Xe cán chó
Đào Tuấn - Hối lộ tình dục và nhà công vụ
Hối lộ tình dục - Cụm từ lần đầu tiên xuất hiện chính thức ở Việt Nam, trong lĩnh vực chống tham nhũng, từ một quan chức có thẩm quyền của cơ quan chống tham nhũng.
Và, dù hối lộ tình dục “Chủ yếu là mới qua kênh báo chí”, dù “đây là lĩnh vực rất nhạy cảm” nhưng rõ ràng đó là một cái nhìn mới trong quan niệm tài sản hối lộ. Một cái nhìn thời sự và phải nói là cần thiết, để cuộc chiến chống tham nhũng có hướng đi, cách tìm cụ thể.
Khó chứng minh được "tội hối lộ tình dục" (Ảnh minh họa) |
Nhìn ra hối lộ tình dục cực khó, khó nhất là chuyện có nhân chứng vật chứng, bởi như lời Phó ban Nội chính T.Ư Nguyễn Doãn Khánh, thông thường cả người đưa và người nhận đều không muốn đề cập, không tiết lộ.
Nhưng có những hành vi tham nhũng rất dễ nhìn, thậm chí tham nhũng mà ai cũng thấy, một hình thức tham nhũng công khai. Đó là câu chuyện những ngôi nhà công vụ đang bị tham nhũng, chiếm dụng trái phép.
Tham nhũng nhà công vụ là từ dùng của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - ĐBQH Lê Như Tiến. Và trước nghị trường, trong một phiên họp được truyền hình trực tiếp đến cử tri, đến nhân dân, ông Tiến thẳng thắn nói đến những vị lãnh đạo cao cấp sau khi nghỉ hưu tự cho mình quyền sử dụng vĩnh viễn, biến công vụ thành tư vụ. Nhiều vị cho con cháu mượn theo cơ chế “ở nhờ giữ hộ”. Nhiều vị cầm chìa khóa về quê. Nhiều vị cho thuê để hàng tháng lấy một khoản tiền lớn hơn tiền lương nhiều lần.
Vô cùng bất bình đẳng. Với những giáo viên, những anh bác sĩ, những người lính đang ở biên cương vừa làm việc vừa sống trong những căn nhà tranh rách nát hoặc phải ở nhờ trong dân. Vô cùng thiếu công bằng, với những người đóng thuế xây nhà công vụ, vẫn cả đời đeo đuổi một giấc mơ ngôi nhà.
Nhưng bất bình đẳng nhất, thiếu công bằng nhất là ở chỗ hành vi chiếm dụng, hay tham nhũng này, chưa, nói đúng hơn là không bao giờ bị xử lý.
“Cán bộ lãnh đạo cao cấp là một loại “tài sản quốc gia” cần gìn giữ, nhưng nhà công vụ cũng là tài sản quốc gia. Đã đến lúc không thể để tài sản quốc gia này chiếm đoạt tài sản quốc gia khác” - Ông Tiến nói trước Quốc hội. Và rõ ràng, đây là lẽ công bằng phải thực hiện để những hành vi tham nhũng công khai này không còn là nỗi bất bình trong dân chúng, để kỷ cương phép nước được giữ vững, và quan trọng hơn, nói như ông Tiến, để xóa hoài nghi trong dư luận là chúng ta chỉ tắm từ vai trở xuống.
Đào Tuấn
(Lao động)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Đào Tuấn - Hối lộ tình dục và nhà công vụ
Hối lộ tình dục - Cụm từ lần đầu tiên xuất hiện chính thức ở Việt Nam, trong lĩnh vực chống tham nhũng, từ một quan chức có thẩm quyền của cơ quan chống tham nhũng.
Và, dù hối lộ tình dục “Chủ yếu là mới qua kênh báo chí”, dù “đây là lĩnh vực rất nhạy cảm” nhưng rõ ràng đó là một cái nhìn mới trong quan niệm tài sản hối lộ. Một cái nhìn thời sự và phải nói là cần thiết, để cuộc chiến chống tham nhũng có hướng đi, cách tìm cụ thể.
Khó chứng minh được "tội hối lộ tình dục" (Ảnh minh họa) |
Nhìn ra hối lộ tình dục cực khó, khó nhất là chuyện có nhân chứng vật chứng, bởi như lời Phó ban Nội chính T.Ư Nguyễn Doãn Khánh, thông thường cả người đưa và người nhận đều không muốn đề cập, không tiết lộ.
Nhưng có những hành vi tham nhũng rất dễ nhìn, thậm chí tham nhũng mà ai cũng thấy, một hình thức tham nhũng công khai. Đó là câu chuyện những ngôi nhà công vụ đang bị tham nhũng, chiếm dụng trái phép.
Tham nhũng nhà công vụ là từ dùng của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - ĐBQH Lê Như Tiến. Và trước nghị trường, trong một phiên họp được truyền hình trực tiếp đến cử tri, đến nhân dân, ông Tiến thẳng thắn nói đến những vị lãnh đạo cao cấp sau khi nghỉ hưu tự cho mình quyền sử dụng vĩnh viễn, biến công vụ thành tư vụ. Nhiều vị cho con cháu mượn theo cơ chế “ở nhờ giữ hộ”. Nhiều vị cầm chìa khóa về quê. Nhiều vị cho thuê để hàng tháng lấy một khoản tiền lớn hơn tiền lương nhiều lần.
Vô cùng bất bình đẳng. Với những giáo viên, những anh bác sĩ, những người lính đang ở biên cương vừa làm việc vừa sống trong những căn nhà tranh rách nát hoặc phải ở nhờ trong dân. Vô cùng thiếu công bằng, với những người đóng thuế xây nhà công vụ, vẫn cả đời đeo đuổi một giấc mơ ngôi nhà.
Nhưng bất bình đẳng nhất, thiếu công bằng nhất là ở chỗ hành vi chiếm dụng, hay tham nhũng này, chưa, nói đúng hơn là không bao giờ bị xử lý.
“Cán bộ lãnh đạo cao cấp là một loại “tài sản quốc gia” cần gìn giữ, nhưng nhà công vụ cũng là tài sản quốc gia. Đã đến lúc không thể để tài sản quốc gia này chiếm đoạt tài sản quốc gia khác” - Ông Tiến nói trước Quốc hội. Và rõ ràng, đây là lẽ công bằng phải thực hiện để những hành vi tham nhũng công khai này không còn là nỗi bất bình trong dân chúng, để kỷ cương phép nước được giữ vững, và quan trọng hơn, nói như ông Tiến, để xóa hoài nghi trong dư luận là chúng ta chỉ tắm từ vai trở xuống.
Đào Tuấn
(Lao động)