Tin nóng trong ngày

Chính phủ Campuchia cáo buộc Việt Nam chiếm đất

Có thể nói rằng lần đầu tiên chính phủ của Thủ tướng Hun Sen lên tiếng phản ứng Ủy ban Biên giới Việt Nam vi phạm chủ quyền quốc gia bằng các hoạt động sửa và làm đường dài khoảng 17km

Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
P-2.jpg
Nhân sĩ trí thức, nhà sư Campuchia biểu tình đòi Việt Nam tôn trọng thỏa thuận Hiệp ước bổ sung nhân kỷ niệm Hiệp ước hòa bình Paris ngày 23/10/2014.
Photo by Quoc Viet

 

Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã tố Việt Nam vi phạm Hiệp ước Bổ sung năm 2005 về hoạch định biên giới giữa Campuchia và Việt Nam.

Lần đầu tiên chính phủ lên tiếng

Có thể nói rằng lần đầu tiên chính phủ của Thủ tướng Hun Sen lên tiếng phản ứng Ủy ban Biên giới Việt Nam vi phạm chủ quyền quốc gia bằng các hoạt động sửa và làm đường dài khoảng 17km tại khu vực Đắc Đam thuộc địa phận huyện O Raing, tỉnh Mondulkiri của Campuchia giáp huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.

Ông Var Kimhong, Bộ trưởng cao cấp, Cơ quan quyền lực phụ trách vấn đề biên giới, Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Campuchia – Việt Nam cho RFA biết rằng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã vi phạm thỏa thuận Hiệp ước Bổ sung năm 2005.

Theo ông, Hiệp ước Bổ sung khẳng định chính phủ hai nước sẽ tiếp tục thảo luận, điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới ở khu vực Bu Prăng thuộc địa phận Tuy Đức không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc. Nhưng lúc Ủy ban biên giới hỗn hợp Campuchia – Việt Nam chưa đạt được sự thống nhất, phía Việt Nam đã ngang nhiên làm đường tại khu vực nói trên.

Ông Var Kimhong nói rằng phía Việt Nam làm đường tại khu vực ‘chưa có sự thống nhất’ không được sự đồng thuận từ phía Campuchia. Ông nói chính phủ xứ chùa Tháp coi đó là hành động xâm phạm chủ quyền và vi phạm Hiệp ước Bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Campuchia và Việt Nam được ký vào năm 1985.

Ông Var Kimhong cho biết thêm: “Sau khi nhận được thông tin trên, chúng tôi đã khiếu nại hàng chục lần thông qua Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh. Chính bản thân tôi đã từng làm việc với người đồng cấp Việt Nam, và Thủ tướng Hun Sen cũng từng nêu vấn đề này. Chúng ta chưa có sự thống nhất tại khu vực suối Đắc Đam – Đắc Huốt. Do đó, Campuchia và Việt Nam phải giữ nguyên khu vực trên nhưng đến nay Việt Nam vẫn tiếp tục làm đường.”

Tỉnh Đắk Nông, Việt Nam gồm 4 huyện là Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Mil và Cư Jút có đường biên giới dài khoảng 130km giáp với tỉnh Mondulkiri của Campuchia. Hiện, hai nước đang có tranh chấp tại khu vực Đắc Đam – Đắc Huốt (Bu Prăng) do hai quốc gia đã căn cứ vào tài liệu và bản đồ khác nhau.

Phía Việt Nam khẳng định biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia chạy theo hướng Tây tới suối Đắc Đam thuộc địa phận huyện Tuy Đức nhưng phía Campuchia cho rằng suối Đắc Đam thuộc địa phận huyện O Raing của Campuchia.

Còn Campuchia lại khẳng định biên giới trên đất liền của họ kéo dài tới suối Đắc Huốt thuộc địa phận O Raing nhưng bị Việt Nam từ chối. Vì Việt Nam cho rằng đó là địa phận thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Xung đột thầm lặng giữa Ủy ban Biên giới Campuchia – Việt Nam dường như khó giải quyết đến nỗi Ủy ban Biên giới Campuchia tiết lộ tin này đến báo chí địa phương và lên án mạnh mẽ Việt Nam cố tình chiếm đất ở khu vực biên giới giáp tỉnh Đắk Nông; không tôn trọng thỏa thuận ký kết trong Hiệp ước Bổ sung năm 2005 và thỏa thuận năm 1997.

