Tin nóng trong ngày
Hầm thử hạt nhân Punggye-ri ở Triều Tiên sập 2 lần, 200 người chết
Theo đó, khoảng 100 người Triều Tiên đã bị chôn vùi khi một đoạn đường hầm chưa hoàn thiện tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri bị đổ sập. Một nhóm khoảng 100 người sau đó đã được huy động tìm kiếm các nạn nhân bên dưới thì bất ngờ đường hầm bị đổ sập lần hai, chôn vùi cả nhóm này.
Hầm thử hạt nhân Punggye-ri ở Triều Tiên sập 2 lần, 200 người chết
TTO - Chiều 31-10, truyền thông Hàn Quốc và Nhật Bản đồng loạt đưa tin một vụ sập hầm tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của CHDCND Triều Tiên có thể đã chôn vùi hơn 200 người.
Theo Đài truyền hình Asahi của Nhật Bản, vụ sập hầm là một thảm kịch kép. Thông tin này sau đó được Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lại ngày 31-10.
Cả hai đều không nói rõ thời gian xảy ra thảm kịch nhưng có những thông tin khá cụ thể như chi tiết vì sao 200 người bị chôn vùi.
Theo đó, khoảng 100 người Triều Tiên (có thể là công nhân) đã bị chôn vùi khi một đoạn đường hầm chưa hoàn thiện tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri bị đổ sập. Một nhóm khoảng 100 người sau đó đã được huy động tìm kiếm các nạn nhân bên dưới đống đổ nát thì bất ngờ đường hầm bị đổ sập lần hai, chôn vùi cả nhóm này.
Không rõ số phận của nhóm 200 người nói trên. Phía Triều Tiên vẫn chưa lên tiếng trước thông tin từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Punggye-ri là bãi thử hạt nhân ưa thích của Triều Tiên. Tất cả 6 lần thử hạt nhân gần đây của Bình Nhưỡng, bao gồm cả vụ ngày 3-9-2017, đều diễn ra tại khu vực này. Vụ thử hạt nhân ngày 3-9 của Triều Tiên đã gây ra lở đất tại khu vực quanh bãi thử Punggye-ri, song không phát hiện hố sụt lún do vụ nổ.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ước tính vụ thử hạt nhân ngày 3-9 có sức công phá khoảng 50 kiloton, trong khi trang 38 North nhận định sức công phá của vụ nổ này là trên 100 kiloton.
Nhật Bản ước lượng sức công phá của vụ nổ là 120 kiloton, mạnh gấp 8 lần so với quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, nền địa chất tại Punggye-ri có thể đã không ổn định sau 6 lần thử hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Ngày 6-9, trang thông tin điện tử 38 North, có kết nối với Đại học Johns Hopkins của Mỹ, đã công bố những hình ảnh vệ tinh ghi lại thay đổi của bề mặt bãi thử Punggye-ri ngày 4-9 sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên tại đây.
Hình ảnh ghi lại cho thấy rung chấn từ vụ nổ đã khiến đất đá bay lên không trung và nhiều vệt lở đất nhỏ xung quanh. Theo 38 North, những nhiễu loạn này nhiều hơn và xảy ra trên phạm vi rộng hơn so với những hiện tượng ghi nhận được trong 5 vụ thử hạt nhân trước đó của Triều Tiên. Tuy nhiên, dường không có dấu vết hố sụt lún do vụ nổ như giả thiết dựa trên rung chấn sau vụ thử.
Theo Cơ quan địa chấn Mỹ, vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, được tiến hành sâu dưới lòng đất ở bãi thử Punggye-ri hôm 3-9, đã gây một trận động đất mạnh 6,3 độ Richter và kéo theo dư chấn mạnh 4,1 độ Richter ít phút sau đó, khiến giới chuyên gia quan ngại khả năng sụt lún đất đá tại khu vực bãi thử và chất phóng xạ có thể bị rò rỉ vào không khí.
Asahi TV
Bàn ra tán vào (0)
Hầm thử hạt nhân Punggye-ri ở Triều Tiên sập 2 lần, 200 người chết
Theo đó, khoảng 100 người Triều Tiên đã bị chôn vùi khi một đoạn đường hầm chưa hoàn thiện tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri bị đổ sập. Một nhóm khoảng 100 người sau đó đã được huy động tìm kiếm các nạn nhân bên dưới thì bất ngờ đường hầm bị đổ sập lần hai, chôn vùi cả nhóm này.
Hầm thử hạt nhân Punggye-ri ở Triều Tiên sập 2 lần, 200 người chết
TTO - Chiều 31-10, truyền thông Hàn Quốc và Nhật Bản đồng loạt đưa tin một vụ sập hầm tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của CHDCND Triều Tiên có thể đã chôn vùi hơn 200 người.
Theo Đài truyền hình Asahi của Nhật Bản, vụ sập hầm là một thảm kịch kép. Thông tin này sau đó được Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lại ngày 31-10.
Cả hai đều không nói rõ thời gian xảy ra thảm kịch nhưng có những thông tin khá cụ thể như chi tiết vì sao 200 người bị chôn vùi.
Theo đó, khoảng 100 người Triều Tiên (có thể là công nhân) đã bị chôn vùi khi một đoạn đường hầm chưa hoàn thiện tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri bị đổ sập. Một nhóm khoảng 100 người sau đó đã được huy động tìm kiếm các nạn nhân bên dưới đống đổ nát thì bất ngờ đường hầm bị đổ sập lần hai, chôn vùi cả nhóm này.
Không rõ số phận của nhóm 200 người nói trên. Phía Triều Tiên vẫn chưa lên tiếng trước thông tin từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Punggye-ri là bãi thử hạt nhân ưa thích của Triều Tiên. Tất cả 6 lần thử hạt nhân gần đây của Bình Nhưỡng, bao gồm cả vụ ngày 3-9-2017, đều diễn ra tại khu vực này. Vụ thử hạt nhân ngày 3-9 của Triều Tiên đã gây ra lở đất tại khu vực quanh bãi thử Punggye-ri, song không phát hiện hố sụt lún do vụ nổ.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ước tính vụ thử hạt nhân ngày 3-9 có sức công phá khoảng 50 kiloton, trong khi trang 38 North nhận định sức công phá của vụ nổ này là trên 100 kiloton.
Nhật Bản ước lượng sức công phá của vụ nổ là 120 kiloton, mạnh gấp 8 lần so với quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, nền địa chất tại Punggye-ri có thể đã không ổn định sau 6 lần thử hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Ngày 6-9, trang thông tin điện tử 38 North, có kết nối với Đại học Johns Hopkins của Mỹ, đã công bố những hình ảnh vệ tinh ghi lại thay đổi của bề mặt bãi thử Punggye-ri ngày 4-9 sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên tại đây.
Hình ảnh ghi lại cho thấy rung chấn từ vụ nổ đã khiến đất đá bay lên không trung và nhiều vệt lở đất nhỏ xung quanh. Theo 38 North, những nhiễu loạn này nhiều hơn và xảy ra trên phạm vi rộng hơn so với những hiện tượng ghi nhận được trong 5 vụ thử hạt nhân trước đó của Triều Tiên. Tuy nhiên, dường không có dấu vết hố sụt lún do vụ nổ như giả thiết dựa trên rung chấn sau vụ thử.
Theo Cơ quan địa chấn Mỹ, vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, được tiến hành sâu dưới lòng đất ở bãi thử Punggye-ri hôm 3-9, đã gây một trận động đất mạnh 6,3 độ Richter và kéo theo dư chấn mạnh 4,1 độ Richter ít phút sau đó, khiến giới chuyên gia quan ngại khả năng sụt lún đất đá tại khu vực bãi thử và chất phóng xạ có thể bị rò rỉ vào không khí.
Asahi TV