Tin nóng trong ngày
Iran xem Syria là một vấn đề ưu tiên
Từ Washington, thông tín viên VOA Sean Maroney tìm hiểu lý do vì sao Iran lại ủng hộ cho chính phủ đang lâm nguy của Tổng thống Bashar al-Assad, và ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Bí thư Hội đồng An ninh Quốc gia Iran Saeed Jalili đã đến thăm Tổng thống Assad và ca ngợi quan hệ đồng minh của Tehran như một phần trong một “Trục Kháng chiến” chống lại các đối thủ nước ngoài.
Các chuyên gia phân tích nêu ra rằng Iran theo Shia lâu nay vẫn chống lại Ả Rập Xê-út theo Sunni trong khi hai bên tìm cách thống trị trong khu vực. Gần đây hơn, Tehran cũng đã thách thức phương Tây và nói rằng chương trình hạt nhân của họ là nhắm các mục đích hòa bình và dân sự chứ không phải là quân sự.
Cựu Tổng thống Iran Abolhasan Bani Sadr giải thích vì sao cuộc khủng hoảng ở Syria lại cấp thiết cho các quyền lợi của Iran.
Ông Sadr nói nhiều lực lượng nước ngoài đang có mặt tại Syria, với Hoa Kỳ, châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê-út và Qatar đứng về một bên, vũ trang cho phe đối lập, còn Iran, Trung Quốc và Nga đứng về phía bên kia hậu thuẫn cho chính phủ của ông Assad.
Cựu Tổng thống Iran nói Tehran sẽ gặp nhiều nguy cơ bởi vì nếu chính phủ Shia của Syria sụp đổ thì sẽ không những là một cú đánh mạnh vào ảnh hưởng của Iran mà còn có nghĩa là chính phủ Tehran sẽ sụp đổ theo.
Ông Abdulaset Sieda, chủ tịch Hội đồng Quốc gia đối lập ở Syria, nói với ban tiếng Ba Tư của VOA rằng đây không phải là trường hợp sẽ xảy ra.
Ông Sieda nói phe đối lập Syria không có ý đồ gì xấu đối với Tehran và không có kế hoạch lật đổ chính phủ Iran, nếu chính phủ Assad sụp đổ ở Syria.
Nhưng các chuyên gia phân tích nói rằng phe nổi dậy Syria đã không tỏ ra thân thiện với Iran. Phe nổi dậy đang cầm giữ 48 người Iran mà họ đã bắt ở Damascus hôm thứ bảy. Tehran gọi những người bị bắt là những người đi hành hương tôn giáo; Ðạo Quân Syria Tự do thì mô tả họ là đội Vệ binh Cách mạng Iran đang thực hiện một “sứ mạng trinh sát.”
Ông David Schenker, giám đốc Học viện Washington chuyên trách Chương trình Cận Ðông về Chính trị Ả Rập, nói rằng Tehran không có chọn lựa nào khác hơn là biến việc ủng hộ chính phủ Syria thành một vấn đề ưu tiên.
Ông Schenker nói: “Họ bị cô lập. Kinh tế của họ đang gặp khó khăn. Và triển vọng rất có thực là một cuộc nổi dậy thành công ở Syria có thể đem lại sức sống cho một hình thức nổi dậy của công chúng ở Iran như đã từng bị đàn áp dã man hồi năm 2009.”
Nhưng ông Schenker nói ông hy vọng Iran sẽ thực tiễn.
Ông Schenker nói tiếp: “Phía Iran muốn tiếp tục bang giao với Syria sau Assad. Họ muốn có một nước Syria đặt dưới sự kiềm chế của chế độ Assad. Nhưng trong tình huống xấu nhất, thì Iran sẽ tìm cách tiếp xúc và duy trì quan hệ.”
Ông Schenker nói các mối quan hệ này sẽ rất quan trọng cho Iran vào lúc nước này tìm cách ủng hộ và củng cố ảnh hưởng với một trong các đồng minh chính còn lại trong khu vực, là nhóm chủ chiến Hezbollah của người Shia ở Lebanon.
Bàn ra tán vào (0)
Iran xem Syria là một vấn đề ưu tiên
Từ Washington, thông tín viên VOA Sean Maroney tìm hiểu lý do vì sao Iran lại ủng hộ cho chính phủ đang lâm nguy của Tổng thống Bashar al-Assad, và ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Bí thư Hội đồng An ninh Quốc gia Iran Saeed Jalili đã đến thăm Tổng thống Assad và ca ngợi quan hệ đồng minh của Tehran như một phần trong một “Trục Kháng chiến” chống lại các đối thủ nước ngoài.
Các chuyên gia phân tích nêu ra rằng Iran theo Shia lâu nay vẫn chống lại Ả Rập Xê-út theo Sunni trong khi hai bên tìm cách thống trị trong khu vực. Gần đây hơn, Tehran cũng đã thách thức phương Tây và nói rằng chương trình hạt nhân của họ là nhắm các mục đích hòa bình và dân sự chứ không phải là quân sự.
Cựu Tổng thống Iran Abolhasan Bani Sadr giải thích vì sao cuộc khủng hoảng ở Syria lại cấp thiết cho các quyền lợi của Iran.
Ông Sadr nói nhiều lực lượng nước ngoài đang có mặt tại Syria, với Hoa Kỳ, châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê-út và Qatar đứng về một bên, vũ trang cho phe đối lập, còn Iran, Trung Quốc và Nga đứng về phía bên kia hậu thuẫn cho chính phủ của ông Assad.
Cựu Tổng thống Iran nói Tehran sẽ gặp nhiều nguy cơ bởi vì nếu chính phủ Shia của Syria sụp đổ thì sẽ không những là một cú đánh mạnh vào ảnh hưởng của Iran mà còn có nghĩa là chính phủ Tehran sẽ sụp đổ theo.
Ông Abdulaset Sieda, chủ tịch Hội đồng Quốc gia đối lập ở Syria, nói với ban tiếng Ba Tư của VOA rằng đây không phải là trường hợp sẽ xảy ra.
Ông Sieda nói phe đối lập Syria không có ý đồ gì xấu đối với Tehran và không có kế hoạch lật đổ chính phủ Iran, nếu chính phủ Assad sụp đổ ở Syria.
Nhưng các chuyên gia phân tích nói rằng phe nổi dậy Syria đã không tỏ ra thân thiện với Iran. Phe nổi dậy đang cầm giữ 48 người Iran mà họ đã bắt ở Damascus hôm thứ bảy. Tehran gọi những người bị bắt là những người đi hành hương tôn giáo; Ðạo Quân Syria Tự do thì mô tả họ là đội Vệ binh Cách mạng Iran đang thực hiện một “sứ mạng trinh sát.”
Ông David Schenker, giám đốc Học viện Washington chuyên trách Chương trình Cận Ðông về Chính trị Ả Rập, nói rằng Tehran không có chọn lựa nào khác hơn là biến việc ủng hộ chính phủ Syria thành một vấn đề ưu tiên.
Ông Schenker nói: “Họ bị cô lập. Kinh tế của họ đang gặp khó khăn. Và triển vọng rất có thực là một cuộc nổi dậy thành công ở Syria có thể đem lại sức sống cho một hình thức nổi dậy của công chúng ở Iran như đã từng bị đàn áp dã man hồi năm 2009.”
Nhưng ông Schenker nói ông hy vọng Iran sẽ thực tiễn.
Ông Schenker nói tiếp: “Phía Iran muốn tiếp tục bang giao với Syria sau Assad. Họ muốn có một nước Syria đặt dưới sự kiềm chế của chế độ Assad. Nhưng trong tình huống xấu nhất, thì Iran sẽ tìm cách tiếp xúc và duy trì quan hệ.”
Ông Schenker nói các mối quan hệ này sẽ rất quan trọng cho Iran vào lúc nước này tìm cách ủng hộ và củng cố ảnh hưởng với một trong các đồng minh chính còn lại trong khu vực, là nhóm chủ chiến Hezbollah của người Shia ở Lebanon.