Tin nóng trong ngày
Đặng Xuân Diệu phát biểu về nhân quyền ở Geneva
Một nhà hoạt động vừa ra tù nói với BBC rằng ông "sẽ làm tất cả trong khả năng của mình" để nói với quốc tế về tình trạng nhân quyền tại một sự kiện ở Geneva, Thụy Sĩ.
Một nhà hoạt động vừa ra tù nói với BBC rằng ông "sẽ làm tất cả trong khả năng của mình" để nói với quốc tế về tình trạng nhân quyền tại một sự kiện ở Geneva, Thụy Sĩ.
Dự kiến hôm 21/2, tại "Hội nghị Geneva về Nhân quyền và Dân chủ", ông Đặng Xuân Diệu, từng bị Việt Nam kết án tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" năm 2013, sẽ là một trong những diễn giả phát biểu.
Đây là năm thứ chín sự kiện này diễn ra, do sự bảo trợ của 25 tổ chức phi chính phủ, trong đó có Việt Tân.
Thông thường, hội nghị diễn ra một tuần trước cuộc họp thường niên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Năm 2013, ông Diệu bị án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương, nhưng được trả tự do sớm vào tháng 1/2017. Ông được đưa từ trại giam Xuyên Mộc đến sân bay Tân Sơn Nhất để đi Pháp 'chữa bệnh' hôm 12/1.
Hôm 20/2, trả lời BBC từ Thụy Sĩ, ông Diệu nói: "Lần đầu tiên, tôi có cơ hội phát biểu trước một hội nghị quan trọng nên không tránh khỏi những áp lực."
"Tôi thực hiện việc này trong khi sức khỏe chưa bình phục sau nhiều năm tháng tù đày. Tuy nhiên, điều mà ban tổ chức cần là sự có mặt của tôi như một nạn nhân trực tiếp bằng xương, bằng thịt và những trải nghiệm của tôi về tình trạng quyền con người bị xâm phạm tại Việt Nam."
"Theo tôi, mục tiêu cải thiện tình trạng vi phạm quyền con người tại Việt Nam thông qua vận động quốc tế là công việc cần thời gian và công sức của rất nhiều người."
"Việc tôi được tự do trước thời hạn là một minh chứng. Tôi hy vọng nhưng không khẳng định mình sẽ đem lại sự thay đổi vượt bậc sau bài phát biểu của mình."
'Chung khát vọng'
Trả lời câu hỏi của BBC, "Ông tham gia hội nghị với tư cách đảng viên Việt Tân hay hoạt động độc lập?", người trong nhóm 'Thanh niên Công giáo đáp: "Theo như tôi biết, đảng Việt Tân được mời tham dự từ trước và tôi vừa mới thoát khỏi ngục tù nên được [họ] trao cho cơ hội."
"Tôi nghĩ dù với tư cách nào cũng không ảnh hưởng đến nội dung và thông điệp trình bày của tôi."
Từ ngày ra tù, tôi biết rất rõ người dân dành sự ủng hộ và mến mộ cho các nhà hoạt động ngày càng mạnh mẽ và công khai hơn.
nhà hoạt động Đặng Xuân Diệu
"Bởi chúng tôi là những người chung khát vọng Canh Tân Việt Nam nên tranh đấu dân chủ, nhân quyền cho đồng bào là bổn phận mà chúng tôi đã làm và đang làm."
Đề cập về chuyện được đưa thẳng từ nhà tù ra sân bay đi Pháp 'chữa bệnh' hồi tháng trước, ông chia sẻ: "Đúng là tôi đã gặp khó khăn vô cùng khi quyết định rời Việt Nam để được tự do trước thời hạn."
"Một phần áp lực đến từ chính quyền, phần do tôi thật lòng muốn được trả tự do tại Việt Nam."
"Sau lần gặp thứ nhất với phái đoàn ngoại giao EU, Pháp và một vài nước khác, tôi trả lời không muốn rời Việt Nam chỉ vì tự do của bản thân."
"Ngay hôm đó, trại giam chuyển tôi sang khu biệt giam trong điều kiện sống tồi tệ hơn 6 tháng."
"Cho đến khi đoàn ngoại giao EU và Pháp đến gặp lần thứ hai. Lần gặp này, tôi đã phải ngậm ngùi chấp nhận định cư tại Pháp trong điều kiện bị cưỡng bức để bảo vệ mạng sống."
"Tôi đã nói rõ điều này trước cán bộ trại giam trong buổi gặp mặt được ghi hình."
"Với tôi, việc lựa chọn định cư nước nào không quan trọng bởi ở đâu tôi cũng có các chiến hữu, thân hữu đồng hành."
"Tôi yêu mến tất cả các nước mà ở đó người dân có cơ hội sống tự do, chân thật."
"Hơn nữa, tôi tin cộng đồng người Việt trong cũng như ngoài nước luôn ủng hộ, cộng tác một khi tôi còn mang đến cho họ giá trị đích thực."
"Tôi nghĩ một Việt Nam tự do, dân chủ không chỉ là ước mơ mà là trách nhiệm của mỗi người dân Việt."
