Xe cán chó
Dư luận viên và sự kiêu ngạo cộng sản
Trong tuần qua các trang blog không sôi động những bài viết về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Úc, về Bộ trưởng Trần Đại Quang tại Mỹ, theo cái không khí rất chính trị của các trang blog tiếng Việt từ trước đến nay! Mà lại bàn nhiều đến… Dư luận viên!
Dư luận viên và màu đỏ
Đó là câu chuyện diễn ra vào ngày 14 tháng ba năm nay tại Hà nội. Một nhóm thanh niên mặc áo đỏ mang dòng chữ Dư luận viên mang cờ búa liềm đến bên tượng đài vua Lý. Giữa họ và nhóm người làm lễ dâng hương các liệt sĩ Garma 1988 đã xảy ra tranh cãi, nếu không muốn nói là có xô xát.
Câu chuyện càng trở trên thu hút hơn khi sau đó ông Thiếu tướng Giám đốc công an thành phố Hà nội Nguyễn Đức Chung tuyên bố với báo chí rằng những người mặc áo đỏ Dư luận viên ấy không phải là của công an, cũng chẳng phải của cơ quan tuyên truyền. Lại nữa nhiều tờ báo của nhà nước lại lên án hành động của nhóm người Dư luận viên áo đỏ.
Có cả cờ đỏ búa liềm, rồi hô rồi hét là như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng, rồi là đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm. Điều đó tạo nên một sự phản cảm vô cùng lớn trên các trang mạng xã hội, cũng như là đối với du khách nước ngoài và người dân có mặt ở bờ hồ sáng hôm đó.
-JB Nguyễn Hữu Vinh
Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, có mặc trong đoàn người tưởng niệm Garma nói:
“Lần này có khác hơn là có cả cờ đỏ búa liềm, rồi hô rồi hét là như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng, rồi là đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm. Điều đó tạo nên một sự phản cảm vô cùng lớn trên các trang mạng xã hội, cũng như là đối với du khách nước ngoài và người dân có mặt ở bờ hồ sáng hôm đó.”
Một thanh niên trong nhóm áo đỏ lại nói là họ không có hát như vậy, và rồi họ cũng đi tưởng niệm Garma, và báo chí đã không công bằng với họ.
Nhưng có một điều chắc chắn là trong thời buổi truyền thông mạng, những phút video, những hình ảnh của ngày hôm ấy nhanh chóng lan ra khắp các trang blog và cả những trang báo chính thống.
Khi xem các video này, một FBooker tên là Người Việt xấu xí viết rằng nếu bạn xem xong video này mà cảm thấy bình thường, không mảy may suy nghĩ gì về số phận của Dân tộc, Đất nước đang bị hỗn loạn, như vô chủ, vô chính phủ... thì bạn cần kiểm tra lại tư duy.”
Cũng trong suy nghĩ ấy, tác giả Lê Tuấn Huy viết trên blog Bauxite Vietnam:
“Hành động và thái độ của việc này gợi lên rằng, vào mạt kỳ của một nền độc tài, không những cái loạn của hiện tại đã định hình, cái loạn của tương lai cũng được dự báo: Trên đất nước này, một ngày kia, sẽ có cả những lực lượng cực hữu và cực tả đấu tranh hết sức gay gắt, thậm chí bằng chủ trương vũ lực. Cả hai dạng này, trong giới trẻ Việt, dường như đang dò dẫm định hình.”
Trên cùng trang blog Bauxite Vietnam, Mạnh Kim cho đăng lại bài viết dịch từ tiếng Hoa về những Dư luận viên bên Trung quốc, quốc gia có cùng thể chế chính trị với Việt Nam. Bài viết Ngũ Mao Đảng để chỉ những người nhận 5 xu để viết một bài chống lưng cho chế độ.
Nhìn những thanh niên trẻ tuổi xưng là dư luận viên mặc áo đỏ Hoàng Lan Mộc Châu viết trên Dân Làm Báo rằng
“Tôi tự hỏi liệu trong các em có mấy người thật sự tin vào chủ nghĩa cộng sản hay chỉ dựa vào đó như một thứ bạo lực băng đảng để nuôi sống mình, và đồng thời vuốt ve đề cao cái nghông nghênh của mình như những gangster, xã hội đen, bọn KKK hay lũ Mafia.”
Trở lại lời phát biểu của Giám đốc Công an Hà nội Nguyễn Đức Chung, không công nhận những người mặc áo đỏ là của mình, nhạc sĩ blogger Tuấn Khanh viết trong bài Đích đến của mọi tên gọi rằng:
“Dù sự nhố nhăng của đám người cờ đỏ sao vàng đó có thể được gọi là thành công trong việc phá sự trang nghiêm của lễ tưởng niệm, nhưng tính hạ cấp của hành động cũng như chủ trương khiến các nhà lãnh đạo cấp trên phải ngại ngùng, từ chối không liên quan. Về cơ bản, một nhà nước văn minh và pháp quyền không thể nào nhìn nhận mình đang nuôi dưỡng một lực lượng cực hữu điên cuồng như vậy.”
Cái trớ trêu ở đây là cái màu đỏ thường dùng cho những khuynh hướng mang màu sắc xã hội cánh tả lại được người nhạc sĩ gán cho cái nhãn cực hữu, từ thường dùng để chỉ những nhóm dân tộc chủ nghĩa, hay duy lợi quá khích trong xã hội tư bản.
Nhà văn Phạm Đình Trọng viết về cái màu đỏ đó như sau:
“Hình ảnh về cuộc tập hợp ngày 14.3.2015 ở Hà Nội đã để lại cho tôi ấn tượng mạnh về một màu đỏ mà mang hai sắc thái, hai cung bậc cảm xúc, ấn tượng đau xót về một dân tộc vốn suốt chiều dài lịch sử luôn thương yêu đùm bọc nhau vượt qua thiên tai, chống trả giặc để giữ mình và giữ nước, nhờ thế, dân tộc Việt Nam và đất nước Việt Nam mới còn được đến hôm nay, mà nay chia rẽ, li tán tan tác do màu đỏ kia mang lại.
Màu đỏ và màu vàng của máu và lửa là màu bao trùm thế giới suốt thế kỉ XX sôi sục cách mạng vô sản và chiến tranh ý thức hệ. Màu đỏ của lá cờ cộng sản thế giới, màu đỏ của lá cờ nhà nước cộng sản, màu đỏ của máu lửa cách mạng vô sản đã trở thành đặc hữu của thể chế cộng sản, màu đỏ đã trở thành biểu tượng của bạo lực chuyên chính và quyền lực cộng sản.”
Nhà văn vốn là một cựu đảng viên cộng sản đề nghị rằng những người tưởng niệm các tử sĩ hy sinh về biển đảo hàng năm không nên dùng cái màu đỏ ấy nữa, vì đối với ông nó chỉ gợi nên những nỗi kinh hoàng.
Đối với nhà khoa học Nguyễn Văn Tuấn thì cái màu đỏ đó cùng với cái màu vàng của búa và liềm đem lại cho ông một cảm giác về sự tối tăm và lạc hậu:
“Đối với người nước ngoài và đa số những người dùng lí trí thì cái lá cờ búa liềm đó được hiểu như là một biểu tượng của sự lạc hậu. Ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa cũ, chính quyền ra luật và lệnh cấm treo những biểu tượng cộng sản ở nơi công cộng. Những biểu tượng đó là cờ đỏ búa liềm; tượng Marx, Lenin, Stalin, v.v. Những biểu tượng đó khơi dậy kí ức chết chóc, đau buồn, bạo lực, phi dân tộc tính mà xã hội họ từng hứng chịu trong thời bị kìm kẹp trong gọng kìm xhcn. Chúng (những biểu tượng đó) còn thể hiện sự lạc hậu của một quốc gia, bởi vì cả thế giới đang tiến về phía tự do, dân chủ, và văn minh; chỉ còn sót lại vài nước mà biểu ngữ thì hô hào lý tưởng xhcn nhưng làm thì còn hơn cả chế độ tư bản bán khai.”
Sự kiêu ngạo cộng sản
Việc xuống cấp đạo đức xã hội ngày nay là hệ quả của hệ thống tổ chức xã hội xuyên suốt từ khi lập quốc theo hệ ý thức Marx-Lenin. Khi nền tảng đạo đức không vững mạnh, bén rễ thì sự lung lay là tất yếu do không đủ sức đề kháng với những cái không phù hợp.
-Vi Anh
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cũng vừa phát hiện ra rằng chi phí mà ngân sách quốc gia phải chi tiêu hàng năm giành cho văn phòng trung ương đảng cộng sản Việt Nam, cái đảng có búa liềm làm biểu trưng, cao hơn cả ngân sách giành cho hai trường Đại học quốc gia Hà nội và Sài gòn cộng lại.
Việc phân chia tiền bạc cụ thể đó của ngân sách quốc gia thể hiện cái cách mà những người đang nắm quyền ở Việt Nam coi trọng ý thức hệ của đảng cộng sản tới dường nào.
Bình luận về những sự kiện mới đây liên quan đến bạo lực học đường ở Trà Vinh, tác giả Vi Anh viết rằng:
“Như vậy việc xuống cấp đạo đức xã hội ngày nay là hệ quả của hệ thống tổ chức xã hội xuyên suốt từ khi lập quốc theo hệ ý thức Marx-Lenin. Đây không phải là hậu quả của nền kinh thế thị trường. Kinh tế thị trường có thể chỉ là chất xúc tác. Khi nền tảng đạo đức không vững mạnh, bén rễ thì sự lung lay là tất yếu do không đủ sức đề kháng với những cái không phù hợp.”
Có thể là bạo lực học đường có thể có ở mọi quốc gia, nhưng ở Việt Nam thì ai chịu trách nhiệm về những chuyện đó ngoài những người cầm quyền liên tục trên cả nước suốt 40 năm nay cùng ý thức hệ của họ?
Câu chuyện của các blogger trong tuần này là dư luận viên và đảng mà họ tôn thờ không làm họ quên đi kế hoạch hoành tráng và vĩ đại về tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng sẽ được thực hiện ở tỉnh nghèo bậc nhất Việt Nam là tỉnh Quảng Nam. Blogger Tưởng Năng Tiến ví việc xây tượng đài giống như chuyện người nghèo chơi voi. Và những bà cụ già người Việt Nam sau bao nhiêu mất mát của gia đình trong chiến tranh nay được hưởng một cái tượng đài rất to và rất mắc tiền.
Tượng đài ấy được blogger Cánh Cò nhìn ra như là một sự ngạo mạn. Theo Cánh Cò thì cái tượng đài ấy nó mang đầy tính đảng, làm nặng nề hơn sự chia cắt trong lòng dân tộc hơn 40 năm qua. Cánh Cò hỏi là còn có những bà mẹ của những người con chống đảng thì sao? Họ sẽ nghĩ gì khi nhìn cái tượng đài ấy. Cánh Cò kết luận rằng đấy là một sự ngạo mạn mà chỉ những người cộng sản mới có.
Facebooker Kinh Thư thì hỏi lại:
“Có ai tìm và thấy được tính khiêm cung, khiêm tốn, khiêm nhường trong người Cộng Sản không nhỉ?”
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Dư luận viên và sự kiêu ngạo cộng sản
Trong tuần qua các trang blog không sôi động những bài viết về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Úc, về Bộ trưởng Trần Đại Quang tại Mỹ, theo cái không khí rất chính trị của các trang blog tiếng Việt từ trước đến nay! Mà lại bàn nhiều đến… Dư luận viên!
Dư luận viên và màu đỏ
Đó là câu chuyện diễn ra vào ngày 14 tháng ba năm nay tại Hà nội. Một nhóm thanh niên mặc áo đỏ mang dòng chữ Dư luận viên mang cờ búa liềm đến bên tượng đài vua Lý. Giữa họ và nhóm người làm lễ dâng hương các liệt sĩ Garma 1988 đã xảy ra tranh cãi, nếu không muốn nói là có xô xát.
Câu chuyện càng trở trên thu hút hơn khi sau đó ông Thiếu tướng Giám đốc công an thành phố Hà nội Nguyễn Đức Chung tuyên bố với báo chí rằng những người mặc áo đỏ Dư luận viên ấy không phải là của công an, cũng chẳng phải của cơ quan tuyên truyền. Lại nữa nhiều tờ báo của nhà nước lại lên án hành động của nhóm người Dư luận viên áo đỏ.
Có cả cờ đỏ búa liềm, rồi hô rồi hét là như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng, rồi là đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm. Điều đó tạo nên một sự phản cảm vô cùng lớn trên các trang mạng xã hội, cũng như là đối với du khách nước ngoài và người dân có mặt ở bờ hồ sáng hôm đó.
-JB Nguyễn Hữu Vinh
Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, có mặc trong đoàn người tưởng niệm Garma nói:
“Lần này có khác hơn là có cả cờ đỏ búa liềm, rồi hô rồi hét là như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng, rồi là đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm. Điều đó tạo nên một sự phản cảm vô cùng lớn trên các trang mạng xã hội, cũng như là đối với du khách nước ngoài và người dân có mặt ở bờ hồ sáng hôm đó.”
Một thanh niên trong nhóm áo đỏ lại nói là họ không có hát như vậy, và rồi họ cũng đi tưởng niệm Garma, và báo chí đã không công bằng với họ.
Nhưng có một điều chắc chắn là trong thời buổi truyền thông mạng, những phút video, những hình ảnh của ngày hôm ấy nhanh chóng lan ra khắp các trang blog và cả những trang báo chính thống.
Khi xem các video này, một FBooker tên là Người Việt xấu xí viết rằng nếu bạn xem xong video này mà cảm thấy bình thường, không mảy may suy nghĩ gì về số phận của Dân tộc, Đất nước đang bị hỗn loạn, như vô chủ, vô chính phủ... thì bạn cần kiểm tra lại tư duy.”
Cũng trong suy nghĩ ấy, tác giả Lê Tuấn Huy viết trên blog Bauxite Vietnam:
“Hành động và thái độ của việc này gợi lên rằng, vào mạt kỳ của một nền độc tài, không những cái loạn của hiện tại đã định hình, cái loạn của tương lai cũng được dự báo: Trên đất nước này, một ngày kia, sẽ có cả những lực lượng cực hữu và cực tả đấu tranh hết sức gay gắt, thậm chí bằng chủ trương vũ lực. Cả hai dạng này, trong giới trẻ Việt, dường như đang dò dẫm định hình.”
Trên cùng trang blog Bauxite Vietnam, Mạnh Kim cho đăng lại bài viết dịch từ tiếng Hoa về những Dư luận viên bên Trung quốc, quốc gia có cùng thể chế chính trị với Việt Nam. Bài viết Ngũ Mao Đảng để chỉ những người nhận 5 xu để viết một bài chống lưng cho chế độ.
Nhìn những thanh niên trẻ tuổi xưng là dư luận viên mặc áo đỏ Hoàng Lan Mộc Châu viết trên Dân Làm Báo rằng
“Tôi tự hỏi liệu trong các em có mấy người thật sự tin vào chủ nghĩa cộng sản hay chỉ dựa vào đó như một thứ bạo lực băng đảng để nuôi sống mình, và đồng thời vuốt ve đề cao cái nghông nghênh của mình như những gangster, xã hội đen, bọn KKK hay lũ Mafia.”
Trở lại lời phát biểu của Giám đốc Công an Hà nội Nguyễn Đức Chung, không công nhận những người mặc áo đỏ là của mình, nhạc sĩ blogger Tuấn Khanh viết trong bài Đích đến của mọi tên gọi rằng:
“Dù sự nhố nhăng của đám người cờ đỏ sao vàng đó có thể được gọi là thành công trong việc phá sự trang nghiêm của lễ tưởng niệm, nhưng tính hạ cấp của hành động cũng như chủ trương khiến các nhà lãnh đạo cấp trên phải ngại ngùng, từ chối không liên quan. Về cơ bản, một nhà nước văn minh và pháp quyền không thể nào nhìn nhận mình đang nuôi dưỡng một lực lượng cực hữu điên cuồng như vậy.”
Cái trớ trêu ở đây là cái màu đỏ thường dùng cho những khuynh hướng mang màu sắc xã hội cánh tả lại được người nhạc sĩ gán cho cái nhãn cực hữu, từ thường dùng để chỉ những nhóm dân tộc chủ nghĩa, hay duy lợi quá khích trong xã hội tư bản.
Nhà văn Phạm Đình Trọng viết về cái màu đỏ đó như sau:
“Hình ảnh về cuộc tập hợp ngày 14.3.2015 ở Hà Nội đã để lại cho tôi ấn tượng mạnh về một màu đỏ mà mang hai sắc thái, hai cung bậc cảm xúc, ấn tượng đau xót về một dân tộc vốn suốt chiều dài lịch sử luôn thương yêu đùm bọc nhau vượt qua thiên tai, chống trả giặc để giữ mình và giữ nước, nhờ thế, dân tộc Việt Nam và đất nước Việt Nam mới còn được đến hôm nay, mà nay chia rẽ, li tán tan tác do màu đỏ kia mang lại.
Màu đỏ và màu vàng của máu và lửa là màu bao trùm thế giới suốt thế kỉ XX sôi sục cách mạng vô sản và chiến tranh ý thức hệ. Màu đỏ của lá cờ cộng sản thế giới, màu đỏ của lá cờ nhà nước cộng sản, màu đỏ của máu lửa cách mạng vô sản đã trở thành đặc hữu của thể chế cộng sản, màu đỏ đã trở thành biểu tượng của bạo lực chuyên chính và quyền lực cộng sản.”
Nhà văn vốn là một cựu đảng viên cộng sản đề nghị rằng những người tưởng niệm các tử sĩ hy sinh về biển đảo hàng năm không nên dùng cái màu đỏ ấy nữa, vì đối với ông nó chỉ gợi nên những nỗi kinh hoàng.
Đối với nhà khoa học Nguyễn Văn Tuấn thì cái màu đỏ đó cùng với cái màu vàng của búa và liềm đem lại cho ông một cảm giác về sự tối tăm và lạc hậu:
“Đối với người nước ngoài và đa số những người dùng lí trí thì cái lá cờ búa liềm đó được hiểu như là một biểu tượng của sự lạc hậu. Ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa cũ, chính quyền ra luật và lệnh cấm treo những biểu tượng cộng sản ở nơi công cộng. Những biểu tượng đó là cờ đỏ búa liềm; tượng Marx, Lenin, Stalin, v.v. Những biểu tượng đó khơi dậy kí ức chết chóc, đau buồn, bạo lực, phi dân tộc tính mà xã hội họ từng hứng chịu trong thời bị kìm kẹp trong gọng kìm xhcn. Chúng (những biểu tượng đó) còn thể hiện sự lạc hậu của một quốc gia, bởi vì cả thế giới đang tiến về phía tự do, dân chủ, và văn minh; chỉ còn sót lại vài nước mà biểu ngữ thì hô hào lý tưởng xhcn nhưng làm thì còn hơn cả chế độ tư bản bán khai.”
Sự kiêu ngạo cộng sản
Việc xuống cấp đạo đức xã hội ngày nay là hệ quả của hệ thống tổ chức xã hội xuyên suốt từ khi lập quốc theo hệ ý thức Marx-Lenin. Khi nền tảng đạo đức không vững mạnh, bén rễ thì sự lung lay là tất yếu do không đủ sức đề kháng với những cái không phù hợp.
-Vi Anh
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cũng vừa phát hiện ra rằng chi phí mà ngân sách quốc gia phải chi tiêu hàng năm giành cho văn phòng trung ương đảng cộng sản Việt Nam, cái đảng có búa liềm làm biểu trưng, cao hơn cả ngân sách giành cho hai trường Đại học quốc gia Hà nội và Sài gòn cộng lại.
Việc phân chia tiền bạc cụ thể đó của ngân sách quốc gia thể hiện cái cách mà những người đang nắm quyền ở Việt Nam coi trọng ý thức hệ của đảng cộng sản tới dường nào.
Bình luận về những sự kiện mới đây liên quan đến bạo lực học đường ở Trà Vinh, tác giả Vi Anh viết rằng:
“Như vậy việc xuống cấp đạo đức xã hội ngày nay là hệ quả của hệ thống tổ chức xã hội xuyên suốt từ khi lập quốc theo hệ ý thức Marx-Lenin. Đây không phải là hậu quả của nền kinh thế thị trường. Kinh tế thị trường có thể chỉ là chất xúc tác. Khi nền tảng đạo đức không vững mạnh, bén rễ thì sự lung lay là tất yếu do không đủ sức đề kháng với những cái không phù hợp.”
Có thể là bạo lực học đường có thể có ở mọi quốc gia, nhưng ở Việt Nam thì ai chịu trách nhiệm về những chuyện đó ngoài những người cầm quyền liên tục trên cả nước suốt 40 năm nay cùng ý thức hệ của họ?
Câu chuyện của các blogger trong tuần này là dư luận viên và đảng mà họ tôn thờ không làm họ quên đi kế hoạch hoành tráng và vĩ đại về tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng sẽ được thực hiện ở tỉnh nghèo bậc nhất Việt Nam là tỉnh Quảng Nam. Blogger Tưởng Năng Tiến ví việc xây tượng đài giống như chuyện người nghèo chơi voi. Và những bà cụ già người Việt Nam sau bao nhiêu mất mát của gia đình trong chiến tranh nay được hưởng một cái tượng đài rất to và rất mắc tiền.
Tượng đài ấy được blogger Cánh Cò nhìn ra như là một sự ngạo mạn. Theo Cánh Cò thì cái tượng đài ấy nó mang đầy tính đảng, làm nặng nề hơn sự chia cắt trong lòng dân tộc hơn 40 năm qua. Cánh Cò hỏi là còn có những bà mẹ của những người con chống đảng thì sao? Họ sẽ nghĩ gì khi nhìn cái tượng đài ấy. Cánh Cò kết luận rằng đấy là một sự ngạo mạn mà chỉ những người cộng sản mới có.
Facebooker Kinh Thư thì hỏi lại:
“Có ai tìm và thấy được tính khiêm cung, khiêm tốn, khiêm nhường trong người Cộng Sản không nhỉ?”