Nhân sĩ trí thức xuống đường

Cùng lúc chính phủ lên tiếng, khoảng 600 nhân sĩ trí thức, sư sãi Khmer Krom, các tổ chức nhân quyền và Hội đồng giám sát biên giới đã xuống đường biểu tình ngày 23/10 tại thủ đô Phnom Penh nhằm kêu gọi 19 nước tham gia ký kết Hiệp định hòa bình Campuchia (Hiệp định Paris) can thiệp và gây sức ép lên Việt Nam.

P-6-400.jpg
Nhân sĩ trí thức, nhà sư Campuchia biểu tình đòi Việt Nam tôn trọng thỏa thuận Hiệp ước bổ sung nhân kỷ niệm Hiệp ước hòa bình Paris ngày 23/10/2014. Photo by Quoc Viet

Nhà sư Lay Lath, Tổng thư ký Hiệp hội Sư sãi Khmer Kampuchia Krom, một trong những người dẫn đầu đoàn biểu tình chia sẻ với chúng tôi: “Chúng tôi biểu tình nhằm kêu gọi Việt nam tôn trọng Hiệp ước Bổ sung, công nhận các hoạt động cắm mốc biên giới Việt Nam – Campuchia. Tôn trọng lãnh thổ giữa Việt Nam và Campuchia; không xâm phạm giữa hai nước.

Việc phía Việt Nam làm đường nhựa mới đây, chúng tôi cảm thấy lo ngại vì Việt Nam đã không tôn trọng Hiệp ước mà Việt Nam đã ký kết với Campuchia do Thủ tướng Việt Nam đã ký kết với Thủ tướng Hun Sen. Chúng tôi là dân Campuchia yêu cầu Việt Nam tôn trọng những Hiệp ước mà Hun Sen và Việt Nam đã ký kết.”

Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Việt Nam từ chối trả lời chúng tôi liên quan vụ việc này dù trước đó nhân viên của ông yêu cầu chúng tôi gửi câu hỏi theo email.

Trong khi đó, ông Nguyễn Bốn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết phía Việt Nam chỉ làm đường đổ cấp phối trên lãnh thổ Việt Nam. Ông Bốn cho biết: “Mình chưa làm gì, tức là mình chỉ làm đúng Hiệp định biên giới hai bên thôi. Khu vực 52km vẫn tranh chấp mình chưa cắm mốc ở đó. Còn cái cầu Đắc Đam bây giờ nó hư rồi. Vì cầu đó liên quan tới biên giới hai nước nên chúng tôi muốn làm để nhân dân hai bên đi lại. Mình giao cho Sở nội vụ xin ý kiến của tỉnh Mondulkiri của Campuchia. Nếu họ đồng ý thì mình sẽ sửa cầu Đắc Đam cho nhân dân đi lại.

Còn Campuchia nói suối Đắc Đam của ai là chuyện của chính phủ hai nước. Suối Đắc Đam, trước đó có 52km, bây giờ là 49km. Giữa mình và Campuchia chưa thống nhất cắm mốc ở đó. Còn sửa đường thì mình sửa lâu rồi. Bây giờ mình chỉ cần xin họ thống nhất để mình làm cầu Đắc Đam để nhân dân hai bên đi lại. Nếu họ đồng ý thì mình làm. Mà đất đó là đất của Việt Nam mình thôi. Đất ông bà Việt Nam mình thời xưa để lại. Dân mình ở đó lâu đời rồi.”

Theo nội dung của Hiệp ước giữa Campuchia và Việt Nam bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985, do Thủ tướng Hun Sen và Thủ tướng Phan Văn Khải ký ngày 10/10/2005 tại Hà Nội, đối với khu vực Bu Prăng, phía Việt Nam khẳng đinh là của Việt Nam nhưng nhằm không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc, Việt Nam đã đồng ý ghi vào Hiệp ước bổ sung là ‘hai bên tiếp tục thảo luận’ vấn đề này.

Đồng thời hai bên thống nhất điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới theo nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế, áp dụng nguyên tắc trung tuyến dòng chảy.

Việc cáo buộc Việt Nam lấn cột mốc vào lãnh thổ Campuchia không gì lạ so với các đảng đối lập và nhà quan sát xứ này tuy nhiên lần này không phải là nhà quan sát biên giới hay phe đối lập cáo buộc

Nhà nghiên cứu quan sát chính trị Campuchia lâu năm, tiến sĩ Lao Monghay cho rằng chính phủ Campuchia cần tìm sự can thiệp từ bên ngoài, chẳng hạn các nước tham gia ký kết Hiệp định hòa bình Campuchia (Hiệp định Paris), các nước ASEAN hoặc tòa án công lý quốc tế vì trước đó Việt Nam cũng từng nghiên cứu để tiến hành các thủ tục pháp lý khởi kiện Trung Quốc ra Tòa quốc tế.

Tiến sĩ Lao Monghay: “Quốc hội Campuchia đã thừa nhận Việt Nam đang làm đường vào sâu trong lãnh thổ Campuchia do đó chính phủ cần lấy Hiệp định Paris làm cơ sở. Chính phủ nên thông báo vấn đề này đến các quốc gia ký kết Hiệp định Paris vì đây là Hiệp định hòa bình, đảm bảo chủ quyền.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao cần gửi thư khiếu nại về hành động này tới Bộ Ngoại giao Việt Nam, hoặc kiện ra Tòa trọng tài quốc tế. Nếu chúng ta không làm như vậy thì Việt Nam tiếp tục không quan tâm đến kết quả đàm phán song phương và không tôn trọng thỏa thuận giữa hai nước.”

Tuy nhiên, ông Var Kimhong, Bộ trưởng cao cấp, Cơ quan quyền lực phụ trách vấn đề biên giới Campuchia cho biết chính phủ xứ chùa Tháp không kiện ra cơ quan quốc tế nào vì Việt Nam vẫn tiếp tục thảo luận.

Ông Var Kimhong nhấn mạnh vấn đề ở chỗ các cuộc thảo luận vừa qua sau khi Campuchia tìm thấy Việt Nam cắm cột mốc biên giới vào trong lãnh thổ Campuchia, phía Campuchia yêu cầu chấm dứt nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục công tác cắm mốc.

Được biết, Việt Nam và Campuchia có đường biên giới chung trên đất liền dài 1270km. Đến nay hai quốc gia Việt Nam và Campuchia hoàn tất khoảng 80% công việc cắm mốc. Việt Nam sẽ đẩy mạnh tiến độ cắm mốc biên giới với Campuchia và dự kiến sẽ hoàn tất công việc này vào năm 2015.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chính phủ Campuchia cáo buộc Việt Nam chiếm đất

Có thể nói rằng lần đầu tiên chính phủ của Thủ tướng Hun Sen lên tiếng phản ứng Ủy ban Biên giới Việt Nam vi phạm chủ quyền quốc gia bằng các hoạt động sửa và làm đường dài khoảng 17km

Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
P-2.jpg
Nhân sĩ trí thức, nhà sư Campuchia biểu tình đòi Việt Nam tôn trọng thỏa thuận Hiệp ước bổ sung nhân kỷ niệm Hiệp ước hòa bình Paris ngày 23/10/2014.
Photo by Quoc Viet

 

Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã tố Việt Nam vi phạm Hiệp ước Bổ sung năm 2005 về hoạch định biên giới giữa Campuchia và Việt Nam.

Lần đầu tiên chính phủ lên tiếng

Có thể nói rằng lần đầu tiên chính phủ của Thủ tướng Hun Sen lên tiếng phản ứng Ủy ban Biên giới Việt Nam vi phạm chủ quyền quốc gia bằng các hoạt động sửa và làm đường dài khoảng 17km tại khu vực Đắc Đam thuộc địa phận huyện O Raing, tỉnh Mondulkiri của Campuchia giáp huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.

Ông Var Kimhong, Bộ trưởng cao cấp, Cơ quan quyền lực phụ trách vấn đề biên giới, Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Campuchia – Việt Nam cho RFA biết rằng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã vi phạm thỏa thuận Hiệp ước Bổ sung năm 2005.

Theo ông, Hiệp ước Bổ sung khẳng định chính phủ hai nước sẽ tiếp tục thảo luận, điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới ở khu vực Bu Prăng thuộc địa phận Tuy Đức không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc. Nhưng lúc Ủy ban biên giới hỗn hợp Campuchia – Việt Nam chưa đạt được sự thống nhất, phía Việt Nam đã ngang nhiên làm đường tại khu vực nói trên.

Ông Var Kimhong nói rằng phía Việt Nam làm đường tại khu vực ‘chưa có sự thống nhất’ không được sự đồng thuận từ phía Campuchia. Ông nói chính phủ xứ chùa Tháp coi đó là hành động xâm phạm chủ quyền và vi phạm Hiệp ước Bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Campuchia và Việt Nam được ký vào năm 1985.

Ông Var Kimhong cho biết thêm: “Sau khi nhận được thông tin trên, chúng tôi đã khiếu nại hàng chục lần thông qua Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh. Chính bản thân tôi đã từng làm việc với người đồng cấp Việt Nam, và Thủ tướng Hun Sen cũng từng nêu vấn đề này. Chúng ta chưa có sự thống nhất tại khu vực suối Đắc Đam – Đắc Huốt. Do đó, Campuchia và Việt Nam phải giữ nguyên khu vực trên nhưng đến nay Việt Nam vẫn tiếp tục làm đường.”

Tỉnh Đắk Nông, Việt Nam gồm 4 huyện là Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Mil và Cư Jút có đường biên giới dài khoảng 130km giáp với tỉnh Mondulkiri của Campuchia. Hiện, hai nước đang có tranh chấp tại khu vực Đắc Đam – Đắc Huốt (Bu Prăng) do hai quốc gia đã căn cứ vào tài liệu và bản đồ khác nhau.

Phía Việt Nam khẳng định biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia chạy theo hướng Tây tới suối Đắc Đam thuộc địa phận huyện Tuy Đức nhưng phía Campuchia cho rằng suối Đắc Đam thuộc địa phận huyện O Raing của Campuchia.

Còn Campuchia lại khẳng định biên giới trên đất liền của họ kéo dài tới suối Đắc Huốt thuộc địa phận O Raing nhưng bị Việt Nam từ chối. Vì Việt Nam cho rằng đó là địa phận thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Xung đột thầm lặng giữa Ủy ban Biên giới Campuchia – Việt Nam dường như khó giải quyết đến nỗi Ủy ban Biên giới Campuchia tiết lộ tin này đến báo chí địa phương và lên án mạnh mẽ Việt Nam cố tình chiếm đất ở khu vực biên giới giáp tỉnh Đắk Nông; không tôn trọng thỏa thuận ký kết trong Hiệp ước Bổ sung năm 2005 và thỏa thuận năm 1997.

Nhân sĩ trí thức xuống đường

Cùng lúc chính phủ lên tiếng, khoảng 600 nhân sĩ trí thức, sư sãi Khmer Krom, các tổ chức nhân quyền và Hội đồng giám sát biên giới đã xuống đường biểu tình ngày 23/10 tại thủ đô Phnom Penh nhằm kêu gọi 19 nước tham gia ký kết Hiệp định hòa bình Campuchia (Hiệp định Paris) can thiệp và gây sức ép lên Việt Nam.

P-6-400.jpg
Nhân sĩ trí thức, nhà sư Campuchia biểu tình đòi Việt Nam tôn trọng thỏa thuận Hiệp ước bổ sung nhân kỷ niệm Hiệp ước hòa bình Paris ngày 23/10/2014. Photo by Quoc Viet

Nhà sư Lay Lath, Tổng thư ký Hiệp hội Sư sãi Khmer Kampuchia Krom, một trong những người dẫn đầu đoàn biểu tình chia sẻ với chúng tôi: “Chúng tôi biểu tình nhằm kêu gọi Việt nam tôn trọng Hiệp ước Bổ sung, công nhận các hoạt động cắm mốc biên giới Việt Nam – Campuchia. Tôn trọng lãnh thổ giữa Việt Nam và Campuchia; không xâm phạm giữa hai nước.

Việc phía Việt Nam làm đường nhựa mới đây, chúng tôi cảm thấy lo ngại vì Việt Nam đã không tôn trọng Hiệp ước mà Việt Nam đã ký kết với Campuchia do Thủ tướng Việt Nam đã ký kết với Thủ tướng Hun Sen. Chúng tôi là dân Campuchia yêu cầu Việt Nam tôn trọng những Hiệp ước mà Hun Sen và Việt Nam đã ký kết.”

Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Việt Nam từ chối trả lời chúng tôi liên quan vụ việc này dù trước đó nhân viên của ông yêu cầu chúng tôi gửi câu hỏi theo email.

Trong khi đó, ông Nguyễn Bốn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết phía Việt Nam chỉ làm đường đổ cấp phối trên lãnh thổ Việt Nam. Ông Bốn cho biết: “Mình chưa làm gì, tức là mình chỉ làm đúng Hiệp định biên giới hai bên thôi. Khu vực 52km vẫn tranh chấp mình chưa cắm mốc ở đó. Còn cái cầu Đắc Đam bây giờ nó hư rồi. Vì cầu đó liên quan tới biên giới hai nước nên chúng tôi muốn làm để nhân dân hai bên đi lại. Mình giao cho Sở nội vụ xin ý kiến của tỉnh Mondulkiri của Campuchia. Nếu họ đồng ý thì mình sẽ sửa cầu Đắc Đam cho nhân dân đi lại.

Còn Campuchia nói suối Đắc Đam của ai là chuyện của chính phủ hai nước. Suối Đắc Đam, trước đó có 52km, bây giờ là 49km. Giữa mình và Campuchia chưa thống nhất cắm mốc ở đó. Còn sửa đường thì mình sửa lâu rồi. Bây giờ mình chỉ cần xin họ thống nhất để mình làm cầu Đắc Đam để nhân dân hai bên đi lại. Nếu họ đồng ý thì mình làm. Mà đất đó là đất của Việt Nam mình thôi. Đất ông bà Việt Nam mình thời xưa để lại. Dân mình ở đó lâu đời rồi.”

Theo nội dung của Hiệp ước giữa Campuchia và Việt Nam bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985, do Thủ tướng Hun Sen và Thủ tướng Phan Văn Khải ký ngày 10/10/2005 tại Hà Nội, đối với khu vực Bu Prăng, phía Việt Nam khẳng đinh là của Việt Nam nhưng nhằm không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc, Việt Nam đã đồng ý ghi vào Hiệp ước bổ sung là ‘hai bên tiếp tục thảo luận’ vấn đề này.

Đồng thời hai bên thống nhất điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới theo nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế, áp dụng nguyên tắc trung tuyến dòng chảy.

Việc cáo buộc Việt Nam lấn cột mốc vào lãnh thổ Campuchia không gì lạ so với các đảng đối lập và nhà quan sát xứ này tuy nhiên lần này không phải là nhà quan sát biên giới hay phe đối lập cáo buộc

Nhà nghiên cứu quan sát chính trị Campuchia lâu năm, tiến sĩ Lao Monghay cho rằng chính phủ Campuchia cần tìm sự can thiệp từ bên ngoài, chẳng hạn các nước tham gia ký kết Hiệp định hòa bình Campuchia (Hiệp định Paris), các nước ASEAN hoặc tòa án công lý quốc tế vì trước đó Việt Nam cũng từng nghiên cứu để tiến hành các thủ tục pháp lý khởi kiện Trung Quốc ra Tòa quốc tế.

Tiến sĩ Lao Monghay: “Quốc hội Campuchia đã thừa nhận Việt Nam đang làm đường vào sâu trong lãnh thổ Campuchia do đó chính phủ cần lấy Hiệp định Paris làm cơ sở. Chính phủ nên thông báo vấn đề này đến các quốc gia ký kết Hiệp định Paris vì đây là Hiệp định hòa bình, đảm bảo chủ quyền.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao cần gửi thư khiếu nại về hành động này tới Bộ Ngoại giao Việt Nam, hoặc kiện ra Tòa trọng tài quốc tế. Nếu chúng ta không làm như vậy thì Việt Nam tiếp tục không quan tâm đến kết quả đàm phán song phương và không tôn trọng thỏa thuận giữa hai nước.”

Tuy nhiên, ông Var Kimhong, Bộ trưởng cao cấp, Cơ quan quyền lực phụ trách vấn đề biên giới Campuchia cho biết chính phủ xứ chùa Tháp không kiện ra cơ quan quốc tế nào vì Việt Nam vẫn tiếp tục thảo luận.

Ông Var Kimhong nhấn mạnh vấn đề ở chỗ các cuộc thảo luận vừa qua sau khi Campuchia tìm thấy Việt Nam cắm cột mốc biên giới vào trong lãnh thổ Campuchia, phía Campuchia yêu cầu chấm dứt nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục công tác cắm mốc.

Được biết, Việt Nam và Campuchia có đường biên giới chung trên đất liền dài 1270km. Đến nay hai quốc gia Việt Nam và Campuchia hoàn tất khoảng 80% công việc cắm mốc. Việt Nam sẽ đẩy mạnh tiến độ cắm mốc biên giới với Campuchia và dự kiến sẽ hoàn tất công việc này vào năm 2015.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm