Xe cán chó

Chương trình Thủ tướng “gặp gỡ kiều bào”: Nên bỏ đi cho đỡ tốn kém!

Tuần rồi mặc dù rất bận vì phải chuẩn bị cho mấy cuộc họp quan trọng tôi đã thu xếp công việc để đi dự buổi gặp mặt với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Úc của ông ngày 17/3

Giang Lê


Toàn cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Toàn cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tuần rồi mặc dù rất bận vì phải chuẩn bị cho mấy cuộc họp quan trọng tôi đã thu xếp công việc để đi dự buổi gặp mặt với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Úc của ông ngày 17/3. Thú thực lúc đầu tôi khá lưỡng lự vì phải mất một ngày bay đi Sydney nhưng rồi nghĩ mình có một câu hỏi rất “thời sự” mà nếu hỏi trực tiếp được thủ tướng Dũng thì cũng đáng công sức. Câu hỏi đó, mà tôi nghĩ nhiều bạn nếu có cơ hội cũng sẽ hỏi, là quan điểm của VN thế nào khi Mỹ yêu cầu ngừng không cho Nga sử dụng Cam Ranh để tiếp tế nhiên liệu cho máy bay hoạt động trong khu vực Thái Bình Dương nữa.

Tôi phải bay từ sáng sớm vì giờ Brisbane hiện đang chậm hơn Sydney một tiếng. Đến Tổng Lãnh sự VN tại Sydney đúng 11AM như được yêu cầu, nhưng hoá ra lịch trình đã được đổi lại thành 12:30, đành đi lang thang mấy phố nhà giầu khu Double Bay gần TLS để giết thời gian. Tình cờ nhìn thấy 2 cái cây ngay trên đường New South Head cách TLS chỉ vài trăm mét trông rất xấu và có vẻ mục ruỗng sắp đổ ra đường. Nhưng chúng được rào chắn và chống rất cẩn thận choáng gần hết vỉa hè, trên hàng rào có biển ghi một dòng chữ rất to: “Tree Protection Zone”. Chợt nghĩ mấy cái cây này số may vì nếu ở HN chắc đã bị chặt phéng đi rồi.

Đến 12:30 quay lại TLS thấy các bạn sinh viên lục tục kéo đến, cũng có một số “kiều bào” nhưng chưa đến 1/10 số người tham dự. Tôi may mắn nhập hội với một nhóm giáo sư của các trường đại học. Tất cả số “đại biểu” này được 2 chiếc xe bus lớn chở đến Parliament House trong CBD của Sydney, nơi mà thủ tướng và đoàn quan khách/doanh nhân VN đã đến từ sáng và đã được một nhóm “kiều bào” khác chào đón bằng một cuộc biểu tình khá rầm rộ. Rất tiếc khi chúng tôi đến nơi đoàn biểu tình kia đã giải tán nên không kịp chụp vài tấm ảnh, có lẽ cuộc biểu tình đã hết thời gian đăng ký với cảnh sát Sydney.

Sau khi qua cửa kiểm tra security chúng tôi được đưa vào ngồi trong một phòng họp (ảnh bên dưới) và phải đợi thêm gần một tiếng nữa. Hoá ra thủ tướng và đoàn doanh nghiệp vẫn còn đang toạ đàm với Austrade và các doanh nghiệp Úc ở phòng họp bên cạnh và cuộc họp đó bị trễ. Nghe ké các câu hỏi và trả lời thấy bạn phiên dịch, chắc của BNG, dịch rất tốt. Ngồi đợi khá sốt ruột nhưng nghĩ thông cảm cho phái đoàn, họ cũng phải họp hành vất vả bên kia và chắc cũng chẳng có thời gian ăn trưa. Các cán bộ ngoại giao và giới phóng viên báo chí/truyền hình cũng vất vả không kém, chạy ngược chạy xuôi lo tổ chức.

Cuối cùng cuộc họp phòng bên cạnh cũng kết thúc, một cán bộ ngoại giao lên thông báo thủ tướng sắp vào và đề nghị mọi người đừng lên vỗ tay chào mừng theo nghi thức lễ tân. Có một vài tiếng xì xào về lời đề nghị này, một anh giáo sư ngồi cạnh tôi tỏ vẻ không hài lòng nói “Điều này không phải thông lệ ở đây”. Nhưng nhập gia tuỳ tục nên tất cả mọi người vẫn đứng lên vỗ tay khi thủ tướng bước vào. Một điều rất đáng tiếc, thậm chí rất kém ngoại giao, là dù ông và phái đoàn phải đi từ cuối phòng họp lên bàn chủ toạ, không ai dừng lại bắt tay những người đã phải đợi ông hàng tiếng. Chỉ đến khi lên đến bàn chủ toạ ông mới đứng lên cười thật tươi và vẫy tay chào mọi người rất ra dáng một “nguyên thủ”.

