Tin nóng trong ngày
Hậu đảo chính: Thổ bị loại khỏi NATO, hết đường vào EU?
14 chiến hạm và Tư lệnh hải quân “mất tích”
Theo tin của giới truyền thông Ankara, sau khi cuộc đảo chính quân sự vào rạng sáng ngày 16/7 của giới chức lãnh đạo quân đội thất bại, 14 tàu chiến của Hải quân nước này đã mất liên lạc. Đồng thời, số phận ban chỉ huy hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đến nay cũng chưa được rõ.
Tờ The Times dẫn nguồn tin riêng cho biết, sau khi cuộc đảo chính bị dập tắt, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ kiểm điểm thấy thiếu mất 14 chiến hạm, chỉ huy Hạm đội là Tư lệnh, Đô đốc Veysel Kosele cũng không bắt được liên lạc từ sáng ngày 16/7.
Hiện chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cũng như giới lãnh đạo quân đội cũng chưa xác định được là ông này đang bị phái nổi loạn bắt cóc làm con tin, hay chính ông cũng thuộc vào số các thủ lĩnh của cuộc đảo chính.
Trước khi nổ ra đảo chính, những con tàu đang tạm coi là “mất tích” này đang làm nhiệm vụ trực chiến tại vùng biển Aegean và Biển Đen.
Theo thông tin của The Times, ngoài một số tàu hiện không rõ tung tích, có một số tàu vẫn xác định được địa điểm. Tuy nhiên, mặc dù các tàu này vẫn xác định được vị trí bằng radar hay vệ tinh, nhưng chúng không hề bắt sóng liên lạc và cũng không trở về cảng.
Ngoài ra, một số tàu không liên lạc với Ban chỉ huy hải quân và cũng không tìm thấy tung tích đã làm dậy lên suy đoán rằng chúng có thể đã đến hải cảng của Hy Lạp. Sau cố gắng đảo chính ngày 16/7, có 8 sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ đã xin tị nạn ở Hy Lạp, họ đến đó bằng máy bay trực thăng.
Theo nguồn tin riêng của truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, những sĩ quan trên các tàu ủng hộ đảo chính đã lừa Đô đốc Kezeli, khi thông báo với ông này là xảy ra cuộc tấn công khủng bố. Tuy nhiên, những nguồn tin này cũng không xác định được là hiện vị Tư lệnh hải quân đang ở đâu.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối bình luận về sự cố với vị chỉ huy lực lượng hải quân, nhưng khẳng định đang truy nã các nghi phạm kích động nổi loạn trong lực lượng hải quân nước này.
42 máy bay chiến đấu và trực thăng đi đâu không rõ
Ngoài sự cố “thất tung” của vị Tư lệnh hải quân và 14 tàu chiến, tờ The Times còn cho biết, ít nhất đã có 42 chiếc máy bay trực thăng chiến đấu đã biến mất khỏi kho quân sự ở căn cứ không quân Incirlik nằm ở miền nam nước này.
Được biết, căn cứ không quân này là nơi tập kết các máy bay chiến đấu Mỹ-NATO phục vụ cho cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Iraq và Syria, thậm chí nó còn có kho chứa các vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ và NATO.
Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ tư lệnh căn cứ Incirlik là chuẩn tướng Bekyra Ercan Wang vì tội đồng lõa với quân phiến loạn trong âm mưu cướp chính quyền. Sau đó, chính quyền Ankara đã ra lệnh phong tỏa căn cứ không quân này, kể cả các máy bay của Mỹ và đồng minh.
Các hoạt động đề phòng khẩn cấp đã được áp dụng sau khi có ít nhất 3 chiếc trực thăng trong số vừa bị đánh cắp từ căn cứ Incirlik bay qua lại trên bầu trời Istanbul. Ngay sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh bắn hạ bất kỳ chiếc trực thăng “nghi vấn” nào mà không cần cảnh báo trước.
Việc đáng ngại là sau đó, mới chỉ có vài chiếc trong số 42 máy bay mất tích này xuất hiện trong những ngày đảo chính vừa qua, số còn lại chưa rõ đang tập kết ở đâu. Ngoài ra, Ankara còn đang che dấu việc lực lượng đảo chính đang nắm giữ một số máy bay F-16 nhất định.
Đây là thông tin rất đáng lo bởi rất có thể giới tướng lĩnh quân sự đang giấu các máy bay ở một địa điểm rừng núi bí mật nào đó.
Việc 42 máy bay trực thăng biến mất khỏi kho quân sự, cùng với thông tin trước đó chuyên cơ của ông Erdogan đã bị 2 máy bay tiêm kích F-16 của lực lượng phản loạn bám sát và sau đó bay đi đâu không rõ đã làm dấy lên lo ngại sẽ nổ ra cuộc đảo chính thứ 2 chống lại chính quyền Erdogan.
Kênh truyền hình Mỹ CNN bình luận rằng, có vẻ như những người muốn đảo chính “không cam lòng” sau thất bại đầu tiên và sẽ có hành động tiếp theo. Tuy sẽ khó thành công nhưng họ vẫn sẽ thực hiện bởi không muốn bị thất bại trong tay Tổng thống Erdogan.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị loại khỏi NATO
Nếu tiếp tục xảy ra chính biến, rất có thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị loại ra khỏi khối Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, bởi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lên tiếng hôm 18/7 rằng, có thể sẽ không có chỗ cho một nước thành viên NATO khi nước đó để xảy ra các cuộc đảo chính quân sự.
Ngoài ra, hôm 19/7, ông Johannes Hahn, Ủy viên châu Âu về chính sách láng giềng và đàm phán mở rộng tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ không tuân thủ luật pháp quốc tế khi tiến hành đàn áp sau đảo chính ở nước này và danh sách những người bị bắt giữ đã được chuẩn bị sẵn từ trước.
Nếu Liên minh châu Âu chứng minh được Thổ Nhĩ Kỳ cố tình thúc đẩy đảo chính để lợi dụng thanh trừng hàng loạt, thì đó sẽ là vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế và không phù hợp với trật tự dân chủ, do đó, con đường gia nhập EU của nước này coi như đã đóng lại.
Tuy nhiên, theo quan điểm của chuyên gia quân sự Nga, cựu đại tá Viktor Litovkin, Ankara hẳn sẽ chẳng mấy quan tâm đến nhận xét của giới chức châu Âu và lời đe dọa bị đuổi khỏi NATO.
Ông Litovkin cho rằng, Liên minh châu Âu rồi cũng sẽ lại nói những từ chung chung, thể hiện sự phê phán Ankara, bởi EU vẫn cần Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề người tị nạn. Còn NATO cũng sẽ không thể đuổi nước này bởi vị trí chiến lược về quân sự vắt qua 2 lục địa Á-Âu của nước này.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể biện bạch rằng, trong quân đội có tòa án riêng là tòa án binh, và họ không phải tuân thủ những tiến trình thủ tục hình sự chung của toàn dân. Do đó, chính quyền Erdogan sẽ tiếp tục bỏ ngoài tai mọi khiếu nại, tố cáo và tiếp tục cuộc thanh trừng hàng loạt của mình.
Còn Liên minh châu Âu và NATO dù có tiếp tục lên án, kêu gọi thì sau đó mọi chuyện cũng sẽ lắng dịu dần, và ông Erdogan sẽ hoàn thành công việc thâu tóm mọi quyền lực chính trị vào tay mình, xây dựng chế độ cộng hòa Tổng thống chuyên chế.
Theo Toàn Thắng
Đất Việt
Bàn ra tán vào (0)
Hậu đảo chính: Thổ bị loại khỏi NATO, hết đường vào EU?
14 chiến hạm và Tư lệnh hải quân “mất tích”
Theo tin của giới truyền thông Ankara, sau khi cuộc đảo chính quân sự vào rạng sáng ngày 16/7 của giới chức lãnh đạo quân đội thất bại, 14 tàu chiến của Hải quân nước này đã mất liên lạc. Đồng thời, số phận ban chỉ huy hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đến nay cũng chưa được rõ.
Tờ The Times dẫn nguồn tin riêng cho biết, sau khi cuộc đảo chính bị dập tắt, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ kiểm điểm thấy thiếu mất 14 chiến hạm, chỉ huy Hạm đội là Tư lệnh, Đô đốc Veysel Kosele cũng không bắt được liên lạc từ sáng ngày 16/7.
Hiện chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cũng như giới lãnh đạo quân đội cũng chưa xác định được là ông này đang bị phái nổi loạn bắt cóc làm con tin, hay chính ông cũng thuộc vào số các thủ lĩnh của cuộc đảo chính.
Trước khi nổ ra đảo chính, những con tàu đang tạm coi là “mất tích” này đang làm nhiệm vụ trực chiến tại vùng biển Aegean và Biển Đen.
Theo thông tin của The Times, ngoài một số tàu hiện không rõ tung tích, có một số tàu vẫn xác định được địa điểm. Tuy nhiên, mặc dù các tàu này vẫn xác định được vị trí bằng radar hay vệ tinh, nhưng chúng không hề bắt sóng liên lạc và cũng không trở về cảng.
Ngoài ra, một số tàu không liên lạc với Ban chỉ huy hải quân và cũng không tìm thấy tung tích đã làm dậy lên suy đoán rằng chúng có thể đã đến hải cảng của Hy Lạp. Sau cố gắng đảo chính ngày 16/7, có 8 sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ đã xin tị nạn ở Hy Lạp, họ đến đó bằng máy bay trực thăng.
Theo nguồn tin riêng của truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, những sĩ quan trên các tàu ủng hộ đảo chính đã lừa Đô đốc Kezeli, khi thông báo với ông này là xảy ra cuộc tấn công khủng bố. Tuy nhiên, những nguồn tin này cũng không xác định được là hiện vị Tư lệnh hải quân đang ở đâu.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối bình luận về sự cố với vị chỉ huy lực lượng hải quân, nhưng khẳng định đang truy nã các nghi phạm kích động nổi loạn trong lực lượng hải quân nước này.
42 máy bay chiến đấu và trực thăng đi đâu không rõ
Ngoài sự cố “thất tung” của vị Tư lệnh hải quân và 14 tàu chiến, tờ The Times còn cho biết, ít nhất đã có 42 chiếc máy bay trực thăng chiến đấu đã biến mất khỏi kho quân sự ở căn cứ không quân Incirlik nằm ở miền nam nước này.
Được biết, căn cứ không quân này là nơi tập kết các máy bay chiến đấu Mỹ-NATO phục vụ cho cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Iraq và Syria, thậm chí nó còn có kho chứa các vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ và NATO.
Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ tư lệnh căn cứ Incirlik là chuẩn tướng Bekyra Ercan Wang vì tội đồng lõa với quân phiến loạn trong âm mưu cướp chính quyền. Sau đó, chính quyền Ankara đã ra lệnh phong tỏa căn cứ không quân này, kể cả các máy bay của Mỹ và đồng minh.
Các hoạt động đề phòng khẩn cấp đã được áp dụng sau khi có ít nhất 3 chiếc trực thăng trong số vừa bị đánh cắp từ căn cứ Incirlik bay qua lại trên bầu trời Istanbul. Ngay sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh bắn hạ bất kỳ chiếc trực thăng “nghi vấn” nào mà không cần cảnh báo trước.
Việc đáng ngại là sau đó, mới chỉ có vài chiếc trong số 42 máy bay mất tích này xuất hiện trong những ngày đảo chính vừa qua, số còn lại chưa rõ đang tập kết ở đâu. Ngoài ra, Ankara còn đang che dấu việc lực lượng đảo chính đang nắm giữ một số máy bay F-16 nhất định.
Đây là thông tin rất đáng lo bởi rất có thể giới tướng lĩnh quân sự đang giấu các máy bay ở một địa điểm rừng núi bí mật nào đó.
Việc 42 máy bay trực thăng biến mất khỏi kho quân sự, cùng với thông tin trước đó chuyên cơ của ông Erdogan đã bị 2 máy bay tiêm kích F-16 của lực lượng phản loạn bám sát và sau đó bay đi đâu không rõ đã làm dấy lên lo ngại sẽ nổ ra cuộc đảo chính thứ 2 chống lại chính quyền Erdogan.
Kênh truyền hình Mỹ CNN bình luận rằng, có vẻ như những người muốn đảo chính “không cam lòng” sau thất bại đầu tiên và sẽ có hành động tiếp theo. Tuy sẽ khó thành công nhưng họ vẫn sẽ thực hiện bởi không muốn bị thất bại trong tay Tổng thống Erdogan.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị loại khỏi NATO
Nếu tiếp tục xảy ra chính biến, rất có thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị loại ra khỏi khối Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, bởi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lên tiếng hôm 18/7 rằng, có thể sẽ không có chỗ cho một nước thành viên NATO khi nước đó để xảy ra các cuộc đảo chính quân sự.
Ngoài ra, hôm 19/7, ông Johannes Hahn, Ủy viên châu Âu về chính sách láng giềng và đàm phán mở rộng tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ không tuân thủ luật pháp quốc tế khi tiến hành đàn áp sau đảo chính ở nước này và danh sách những người bị bắt giữ đã được chuẩn bị sẵn từ trước.
Nếu Liên minh châu Âu chứng minh được Thổ Nhĩ Kỳ cố tình thúc đẩy đảo chính để lợi dụng thanh trừng hàng loạt, thì đó sẽ là vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế và không phù hợp với trật tự dân chủ, do đó, con đường gia nhập EU của nước này coi như đã đóng lại.
Tuy nhiên, theo quan điểm của chuyên gia quân sự Nga, cựu đại tá Viktor Litovkin, Ankara hẳn sẽ chẳng mấy quan tâm đến nhận xét của giới chức châu Âu và lời đe dọa bị đuổi khỏi NATO.
Ông Litovkin cho rằng, Liên minh châu Âu rồi cũng sẽ lại nói những từ chung chung, thể hiện sự phê phán Ankara, bởi EU vẫn cần Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề người tị nạn. Còn NATO cũng sẽ không thể đuổi nước này bởi vị trí chiến lược về quân sự vắt qua 2 lục địa Á-Âu của nước này.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể biện bạch rằng, trong quân đội có tòa án riêng là tòa án binh, và họ không phải tuân thủ những tiến trình thủ tục hình sự chung của toàn dân. Do đó, chính quyền Erdogan sẽ tiếp tục bỏ ngoài tai mọi khiếu nại, tố cáo và tiếp tục cuộc thanh trừng hàng loạt của mình.
Còn Liên minh châu Âu và NATO dù có tiếp tục lên án, kêu gọi thì sau đó mọi chuyện cũng sẽ lắng dịu dần, và ông Erdogan sẽ hoàn thành công việc thâu tóm mọi quyền lực chính trị vào tay mình, xây dựng chế độ cộng hòa Tổng thống chuyên chế.
Theo Toàn Thắng
Đất Việt