"Riêng tôi, ước nguyện một ngày không xa sẽ trở về Việt Nam là một động lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống."
( BBC )
Một nhà hoạt động vừa ra tù nói với BBC rằng ông "sẽ làm tất cả trong khả năng của mình" để nói với quốc tế về tình trạng nhân quyền tại một sự kiện ở Geneva, Thụy Sĩ.
Dự kiến hôm 21/2, tại "Hội nghị Geneva về Nhân quyền và Dân chủ", ông Đặng Xuân Diệu, từng bị Việt Nam kết án tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" năm 2013, sẽ là một trong những diễn giả phát biểu.
Đây là năm thứ chín sự kiện này diễn ra, do sự bảo trợ của 25 tổ chức phi chính phủ, trong đó có Việt Tân.
Thông thường, hội nghị diễn ra một tuần trước cuộc họp thường niên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Năm 2013, ông Diệu bị án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương, nhưng được trả tự do sớm vào tháng 1/2017. Ông được đưa từ trại giam Xuyên Mộc đến sân bay Tân Sơn Nhất để đi Pháp 'chữa bệnh' hôm 12/1.
Hôm 20/2, trả lời BBC từ Thụy Sĩ, ông Diệu nói: "Lần đầu tiên, tôi có cơ hội phát biểu trước một hội nghị quan trọng nên không tránh khỏi những áp lực."
"Tôi thực hiện việc này trong khi sức khỏe chưa bình phục sau nhiều năm tháng tù đày. Tuy nhiên, điều mà ban tổ chức cần là sự có mặt của tôi như một nạn nhân trực tiếp bằng xương, bằng thịt và những trải nghiệm của tôi về tình trạng quyền con người bị xâm phạm tại Việt Nam."
"Theo tôi, mục tiêu cải thiện tình trạng vi phạm quyền con người tại Việt Nam thông qua vận động quốc tế là công việc cần thời gian và công sức của rất nhiều người."
"Việc tôi được tự do trước thời hạn là một minh chứng. Tôi hy vọng nhưng không khẳng định mình sẽ đem lại sự thay đổi vượt bậc sau bài phát biểu của mình."
'Chung khát vọng'
Trả lời câu hỏi của BBC, "Ông tham gia hội nghị với tư cách đảng viên Việt Tân hay hoạt động độc lập?", người trong nhóm 'Thanh niên Công giáo đáp: "Theo như tôi biết, đảng Việt Tân được mời tham dự từ trước và tôi vừa mới thoát khỏi ngục tù nên được [họ] trao cho cơ hội."
"Tôi nghĩ dù với tư cách nào cũng không ảnh hưởng đến nội dung và thông điệp trình bày của tôi."
Từ ngày ra tù, tôi biết rất rõ người dân dành sự ủng hộ và mến mộ cho các nhà hoạt động ngày càng mạnh mẽ và công khai hơn.
nhà hoạt động Đặng Xuân Diệu
"Bởi chúng tôi là những người chung khát vọng Canh Tân Việt Nam nên tranh đấu dân chủ, nhân quyền cho đồng bào là bổn phận mà chúng tôi đã làm và đang làm."
Đề cập về chuyện được đưa thẳng từ nhà tù ra sân bay đi Pháp 'chữa bệnh' hồi tháng trước, ông chia sẻ: "Đúng là tôi đã gặp khó khăn vô cùng khi quyết định rời Việt Nam để được tự do trước thời hạn."
"Một phần áp lực đến từ chính quyền, phần do tôi thật lòng muốn được trả tự do tại Việt Nam."
"Sau lần gặp thứ nhất với phái đoàn ngoại giao EU, Pháp và một vài nước khác, tôi trả lời không muốn rời Việt Nam chỉ vì tự do của bản thân."
"Ngay hôm đó, trại giam chuyển tôi sang khu biệt giam trong điều kiện sống tồi tệ hơn 6 tháng."
"Cho đến khi đoàn ngoại giao EU và Pháp đến gặp lần thứ hai. Lần gặp này, tôi đã phải ngậm ngùi chấp nhận định cư tại Pháp trong điều kiện bị cưỡng bức để bảo vệ mạng sống."
"Tôi đã nói rõ điều này trước cán bộ trại giam trong buổi gặp mặt được ghi hình."
"Với tôi, việc lựa chọn định cư nước nào không quan trọng bởi ở đâu tôi cũng có các chiến hữu, thân hữu đồng hành."
"Tôi yêu mến tất cả các nước mà ở đó người dân có cơ hội sống tự do, chân thật."
"Hơn nữa, tôi tin cộng đồng người Việt trong cũng như ngoài nước luôn ủng hộ, cộng tác một khi tôi còn mang đến cho họ giá trị đích thực."
"Tôi nghĩ một Việt Nam tự do, dân chủ không chỉ là ước mơ mà là trách nhiệm của mỗi người dân Việt."
"Riêng tôi, ước nguyện một ngày không xa sẽ trở về Việt Nam là một động lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống."