Lần lượt ngài đại sứ, đại diện kiều bào (một bác sĩ ở Sydney), đại diện giới trí thức (một giáo sư đại học Queensland), và một du học sinh lên phát biểu. Sau đó thủ tướng Dũng đứng lên đáp từ khoảng 20′. Có lẽ vì cái lẵng hoa với phong cách rất VN to đùng trước mặt nên ngài thủ tướng phải đứng phát biểu để mọi người nhìn thấy mặt, không như hầu hết các buổi hội nghị ở đây những người chủ trì đều ngồi phát biểu. Nội dung cũng chẳng có gì đáng nói, vẫn những câu thông dụng kiểu như “khúc ruột ngàn dặm” hay “cầu nối văn hoá”…, và tất nhiên không thể thiếu nhắc đến số kiều hối mà đồng bào gửi về. Khi thủ tướng nhắc đến tiền, bệnh nghề nghiệp nổi lên làm tôi nhẩm tính trong căn phòng có hơn 90% lưu học sinh thế này, chắc chắn tiền “kiều hối” của các “đại biểu” sẽ là net outflow khỏi VN, thủ tướng khen không đúng chỗ. Đúng ra lời khen hay cám ơn này phải dành cho những “kiều bào” chính hiệu đứng biểu tình bên ngoài lúc sáng.

Các bài phát biểu, đặc biệt bài của thủ tướng, cứ dầm dề làm tôi rất sốt ruột vì sợ chẳng còn thời gian cho phần Q&A, là phần mình mong đợi. Và đúng như vậy, khi thủ tướng vừa phảt biểu xong ngài đại sứ đứng lên tuyên bố buổi “gặp gỡ kiều bào” kết thúc vì đã hết thời gian, ai có câu hỏi gì thì gửi email cho thủ tướng, tất nhiên thông qua sứ quán hoặc website của chính phủ. Ngài thủ tướng lại đứng lên cười rất tươi vẫy tay chào “kiều bào” bên dưới rồi nhanh chóng đi ra khỏi phòng không hề bắt tay ai, nhanh đến mức phu nhân của ngài tụt lại đằng sau một mình. Khỏi phải nói nhiều ngừoi đã thất vọng, một anh giáo sư khác (từ Melbourne) thốt lên: “Mình đi cả ngày đến đây chỉ vỗ tay mấy lần rồi về thế này thôi à?”.

Vẫn biết các lãnh đạo VN khi đi công cán nước ngoài luôn có “tiết mục” gặp gỡ kiều bào/du học sinh như thế này, nhưng hình thức buổi gặp mặt vừa rồi rất kém hiệu quả. Chưa kể thời gian/tiền bạc của hơn trăm người bỏ ra đến gặp thủ tướng, công sức và chi phí tổ chức của đại sứ quán chắc không nhỏ. Thời gian đáng ra đoàn thủ tướng có thể gặp gỡ đàm phán thêm với phía Úc bị san sẻ một cách lãng phí cho một sự kiện PR mà có lẽ có hiệu quả tiêu cực, ít nhất với cá nhân tôi và một số trí thức tôi tiếp xúc.

Cuối bài phát biểu thủ tướng có nói một câu đại ý là nhờ những ai có mặt trong buổi gặp gỡ này nói lại với những kiều bào (biểu tình bên ngoài) là chính phủ VN luôn cởi mở và chào đón đồng bào quay về. Tôi không dám chắc cái vế “chào đón”, còn “cởi mở” thì ấn tượng của thủ tướng trong buổi gặp mặt làm tôi rất nghi ngờ. Nhưng điều tổi rất chắc chắn là nếu được mời đi dự một cuộc gặp mặt dạng này trong tương lai, tôi (và có lẽ một số người khác) sẽ khó có thể nhận lời một lần nữa. Nếu các cuộc “gặp gỡ kiều bào” đều đại loại như thế này, tôi chân thành khuyên BNG bỏ đi cho đỡ tốn kém.

https://anhbasam.wordpress.com/2015/03/24/3633-chuong-trinh-thu-tuong-gap-go-kieu-bao-nen-bo-di-cho-do-ton-kem/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chương trình Thủ tướng “gặp gỡ kiều bào”: Nên bỏ đi cho đỡ tốn kém!

