chống tăng đang được tuồn vào Syria qua “các trung gian”. Nguồn cung cấp vũ khí này được cho là do Thổ Nhĩ Kỳ, Arập Xêút và Cata tài trợ.
Tổng thống Assad ngày 27/6 thừa nhận Syria “đang trong tình trạng chiến tranh thực sự”, đồng thời chỉ thị cho chính phủ mới được bổ nhiệm tập trung mọi nỗ lực để đánh bại phong trào nổi dậy chống chính quyền. Tổng thống Syria cũng bác bỏ luận điệu của phương Tây đòi ông từ chức.
Trong khi đó, người phụ trách hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc Herve Ladsous cũng cho biết, tình hình tại Syria đang ngày càng nguy hiểm nên phái đoàn quan sát viên của LHQ không thể khôi phục hoạt động tại nước này. Theo ông Ladsous, thỏa thuận ngừng bắn, một phần trong kế hoạch hòa bình 6 điểm do Đặc phái viên chung LHQ - Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan đưa ra, chỉ còn tồn tại trên giấy.
Giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Syria ngày càng trở nên nghiêm trọng, cộng đồng quốc tế tiếp tục tăng cường nỗ lực tìm kiếm một giải pháp chính trị cho quốc gia này.
Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin ngày 27/6 cho biết Ngoại trưởng nước này Sergei Lavrov đã nhất trí tham dự một hội nghị quốc tế về Syria, dự kiến tổ chức tại Geneve (Thụy Sĩ) vào ngày 30/6 tới. Đặc phái viên Annan muốn tổ chức một hội nghị có sự tham dự của các cường quốc trong một nỗ lực cuối cùng nhằm đạt được thỏa thuận về cách thức giải quyết vấn đề Syria. Ông Churkin bày tỏ quan điểm rằng, Nga kỳ vọng hội nghị ở Geneve sẽ mang tính xây dựng, tích cực. Lập trường của (Moscow) Mátxcơva là phản đối mạnh mẽ sự can thiệp từ bên ngoài vào cuộc khủng hoảng Syria. Theo ông, thành phần tham dự hội nghị nên là các nước ủy viên thường trực HĐBA LHQ cũng như các nước láng giềng của Syria, các thành viên chủ chốt của AL.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng ngày nhấn mạnh, hội nghị sắp tới ở Geneve cần có sự tham dự của Iran, tiến trình tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Syria sẽ tốt hơn nếu có sự tham gia nhiều hơn của các nước láng giềng quốc gia này. Ngoại trưởng Lavrov cũng cho rằng hội nghị về Syria sẽ kém hiệu quả nếu Iran vắng mặt. Về phía Iran, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Syria sẽ phá hoại an ninh khu vực, và vấn đề Syria cần được giải quyết “thông qua hợp tác của những nước nhiều ảnh hưởng” trong khu vực.
Hồng Hạnh (tổng hợp)