Tin nóng trong ngày
Hong Kong tiếp tục biểu tình ngày quốc khánh Trung cộng 1-10
Phe đấu tranh dân chủ ở Hong Kong tiếp tục biểu tình và hy vọng thu hút thêm người ủng hộ trong ngày Quốc khánh Trung Quốc 1/10.
Hàng chục nghìn người đã có mặt trên nhiều ngả đường của thành phố bốn ngày hôm nay.
Họ đòi Trung Quốc rút kế hoạch bầu chọn ứng viên cho chức Hành chính Trưởng quan của đặc khu vào năm 2017.
Lãnh đạo hiện tại, CY Leung (Lương Chấn Anh), đã kêu gọi người biểu tình rút lui, trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình tái khẳng định ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Hong Kong.
Hôm thứ Ba 30/9, ông Tập nói với các lãnh đạo Đảng Cộng sản tại Bắc Kinh rằng chính phủ của ông sẽ "kiên trì bảo vệ sự thịnh vượng lâu dài và ổn định ở Hong Kong và Macau".
Ông Leung cũng bác kêu gọi từ chức mà người biểu tình đưa ra cho ông.
Sáng thứ Tư, ông đã tham dự một buổi lễ ở Hong Kong để kỷ niệm ngày Quốc khánh 1/10.
Lễ thượng cờ diễn ra hòa bình, và các sinh viên biểu tình chỉ đứng quan sát.
Chính quyền Hong Kong tuy vậy đã hủy lễ bắn pháo hoa vào buổi tối.
Giữ lập trường
Trong khi đó, Hoa Kỳ tái khẳng định lập trường của mình, rằng bầu chọn thực chất lãnh đạo sẽ làm tăng uy tín của Hành chính Trưởng quan.
Cuộc biểu tình hiện tại bắt đầu vào cuối tuần, và cảnh sát đã có lúc phản hồi bằng hơi cay. Cảnh sát chống bạo động sau đó đã rút đi và kể từ sáng thứ Hai tình hình yên ắng hơn.
Trong hôm thứ Ba, phố xá Hong Kong khá yên tĩnh cho tới buổi tối, khi hàng nghìn người xuống đường.
Người biểu tình, gồm các sinh viên, người ủng hộ của phong trào bất tuân dân sự Occupy Central và các nhóm khác, tỏ ra tức giận về phản ứng của cảnh sát và tuyên bố sẽ gia tăng biểu tình vào thứ Tư.
Lãnh đạo phong trào Occupy Central Ed Chin nói với hãng AFP ông trông đợi con số người tham gia biểu tình vào thứ Tư sẽ là hơn 100.000 người.
Lãnh đạo sinh viên Lester Shum thì tuyên bố trước đám đông: "Chúng ta không sợ cảnh sát chống bạo động... Chúng ta sẽ không rút lui chừng nào CY Leung chưa từ chức."
Hong Kong có dân số 7,2 triệu người và tuy số người trên đường phố khá đông, mức độ ủng hộ trong cộng đồng cho người biểu tình hiện còn chưa rõ ràng.
Một số người dân lo ngại rằng biểu tình sẽ ảnh hưởng quan hệ với Bắc Kinh hoặc gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Anh quốc đã chuyển giao Hong Kong lại cho Trung Quốc năm 1997 với mô hình xã hội bảo đảm các quyền tự do khác với ở đại lục, như quyền tự do ngôn luận và biểu tình.
Các cuộc biểu tình hiện nay được xem như thách thức trực tiếp cho sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với nền chính trị của Hong Kong.
Giới quan sát cho rằng lãnh đạo Đảng CSTQ lo ngại rằng lời kêu gọi dân chủ có thể lan rộng ra các nơi trong Hoa lục.
Tin tức về đợt biểu tình này bị kiểm duyệt gắt gao ở Trung Quốc, báo chí nhà nước nói có bàn tay của "lực lượng đối lập cực đoan" trong vụ này.
Hoa Kỳ thì nhiều lần kêu gọi Trung Quốc kiềm chế trong phản ứng với biểu tình.
Hôm 30/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói Ngoại trưởng John Kerry sẽ thảo luận chủ đề này với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khi hai người gặp nhau vào thứ Tư này.
BBC
Bàn ra tán vào (0)
Hong Kong tiếp tục biểu tình ngày quốc khánh Trung cộng 1-10
Phe đấu tranh dân chủ ở Hong Kong tiếp tục biểu tình và hy vọng thu hút thêm người ủng hộ trong ngày Quốc khánh Trung Quốc 1/10.
Hàng chục nghìn người đã có mặt trên nhiều ngả đường của thành phố bốn ngày hôm nay.
Họ đòi Trung Quốc rút kế hoạch bầu chọn ứng viên cho chức Hành chính Trưởng quan của đặc khu vào năm 2017.
Lãnh đạo hiện tại, CY Leung (Lương Chấn Anh), đã kêu gọi người biểu tình rút lui, trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình tái khẳng định ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Hong Kong.
Hôm thứ Ba 30/9, ông Tập nói với các lãnh đạo Đảng Cộng sản tại Bắc Kinh rằng chính phủ của ông sẽ "kiên trì bảo vệ sự thịnh vượng lâu dài và ổn định ở Hong Kong và Macau".
Ông Leung cũng bác kêu gọi từ chức mà người biểu tình đưa ra cho ông.
Sáng thứ Tư, ông đã tham dự một buổi lễ ở Hong Kong để kỷ niệm ngày Quốc khánh 1/10.
Lễ thượng cờ diễn ra hòa bình, và các sinh viên biểu tình chỉ đứng quan sát.
Chính quyền Hong Kong tuy vậy đã hủy lễ bắn pháo hoa vào buổi tối.
Giữ lập trường
Trong khi đó, Hoa Kỳ tái khẳng định lập trường của mình, rằng bầu chọn thực chất lãnh đạo sẽ làm tăng uy tín của Hành chính Trưởng quan.
Cuộc biểu tình hiện tại bắt đầu vào cuối tuần, và cảnh sát đã có lúc phản hồi bằng hơi cay. Cảnh sát chống bạo động sau đó đã rút đi và kể từ sáng thứ Hai tình hình yên ắng hơn.
Trong hôm thứ Ba, phố xá Hong Kong khá yên tĩnh cho tới buổi tối, khi hàng nghìn người xuống đường.
Người biểu tình, gồm các sinh viên, người ủng hộ của phong trào bất tuân dân sự Occupy Central và các nhóm khác, tỏ ra tức giận về phản ứng của cảnh sát và tuyên bố sẽ gia tăng biểu tình vào thứ Tư.
Lãnh đạo phong trào Occupy Central Ed Chin nói với hãng AFP ông trông đợi con số người tham gia biểu tình vào thứ Tư sẽ là hơn 100.000 người.
Lãnh đạo sinh viên Lester Shum thì tuyên bố trước đám đông: "Chúng ta không sợ cảnh sát chống bạo động... Chúng ta sẽ không rút lui chừng nào CY Leung chưa từ chức."
Hong Kong có dân số 7,2 triệu người và tuy số người trên đường phố khá đông, mức độ ủng hộ trong cộng đồng cho người biểu tình hiện còn chưa rõ ràng.
Một số người dân lo ngại rằng biểu tình sẽ ảnh hưởng quan hệ với Bắc Kinh hoặc gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Anh quốc đã chuyển giao Hong Kong lại cho Trung Quốc năm 1997 với mô hình xã hội bảo đảm các quyền tự do khác với ở đại lục, như quyền tự do ngôn luận và biểu tình.
Các cuộc biểu tình hiện nay được xem như thách thức trực tiếp cho sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với nền chính trị của Hong Kong.
Giới quan sát cho rằng lãnh đạo Đảng CSTQ lo ngại rằng lời kêu gọi dân chủ có thể lan rộng ra các nơi trong Hoa lục.
Tin tức về đợt biểu tình này bị kiểm duyệt gắt gao ở Trung Quốc, báo chí nhà nước nói có bàn tay của "lực lượng đối lập cực đoan" trong vụ này.
Hoa Kỳ thì nhiều lần kêu gọi Trung Quốc kiềm chế trong phản ứng với biểu tình.
Hôm 30/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói Ngoại trưởng John Kerry sẽ thảo luận chủ đề này với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khi hai người gặp nhau vào thứ Tư này.
BBC