Tin nóng trong ngày

Chiến tranh Ukraina: Kiev cũng đã phản công ngay trên lãnh thổ Nga? [ CẬP NHẬT NGÀY 11-5-2022 ]

Tình báo Mỹ dự đoán chiến tranh sẽ lan ra bên ngoài Ukraina


PhuCLai-war

****************

Thủ tướng Johnson: Nếu Thụy Điển bị tấn công, Anh sẵn sàng trợ giúp

Anh cam kết sẽ hỗ trợ Thụy Điển, bao gồm cả quân sự, trong trường hợp quốc gia Bắc Âu bị tấn công. Văn kiện được ký ngay trước khi Thụy Điển quyết định về khả năng gia nhập NATO.

Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson ngày 11/5 thông báo hai nước vừa ký kết hiệp định phòng thủ chung. Hiệp định được ký ngay trước khi Stockholm ra quyết định về việc có gia nhập NATO hay không, AFP đưa tin.

"Nếu Thụy Điển bị tấn công và cần sự trợ giúp từ chúng tôi, nước Anh sẽ sẵn sàng giúp đỡ", Thủ tướng Johnson nói trong buổi họp báo chung.

Thủ tướng Andersson cho biết trong trường hợp một trong hai bên hứng chịu thảm họa hoặc bị tấn công, nước còn lại sẽ hỗ trợ bằng nhiều cách thức, trong đó có quân sự.

thuy dien gia nhap nato anh 1

Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson. Ảnh: BBC.

Thủ tướng Johnson dự kiến ký một hiệp định an ninh tương tự với Phần Lan trong ngày 11/5, Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết.

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, Thụy Điển và Phần Lan đã cân nhắc khả năng từ bỏ tình trạng trung lập đã duy trì suốt hàng chục năm để gia nhập liên minh quân sự NATO.

Tuy vậy, cả Thụy Điển và Phần Lan đều lo ngại việc gia nhập NATO sẽ chọc giận Nga. Vì thế, hai nước Bắc Âu đang tìm kiếm bảo đảm an ninh từ các thành viên NATO trong thời gian đơn xin gia nhập của họ đang được xem xét.

Theo quy định của NATO, chỉ khi chính thức trở thành thành viên của liên minh, một quốc gia mới được bảo vệ theo quy chế phòng thủ tập thể.

Helsinki và Stockholm đã thảo luận với các nước lớn trong NATO gồm Mỹ, Pháp và Đức. Tuy nhiên, thỏa thuận phòng thủ chung với Anh là văn kiện đầu tiên được các nước công khai.


***************

Điện Kremlin bác tin về thiết quân luật ở Nga

Người phát ngôn Điện Kremlin hôm 11/5 khẳng định tổng thống Nga không có kế hoạch ban bố tình trạng thiết quân luật giữa lúc Moscow tiến hành “chiến dịch quân sự" ở Ukraine.

"Không! Không có kế hoạch nào như vậy", ông Dmitry Peskov nói khi được yêu cầu bình luận về tuyên bố của Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ Avril Haines, theo hãng tin TASS.

Trước đó, bà Haines hôm 10/5 nhận định các động thái tiếp theo của Điện Kremlin sẽ khó dự đoán hơn, và Moscow có thể ban bố thiết quân luật ở Nga để hỗ trợ cho chiến dịch ở vùng Donbas.

xung dot Nga va Ukraine anh 1

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định tổng thống Nga không có kế hoạch ban bố thiết quân luật. Ảnh: Reuters.

Theo bà, tình hình hiện tại làm tăng khả năng Điện Kremlin sẽ sử dụng các biện pháp quyết liệt hơn, bao gồm áp đặt thiết quân luật, để đạt được các mục tiêu của mình.

Bên cạnh đó, bà Haines cũng nhận định Tổng thống Putin sẽ không ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân, trừ khi nước Nga phải đối mặt với mối đe dọa đến sự tồn vong.

Trước đó, vào hồi đầu tháng 3, Điện Kremlin cũng đã bác bỏ tin đồn về việc Nga đang chờ ban bố thiết quân luật ở một số khu vực.

"Không, đây là trò lừa bịp. Không có gì ngoài những trò lừa bịp được lan truyền trên mạng xã hội mà người dân gửi cho nhau”, Interfax khi đó dẫn lời ông Peskov trong cuộc họp báo hôm 3/3.

“Người dân nên cẩn thận với thông tin để tránh trở thành nạn nhân của những tin đồn thất thiệt", ông Peskov nói thêm.


***************

"Vũ khí" giúp binh sĩ Ukraine cầm cự lâu trong pháo đài Azovstal

Nhà máy Azovstal có dự trữ đầy đủ nhu yếu phẩm, nước uống, máy phát điện cho phép binh sĩ Ukraine cố thủ ở đây suốt một thời gian dài bất chấp bị quân đội Nga bao vây, pháo kích.
Vũ khí giúp binh sĩ Ukraine cầm cự lâu trong pháo đài Azovstal - 1

Nhà máy gang thép Azovstal (Ảnh: Reuters).

Hơn hai tháng bị bao vây và tấn công, lực lượng phòng thủ của Ukraine ở nhà máy luyện kim Azovstal tuyên bố không đầu hàng và sẽ chiến đấu đến cùng. Khả năng kháng cự của họ có lẽ vượt ra ngoài dự đoán của cả Nga và giới chức phương Tây. Điều này là nhờ thiết kế hệ thống đường hầm cũng như kho dự trữ bên trong của công trình được xây dựng từ thời Liên Xô này. 

Theo các nguồn tin, nhà máy Azovstal được cho là được Liên Xô thiết kế để có thể duy trì năng lực sản xuất trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân của NATO. Tổ hợp này có tổng cộng 6 công trình ngầm dài khoảng 24 km được xây dựng bằng bê tông cốt thép với địa hình phức tạp. Phần đỉnh công trình ngầm là bê tông cốt thép dày 8 m có thể chống chịu một cuộc tấn công hạt nhân và một cuộc tấn công trực tiếp bằng bom hạt nhân chiến thuật. Các đường hầm dưới lòng đất được mở rộng ra tất cả các hướng.

Để hiểu rõ về thiết kế đặc biệt của Azovstal, phóng viên của hãng tin AFP đã tới tham quan nhà máy Zaporizhstal ở thành phố Zaporizhzhia, vốn được coi là "nhà máy chị em" do những điểm tương đồng.

"Chúng tôi có thể trú ẩn ở đây trong thời gian dài. Tôi nghĩ, nó có thể mang lại cơ hội sống sót", Ihor Buhlayev, 20 tuổi, một nhân viên nhà máy Zaporizhstal cho biết khi nói về hệ thống đường hầm bên dưới nhà máy.

Vũ khí giúp binh sĩ Ukraine cầm cự lâu trong pháo đài Azovstal - 2

Sơ đồ "pháo đài" kiên cố trong nhà máy Azovstal (Đồ họa: Sun).

Hệ thống boongke bên dưới nhà máy Azovstal và Zaporizhstal được xây dựng từ đầu những năm 1930 với mục đích có thể sử dụng làm nơi trú ẩn cho hàng nghìn công nhân. Cả hai nhà máy này đều thuộc quyền quản lý của Metinvest Holding - công ty thuộc sở hữu của người giàu nhất Ukraine Rinat Akhmetov.

Tổng cộng có 16 boongke bên dưới nhà máy Zaporizhstal, nằm ở độ sâu khoảng 10 m với cửa thép dày 10 cm có khả năng chịu một vụ nổ mạnh. Boongke được chiếu sáng đầy đủ nhờ máy phát điện và có nhiều hàng ghế có thể chứa tới 600 người. Những boongke này có đầy đủ bồn chứa nước sinh hoạt, thực phẩm dự trữ, nước đóng chai, nhà vệ sinh, bếp dầu, củi dự phòng. Boongke bên dưới nhà máy Azovstal, nơi hơn 1.000 binh sĩ Ukraine còn trú ẩn, cũng có những đặc điểm tương tự.

Phía trên khu hầm ngầm là một khu vực rộng khoảng 5,5 km2, tương đương một nửa diện tích của nhà máy Azovstal với nhiều vị trí có thể ẩn nấp giữa các tòa nhà. Ngoài ra, các cấu trúc tháp cao của nhà máy cũng có thể tận dụng làm đài quan sát, nhưng trong tình hình hiện này, những cấu trúc trên mặt đất như vậy không khả dụng.


****************

Ukraine giành lại nhiều làng mạc, Nhật Bản trừng phạt Thủ tướng Nga


Quân đội Ukraine tuyên bố đã giành lại nhiều làng mạc từ tay các lực lượng Nga ở phía bắc Kharkiv, góp phẩn đẩy thành phố ra khỏi tầm bắn của pháo binh Nga.