Tuần rồi mặc dù rất bận vì phải chuẩn bị cho mấy cuộc họp quan trọng tôi đã thu xếp công việc để đi dự buổi gặp mặt với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Úc của ông ngày 17/3

Giang Lê


Toàn cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Toàn cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tuần rồi mặc dù rất bận vì phải chuẩn bị cho mấy cuộc họp quan trọng tôi đã thu xếp công việc để đi dự buổi gặp mặt với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Úc của ông ngày 17/3. Thú thực lúc đầu tôi khá lưỡng lự vì phải mất một ngày bay đi Sydney nhưng rồi nghĩ mình có một câu hỏi rất “thời sự” mà nếu hỏi trực tiếp được thủ tướng Dũng thì cũng đáng công sức. Câu hỏi đó, mà tôi nghĩ nhiều bạn nếu có cơ hội cũng sẽ hỏi, là quan điểm của VN thế nào khi Mỹ yêu cầu ngừng không cho Nga sử dụng Cam Ranh để tiếp tế nhiên liệu cho máy bay hoạt động trong khu vực Thái Bình Dương nữa.

Tôi phải bay từ sáng sớm vì giờ Brisbane hiện đang chậm hơn Sydney một tiếng. Đến Tổng Lãnh sự VN tại Sydney đúng 11AM như được yêu cầu, nhưng hoá ra lịch trình đã được đổi lại thành 12:30, đành đi lang thang mấy phố nhà giầu khu Double Bay gần TLS để giết thời gian. Tình cờ nhìn thấy 2 cái cây ngay trên đường New South Head cách TLS chỉ vài trăm mét trông rất xấu và có vẻ mục ruỗng sắp đổ ra đường. Nhưng chúng được rào chắn và chống rất cẩn thận choáng gần hết vỉa hè, trên hàng rào có biển ghi một dòng chữ rất to: “Tree Protection Zone”. Chợt nghĩ mấy cái cây này số may vì nếu ở HN chắc đã bị chặt phéng đi rồi.

Đến 12:30 quay lại TLS thấy các bạn sinh viên lục tục kéo đến, cũng có một số “kiều bào” nhưng chưa đến 1/10 số người tham dự. Tôi may mắn nhập hội với một nhóm giáo sư của các trường đại học. Tất cả số “đại biểu” này được 2 chiếc xe bus lớn chở đến Parliament House trong CBD của Sydney, nơi mà thủ tướng và đoàn quan khách/doanh nhân VN đã đến từ sáng và đã được một nhóm “kiều bào” khác chào đón bằng một cuộc biểu tình khá rầm rộ. Rất tiếc khi chúng tôi đến nơi đoàn biểu tình kia đã giải tán nên không kịp chụp vài tấm ảnh, có lẽ cuộc biểu tình đã hết thời gian đăng ký với cảnh sát Sydney.

Sau khi qua cửa kiểm tra security chúng tôi được đưa vào ngồi trong một phòng họp (ảnh bên dưới) và phải đợi thêm gần một tiếng nữa. Hoá ra thủ tướng và đoàn doanh nghiệp vẫn còn đang toạ đàm với Austrade và các doanh nghiệp Úc ở phòng họp bên cạnh và cuộc họp đó bị trễ. Nghe ké các câu hỏi và trả lời thấy bạn phiên dịch, chắc của BNG, dịch rất tốt. Ngồi đợi khá sốt ruột nhưng nghĩ thông cảm cho phái đoàn, họ cũng phải họp hành vất vả bên kia và chắc cũng chẳng có thời gian ăn trưa. Các cán bộ ngoại giao và giới phóng viên báo chí/truyền hình cũng vất vả không kém, chạy ngược chạy xuôi lo tổ chức.

Cuối cùng cuộc họp phòng bên cạnh cũng kết thúc, một cán bộ ngoại giao lên thông báo thủ tướng sắp vào và đề nghị mọi người đừng lên vỗ tay chào mừng theo nghi thức lễ tân. Có một vài tiếng xì xào về lời đề nghị này, một anh giáo sư ngồi cạnh tôi tỏ vẻ không hài lòng nói “Điều này không phải thông lệ ở đây”. Nhưng nhập gia tuỳ tục nên tất cả mọi người vẫn đứng lên vỗ tay khi thủ tướng bước vào. Một điều rất đáng tiếc, thậm chí rất kém ngoại giao, là dù ông và phái đoàn phải đi từ cuối phòng họp lên bàn chủ toạ, không ai dừng lại bắt tay những người đã phải đợi ông hàng tiếng. Chỉ đến khi lên đến bàn chủ toạ ông mới đứng lên cười thật tươi và vẫy tay chào mọi người rất ra dáng một “nguyên thủ”.