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Đặng Xuân Diệu phát biểu về nhân quyền ở Geneva
Một nhà hoạt động vừa ra tù nói với BBC rằng ông "sẽ làm tất cả trong khả năng của mình" để nói với quốc tế về tình trạng nhân quyền tại một sự kiện ở Geneva, Thụy Sĩ.
Một nhà hoạt động vừa ra tù nói với BBC rằng ông "sẽ làm tất cả trong khả năng của mình" để nói với quốc tế về tình trạng nhân quyền tại một sự kiện ở Geneva, Thụy Sĩ.
Dự kiến hôm 21/2, tại "Hội nghị Geneva về Nhân quyền và Dân chủ", ông Đặng Xuân Diệu, từng bị Việt Nam kết án tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" năm 2013, sẽ là một trong những diễn giả phát biểu.
Đây là năm thứ chín sự kiện này diễn ra, do sự bảo trợ của 25 tổ chức phi chính phủ, trong đó có Việt Tân.
Thông thường, hội nghị diễn ra một tuần trước cuộc họp thường niên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Năm 2013, ông Diệu bị án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương, nhưng được trả tự do sớm vào tháng 1/2017. Ông được đưa từ trại giam Xuyên Mộc đến sân bay Tân Sơn Nhất để đi Pháp 'chữa bệnh' hôm 12/1.
Hôm 20/2, trả lời BBC từ Thụy Sĩ, ông Diệu nói: "Lần đầu tiên, tôi có cơ hội phát biểu trước một hội nghị quan trọng nên không tránh khỏi những áp lực."
"Tôi thực hiện việc này trong khi sức khỏe chưa bình phục sau nhiều năm tháng tù đày. Tuy nhiên, điều mà ban tổ chức cần là sự có mặt của tôi như một nạn nhân trực tiếp bằng xương, bằng thịt và những trải nghiệm của tôi về tình trạng quyền con người bị xâm phạm tại Việt Nam."
"Theo tôi, mục tiêu cải thiện tình trạng vi phạm quyền con người tại Việt Nam thông qua vận động quốc tế là công việc cần thời gian và công sức của rất nhiều người."
"Việc tôi được tự do trước thời hạn là một minh chứng. Tôi hy vọng nhưng không khẳng định mình sẽ đem lại sự thay đổi vượt bậc sau bài phát biểu của mình."
'Chung khát vọng'
Trả lời câu hỏi của BBC, "Ông tham gia hội nghị với tư cách đảng viên Việt Tân hay hoạt động độc lập?", người trong nhóm 'Thanh niên Công giáo đáp: "Theo như tôi biết, đảng Việt Tân được mời tham dự từ trước và tôi vừa mới thoát khỏi ngục tù nên được [họ] trao cho cơ hội."
"Tôi nghĩ dù với tư cách nào cũng không ảnh hưởng đến nội dung và thông điệp trình bày của tôi."
Từ ngày ra tù, tôi biết rất rõ người dân dành sự ủng hộ và mến mộ cho các nhà hoạt động ngày càng mạnh mẽ và công khai hơn.
nhà hoạt động Đặng Xuân Diệu
"Bởi chúng tôi là những người chung khát vọng Canh Tân Việt Nam nên tranh đấu dân chủ, nhân quyền cho đồng bào là bổn phận mà chúng tôi đã làm và đang làm."
Đề cập về chuyện được đưa thẳng từ nhà tù ra sân bay đi Pháp 'chữa bệnh' hồi tháng trước, ông chia sẻ: "Đúng là tôi đã gặp khó khăn vô cùng khi quyết định rời Việt Nam để được tự do trước thời hạn."
"Một phần áp lực đến từ chính quyền, phần do tôi thật lòng muốn được trả tự do tại Việt Nam."
"Sau lần gặp thứ nhất với phái đoàn ngoại giao EU, Pháp và một vài nước khác, tôi trả lời không muốn rời Việt Nam chỉ vì tự do của bản thân."
"Ngay hôm đó, trại giam chuyển tôi sang khu biệt giam trong điều kiện sống tồi tệ hơn 6 tháng."
"Cho đến khi đoàn ngoại giao EU và Pháp đến gặp lần thứ hai. Lần gặp này, tôi đã phải ngậm ngùi chấp nhận định cư tại Pháp trong điều kiện bị cưỡng bức để bảo vệ mạng sống."
"Tôi đã nói rõ điều này trước cán bộ trại giam trong buổi gặp mặt được ghi hình."
"Với tôi, việc lựa chọn định cư nước nào không quan trọng bởi ở đâu tôi cũng có các chiến hữu, thân hữu đồng hành."
"Tôi yêu mến tất cả các nước mà ở đó người dân có cơ hội sống tự do, chân thật."
"Hơn nữa, tôi tin cộng đồng người Việt trong cũng như ngoài nước luôn ủng hộ, cộng tác một khi tôi còn mang đến cho họ giá trị đích thực."
"Tôi nghĩ một Việt Nam tự do, dân chủ không chỉ là ước mơ mà là trách nhiệm của mỗi người dân Việt."
"Riêng tôi, ước nguyện một ngày không xa sẽ trở về Việt Nam là một động lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống."
( BBC )