Tin nóng trong ngày
Chính phủ Mỹ đóng cửa sang ngày thứ hai
Vụ gấu ó có tính cách đảng phái tại cơ quan lập pháp của nước Mỹ đã đẩy sang một bên tất cả mọi chuyện, từ các cuộc thương thuyết mậu dịch cho tới công trình nghiên cứu y khoa, và làm cho uy tín của các nhà lập pháp sút giảm nhiều hơn nữa dưới con mắt của người dân Mỹ.
Trọng tâm của vấn đề là một đạo luật mới, thường được gọi là “Obamacare”, là một đạo luật cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế cho hàng triệu người không có bảo hiểm y tế. Các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa muốn lật ngược hoặc ít ra là trì hoãn việc thi hành luật này, trước khi họ đồng ý thông qua một ngân sách mới.
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm qua tuyên bố sẽ không nhượng bộ điều mà ông mô tả là những đòi hỏi theo lối bắt chẹt của phe Cộng Hòa. Ông nói luật chăm sóc sức khỏe đã được thông qua tại Quốc hội và không có liên hệ gì tới vấn đề ngân sâch.
“Tôi sẽ không cho phép bất cứ ai bôi bẩn uy tín của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ chỉ để tranh giành lại một cuộc bầu cử đã có kết quả, hoặc để bắt chẹt vì lý do ý thức hệ.”
Chủ tịch Hạ viện John Boehner thuộc Đảng Cộng Hòa, quy lỗi cho Thượng viện do Đảng Dân Chủ lãnh đạo về vụ chính phủ đóng cửa. Ông nói rằng đảng của ông đã đề nghị một giải pháp tương nhượng.
“Đêm hôm qua, không những họ bác bỏ giải pháp đó, mà còn bác bỏ lời kêu gọi của chúng tôi yêu cầu ngồi xuống và giải quyết những khác biệt theo qui định của Hiến pháp, trong đó nêu rõ là nếu hai viện quốc hội không đồng ý với nhau, thì chúng ta phải ngồi xuống thảo luận để tìm cách giải quyết những vấn đề đó.”
Giới phân tích nói rằng các chính khách Đảng Cộng Hòa có thể mất đi phần nào sự ủng hộ của cử tri, nếu tình trạng đóng cửa tiếp tục kéo dài. Bà Rachel van Dongen là chủ biên của Politico, một cơ sở truyền thông chuyên tường trình về các hoạt động của chính phủ Mỹ.
Bà van Dongen nói giới lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa, chủ tịch Hạ viện John Boehner và những người cộng sự của ông, luôn luôn quan tâm tới nguy cơ có thể đánh mất thế đa số tại Hạ Viện vào năm 2014 vì vụ đóng cửa, nhưng họ bị một thiểu số bảo thủ trong Hạ viện hối thúc họ làm việc đó. Vẫn theo nhà phân tích này, một nhóm gồm từ 30 tới 40 thành viên của phong trào TEA Party mới thực sự là lực đẩy đưa tới việc chính phủ Mỹ đóng cửa hoạt động.
Người dân Mỹ ngày càng tỏ ra bực dọc hơn với những trận chiến phe phái trong Quốc hội.
Ông Paul Sacker, một kỹ sư làm việc cho Cơ quan Bảo vệ Môi trường ở New York cho biết:
“Tôi sẽ phải bắt đầu dùng tới tiền tiết kiệm vì không được trả lương nữa. Tôi sẽ phải xài tiền tiết kiệm để trả tiền nợ vay mua nhà, trả các hóa đơn. Con gái tôi đang theo học ở đại học, chúng tôi phải thanh toán những chi phí cho con.”
Ông David Poppert làm việc cho Bộ Lao Động ở Wisconsin nói rằng việc ông bị cho nghỉ việc không lương cũng sẽ tác động tới những nhân viên làm việc trong lĩnh vực tư.
“Một hệ quả là tôi sẽ không đi ăn ở McDonald, không chi ra một đồng nào nữa. Tôi sẽ không đi Home Depot để mua sắm những vật dụng để tân trang nhà cửa. Thế cho nên mỗi 1 đôla mà tôi không chi ra tại một cơ sở doanh thương nào đó, thì cơ sở đó sẽ không làm ra tiền để trả lương cho nhân viên của họ.”
Trong thời gian chính phủ ngưng hoạt động, khoảng 800,000 công chức liên bang bị cho nghỉ việc không lương trong một thời gian không biết kéo dài bao lâu. Lần chót chính phủ liên bang phải đóng cửa xảy ra vào năm 1995 và 1996, kéo dài 21 ngày và là thời gian chính phủ đóng cửa lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
VOA
Lính Dù Post
Bàn ra tán vào (0)
Chính phủ Mỹ đóng cửa sang ngày thứ hai
Vụ gấu ó có tính cách đảng phái tại cơ quan lập pháp của nước Mỹ đã đẩy sang một bên tất cả mọi chuyện, từ các cuộc thương thuyết mậu dịch cho tới công trình nghiên cứu y khoa, và làm cho uy tín của các nhà lập pháp sút giảm nhiều hơn nữa dưới con mắt của người dân Mỹ.
Trọng tâm của vấn đề là một đạo luật mới, thường được gọi là “Obamacare”, là một đạo luật cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế cho hàng triệu người không có bảo hiểm y tế. Các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa muốn lật ngược hoặc ít ra là trì hoãn việc thi hành luật này, trước khi họ đồng ý thông qua một ngân sách mới.
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm qua tuyên bố sẽ không nhượng bộ điều mà ông mô tả là những đòi hỏi theo lối bắt chẹt của phe Cộng Hòa. Ông nói luật chăm sóc sức khỏe đã được thông qua tại Quốc hội và không có liên hệ gì tới vấn đề ngân sâch.
“Tôi sẽ không cho phép bất cứ ai bôi bẩn uy tín của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ chỉ để tranh giành lại một cuộc bầu cử đã có kết quả, hoặc để bắt chẹt vì lý do ý thức hệ.”
Chủ tịch Hạ viện John Boehner thuộc Đảng Cộng Hòa, quy lỗi cho Thượng viện do Đảng Dân Chủ lãnh đạo về vụ chính phủ đóng cửa. Ông nói rằng đảng của ông đã đề nghị một giải pháp tương nhượng.
“Đêm hôm qua, không những họ bác bỏ giải pháp đó, mà còn bác bỏ lời kêu gọi của chúng tôi yêu cầu ngồi xuống và giải quyết những khác biệt theo qui định của Hiến pháp, trong đó nêu rõ là nếu hai viện quốc hội không đồng ý với nhau, thì chúng ta phải ngồi xuống thảo luận để tìm cách giải quyết những vấn đề đó.”
Giới phân tích nói rằng các chính khách Đảng Cộng Hòa có thể mất đi phần nào sự ủng hộ của cử tri, nếu tình trạng đóng cửa tiếp tục kéo dài. Bà Rachel van Dongen là chủ biên của Politico, một cơ sở truyền thông chuyên tường trình về các hoạt động của chính phủ Mỹ.
Bà van Dongen nói giới lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa, chủ tịch Hạ viện John Boehner và những người cộng sự của ông, luôn luôn quan tâm tới nguy cơ có thể đánh mất thế đa số tại Hạ Viện vào năm 2014 vì vụ đóng cửa, nhưng họ bị một thiểu số bảo thủ trong Hạ viện hối thúc họ làm việc đó. Vẫn theo nhà phân tích này, một nhóm gồm từ 30 tới 40 thành viên của phong trào TEA Party mới thực sự là lực đẩy đưa tới việc chính phủ Mỹ đóng cửa hoạt động.
Người dân Mỹ ngày càng tỏ ra bực dọc hơn với những trận chiến phe phái trong Quốc hội.
Ông Paul Sacker, một kỹ sư làm việc cho Cơ quan Bảo vệ Môi trường ở New York cho biết:
“Tôi sẽ phải bắt đầu dùng tới tiền tiết kiệm vì không được trả lương nữa. Tôi sẽ phải xài tiền tiết kiệm để trả tiền nợ vay mua nhà, trả các hóa đơn. Con gái tôi đang theo học ở đại học, chúng tôi phải thanh toán những chi phí cho con.”
Ông David Poppert làm việc cho Bộ Lao Động ở Wisconsin nói rằng việc ông bị cho nghỉ việc không lương cũng sẽ tác động tới những nhân viên làm việc trong lĩnh vực tư.
“Một hệ quả là tôi sẽ không đi ăn ở McDonald, không chi ra một đồng nào nữa. Tôi sẽ không đi Home Depot để mua sắm những vật dụng để tân trang nhà cửa. Thế cho nên mỗi 1 đôla mà tôi không chi ra tại một cơ sở doanh thương nào đó, thì cơ sở đó sẽ không làm ra tiền để trả lương cho nhân viên của họ.”
Trong thời gian chính phủ ngưng hoạt động, khoảng 800,000 công chức liên bang bị cho nghỉ việc không lương trong một thời gian không biết kéo dài bao lâu. Lần chót chính phủ liên bang phải đóng cửa xảy ra vào năm 1995 và 1996, kéo dài 21 ngày và là thời gian chính phủ đóng cửa lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
VOA
Lính Dù Post