Lần lượt ngài đại sứ, đại diện kiều bào (một bác sĩ ở Sydney), đại diện giới trí thức (một giáo sư đại học Queensland), và một du học sinh lên phát biểu. Sau đó thủ tướng Dũng đứng lên đáp từ khoảng 20′. Có lẽ vì cái lẵng hoa với phong cách rất VN to đùng trước mặt nên ngài thủ tướng phải đứng phát biểu để mọi người nhìn thấy mặt, không như hầu hết các buổi hội nghị ở đây những người chủ trì đều ngồi phát biểu. Nội dung cũng chẳng có gì đáng nói, vẫn những câu thông dụng kiểu như “khúc ruột ngàn dặm” hay “cầu nối văn hoá”…, và tất nhiên không thể thiếu nhắc đến số kiều hối mà đồng bào gửi về. Khi thủ tướng nhắc đến tiền, bệnh nghề nghiệp nổi lên làm tôi nhẩm tính trong căn phòng có hơn 90% lưu học sinh thế này, chắc chắn tiền “kiều hối” của các “đại biểu” sẽ là net outflow khỏi VN, thủ tướng khen không đúng chỗ. Đúng ra lời khen hay cám ơn này phải dành cho những “kiều bào” chính hiệu đứng biểu tình bên ngoài lúc sáng.

Các bài phát biểu, đặc biệt bài của thủ tướng, cứ dầm dề làm tôi rất sốt ruột vì sợ chẳng còn thời gian cho phần Q&A, là phần mình mong đợi. Và đúng như vậy, khi thủ tướng vừa phảt biểu xong ngài đại sứ đứng lên tuyên bố buổi “gặp gỡ kiều bào” kết thúc vì đã hết thời gian, ai có câu hỏi gì thì gửi email cho thủ tướng, tất nhiên thông qua sứ quán hoặc website của chính phủ. Ngài thủ tướng lại đứng lên cười rất tươi vẫy tay chào “kiều bào” bên dưới rồi nhanh chóng đi ra khỏi phòng không hề bắt tay ai, nhanh đến mức phu nhân của ngài tụt lại đằng sau một mình. Khỏi phải nói nhiều ngừoi đã thất vọng, một anh giáo sư khác (từ Melbourne) thốt lên: “Mình đi cả ngày đến đây chỉ vỗ tay mấy lần rồi về thế này thôi à?”.

Vẫn biết các lãnh đạo VN khi đi công cán nước ngoài luôn có “tiết mục” gặp gỡ kiều bào/du học sinh như thế này, nhưng hình thức buổi gặp mặt vừa rồi rất kém hiệu quả. Chưa kể thời gian/tiền bạc của hơn trăm người bỏ ra đến gặp thủ tướng, công sức và chi phí tổ chức của đại sứ quán chắc không nhỏ. Thời gian đáng ra đoàn thủ tướng có thể gặp gỡ đàm phán thêm với phía Úc bị san sẻ một cách lãng phí cho một sự kiện PR mà có lẽ có hiệu quả tiêu cực, ít nhất với cá nhân tôi và một số trí thức tôi tiếp xúc.

Cuối bài phát biểu thủ tướng có nói một câu đại ý là nhờ những ai có mặt trong buổi gặp gỡ này nói lại với những kiều bào (biểu tình bên ngoài) là chính phủ VN luôn cởi mở và chào đón đồng bào quay về. Tôi không dám chắc cái vế “chào đón”, còn “cởi mở” thì ấn tượng của thủ tướng trong buổi gặp mặt làm tôi rất nghi ngờ. Nhưng điều tổi rất chắc chắn là nếu được mời đi dự một cuộc gặp mặt dạng này trong tương lai, tôi (và có lẽ một số người khác) sẽ khó có thể nhận lời một lần nữa. Nếu các cuộc “gặp gỡ kiều bào” đều đại loại như thế này, tôi chân thành khuyên BNG bỏ đi cho đỡ tốn kém.

https://anhbasam.wordpress.com/2015/03/24/3633-chuong-trinh-thu-tuong-gap-go-kieu-bao-nen-bo-di-cho-do-ton-kem/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm