Sức khỏe và đời sống
Giải mã chứng tự kỷ
Giải mã chứng tự kỷ
Trên lĩnh vực y tế, số lượng người mắc chứng tự kỷ tăng nhanh một cách đáng báo động trong vòng 50 năm gần đây. Hiện tại Mỹ, cứ 68 trẻ em có một em bị tự kỷ, trong khi tỉ lệ này là 1/100 trong thập niên 1990 và 1/5.000 trong những năm 1970.
Theo cảnh báo của các nhà khoa học nổi tiếng, được tuần báo L’Obs trích trong bài viết « Phải chăng đang có 'dịch' tự kỷ ? », những tác hại do ô nhiễm hóa học có mối liên hệ với chứng rối loạn này. Trong khi Hoa Kỳ là nước duy nhất trên thế giới thống kê chi tiết về căn bệnh, việc này vẫn còn hiếm tại một số nước phát triển, như Anh, Pháp, Hàn Quốc…
Phải nói là quan niệm về chứng tự kỷ ngày nay khác với phát hiện đầu tiên vào năm 1943 của nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em người Mỹ Leo Kanner. Với nhà nghiên cứu Mỹ, chứng rối loạn này được « gắn » cho những trẻ có cử chỉ lặp lại, hoảng sợ khi tiếp xúc và thay đổi, không có khả năng giao tiếp. Ngày nay, các triệu chứng tự kỷ gồm cả hội chứng rối loạn phát triển Asperger, có nghĩa là những người có trí thông minh cao, có khiếu tính nhẩm hay học ngoại ngữ, hay những trẻ thiểu năng trí tuệ và xã hội.
Theo nhận định của ông Michael Rosnoff, giám đốc khoa học của hội Autisme Speaks, trẻ em da trắng xuất thân trong các gia đình khá giả dường như bị mắc chứng này nhiều hơn là trẻ em da đen hay gốc Tây Ban Nha. Cha mẹ của những em này thường được thông tin tốt hơn và giúp các em được điều trị tốt hơn.
Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn này ? Trước hết là yếu tố di truyền. Tiếp theo là tuổi của cha mẹ : « Trở thành cha khi tuổi cao cũng có nhiều rùi ro » là lời cảnh báo của bác sĩ nhi khoa di truyền học Arnold Munnich, về phía người mẹ « rủi ro còn rõ ràng hơn ». Ngoài ra, rất nhiều nhà khoa học cũng nhắc đến yếu tố ô nhiễm môi trường. Phụ nữ bị tiếp xúc nhiều với phân bón hóa học có tỉ lệ sinh con mắc chứng tự kỷ cao hơn. Hút thuốc lá và uống rượu trong thời gian mang thai cũng gây nguy hiểm và tăng nguy cơ rối loạn cho bào thai.
Theo lời khuyên của nhà nghiên cứu Barbara Demeneix, thuộc Bảo tàng Con người Paris, « các bà mẹ tương lai nên cố ăn tối đa thực phẩm sạch, hạn chế dùng mỹ phẩm, tắm bằng các loại xà phòng, sử dụng các chất tẩy vô hại. Vì khi tiếp xúc với các loại kem, chất tẩy rửa, bột giặt, phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm các phân tử hóa học cao gấp 6 lần đàn ông ». Cuối cùng, phải nhắc đến i-ốt, chất có chức năng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển não.
Giải mã chứng tự kỷ
Giải mã chứng tự kỷ
Trên lĩnh vực y tế, số lượng người mắc chứng tự kỷ tăng nhanh một cách đáng báo động trong vòng 50 năm gần đây. Hiện tại Mỹ, cứ 68 trẻ em có một em bị tự kỷ, trong khi tỉ lệ này là 1/100 trong thập niên 1990 và 1/5.000 trong những năm 1970.
Theo cảnh báo của các nhà khoa học nổi tiếng, được tuần báo L’Obs trích trong bài viết « Phải chăng đang có 'dịch' tự kỷ ? », những tác hại do ô nhiễm hóa học có mối liên hệ với chứng rối loạn này. Trong khi Hoa Kỳ là nước duy nhất trên thế giới thống kê chi tiết về căn bệnh, việc này vẫn còn hiếm tại một số nước phát triển, như Anh, Pháp, Hàn Quốc…
Phải nói là quan niệm về chứng tự kỷ ngày nay khác với phát hiện đầu tiên vào năm 1943 của nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em người Mỹ Leo Kanner. Với nhà nghiên cứu Mỹ, chứng rối loạn này được « gắn » cho những trẻ có cử chỉ lặp lại, hoảng sợ khi tiếp xúc và thay đổi, không có khả năng giao tiếp. Ngày nay, các triệu chứng tự kỷ gồm cả hội chứng rối loạn phát triển Asperger, có nghĩa là những người có trí thông minh cao, có khiếu tính nhẩm hay học ngoại ngữ, hay những trẻ thiểu năng trí tuệ và xã hội.
Theo nhận định của ông Michael Rosnoff, giám đốc khoa học của hội Autisme Speaks, trẻ em da trắng xuất thân trong các gia đình khá giả dường như bị mắc chứng này nhiều hơn là trẻ em da đen hay gốc Tây Ban Nha. Cha mẹ của những em này thường được thông tin tốt hơn và giúp các em được điều trị tốt hơn.
Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn này ? Trước hết là yếu tố di truyền. Tiếp theo là tuổi của cha mẹ : « Trở thành cha khi tuổi cao cũng có nhiều rùi ro » là lời cảnh báo của bác sĩ nhi khoa di truyền học Arnold Munnich, về phía người mẹ « rủi ro còn rõ ràng hơn ». Ngoài ra, rất nhiều nhà khoa học cũng nhắc đến yếu tố ô nhiễm môi trường. Phụ nữ bị tiếp xúc nhiều với phân bón hóa học có tỉ lệ sinh con mắc chứng tự kỷ cao hơn. Hút thuốc lá và uống rượu trong thời gian mang thai cũng gây nguy hiểm và tăng nguy cơ rối loạn cho bào thai.
Theo lời khuyên của nhà nghiên cứu Barbara Demeneix, thuộc Bảo tàng Con người Paris, « các bà mẹ tương lai nên cố ăn tối đa thực phẩm sạch, hạn chế dùng mỹ phẩm, tắm bằng các loại xà phòng, sử dụng các chất tẩy vô hại. Vì khi tiếp xúc với các loại kem, chất tẩy rửa, bột giặt, phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm các phân tử hóa học cao gấp 6 lần đàn ông ». Cuối cùng, phải nhắc đến i-ốt, chất có chức năng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển não.