Tetiana Apatchenko, sĩ quan báo chí thuộc Lữ đoàn Cơ giới số 92, lực lượng chính của Ukraine ở thành phố Kharkiv, hôm 10/5 xác nhận quân đội Ukraine đã giành lại khu dân cư ở các làng Cherkaski Tyshky, Ruski Tyshki, Borshchova và Slobozhanske ở phía bắc tỉnh Kharkiv.

Yuriy Saks, cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov, nói rằng những bước tiến của quân đội nước này đã đẩy pháo binh Nga ra khỏi tầm bắn hướng đến Kharkiv - thành phố lớn thứ hai của Ukraine và là nơi liên tục bị pháo kích từ những ngày đầu chiến sự. "Hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang Ukraine xung quanh Kharkiv, đặc biệt ở phía bắc và đông bắc, là một thành công", ông Yuriy Saks nói với hãng thông tấn Reuters.

Một binh sĩ Ukraine bắn súng cối ở tỉnh Kharkiv hôm 9/5: Ảnh: Reuters

Phía Nga không xác nhận thông tin Ukraine giành lại các ngôi làng ở Kharkiv. Bộ Quốc phòng Nga cùng ngày tuyên bố đã đẩy các lực lượng Ukraine khỏi thị trấn Popasna thuộc tỉnh Lugansk.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, quân đội nước này đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 120 binh sĩ, phá hủy 13 xe bọc thép và 12 phương tiện các loại trong ngày 9/5. Ngoài ra, Moscow cho biết cũng đã bắn rơi một máy bay cường kích Su-25 của Ukraine. Kiev chưa xác nhận những con số này.

Nhật Bản trừng phạt thủ tướng Nga

Bộ Ngoại giao Nhật Bản hôm 10/5 đã thông báo quyết định đóng băng tài sản đối với 8 quan chức, doanh nhân Nga và thân nhân của họ, cùng với hơn 130 cá nhân thuộc các vùng ly khai phía đông Ukraine. Đáng chú ý trong số này có Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin, Phó Tổng thư ký Hội đồng An ninh Nga Rashid Nurgaliyev, các lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng và Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, cũng như các thành viên gia đình của nhà tài phiệt Gennady Timchenko.

Nhật Bản cũng áp lệnh trừng phạt xuất khẩu bổ sung, và mở rộng danh sách các công ty bị ảnh hưởng mà Tokyo cho là có liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Danh sách trừng phạt đã bổ sung thêm 70 công ty, trong đó có các tập đoàn quân sự Almaz-Antey và tập đoàn Thiết bị Tên lửa Chiến thuật Nga.

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin. Ảnh: TASS

Với thông báo mới nhất, Nhật Bản đã đưa hơn 700 công dân Nga, Belarus, các vùng ly khai phía đông Ukraine, cùng hơn 200 công ty và tổ chức của Nga vào danh sách trừng phạt. Bên cạnh đó, 300 mặt hàng như chất bán dẫn, thiết bị an ninh hàng hải và hàng không, thiết bị viễn thông, sản phẩm quân sự, phần mềm và thiết bị lọc dầu cũng bị Nhật đưa vào danh mục hàng hóa và công nghệ bị cấm xuất khẩu tới Nga. Tokyo còn đóng băng tài sản của các ngân hàng Nga như Otkritie Bank, Novikombank, Sovcombank, VTB, Rossiya Bank, Promsvyazbank và VEB.RF.

Tổng thống đầu tiên của Ukraine sau năm 1991 qua đời

Cựu tổng thống Leonid Kravchuk đã qua đời vào trưa ngày 10/5 ở tuổi 88. Andriy Yermak, người đứng đầu văn phòng tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đã xác nhận thông tin này trên ứng dụng Telegram, đồng thời cho biết trước khi qua đời, ông Kravchuk vốn có tình trạng sức khỏe kém và từng trải qua một ca phẫu thuật tim vào năm ngoái.

Ông Leonid Kravchuk. Ảnh: UNIAN

Ông Leonid Kravchuk từng giữ chức Chủ tịch Xô Viết tối cao của nhà nước Cộng hòa Xô Viết Ukraine, trước khi trở thành tổng thống nước Cộng hòa Ukraine từ năm 1991 đến 1994. Tổng thống Kravchuk sau đó đã thất cử trong cuộc đua với đối thủ là Leonid Kuchma vào năm 1994, nhưng ông vẫn hoạt động chính trị cho đến năm 2006 rồi mới nghỉ hưu.

Năm 2020, ông Kravchuk được bổ nhiệm làm người đứng đầu "nhóm liên lạc" của Chính phủ Kiev để thúc đẩy việc đàm phán hòa bình cho cuộc xung đột ở khu vực Donbass.

Belarus đưa lực lượng đặc biệt đến sát biên giới với Ukraine

Tổng tham mưu trưởng quân đội Belarus Viktor Gulevich hôm 10/5 tuyên bố, nước này sẽ đưa lực lượng đặc biệt đến biên giới với Ukraine nhằm đáp trả những "mối đe dọa ngày càng tăng" từ Mỹ và các đồng minh. 

“Mỹ và đồng minh tiếp tục gia tăng hiện diện về quân sự ở biên giới Cộng hòa Belarus. 6 tháng qua, sự hiện diện quân sự của họ tăng hơn gấp đôi cả về số lượng lẫn chất lượng”, ông Gulevich cho biết, theo Reuters. “Nhằm bảo đảm an ninh cho Cộng hòa Belarus ở phía nam, nước này sẽ đưa lực lượng đặc biệt đến 3 vùng gần biên giới với Ukraine".

Tổng tham mưu trưởng quân đội Belarus cũng cáo buộc Ukraine đưa 20.000 quân đến gần biên giới 2 nước, khiến “chúng tôi phải đáp trả”.

Cùng ngày, phát biểu tại cuộc họp với các quan chức quốc phòng, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố quân đội nước này đã sẵn sàng chiến đấu và có thể "gây ra những thiệt hại không thể chấp nhận được cho đối thủ" trong trường hợp bị tấn công từ bên ngoài.  "Tôi không ám chỉ bất kỳ ai, nhưng tôi muốn mọi người hiểu về phạm vi vũ khí mà chúng tôi đang có", Tổng thống Lukashenko cho biết.


****************

Vì sao Biển Đen quan trọng với Nga trong cuộc chiến ở Ukraine?


Nhiều chuyên gia cho rằng, Nga sẽ không thể củng cố lực lượng hải quân đang hứng chịu tổn thất trong chiến dịch tấn công quân sự ở Ukraine nếu không có sự tiếp cận lớn hơn với Biển Đen.

Rustam Minnekaev, một chỉ huy cấp cao trong quân đội Nga hôm 22/4 cho biết, Moscow đã lên kế hoạch tấn công miền nam Ukraine, kết nối các phần đang nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga ở khu vực Donbass, miền đông nước láng giềng với tiểu khu ly khai Transnistria thuộc Moldova. Điều này sẽ cắt đứt Ukraine hoàn toàn khỏi Biển Đen, nơi hơn 70% hàng hóa xuất khẩu của nước này được vận chuyển qua.

Tuy nhiên, tại sao khía cạnh tấn công hải quân của chiến dịch quân sự này đang bị đình trệ và Nga dường như không có cách nào để tăng cường lực lượng của họ ở Biển Đen?

Soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen Nga đang di chuyển qua eo biển Bosphorus ở Thổ Nhĩ Kỳ trên đường tới Địa Trung Hải hồi tháng 6/2021. Ảnh: Reuters

Theo tạp chí Economist, Nga có 20 tàu chiến, bao gồm cả tàu ngầm, ở Biển Đen. Song, khả năng thực hiện một cuộc tập kích hải quân hoặc đưa binh sĩ Nga đổ bộ vào Ukraine qua vùng biển này đã bị các tên lửa của người Ukraine hạn chế. Cuối tháng 3, một cuộc tấn công của các lực lượng Kiev nhằm vào cảng Berdyansk nằm dưới sự kiểm soát của Nga ở đông nam Ukraine, đã phá hủy tàu đổ bộ Saratov và gây hư hại 2 chiến hạm khác. 

Ngày 14/4, các quan chức ở Kiev và Mỹ tuyên bố, quân Ukraine đã nã hai tên lửa Neptune trúng tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường Moskva, soái hạm của Hạm đội Biển Đen thuộc Hải quân Nga. Một ngày sau, soái hạm bị chìm trong khi đang được kéo về cảng Crưm để sửa chữa. 

