Xe cán chó
Dcm, vcl…
GS Văn Như Cương và “Những điều “cấm kỵ” khi lên Facebook” của Trường Lương Thế Vinh.
Dcm, vcl…
Giáo sư lừng lẫy Văn Như Cương vừa “nói lại cho rõ” về những điều cấm kỵ khi lên facebook do Trường Lương Thế Vinh ban hành đang gây sốt trên mạng.
Trả lời Giáo dục Việt Nam, ông khẳng định việc nói tục, chửi thề trong và ngoài nhà trường, kể cả trên Facebook là không được phép, (bởi) nói tục ở đâu cũng là một khuyết điểm: “Do vậy, tôi phải làm cho ra được quy định cụ thể về việc này. Tôi có quyền làm như thế trong phạm vi của trường, còn ai phê phán thế nào thì cứ phê phán, ai muốn vào học thì phải tuân theo quy định như vậy”.
Nhắc lại, dư luận đã ngay lập tức có phản ứng sau khi website của trường Lương Thế Vinh đăng công khai “Những điều “cấm kỵ” khi lên Facebook”. Theo đó: “Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt, ví dụ như dm, vcl, vl, bts,… Phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần việt; Tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai”.
Quy định này còn nêu rõ “Chỉ like Status khi đã đọc kỹ nội dung của nó. Nếu like những Status có nội dung xấu, chủ nhân Facebook sẽ bị quy trách nhiệm”; “Cần phải biết đấu tranh, bày tỏ quan điểm trước Status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh”…
Quả thực, câu chuyện học trò dùng facebook để ném đá thầy cô đã có những oái oăm vượt qua sự tưởng tượng của người lớn. Ở Quảng Nam, nữ sinh lớp 8 ra tuyên ngôn, có đoạn: Quay cóp phải ứng với 6 điều sau: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng. Khi bạn bè quay cóp bị bắt, phải tỏ ra thông cảm và làm ra vẻ mặt an ủi. Đó gọi là Nhân. Khi mình quay cóp bị bắt….thà chít cũng hông khai bạn bè mình ra. Đó gọi là Nghĩa. Đừng bao giờ
Còn vừa hôm qua, ở Hà Nội, nữ sinh, trên facebook tất nhiên, gọi cô giáo là “con điên”, là “đồ quái vật”: “Cô kính yêu ạ, cảm ơn cô đã cho em hiểu sâu sắc thế nào là đồ quái vật”.
Yêu cầu học sinh không nói tục chửi bậy trên facebook thực ra cũng giống không nói tục chửi bậy trong trường, ngoài đời sống. Quy định của Lương Thế Vinh, của thầy Văn Như Cương là cần thiết, là thời sự, là kịp thời, là… Chỉ có điều, câu hỏi “tại sao” thì không ai chịu đặt ra để trả lời. Không vô vớ cố trò Quảng Nam dùng face ném đá thầy. Không vô cớ nữ sinh Hà Nội gọi cô giáo là “đồ quái vật”.
Cái gốc của những câu chửi thề không bắt nguồn từ facebook. Lại càng không thuần túy chỉ bởi đó là thứ ngôn ngữ thời @. Mọi câu chửi, đều bắt đầu từ một tâm trạng. Và muốn những status của học trò không phải là chửi bới, thì thứ cần làm là sự nêu gương của thầy cô, là sự giải tỏa tâm trạng cho học trò. Chứ không phải là một quy định cấm này cấm nọ.
Có câu “Sở kỷ bất dục, vật thi ư nhân”.
Hôm kia, ở Đắk Lắk, một giảng viên Đại học Tây Nguyên dùng bằng giả bị khởi tố. Trước nữa, một trên youtube với nhan đề "Cô giáo đánh học sinh như tập boxinq - Hot hơn Gangnam Style" gây sốt trên mạng. Sau đó, học sinh đọc được câu này “Cô giáo (của trường Công nghiệp thực phẩm) chỉ vô tình, không chủ ý đánh học sinh”.
Muốn được tôn trọng, dường như phải bắt đầu bằng việc tôn trọng người khác.
Hôm qua, đã xảy ra một sự việc đau lòng. Một nữ sinh tường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng nhảy lầu chết trước mặt bạn học. Sự chua sót là nữ sinh này đã mắc chứng trầm cảm nhiều tháng qua. Và ngay cả khi vụ tự tử xảy ra không ai rõ nguyên nhân.
Giá cô có một tài khoản facebook. Giá cô lên đó, dù chỉ để viết một status bắt đầu bằng hai chữ dm.
http://laodong.com.vn/xa-hoi/dcm-vcl/99959.bld
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Dcm, vcl…
GS Văn Như Cương và “Những điều “cấm kỵ” khi lên Facebook” của Trường Lương Thế Vinh.
Dcm, vcl…
Giáo sư lừng lẫy Văn Như Cương vừa “nói lại cho rõ” về những điều cấm kỵ khi lên facebook do Trường Lương Thế Vinh ban hành đang gây sốt trên mạng.
Trả lời Giáo dục Việt Nam, ông khẳng định việc nói tục, chửi thề trong và ngoài nhà trường, kể cả trên Facebook là không được phép, (bởi) nói tục ở đâu cũng là một khuyết điểm: “Do vậy, tôi phải làm cho ra được quy định cụ thể về việc này. Tôi có quyền làm như thế trong phạm vi của trường, còn ai phê phán thế nào thì cứ phê phán, ai muốn vào học thì phải tuân theo quy định như vậy”.
Nhắc lại, dư luận đã ngay lập tức có phản ứng sau khi website của trường Lương Thế Vinh đăng công khai “Những điều “cấm kỵ” khi lên Facebook”. Theo đó: “Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt, ví dụ như dm, vcl, vl, bts,… Phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần việt; Tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai”.
Quy định này còn nêu rõ “Chỉ like Status khi đã đọc kỹ nội dung của nó. Nếu like những Status có nội dung xấu, chủ nhân Facebook sẽ bị quy trách nhiệm”; “Cần phải biết đấu tranh, bày tỏ quan điểm trước Status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh”…
Quả thực, câu chuyện học trò dùng facebook để ném đá thầy cô đã có những oái oăm vượt qua sự tưởng tượng của người lớn. Ở Quảng Nam, nữ sinh lớp 8 ra tuyên ngôn, có đoạn: Quay cóp phải ứng với 6 điều sau: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng. Khi bạn bè quay cóp bị bắt, phải tỏ ra thông cảm và làm ra vẻ mặt an ủi. Đó gọi là Nhân. Khi mình quay cóp bị bắt….thà chít cũng hông khai bạn bè mình ra. Đó gọi là Nghĩa. Đừng bao giờ
Còn vừa hôm qua, ở Hà Nội, nữ sinh, trên facebook tất nhiên, gọi cô giáo là “con điên”, là “đồ quái vật”: “Cô kính yêu ạ, cảm ơn cô đã cho em hiểu sâu sắc thế nào là đồ quái vật”.
Yêu cầu học sinh không nói tục chửi bậy trên facebook thực ra cũng giống không nói tục chửi bậy trong trường, ngoài đời sống. Quy định của Lương Thế Vinh, của thầy Văn Như Cương là cần thiết, là thời sự, là kịp thời, là… Chỉ có điều, câu hỏi “tại sao” thì không ai chịu đặt ra để trả lời. Không vô vớ cố trò Quảng Nam dùng face ném đá thầy. Không vô cớ nữ sinh Hà Nội gọi cô giáo là “đồ quái vật”.
Cái gốc của những câu chửi thề không bắt nguồn từ facebook. Lại càng không thuần túy chỉ bởi đó là thứ ngôn ngữ thời @. Mọi câu chửi, đều bắt đầu từ một tâm trạng. Và muốn những status của học trò không phải là chửi bới, thì thứ cần làm là sự nêu gương của thầy cô, là sự giải tỏa tâm trạng cho học trò. Chứ không phải là một quy định cấm này cấm nọ.
Có câu “Sở kỷ bất dục, vật thi ư nhân”.
Hôm kia, ở Đắk Lắk, một giảng viên Đại học Tây Nguyên dùng bằng giả bị khởi tố. Trước nữa, một trên youtube với nhan đề "Cô giáo đánh học sinh như tập boxinq - Hot hơn Gangnam Style" gây sốt trên mạng. Sau đó, học sinh đọc được câu này “Cô giáo (của trường Công nghiệp thực phẩm) chỉ vô tình, không chủ ý đánh học sinh”.
Muốn được tôn trọng, dường như phải bắt đầu bằng việc tôn trọng người khác.
Hôm qua, đã xảy ra một sự việc đau lòng. Một nữ sinh tường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng nhảy lầu chết trước mặt bạn học. Sự chua sót là nữ sinh này đã mắc chứng trầm cảm nhiều tháng qua. Và ngay cả khi vụ tự tử xảy ra không ai rõ nguyên nhân.
Giá cô có một tài khoản facebook. Giá cô lên đó, dù chỉ để viết một status bắt đầu bằng hai chữ dm.
http://laodong.com.vn/xa-hoi/dcm-vcl/99959.bld