Nga sở hữu 2 chiến hạm khác cùng lớp Slava với tàu Moskva, đang được biên chế phục vụ trong Hạm đội phía Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương. Song, họ không có cách nào đưa chúng đến Biển Đen. Lí do vì một hiệp ước có từ năm 1936, được gọi là Công ước Montreux, vốn điều chỉnh giao thông hàng hải qua eo biển Dardanelles và Bosporus. Cả hai eo biển, vốn nối liền Biển Đen với Địa Trung Hải, đều do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. 

Công ước Montreux cho phép các tàu thuyền dân sự tiếp cận hai eo biển nói trên một cách không hạn chế. Mọi thứ trở nên phức tạp hơn khi có sự tham gia của các tàu chiến. Những quốc gia ven Biển Đen gồm Bulgaria, Gruzia, Romania, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine, có khả năng tiếp cận ít khó khăn nhất. Các tàu chiến của những quốc gia khác bị hạn chế về trọng tải và thời gian lưu lại Biển Đen. 

Chỉ các quốc gia ven Biển Đen mới có thể cử tàu ngầm qua hai eo biển, nhưng tàu sân bay không bao giờ được phép di chuyển qua những khu vực này. Điều quan trọng là, khi một trong các quốc gia ven biển tham gia chiến tranh, theo công ước, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền ngăn cản các tàu chiến của nước đó sử dụng hai eo biển, ngoại trừ những tàu trở về căn cứ của họ.

Các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của quân Nga hoặc các lực lượng thân Nga (màu đỏ và sọc đỏ) tính tới ngày 5/5. Nguồn: Viện Nghiên cứu chiến tranh, Dự án các mối đe dọa then chốt của AEI.

Hồi cuối tháng 2, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng các quy định Montreux để ngăn Nga điều các chiến hạm mới vào Biển Đen. Thời điểm đó, động thái này được tin là phần lớn mang tính biểu tượng. Nga dường như đã có đủ tàu chiến trên biển để áp đảo các hệ thống phòng thủ của Ukraine. 

Tuy nhiên, động thái của Thổ Nhĩ Kỳ rốt cuộc có vẻ đã có ảnh hưởng quyết định đến cuộc hải chiến. 

“Chúng tôi đã nhận được thông tin rằng 4 hoặc 5 tàu Nga từ Hạm đội Thái Bình Dương sẽ đến Biển Đen. Nếu thành hiện thực, đây sẽ là một lực lượng đáng kể, gần như đủ sức phá hủy Odessa hoặc giúp chiếm thành phố cảng này dễ dàng hơn nhiều", một nhà ngoại giao Ukraine tiết lộ.

Nếu Thổ Nhĩ Kỳ giữ cam kết duy trì các quy tắc Montreux, các khí tài hải quân của Nga sẽ phải tránh xa Dardanelles và Bosporus. Hiện vẫn chưa rõ liệu điều đó có đủ để ngăn cản các lực lượng Moscow kiểm soát được miền nam Ukraine hay không. Song, ngay cả khi như vậy, Nga cũng khó có khả năng làm giảm các quyền của Ukraine theo công ước. 

Alper Coskun, một cựu quan chức ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ hiện làm việc cho tổ chức nghiên cứu Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế nhận định: “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không công nhận việc sáp nhập phần lãnh thổ đó của Ukraine. Ankara sẽ tiếp tục trao cho Ukraine các quyền của nước ven biển và không trao cho Nga thêm bất kỳ quyền mới nào".

Tuấn Anh


*************

Mỹ nói Nga sử dụng 10 -12 tên lửa siêu vượt âm ở Ukraine

Nga được cho là đã sử dụng khoảng 10-12 tên lửa siêu vượt âm ở Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra cách đây hơn 2 tháng, một nguồn tin quốc phòng Mỹ cho hay.
Mỹ nói Nga sử dụng 10 -12 tên lửa siêu vượt âm ở Ukraine - 1

Một vụ thử tên lửa liên lục địa của Nga tại một căn cứ không quân hôm 19/2/2022 (Ảnh minh họa: ABC News).

Trang tin Defense One ngày 10/5 dẫn lời một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho hay, Washington không thể khẳng định chính xác số tên lửa siêu vượt âm mà Nga đã sử dụng trong chiến dịch quân sự ở Ukraine từ cuối tháng 2, nhưng con số này khoảng 10-12 tên lửa.

Quan chức này không nêu rõ thời gian và địa điểm Nga sử dụng vũ khí nói trên, song giới chức Mỹ xác định lần đầu tiên là khi Moscow khai hỏa tên lửa Kinzhal vào miền Tây Ukraine. Gần đây nhất, người phát ngôn chính quyền Odessa, miền Nam Ukraine, cáo buộc Nga phóng 3 tên lửa Kinzhal vào thành phố này. Mặc dù vậy, quan chức Mỹ cho biết, Washington không thấy dấu hiệu đó là một vụ tấn công bằng tên lửa siêu vượt âm. "Chúng tôi không thấy dấu hiệu nào rằng họ (Nga) đã sử dụng tên lửa siêu vượt âm ở Odessa", quan chức này nói.


************

rfi.fr

Chiến tranh Ukraina: Kiev cũng đã phản công ngay trên lãnh thổ Nga?

Trọng Nghĩa

Một nhà máy hóa chất ở Dzerzhinsk, miền tây nước Nga phát nổ dữ dội hôm 04/05/2022, sau nhiều vụ hỏa hoạn tại một số cơ sở quân sự khác ngay trên lãnh thổ Nga, từ một viện nghiên cứu quân sự ở Tver, phía tây bắc Matxcơva, cho đến một nhà máy sản xuất đạn dược ở Perm, cách thủ đô Nga khoảng 1.100 km về phía đông, hay hai kho nhiên liệu ở Bryansk, gần biên giới với Belarus và Ukraina. Phải chăng Ukraina đã khởi động một cuộc chiến tranh phá hoại để chống Nga?

Trong một phân tích ngày 08/05, hãng tin Pháp AFP, đang tự hỏi là loạt sự cố trên đây tại Nga chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên, hay đó là dấu hiệu cho thấy là chính quyền Ukraina đang thực hiện một chiến dịch phá hoại ngay bên trong nước Nga để đáp trả cuộc chiến tranh xâm lược mà Matxcơva đã khởi động vào ngày 24/02.

Nghi vấn lại càng dày đặc trong bối cảnh Kiev liên tục bị Matxcơva tố cáo về việc cho lực lượng đột nhập tấn công phá hoại cơ sở hạ tầng trên đất Nga, chẳng hạn như vụ phá hủy một kho xăng dầu tại thành phố Belgorod ở miền tây, chỉ cách biên giới Ukraina 35 cây số, bị cho là đã do hai chiếc trực thăng Ukraina thực hiện.

Một cuộc chiến tranh phá hoại bí mật do Ukraina tiến hành?

Theo AFP, kể từ khi xảy ra vụ hỏa hoạn tại Viện Nghiên Cứu Trung Ương của Lực Lượng Hàng Không Vũ Trụ Nga ở thành phố Tver hôm 21/04, đã khiến ít nhất 17 người thiệt mạng, mỗi vụ hỏa hoạn ở Nga, đặc biệt là ở những cơ sở nhạy cảm, luôn bị tình nghi là dấu hiệu cho thấy nước này đang hứng chịu một cuộc tấn công bí mật do Ukraina hay những người ủng hộ Kiev tiến hành.

Theo AFP, mặc dù chưa có ai lên tiếng tự nhận mình là tác giả các sự cố, nhưng giới phân tích cho rằng một số vụ nổ, đặc biệt là tại hai kho nhiên liệu, một quân sự và một dân sự, ở thành phố Bryansk, gần vùng biên giới với Ukraina và Belarus hôm 25/04, là do chính lực lượng Ukraina gây ra nhằm tấn công kẻ đang xâm lược nước mình.

Một cố vấn của TT Zelensky: Ukraina không phủ nhận hay xác nhận

Về các vụ hỏa hoạn tại Nga, ông Mykhaylo Podolyak, cố vấn tổng thống Ukraina, đã gọi đó là dấu hiệu cho thấy là trời đang trừng phạt Nga. Trong một tin nhắn đăng trên mạng Telegram, nhân vật này tuyên bố: “Các kho nhiên liệu lớn (tại Nga) thường xuyên bốc cháy... vì nhiều lý do khác nhau… Nghiệp chướng thật độc ác.”

Trong bài trả lời phỏng vấn của nhật báo Mỹ New York Times hôm 30/04, Oleksiy Arestovych, một cố vấn khác của ông Volodymyr Zelensky, cũng duy trì thái độ mập mờ về vai trò của Ukraina trong các “sự cố” tại Nga, khi nói thẳng rằng “Chúng tôi không xác nhận mà cũng không phủ nhận”, đồng thời nhắc lại ví dụ của Israel vốn không bao giờ thừa nhận các cuộc tấn công và ám sát bí mật của họ.

Tâm lý lo ngại dâng cao tại Nga

Theo AFP, trong bối cảnh bình thường, trên một đất nước rộng lớn như Nga, các vụ hỏa hoạn tại những nhà máy ở những vùng xa xôi thường ít được quan tâm. Thế nhưng vào lúc tâm lý lo ngại về một chiến dịch phá hoại có phối hợp từ phía Ukraina dâng cao, hơn một chục vụ nổ trong thời gian qua đã làm mạng xã hội Nga dậy sóng.

Các đám cháy trong tháng Tư vừa qua, đã thiêu rụi một căn cứ không quân ở phía bắc Vladivostok và một nhà máy điện ở Sakhalin, dù xảy ra tại miền viễn đông Nga, cách xa Ukraina, cũng đã làm dấy lên nhiều mối nghi ngờ.

Riêng về vụ nổ gần đây nhất tại nhà máy hóa chất Dzerzhinsk hôm 04/05, Igor Sushko, một tay đua người Ukraina, người thường xuyên loan tải hình ảnh hoặc video về các hành vi được cho là phá hoại - mà không đưa ra bằng chứng - bình luận: “Những người phá hoại Nga chống lại Putin đang tiếp tục công việc anh hùng của họ”.

Cơ sở hạ tầng vùng giáp giới Ukraina bị tấn công?

Đối với một số chuyên gia được AFP trích dẫn, vụ hỏa hoạn ở hai kho dầu tại Bryansk, nguồn vận chuyển nhiên liệu qua châu Âu, xuất phát từ các hành vi có chủ ý và có liên quan đến chiến tranh. Vụ này nằm trong một loạt những vụ tấn công dùng đến trực thăng hay drone, cũng như những hành động phá hoại rõ ràng nhắm vào cơ sở hạ tầng ở các tỉnh Kursk và Belgorod, gần biên giới Ukraina.

Giáo sư Phillips O'Brien, chuyên nghiên cứu về chiến lược tại Đại Học St Andrews ở Scotland, cho biết: “Không có gì để khẳng định đó là những hành vị phá hoại của Ukraina, ngoài thực tế là hầu hết các vụ hỏa hoạn đều nhắm vào các mục tiêu chiến lược hoặc quân sự”.

Thế nhưng, theo ông, những cuộc tấn công như vậy “hoàn toàn có thể nằm trong chiến lược của Ukraina”.

Nga đích danh tố cáo Kiev là thủ phạm

Về phía Nga, chính quyền hai tỉnh Belgorod và Kursk đã quy trách nhiệm cho những “kẻ phá hoại” đến từ Ukraina.

Theo Vyacheslav Gladkov, thống đốc vùng Belgorod, cuộc tấn công ngày 01 tháng 04 vào một kho nhiên liệu là kết quả của một vụ không kích do trực thăng Ukraina bay rất thấp để tiến vào thực hiện trên lãnh thổ Nga.

Truyền thông Nga cũng cho biết là hôm 01/05 vừa qua, một cây cầu xe lửa đã bị đánh sập ở quận Suzhansky của tỉnh Kursk của Nga, giáp với Ukraina. Thống đốc vùng Kursk Roman Starovoyt đã không ngần ngại cáo buộc Ukraina là đã phá hoại cây cầu, đồng thời tố cáo thêm vụ quân đội Ukraina pháo kích vào các trạm kiểm soát biên giới trong hai ngày liên tiếp 29 và 30/4.

Theo chính quyền địa phương, cây cầu xe lửa rõ ràng đã bị hư hại do bị đánh mìn. Một ủy ban của Nga đang điều tra vụ việc theo hướng hoạt động khủng bố.

TT Ukraina phủ nhận

Dẫu sao thì trên mặt chính thức, chính quyền Ukraina luôn luôn khẳng định rằng nước họ không hề tấn công vào lãnh thổ của Nga, bác bỏ các cáo buộc từ phía Nga.

Tổng thống Ukraina ngày 02/05 vừa qua đã khẳng định rằng quân đội nước ông không hề tiến hành các hoạt động trên lãnh thổ Nga. Theo ông Zelensky, xung đột chỉ giới hạn trong lãnh thổ Ukraina và chưa lan sang Nga, nhấn mạnh rằng quân đội Ukraina không hề có các hoạt động tác chiến trên đất Nga.

Tổng thống Zelensky còn nói thêm rằng quân đội Ukraine đang bảo vệ quê hương của họ và không có ý định chiếm đóng lãnh thổ Nga.

Anh Quốc ủng hộ việc đánh qua Nga

Còn theo New York Times, Anh Quốc là nước không ngần ngại ủng hộ việc Ukraina tấn công vào Nga. Theo ông James Heappey, một quan chức trong văn phòng ngoại trưởng Anh cho rằng đó là những cuộc tấn công “hoàn toàn hợp pháp”, do vai trò của các kho nhiên liệu và đạn dược trong cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina.

Riêng đối với một số quan chức Lầu Năm Góc Hoa Kỳ, các lực lượng Nga ở Ukraina đang gặp khó khăn vì nguồn tiếp tế yếu kém, và các cuộc phá hoại nhắm vào các cơ sở hạ tầng tại Nga sẽ tác hại mạnh hơn đến nỗ lực chiến tranh của Matxcơva.


**************

rfi.fr

Tình báo Mỹ dự đoán chiến tranh sẽ lan ra bên ngoài Ukraina

Thanh Phương

Tình báo Hoa Kỳ dự đoán là cuộc xung đột sẽ lan ra bên ngoài Ukraina, cụ thể là tổng thống Nga Vladimir Putin muốn đánh sang nước láng giềng Moldova.

Theo hãng tin AFP, trong một cuộc điều trần trước Thượng Viện Mỹ hôm qua, 10/05/2022, lãnh đạo ngành tình báo Hoa Kỳ Avril Haines tuyên bố: “Chúng tôi đánh giá là tổng thống Putin chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh kéo dài ở Ukraina và ông ta còn có ý định đạt được những mục tiêu bên ngoài vùng Donbass, miền đông Ukraina. Cụ thể là nhắm tới Transnistria, vùng ly khai ở Moldova”.

Bà Avril Haines cho rằng nếu muốn đạt được những mục tiêu đó, điện Kremlin sẽ buộc phải ban hành lệnh tổng động viên. Lãnh đạo ngành tình báo Hoa Kỳ còn đánh giá là những tham vọng của tổng thống Putin vượt quá khả năng của quân đội Nga, cho nên tình hình chiến sự ở Ukraina rất có thể sẽ diễn biến khó lường hơn và trong những tháng tới sẽ leo thang. Ngoài ra, theo bà Avril Haines, rất có thể là chính quyền Matxcơva “sẽ thi hành các biện pháp mạnh hơn, kể cả ban hành thiết quân luật, định hướng lại sản xuất công nghiệp”. 

Lãnh đạo tình báo Mỹ còn khẳng định tổng thống Putin tin rằng sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraina rồi sẽ suy giảm. 

Nới lỏng gọng kềm chung quanh Kharkov

Về tình hình tại chỗ, chính quyền Kiev đêm qua cho biết là gọng kềm của quân Nga đối với Kharkov, thành phố lớn thứ hai của Ukraina đã được nới lỏng. Trong một đoạn video, tổng thống Zelensky khẳng định: “Quân chiếm đóng đã dần dần bị đẩy lùi khỏi Kharkov”. Còn bộ tổng tham mưu quân đội Ukraina thông báo trên mạng Facebook là các địa phương chung quanh thành phố này đã được “giải phóng” và như vậy là quân địch đã bị đẩy xa Kharkov. Nhưng họ cũng ghi nhận là các trận oanh kích vào thành phố này đã gia tăng và khi rút đi, quân Nga đã để lại nhiều mìn. Vào cuối tháng 2, quân Nga đã cố đánh chiếm thành phố, nhưng sau các trận giao tranh ác liệt, lực lượng Ukraina đã đẩy lùi được quân Nga xa vài km.

Còn tại thành phố Mariupol ở miền đông nam Ukraina, theo lời phó thủ tướng Iryna Verechtchouk nói với hãng tin AFP hôm qua, vẫn còn hơn 1.000 binh lính Ukraina, trong đó có hàng trăm người bị thương, hiện vẫn trong khu nhà máy Azovstal đang bị quân Nga bao vây, sau khi toàn bộ thường dân đã được sơ tán khỏi nơi đây. 


*************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chiến tranh Ukraina: Kiev cũng đã phản công ngay trên lãnh thổ Nga? [ CẬP NHẬT NGÀY 11-5-2022 ]

Tình báo Mỹ dự đoán chiến tranh sẽ lan ra bên ngoài Ukraina


PhuCLai-war

****************

Thủ tướng Johnson: Nếu Thụy Điển bị tấn công, Anh sẵn sàng trợ giúp

Anh cam kết sẽ hỗ trợ Thụy Điển, bao gồm cả quân sự, trong trường hợp quốc gia Bắc Âu bị tấn công. Văn kiện được ký ngay trước khi Thụy Điển quyết định về khả năng gia nhập NATO.

Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson ngày 11/5 thông báo hai nước vừa ký kết hiệp định phòng thủ chung. Hiệp định được ký ngay trước khi Stockholm ra quyết định về việc có gia nhập NATO hay không, AFP đưa tin.

"Nếu Thụy Điển bị tấn công và cần sự trợ giúp từ chúng tôi, nước Anh sẽ sẵn sàng giúp đỡ", Thủ tướng Johnson nói trong buổi họp báo chung.

Thủ tướng Andersson cho biết trong trường hợp một trong hai bên hứng chịu thảm họa hoặc bị tấn công, nước còn lại sẽ hỗ trợ bằng nhiều cách thức, trong đó có quân sự.

thuy dien gia nhap nato anh 1

Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson. Ảnh: BBC.

Thủ tướng Johnson dự kiến ký một hiệp định an ninh tương tự với Phần Lan trong ngày 11/5, Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết.

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, Thụy Điển và Phần Lan đã cân nhắc khả năng từ bỏ tình trạng trung lập đã duy trì suốt hàng chục năm để gia nhập liên minh quân sự NATO.

Tuy vậy, cả Thụy Điển và Phần Lan đều lo ngại việc gia nhập NATO sẽ chọc giận Nga. Vì thế, hai nước Bắc Âu đang tìm kiếm bảo đảm an ninh từ các thành viên NATO trong thời gian đơn xin gia nhập của họ đang được xem xét.

Theo quy định của NATO, chỉ khi chính thức trở thành thành viên của liên minh, một quốc gia mới được bảo vệ theo quy chế phòng thủ tập thể.

Helsinki và Stockholm đã thảo luận với các nước lớn trong NATO gồm Mỹ, Pháp và Đức. Tuy nhiên, thỏa thuận phòng thủ chung với Anh là văn kiện đầu tiên được các nước công khai.


***************

Điện Kremlin bác tin về thiết quân luật ở Nga

Người phát ngôn Điện Kremlin hôm 11/5 khẳng định tổng thống Nga không có kế hoạch ban bố tình trạng thiết quân luật giữa lúc Moscow tiến hành “chiến dịch quân sự" ở Ukraine.

"Không! Không có kế hoạch nào như vậy", ông Dmitry Peskov nói khi được yêu cầu bình luận về tuyên bố của Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ Avril Haines, theo hãng tin TASS.

Trước đó, bà Haines hôm 10/5 nhận định các động thái tiếp theo của Điện Kremlin sẽ khó dự đoán hơn, và Moscow có thể ban bố thiết quân luật ở Nga để hỗ trợ cho chiến dịch ở vùng Donbas.

xung dot Nga va Ukraine anh 1

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định tổng thống Nga không có kế hoạch ban bố thiết quân luật. Ảnh: Reuters.

Theo bà, tình hình hiện tại làm tăng khả năng Điện Kremlin sẽ sử dụng các biện pháp quyết liệt hơn, bao gồm áp đặt thiết quân luật, để đạt được các mục tiêu của mình.

Bên cạnh đó, bà Haines cũng nhận định Tổng thống Putin sẽ không ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân, trừ khi nước Nga phải đối mặt với mối đe dọa đến sự tồn vong.

Trước đó, vào hồi đầu tháng 3, Điện Kremlin cũng đã bác bỏ tin đồn về việc Nga đang chờ ban bố thiết quân luật ở một số khu vực.

"Không, đây là trò lừa bịp. Không có gì ngoài những trò lừa bịp được lan truyền trên mạng xã hội mà người dân gửi cho nhau”, Interfax khi đó dẫn lời ông Peskov trong cuộc họp báo hôm 3/3.

“Người dân nên cẩn thận với thông tin để tránh trở thành nạn nhân của những tin đồn thất thiệt", ông Peskov nói thêm.


***************

"Vũ khí" giúp binh sĩ Ukraine cầm cự lâu trong pháo đài Azovstal

Nhà máy Azovstal có dự trữ đầy đủ nhu yếu phẩm, nước uống, máy phát điện cho phép binh sĩ Ukraine cố thủ ở đây suốt một thời gian dài bất chấp bị quân đội Nga bao vây, pháo kích.
Vũ khí giúp binh sĩ Ukraine cầm cự lâu trong pháo đài Azovstal - 1

Nhà máy gang thép Azovstal (Ảnh: Reuters).

Hơn hai tháng bị bao vây và tấn công, lực lượng phòng thủ của Ukraine ở nhà máy luyện kim Azovstal tuyên bố không đầu hàng và sẽ chiến đấu đến cùng. Khả năng kháng cự của họ có lẽ vượt ra ngoài dự đoán của cả Nga và giới chức phương Tây. Điều này là nhờ thiết kế hệ thống đường hầm cũng như kho dự trữ bên trong của công trình được xây dựng từ thời Liên Xô này. 

Theo các nguồn tin, nhà máy Azovstal được cho là được Liên Xô thiết kế để có thể duy trì năng lực sản xuất trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân của NATO. Tổ hợp này có tổng cộng 6 công trình ngầm dài khoảng 24 km được xây dựng bằng bê tông cốt thép với địa hình phức tạp. Phần đỉnh công trình ngầm là bê tông cốt thép dày 8 m có thể chống chịu một cuộc tấn công hạt nhân và một cuộc tấn công trực tiếp bằng bom hạt nhân chiến thuật. Các đường hầm dưới lòng đất được mở rộng ra tất cả các hướng.

Để hiểu rõ về thiết kế đặc biệt của Azovstal, phóng viên của hãng tin AFP đã tới tham quan nhà máy Zaporizhstal ở thành phố Zaporizhzhia, vốn được coi là "nhà máy chị em" do những điểm tương đồng.

"Chúng tôi có thể trú ẩn ở đây trong thời gian dài. Tôi nghĩ, nó có thể mang lại cơ hội sống sót", Ihor Buhlayev, 20 tuổi, một nhân viên nhà máy Zaporizhstal cho biết khi nói về hệ thống đường hầm bên dưới nhà máy.

Vũ khí giúp binh sĩ Ukraine cầm cự lâu trong pháo đài Azovstal - 2

Sơ đồ "pháo đài" kiên cố trong nhà máy Azovstal (Đồ họa: Sun).

Hệ thống boongke bên dưới nhà máy Azovstal và Zaporizhstal được xây dựng từ đầu những năm 1930 với mục đích có thể sử dụng làm nơi trú ẩn cho hàng nghìn công nhân. Cả hai nhà máy này đều thuộc quyền quản lý của Metinvest Holding - công ty thuộc sở hữu của người giàu nhất Ukraine Rinat Akhmetov.

Tổng cộng có 16 boongke bên dưới nhà máy Zaporizhstal, nằm ở độ sâu khoảng 10 m với cửa thép dày 10 cm có khả năng chịu một vụ nổ mạnh. Boongke được chiếu sáng đầy đủ nhờ máy phát điện và có nhiều hàng ghế có thể chứa tới 600 người. Những boongke này có đầy đủ bồn chứa nước sinh hoạt, thực phẩm dự trữ, nước đóng chai, nhà vệ sinh, bếp dầu, củi dự phòng. Boongke bên dưới nhà máy Azovstal, nơi hơn 1.000 binh sĩ Ukraine còn trú ẩn, cũng có những đặc điểm tương tự.

Phía trên khu hầm ngầm là một khu vực rộng khoảng 5,5 km2, tương đương một nửa diện tích của nhà máy Azovstal với nhiều vị trí có thể ẩn nấp giữa các tòa nhà. Ngoài ra, các cấu trúc tháp cao của nhà máy cũng có thể tận dụng làm đài quan sát, nhưng trong tình hình hiện này, những cấu trúc trên mặt đất như vậy không khả dụng.


****************

Ukraine giành lại nhiều làng mạc, Nhật Bản trừng phạt Thủ tướng Nga


Quân đội Ukraine tuyên bố đã giành lại nhiều làng mạc từ tay các lực lượng Nga ở phía bắc Kharkiv, góp phẩn đẩy thành phố ra khỏi tầm bắn của pháo binh Nga.

Tetiana Apatchenko, sĩ quan báo chí thuộc Lữ đoàn Cơ giới số 92, lực lượng chính của Ukraine ở thành phố Kharkiv, hôm 10/5 xác nhận quân đội Ukraine đã giành lại khu dân cư ở các làng Cherkaski Tyshky, Ruski Tyshki, Borshchova và Slobozhanske ở phía bắc tỉnh Kharkiv.

Yuriy Saks, cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov, nói rằng những bước tiến của quân đội nước này đã đẩy pháo binh Nga ra khỏi tầm bắn hướng đến Kharkiv - thành phố lớn thứ hai của Ukraine và là nơi liên tục bị pháo kích từ những ngày đầu chiến sự. "Hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang Ukraine xung quanh Kharkiv, đặc biệt ở phía bắc và đông bắc, là một thành công", ông Yuriy Saks nói với hãng thông tấn Reuters.

Một binh sĩ Ukraine bắn súng cối ở tỉnh Kharkiv hôm 9/5: Ảnh: Reuters

Phía Nga không xác nhận thông tin Ukraine giành lại các ngôi làng ở Kharkiv. Bộ Quốc phòng Nga cùng ngày tuyên bố đã đẩy các lực lượng Ukraine khỏi thị trấn Popasna thuộc tỉnh Lugansk.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, quân đội nước này đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 120 binh sĩ, phá hủy 13 xe bọc thép và 12 phương tiện các loại trong ngày 9/5. Ngoài ra, Moscow cho biết cũng đã bắn rơi một máy bay cường kích Su-25 của Ukraine. Kiev chưa xác nhận những con số này.

Nhật Bản trừng phạt thủ tướng Nga

Bộ Ngoại giao Nhật Bản hôm 10/5 đã thông báo quyết định đóng băng tài sản đối với 8 quan chức, doanh nhân Nga và thân nhân của họ, cùng với hơn 130 cá nhân thuộc các vùng ly khai phía đông Ukraine. Đáng chú ý trong số này có Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin, Phó Tổng thư ký Hội đồng An ninh Nga Rashid Nurgaliyev, các lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng và Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, cũng như các thành viên gia đình của nhà tài phiệt Gennady Timchenko.

Nhật Bản cũng áp lệnh trừng phạt xuất khẩu bổ sung, và mở rộng danh sách các công ty bị ảnh hưởng mà Tokyo cho là có liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Danh sách trừng phạt đã bổ sung thêm 70 công ty, trong đó có các tập đoàn quân sự Almaz-Antey và tập đoàn Thiết bị Tên lửa Chiến thuật Nga.

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin. Ảnh: TASS

Với thông báo mới nhất, Nhật Bản đã đưa hơn 700 công dân Nga, Belarus, các vùng ly khai phía đông Ukraine, cùng hơn 200 công ty và tổ chức của Nga vào danh sách trừng phạt. Bên cạnh đó, 300 mặt hàng như chất bán dẫn, thiết bị an ninh hàng hải và hàng không, thiết bị viễn thông, sản phẩm quân sự, phần mềm và thiết bị lọc dầu cũng bị Nhật đưa vào danh mục hàng hóa và công nghệ bị cấm xuất khẩu tới Nga. Tokyo còn đóng băng tài sản của các ngân hàng Nga như Otkritie Bank, Novikombank, Sovcombank, VTB, Rossiya Bank, Promsvyazbank và VEB.RF.

Tổng thống đầu tiên của Ukraine sau năm 1991 qua đời

Cựu tổng thống Leonid Kravchuk đã qua đời vào trưa ngày 10/5 ở tuổi 88. Andriy Yermak, người đứng đầu văn phòng tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đã xác nhận thông tin này trên ứng dụng Telegram, đồng thời cho biết trước khi qua đời, ông Kravchuk vốn có tình trạng sức khỏe kém và từng trải qua một ca phẫu thuật tim vào năm ngoái.

Ông Leonid Kravchuk. Ảnh: UNIAN

Ông Leonid Kravchuk từng giữ chức Chủ tịch Xô Viết tối cao của nhà nước Cộng hòa Xô Viết Ukraine, trước khi trở thành tổng thống nước Cộng hòa Ukraine từ năm 1991 đến 1994. Tổng thống Kravchuk sau đó đã thất cử trong cuộc đua với đối thủ là Leonid Kuchma vào năm 1994, nhưng ông vẫn hoạt động chính trị cho đến năm 2006 rồi mới nghỉ hưu.

Năm 2020, ông Kravchuk được bổ nhiệm làm người đứng đầu "nhóm liên lạc" của Chính phủ Kiev để thúc đẩy việc đàm phán hòa bình cho cuộc xung đột ở khu vực Donbass.

Belarus đưa lực lượng đặc biệt đến sát biên giới với Ukraine

Tổng tham mưu trưởng quân đội Belarus Viktor Gulevich hôm 10/5 tuyên bố, nước này sẽ đưa lực lượng đặc biệt đến biên giới với Ukraine nhằm đáp trả những "mối đe dọa ngày càng tăng" từ Mỹ và các đồng minh. 

“Mỹ và đồng minh tiếp tục gia tăng hiện diện về quân sự ở biên giới Cộng hòa Belarus. 6 tháng qua, sự hiện diện quân sự của họ tăng hơn gấp đôi cả về số lượng lẫn chất lượng”, ông Gulevich cho biết, theo Reuters. “Nhằm bảo đảm an ninh cho Cộng hòa Belarus ở phía nam, nước này sẽ đưa lực lượng đặc biệt đến 3 vùng gần biên giới với Ukraine".

Tổng tham mưu trưởng quân đội Belarus cũng cáo buộc Ukraine đưa 20.000 quân đến gần biên giới 2 nước, khiến “chúng tôi phải đáp trả”.

Cùng ngày, phát biểu tại cuộc họp với các quan chức quốc phòng, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố quân đội nước này đã sẵn sàng chiến đấu và có thể "gây ra những thiệt hại không thể chấp nhận được cho đối thủ" trong trường hợp bị tấn công từ bên ngoài.  "Tôi không ám chỉ bất kỳ ai, nhưng tôi muốn mọi người hiểu về phạm vi vũ khí mà chúng tôi đang có", Tổng thống Lukashenko cho biết.


****************

Vì sao Biển Đen quan trọng với Nga trong cuộc chiến ở Ukraine?


Nhiều chuyên gia cho rằng, Nga sẽ không thể củng cố lực lượng hải quân đang hứng chịu tổn thất trong chiến dịch tấn công quân sự ở Ukraine nếu không có sự tiếp cận lớn hơn với Biển Đen.

Rustam Minnekaev, một chỉ huy cấp cao trong quân đội Nga hôm 22/4 cho biết, Moscow đã lên kế hoạch tấn công miền nam Ukraine, kết nối các phần đang nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga ở khu vực Donbass, miền đông nước láng giềng với tiểu khu ly khai Transnistria thuộc Moldova. Điều này sẽ cắt đứt Ukraine hoàn toàn khỏi Biển Đen, nơi hơn 70% hàng hóa xuất khẩu của nước này được vận chuyển qua.

Tuy nhiên, tại sao khía cạnh tấn công hải quân của chiến dịch quân sự này đang bị đình trệ và Nga dường như không có cách nào để tăng cường lực lượng của họ ở Biển Đen?

Soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen Nga đang di chuyển qua eo biển Bosphorus ở Thổ Nhĩ Kỳ trên đường tới Địa Trung Hải hồi tháng 6/2021. Ảnh: Reuters

Theo tạp chí Economist, Nga có 20 tàu chiến, bao gồm cả tàu ngầm, ở Biển Đen. Song, khả năng thực hiện một cuộc tập kích hải quân hoặc đưa binh sĩ Nga đổ bộ vào Ukraine qua vùng biển này đã bị các tên lửa của người Ukraine hạn chế. Cuối tháng 3, một cuộc tấn công của các lực lượng Kiev nhằm vào cảng Berdyansk nằm dưới sự kiểm soát của Nga ở đông nam Ukraine, đã phá hủy tàu đổ bộ Saratov và gây hư hại 2 chiến hạm khác. 

Ngày 14/4, các quan chức ở Kiev và Mỹ tuyên bố, quân Ukraine đã nã hai tên lửa Neptune trúng tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường Moskva, soái hạm của Hạm đội Biển Đen thuộc Hải quân Nga. Một ngày sau, soái hạm bị chìm trong khi đang được kéo về cảng Crưm để sửa chữa. 

Nga sở hữu 2 chiến hạm khác cùng lớp Slava với tàu Moskva, đang được biên chế phục vụ trong Hạm đội phía Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương. Song, họ không có cách nào đưa chúng đến Biển Đen. Lí do vì một hiệp ước có từ năm 1936, được gọi là Công ước Montreux, vốn điều chỉnh giao thông hàng hải qua eo biển Dardanelles và Bosporus. Cả hai eo biển, vốn nối liền Biển Đen với Địa Trung Hải, đều do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. 

Công ước Montreux cho phép các tàu thuyền dân sự tiếp cận hai eo biển nói trên một cách không hạn chế. Mọi thứ trở nên phức tạp hơn khi có sự tham gia của các tàu chiến. Những quốc gia ven Biển Đen gồm Bulgaria, Gruzia, Romania, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine, có khả năng tiếp cận ít khó khăn nhất. Các tàu chiến của những quốc gia khác bị hạn chế về trọng tải và thời gian lưu lại Biển Đen. 

Chỉ các quốc gia ven Biển Đen mới có thể cử tàu ngầm qua hai eo biển, nhưng tàu sân bay không bao giờ được phép di chuyển qua những khu vực này. Điều quan trọng là, khi một trong các quốc gia ven biển tham gia chiến tranh, theo công ước, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền ngăn cản các tàu chiến của nước đó sử dụng hai eo biển, ngoại trừ những tàu trở về căn cứ của họ.

Các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của quân Nga hoặc các lực lượng thân Nga (màu đỏ và sọc đỏ) tính tới ngày 5/5. Nguồn: Viện Nghiên cứu chiến tranh, Dự án các mối đe dọa then chốt của AEI.

Hồi cuối tháng 2, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng các quy định Montreux để ngăn Nga điều các chiến hạm mới vào Biển Đen. Thời điểm đó, động thái này được tin là phần lớn mang tính biểu tượng. Nga dường như đã có đủ tàu chiến trên biển để áp đảo các hệ thống phòng thủ của Ukraine. 

Tuy nhiên, động thái của Thổ Nhĩ Kỳ rốt cuộc có vẻ đã có ảnh hưởng quyết định đến cuộc hải chiến. 

“Chúng tôi đã nhận được thông tin rằng 4 hoặc 5 tàu Nga từ Hạm đội Thái Bình Dương sẽ đến Biển Đen. Nếu thành hiện thực, đây sẽ là một lực lượng đáng kể, gần như đủ sức phá hủy Odessa hoặc giúp chiếm thành phố cảng này dễ dàng hơn nhiều", một nhà ngoại giao Ukraine tiết lộ.

Nếu Thổ Nhĩ Kỳ giữ cam kết duy trì các quy tắc Montreux, các khí tài hải quân của Nga sẽ phải tránh xa Dardanelles và Bosporus. Hiện vẫn chưa rõ liệu điều đó có đủ để ngăn cản các lực lượng Moscow kiểm soát được miền nam Ukraine hay không. Song, ngay cả khi như vậy, Nga cũng khó có khả năng làm giảm các quyền của Ukraine theo công ước. 

Alper Coskun, một cựu quan chức ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ hiện làm việc cho tổ chức nghiên cứu Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế nhận định: “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không công nhận việc sáp nhập phần lãnh thổ đó của Ukraine. Ankara sẽ tiếp tục trao cho Ukraine các quyền của nước ven biển và không trao cho Nga thêm bất kỳ quyền mới nào".

Tuấn Anh


*************

Mỹ nói Nga sử dụng 10 -12 tên lửa siêu vượt âm ở Ukraine

Nga được cho là đã sử dụng khoảng 10-12 tên lửa siêu vượt âm ở Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra cách đây hơn 2 tháng, một nguồn tin quốc phòng Mỹ cho hay.
Mỹ nói Nga sử dụng 10 -12 tên lửa siêu vượt âm ở Ukraine - 1

Một vụ thử tên lửa liên lục địa của Nga tại một căn cứ không quân hôm 19/2/2022 (Ảnh minh họa: ABC News).

Trang tin Defense One ngày 10/5 dẫn lời một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho hay, Washington không thể khẳng định chính xác số tên lửa siêu vượt âm mà Nga đã sử dụng trong chiến dịch quân sự ở Ukraine từ cuối tháng 2, nhưng con số này khoảng 10-12 tên lửa.

Quan chức này không nêu rõ thời gian và địa điểm Nga sử dụng vũ khí nói trên, song giới chức Mỹ xác định lần đầu tiên là khi Moscow khai hỏa tên lửa Kinzhal vào miền Tây Ukraine. Gần đây nhất, người phát ngôn chính quyền Odessa, miền Nam Ukraine, cáo buộc Nga phóng 3 tên lửa Kinzhal vào thành phố này. Mặc dù vậy, quan chức Mỹ cho biết, Washington không thấy dấu hiệu đó là một vụ tấn công bằng tên lửa siêu vượt âm. "Chúng tôi không thấy dấu hiệu nào rằng họ (Nga) đã sử dụng tên lửa siêu vượt âm ở Odessa", quan chức này nói.


************

rfi.fr

Chiến tranh Ukraina: Kiev cũng đã phản công ngay trên lãnh thổ Nga?

Trọng Nghĩa

Một nhà máy hóa chất ở Dzerzhinsk, miền tây nước Nga phát nổ dữ dội hôm 04/05/2022, sau nhiều vụ hỏa hoạn tại một số cơ sở quân sự khác ngay trên lãnh thổ Nga, từ một viện nghiên cứu quân sự ở Tver, phía tây bắc Matxcơva, cho đến một nhà máy sản xuất đạn dược ở Perm, cách thủ đô Nga khoảng 1.100 km về phía đông, hay hai kho nhiên liệu ở Bryansk, gần biên giới với Belarus và Ukraina. Phải chăng Ukraina đã khởi động một cuộc chiến tranh phá hoại để chống Nga?

Trong một phân tích ngày 08/05, hãng tin Pháp AFP, đang tự hỏi là loạt sự cố trên đây tại Nga chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên, hay đó là dấu hiệu cho thấy là chính quyền Ukraina đang thực hiện một chiến dịch phá hoại ngay bên trong nước Nga để đáp trả cuộc chiến tranh xâm lược mà Matxcơva đã khởi động vào ngày 24/02.

Nghi vấn lại càng dày đặc trong bối cảnh Kiev liên tục bị Matxcơva tố cáo về việc cho lực lượng đột nhập tấn công phá hoại cơ sở hạ tầng trên đất Nga, chẳng hạn như vụ phá hủy một kho xăng dầu tại thành phố Belgorod ở miền tây, chỉ cách biên giới Ukraina 35 cây số, bị cho là đã do hai chiếc trực thăng Ukraina thực hiện.

Một cuộc chiến tranh phá hoại bí mật do Ukraina tiến hành?

Theo AFP, kể từ khi xảy ra vụ hỏa hoạn tại Viện Nghiên Cứu Trung Ương của Lực Lượng Hàng Không Vũ Trụ Nga ở thành phố Tver hôm 21/04, đã khiến ít nhất 17 người thiệt mạng, mỗi vụ hỏa hoạn ở Nga, đặc biệt là ở những cơ sở nhạy cảm, luôn bị tình nghi là dấu hiệu cho thấy nước này đang hứng chịu một cuộc tấn công bí mật do Ukraina hay những người ủng hộ Kiev tiến hành.

Theo AFP, mặc dù chưa có ai lên tiếng tự nhận mình là tác giả các sự cố, nhưng giới phân tích cho rằng một số vụ nổ, đặc biệt là tại hai kho nhiên liệu, một quân sự và một dân sự, ở thành phố Bryansk, gần vùng biên giới với Ukraina và Belarus hôm 25/04, là do chính lực lượng Ukraina gây ra nhằm tấn công kẻ đang xâm lược nước mình.

Một cố vấn của TT Zelensky: Ukraina không phủ nhận hay xác nhận

Về các vụ hỏa hoạn tại Nga, ông Mykhaylo Podolyak, cố vấn tổng thống Ukraina, đã gọi đó là dấu hiệu cho thấy là trời đang trừng phạt Nga. Trong một tin nhắn đăng trên mạng Telegram, nhân vật này tuyên bố: “Các kho nhiên liệu lớn (tại Nga) thường xuyên bốc cháy... vì nhiều lý do khác nhau… Nghiệp chướng thật độc ác.”

Trong bài trả lời phỏng vấn của nhật báo Mỹ New York Times hôm 30/04, Oleksiy Arestovych, một cố vấn khác của ông Volodymyr Zelensky, cũng duy trì thái độ mập mờ về vai trò của Ukraina trong các “sự cố” tại Nga, khi nói thẳng rằng “Chúng tôi không xác nhận mà cũng không phủ nhận”, đồng thời nhắc lại ví dụ của Israel vốn không bao giờ thừa nhận các cuộc tấn công và ám sát bí mật của họ.

Tâm lý lo ngại dâng cao tại Nga

Theo AFP, trong bối cảnh bình thường, trên một đất nước rộng lớn như Nga, các vụ hỏa hoạn tại những nhà máy ở những vùng xa xôi thường ít được quan tâm. Thế nhưng vào lúc tâm lý lo ngại về một chiến dịch phá hoại có phối hợp từ phía Ukraina dâng cao, hơn một chục vụ nổ trong thời gian qua đã làm mạng xã hội Nga dậy sóng.

Các đám cháy trong tháng Tư vừa qua, đã thiêu rụi một căn cứ không quân ở phía bắc Vladivostok và một nhà máy điện ở Sakhalin, dù xảy ra tại miền viễn đông Nga, cách xa Ukraina, cũng đã làm dấy lên nhiều mối nghi ngờ.

Riêng về vụ nổ gần đây nhất tại nhà máy hóa chất Dzerzhinsk hôm 04/05, Igor Sushko, một tay đua người Ukraina, người thường xuyên loan tải hình ảnh hoặc video về các hành vi được cho là phá hoại - mà không đưa ra bằng chứng - bình luận: “Những người phá hoại Nga chống lại Putin đang tiếp tục công việc anh hùng của họ”.

Cơ sở hạ tầng vùng giáp giới Ukraina bị tấn công?

Đối với một số chuyên gia được AFP trích dẫn, vụ hỏa hoạn ở hai kho dầu tại Bryansk, nguồn vận chuyển nhiên liệu qua châu Âu, xuất phát từ các hành vi có chủ ý và có liên quan đến chiến tranh. Vụ này nằm trong một loạt những vụ tấn công dùng đến trực thăng hay drone, cũng như những hành động phá hoại rõ ràng nhắm vào cơ sở hạ tầng ở các tỉnh Kursk và Belgorod, gần biên giới Ukraina.

Giáo sư Phillips O'Brien, chuyên nghiên cứu về chiến lược tại Đại Học St Andrews ở Scotland, cho biết: “Không có gì để khẳng định đó là những hành vị phá hoại của Ukraina, ngoài thực tế là hầu hết các vụ hỏa hoạn đều nhắm vào các mục tiêu chiến lược hoặc quân sự”.

Thế nhưng, theo ông, những cuộc tấn công như vậy “hoàn toàn có thể nằm trong chiến lược của Ukraina”.

Nga đích danh tố cáo Kiev là thủ phạm

Về phía Nga, chính quyền hai tỉnh Belgorod và Kursk đã quy trách nhiệm cho những “kẻ phá hoại” đến từ Ukraina.

Theo Vyacheslav Gladkov, thống đốc vùng Belgorod, cuộc tấn công ngày 01 tháng 04 vào một kho nhiên liệu là kết quả của một vụ không kích do trực thăng Ukraina bay rất thấp để tiến vào thực hiện trên lãnh thổ Nga.

Truyền thông Nga cũng cho biết là hôm 01/05 vừa qua, một cây cầu xe lửa đã bị đánh sập ở quận Suzhansky của tỉnh Kursk của Nga, giáp với Ukraina. Thống đốc vùng Kursk Roman Starovoyt đã không ngần ngại cáo buộc Ukraina là đã phá hoại cây cầu, đồng thời tố cáo thêm vụ quân đội Ukraina pháo kích vào các trạm kiểm soát biên giới trong hai ngày liên tiếp 29 và 30/4.

Theo chính quyền địa phương, cây cầu xe lửa rõ ràng đã bị hư hại do bị đánh mìn. Một ủy ban của Nga đang điều tra vụ việc theo hướng hoạt động khủng bố.

TT Ukraina phủ nhận

Dẫu sao thì trên mặt chính thức, chính quyền Ukraina luôn luôn khẳng định rằng nước họ không hề tấn công vào lãnh thổ của Nga, bác bỏ các cáo buộc từ phía Nga.

Tổng thống Ukraina ngày 02/05 vừa qua đã khẳng định rằng quân đội nước ông không hề tiến hành các hoạt động trên lãnh thổ Nga. Theo ông Zelensky, xung đột chỉ giới hạn trong lãnh thổ Ukraina và chưa lan sang Nga, nhấn mạnh rằng quân đội Ukraina không hề có các hoạt động tác chiến trên đất Nga.

Tổng thống Zelensky còn nói thêm rằng quân đội Ukraine đang bảo vệ quê hương của họ và không có ý định chiếm đóng lãnh thổ Nga.

Anh Quốc ủng hộ việc đánh qua Nga

Còn theo New York Times, Anh Quốc là nước không ngần ngại ủng hộ việc Ukraina tấn công vào Nga. Theo ông James Heappey, một quan chức trong văn phòng ngoại trưởng Anh cho rằng đó là những cuộc tấn công “hoàn toàn hợp pháp”, do vai trò của các kho nhiên liệu và đạn dược trong cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina.

Riêng đối với một số quan chức Lầu Năm Góc Hoa Kỳ, các lực lượng Nga ở Ukraina đang gặp khó khăn vì nguồn tiếp tế yếu kém, và các cuộc phá hoại nhắm vào các cơ sở hạ tầng tại Nga sẽ tác hại mạnh hơn đến nỗ lực chiến tranh của Matxcơva.


**************

rfi.fr

Tình báo Mỹ dự đoán chiến tranh sẽ lan ra bên ngoài Ukraina

Thanh Phương

Tình báo Hoa Kỳ dự đoán là cuộc xung đột sẽ lan ra bên ngoài Ukraina, cụ thể là tổng thống Nga Vladimir Putin muốn đánh sang nước láng giềng Moldova.

Theo hãng tin AFP, trong một cuộc điều trần trước Thượng Viện Mỹ hôm qua, 10/05/2022, lãnh đạo ngành tình báo Hoa Kỳ Avril Haines tuyên bố: “Chúng tôi đánh giá là tổng thống Putin chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh kéo dài ở Ukraina và ông ta còn có ý định đạt được những mục tiêu bên ngoài vùng Donbass, miền đông Ukraina. Cụ thể là nhắm tới Transnistria, vùng ly khai ở Moldova”.

Bà Avril Haines cho rằng nếu muốn đạt được những mục tiêu đó, điện Kremlin sẽ buộc phải ban hành lệnh tổng động viên. Lãnh đạo ngành tình báo Hoa Kỳ còn đánh giá là những tham vọng của tổng thống Putin vượt quá khả năng của quân đội Nga, cho nên tình hình chiến sự ở Ukraina rất có thể sẽ diễn biến khó lường hơn và trong những tháng tới sẽ leo thang. Ngoài ra, theo bà Avril Haines, rất có thể là chính quyền Matxcơva “sẽ thi hành các biện pháp mạnh hơn, kể cả ban hành thiết quân luật, định hướng lại sản xuất công nghiệp”. 

Lãnh đạo tình báo Mỹ còn khẳng định tổng thống Putin tin rằng sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraina rồi sẽ suy giảm. 

Nới lỏng gọng kềm chung quanh Kharkov

Về tình hình tại chỗ, chính quyền Kiev đêm qua cho biết là gọng kềm của quân Nga đối với Kharkov, thành phố lớn thứ hai của Ukraina đã được nới lỏng. Trong một đoạn video, tổng thống Zelensky khẳng định: “Quân chiếm đóng đã dần dần bị đẩy lùi khỏi Kharkov”. Còn bộ tổng tham mưu quân đội Ukraina thông báo trên mạng Facebook là các địa phương chung quanh thành phố này đã được “giải phóng” và như vậy là quân địch đã bị đẩy xa Kharkov. Nhưng họ cũng ghi nhận là các trận oanh kích vào thành phố này đã gia tăng và khi rút đi, quân Nga đã để lại nhiều mìn. Vào cuối tháng 2, quân Nga đã cố đánh chiếm thành phố, nhưng sau các trận giao tranh ác liệt, lực lượng Ukraina đã đẩy lùi được quân Nga xa vài km.

Còn tại thành phố Mariupol ở miền đông nam Ukraina, theo lời phó thủ tướng Iryna Verechtchouk nói với hãng tin AFP hôm qua, vẫn còn hơn 1.000 binh lính Ukraina, trong đó có hàng trăm người bị thương, hiện vẫn trong khu nhà máy Azovstal đang bị quân Nga bao vây, sau khi toàn bộ thường dân đã được sơ tán khỏi nơi đây. 


*************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm