Sức khỏe và đời sống
Không gian thừa có thể kiếm tiền cho bạn không?
Khi đóng cửa căn hộ của mình lần cuối, anh nảy ra một ý nghĩ khác thường rằng chắc phải có nhiều người có chỗ thừa ở quanh đây. Ước gì anh có thể kết nối với họ.
Khi chia tay bạn gái của mình, Anthony Paine muốn nhanh chóng tìm chỗ cất đồ.
Khi đóng cửa căn hộ của mình lần cuối, anh nảy ra một ý nghĩ khác thường rằng chắc phải có nhiều người có chỗ thừa ở quanh đây. Ước gì anh có thể kết nối với họ.
Vì vậy anh ấy và cộng sự David Mantle bắt đầu sứ mệnh tạo ra một kiểu dịch vụ đặt chỗ (Airbnb) để cất trữ đồ.
Kết quả là sự ra đời của Stashbee, một công ty kết nối những người có nhà để xe và tầng gác mái thừa với những người đang tìm chỗ lưu kho giá rẻ.
Đây là một trong số ngày càng nhiều các công ty khởi nghiệp của dịch vụ lưu kho trên thế giới, thách thức giới hạn của nền kinh tế chia sẻ tài nguyên.
Thực tế thì nó vận hành như thế nào?
Tôi đang cải tạo ngôi nhà của mình và cần cất ba thùng đồ, một cái túi và một bộ chơi golf. Vì vậy tôi quyết định thử dùng Stashbee.
Trang web này giới thiệu tôi với Rowena, người sống gần nhà tôi và có chỗ thừa của tầng áp mái nhiều hơn tôi có thể mong đợi.
Image caption Để cất từng này đồ trong căn gác của Rowena mất chi phí 56 Bảng trong 2 tháng
"Tôi rất tin tưởng vào nền kinh tế chia sẻ," cô nói, sau khi chúng tôi đưa đồ lên căn gác của cô ấy. "Thật tuyệt vời khi tài nguyên không sử dụng thường xuyên đang được tận dụng tốt hơn."
Liệu bạn có cảm thấy khác thường khi có đồ của người lạ trong nhà không?
"Bạn có quyền từ chối trong cuộc gặp mặt với khách hàng," cô trả lời. "Nếu tôi linh cảm thấy không ổn, tôi sẽ không tiếp tục."
Rất may, tôi đã vượt qua thử thách của cô ấy. Đồ của tôi được gửi ở chỗ Rowena trong hai tháng với giá 56 Bảng.
Ngành công nghiệp tự lưu trữ truyền thống có doanh thu 440 triệu Bảng ở Anh và hơn 20 tỉ đô la Mỹ (16 tỉ Bảng Anh) ở Mỹ, thống trị bởi các công ty như Public Storage và Big Yellow.
Liệu dịch vụ cho thuê kho kiểu mới có chiếm được lòng tin của khách hàng?
Carlos Sousa, quản lý bán hàng của Access Self Storagge, một công ty tự lưu trữ của Anh, hoài nghi về sự nghiệp dư của các công ty cho thuê kiểu mới.
Image caption Liệu dịch vụ cho thuê kho kiểu mới có thể hút khách của dịch vụ cho thuê kho truyền thống không?
"Ở đây bạn có thể lấy đồ 24/07". Anh ấy nói với tôi khi mở một hộp đựng đồ điển hình trong tầng hầm.
"Nếu bạn dùng chung kho với người lạ, không gì đảm bảo là họ sẽ ở nhà khi bạn cần lấy đồ"
Cũng với đồ này, nếu tôi cất trữ ở nhà kho ở London, tôi sẽ mất khoảng 75 Bảng cùng với chi phí dài hạn leo thang sau đó.
Và anh ấy cũng đặt câu hỏi về sự đảm bảo an toàn của họ.
Image caption Rowena nói rằng nền kinh tế chia sẻ có nhiều điều để làm với niềm tin và mối quan hệ cá nhân
Theo David Mantle của công ty Stashbee, vấn đề lớn là mọi người được giáo dục từ nhỏ là không tin người lạ. Anh nói: nền kinh tế chia sẻ bắt buộc chúng ta phải vượt qua bài học này và nhận ra hầu hết những người lạ không muốn hại chúng ta.
Đây là lí do tại sao, không giống các đối thủ khác, trang web của anh ưu tiên đăng ảnh chân dung chủ nhà thay vì ảnh của nhà kho. Mantle tin rằng, giống như các trang hẹn hò trực tuyến, điều quan trọng đầu tiên là ấn tượng về con người.
Anh ấy xác nhận rằng Rowena có thể từ chối nếu cô ấy không thích tôi. Và để khách hàng yên tâm, họ thực hiện việc kiểm tra thông tin của chủ nhà. Và họ vừa mới xây dựng một chính sách bảo hiểm tài sản tự nguyện, phí bảo hiểm bắt đầu từ 3.77 Bảng một tháng và có thể bảo hiểm cho món đồ trị giá đến 1,500 Bảng.
Đối với một công ty như Access, bảo hiểm là bắt buộc và là chi phí phải trả thêm.
Sự gia tăng của dịch vụ lưu kho đại chúng
Image caption Bạn hết chỗ để đồ? Có lẽ hàng xóm của bạn có thể giúp.
•Costokage: Được thành lập vào năm 2012, công ty này của Pháp đang xây dựng một cộng đồng "costockeurs", những người có thể kiếm tiền từ không gian thừa của họ"
•Storemates: Một công ty của Anh. Họ đăng ký những người có không gian thừa và kết nối họ với những người cần nó.
•Roost: Thành lập vào năm 2013 và hoạt động tại San Francisco, nó tạo điều kiện thuận lợi cho giải pháp lưu trữ ngang hàng, bao gồm chỗ đỗ ô tô cũng như tầng áp mái và gác xép.
•Spacer: Được thành lập năm 2015, tự mô tả mình là "thị trường không gian của Úc", sinh tiền từ "tài sản nhàn rỗi"
Trong khi các công ty khởi nghiệp ngày càng hướng mục tiêu vào thị trường kho bãi đại chúng, một công ty mới đang cố gắng kiếm tiền dựa trên nhu cầu lưu kho ngắn hạn - ví dụ vài tiếng giết thời gian trước khi lên tàu.
CityStasher, được thành lập bởi một nhóm sinh viên kinh tế đại học Oxford, đang xây dựng một chuỗi các cửa hàng và kiốt nhỏ để trông giữ hành lý trong thời gian ngắn.
Bạn có thể tìm thấy 30 điểm giữ đồ gần các bến xe bus và ga tầu trên ứng dụng CityStasher của họ.
Image caption Mục tiêu của CityStasher là giảm giá thị trường lưu kho
Vào tháng Mười Một, họ đã trông giữ hơn 700 món đồ. Với nhiều cá nhân vừa tham gia đầu tư, bộ ba này muốn mở rộng và phát triển ngành công nghiệp lưu kho.
Nhưng từ từ đã - nó có an toàn không?
Tôi mang ba lô của mình đến một sạp báo gần nhà ga Euston ở Anh để thử nghiệm dịch vụ của CityStasher. Nó khác xa với dịch vụ trông giữ thông thường ở nhà ga, nơi có những nhân viên bảo vệ mặc đồng phục dùng máy soi các túi đồ.
Modo, người quản lý cửa hàng, dường như khá bận rộn phục vụ khách hàng. Nhưng ông ấy nói là túi đồ của tôi sẽ ổn ở trong kho. Ông ấy đã đăng ký với CityStasher bởi vì ông ấy thừa chỗ và có thể dễ dàng kiếm thêm tiền.
Image caption Bạn có để tài sản quý giá của mình ở sạp báo không?
Tôi đã từng nhiều lần nhận các gói hàng của Amazon từ các sạp báo nhờ vào dịch vụ chuyển phát Pass My Parcel của họ, nhưng việc này có vẻ rủi ro còn nhiều hơn.
Sẽ ra sao nếu tôi là người du lịch và khi quay trở lại sau khoảng thời gian tuyệt vời chèo thuyền ở Hyde park thì cửa hàng đã đóng cửa? Và hộ chiếu của tôi vẫn ở trong đó?
"Chúng tôi không khuyến khích khách hàng gửi những món đồ quan trọng," đồng sáng lập CityStasher, ông Anthony Collias nói.
"Chúng tôi có thể phân loại," ông nói thêm, "và sẽ đền bù tùy thuộc vào lỗi của ai."
Bạn sẽ được đền bù lên đến 100 Bảng nếu đồ bị hư hỏng, tất nhiên nó không đủ bù cho một chiếc máy ảnh tốt hoặc một chiếc điện thoại thông minh.
Nhưng ở Euston, nơi có dịch vụ 24 giờ, tôi sẽ phải trả 12.50 Bảng cho việc trông cái túi của mình trong 24 giờ. Ở sạp báo chỉ là 5 Bảng.
Tiết kiệm như vậy đã đủ thuyết phục bạn sử dụng dịch vụ chưa? Khảo sát nhanh những người đang chờ tầu ở ga Euston cho thấy hầu hết mọi người đều có hứng thú với ý tưởng kinh doanh này.
Đối với một số cửa hàng nhỏ đang gặp khó khăn, nó là một cứu cánh.
( BBC )
Khi chia tay bạn gái của mình, Anthony Paine muốn nhanh chóng tìm chỗ cất đồ.
Khi đóng cửa căn hộ của mình lần cuối, anh nảy ra một ý nghĩ khác thường rằng chắc phải có nhiều người có chỗ thừa ở quanh đây. Ước gì anh có thể kết nối với họ.
Vì vậy anh ấy và cộng sự David Mantle bắt đầu sứ mệnh tạo ra một kiểu dịch vụ đặt chỗ (Airbnb) để cất trữ đồ.
Kết quả là sự ra đời của Stashbee, một công ty kết nối những người có nhà để xe và tầng gác mái thừa với những người đang tìm chỗ lưu kho giá rẻ.
Đây là một trong số ngày càng nhiều các công ty khởi nghiệp của dịch vụ lưu kho trên thế giới, thách thức giới hạn của nền kinh tế chia sẻ tài nguyên.
Thực tế thì nó vận hành như thế nào?
Tôi đang cải tạo ngôi nhà của mình và cần cất ba thùng đồ, một cái túi và một bộ chơi golf. Vì vậy tôi quyết định thử dùng Stashbee.
Trang web này giới thiệu tôi với Rowena, người sống gần nhà tôi và có chỗ thừa của tầng áp mái nhiều hơn tôi có thể mong đợi.
Image caption Để cất từng này đồ trong căn gác của Rowena mất chi phí 56 Bảng trong 2 tháng
"Tôi rất tin tưởng vào nền kinh tế chia sẻ," cô nói, sau khi chúng tôi đưa đồ lên căn gác của cô ấy. "Thật tuyệt vời khi tài nguyên không sử dụng thường xuyên đang được tận dụng tốt hơn."
Liệu bạn có cảm thấy khác thường khi có đồ của người lạ trong nhà không?
"Bạn có quyền từ chối trong cuộc gặp mặt với khách hàng," cô trả lời. "Nếu tôi linh cảm thấy không ổn, tôi sẽ không tiếp tục."
Rất may, tôi đã vượt qua thử thách của cô ấy. Đồ của tôi được gửi ở chỗ Rowena trong hai tháng với giá 56 Bảng.
Ngành công nghiệp tự lưu trữ truyền thống có doanh thu 440 triệu Bảng ở Anh và hơn 20 tỉ đô la Mỹ (16 tỉ Bảng Anh) ở Mỹ, thống trị bởi các công ty như Public Storage và Big Yellow.
Liệu dịch vụ cho thuê kho kiểu mới có chiếm được lòng tin của khách hàng?
Carlos Sousa, quản lý bán hàng của Access Self Storagge, một công ty tự lưu trữ của Anh, hoài nghi về sự nghiệp dư của các công ty cho thuê kiểu mới.
Image caption Liệu dịch vụ cho thuê kho kiểu mới có thể hút khách của dịch vụ cho thuê kho truyền thống không?
"Ở đây bạn có thể lấy đồ 24/07". Anh ấy nói với tôi khi mở một hộp đựng đồ điển hình trong tầng hầm.
"Nếu bạn dùng chung kho với người lạ, không gì đảm bảo là họ sẽ ở nhà khi bạn cần lấy đồ"
Cũng với đồ này, nếu tôi cất trữ ở nhà kho ở London, tôi sẽ mất khoảng 75 Bảng cùng với chi phí dài hạn leo thang sau đó.
Và anh ấy cũng đặt câu hỏi về sự đảm bảo an toàn của họ.
Image caption Rowena nói rằng nền kinh tế chia sẻ có nhiều điều để làm với niềm tin và mối quan hệ cá nhân
Theo David Mantle của công ty Stashbee, vấn đề lớn là mọi người được giáo dục từ nhỏ là không tin người lạ. Anh nói: nền kinh tế chia sẻ bắt buộc chúng ta phải vượt qua bài học này và nhận ra hầu hết những người lạ không muốn hại chúng ta.
Đây là lí do tại sao, không giống các đối thủ khác, trang web của anh ưu tiên đăng ảnh chân dung chủ nhà thay vì ảnh của nhà kho. Mantle tin rằng, giống như các trang hẹn hò trực tuyến, điều quan trọng đầu tiên là ấn tượng về con người.
Anh ấy xác nhận rằng Rowena có thể từ chối nếu cô ấy không thích tôi. Và để khách hàng yên tâm, họ thực hiện việc kiểm tra thông tin của chủ nhà. Và họ vừa mới xây dựng một chính sách bảo hiểm tài sản tự nguyện, phí bảo hiểm bắt đầu từ 3.77 Bảng một tháng và có thể bảo hiểm cho món đồ trị giá đến 1,500 Bảng.
Đối với một công ty như Access, bảo hiểm là bắt buộc và là chi phí phải trả thêm.
Sự gia tăng của dịch vụ lưu kho đại chúng
Image caption Bạn hết chỗ để đồ? Có lẽ hàng xóm của bạn có thể giúp.
•Costokage: Được thành lập vào năm 2012, công ty này của Pháp đang xây dựng một cộng đồng "costockeurs", những người có thể kiếm tiền từ không gian thừa của họ"
•Storemates: Một công ty của Anh. Họ đăng ký những người có không gian thừa và kết nối họ với những người cần nó.
•Roost: Thành lập vào năm 2013 và hoạt động tại San Francisco, nó tạo điều kiện thuận lợi cho giải pháp lưu trữ ngang hàng, bao gồm chỗ đỗ ô tô cũng như tầng áp mái và gác xép.
•Spacer: Được thành lập năm 2015, tự mô tả mình là "thị trường không gian của Úc", sinh tiền từ "tài sản nhàn rỗi"
Trong khi các công ty khởi nghiệp ngày càng hướng mục tiêu vào thị trường kho bãi đại chúng, một công ty mới đang cố gắng kiếm tiền dựa trên nhu cầu lưu kho ngắn hạn - ví dụ vài tiếng giết thời gian trước khi lên tàu.
CityStasher, được thành lập bởi một nhóm sinh viên kinh tế đại học Oxford, đang xây dựng một chuỗi các cửa hàng và kiốt nhỏ để trông giữ hành lý trong thời gian ngắn.
Bạn có thể tìm thấy 30 điểm giữ đồ gần các bến xe bus và ga tầu trên ứng dụng CityStasher của họ.
Image caption Mục tiêu của CityStasher là giảm giá thị trường lưu kho
Vào tháng Mười Một, họ đã trông giữ hơn 700 món đồ. Với nhiều cá nhân vừa tham gia đầu tư, bộ ba này muốn mở rộng và phát triển ngành công nghiệp lưu kho.
Nhưng từ từ đã - nó có an toàn không?
Tôi mang ba lô của mình đến một sạp báo gần nhà ga Euston ở Anh để thử nghiệm dịch vụ của CityStasher. Nó khác xa với dịch vụ trông giữ thông thường ở nhà ga, nơi có những nhân viên bảo vệ mặc đồng phục dùng máy soi các túi đồ.
Modo, người quản lý cửa hàng, dường như khá bận rộn phục vụ khách hàng. Nhưng ông ấy nói là túi đồ của tôi sẽ ổn ở trong kho. Ông ấy đã đăng ký với CityStasher bởi vì ông ấy thừa chỗ và có thể dễ dàng kiếm thêm tiền.
Image caption Bạn có để tài sản quý giá của mình ở sạp báo không?
Tôi đã từng nhiều lần nhận các gói hàng của Amazon từ các sạp báo nhờ vào dịch vụ chuyển phát Pass My Parcel của họ, nhưng việc này có vẻ rủi ro còn nhiều hơn.
Sẽ ra sao nếu tôi là người du lịch và khi quay trở lại sau khoảng thời gian tuyệt vời chèo thuyền ở Hyde park thì cửa hàng đã đóng cửa? Và hộ chiếu của tôi vẫn ở trong đó?
"Chúng tôi không khuyến khích khách hàng gửi những món đồ quan trọng," đồng sáng lập CityStasher, ông Anthony Collias nói.
"Chúng tôi có thể phân loại," ông nói thêm, "và sẽ đền bù tùy thuộc vào lỗi của ai."
Bạn sẽ được đền bù lên đến 100 Bảng nếu đồ bị hư hỏng, tất nhiên nó không đủ bù cho một chiếc máy ảnh tốt hoặc một chiếc điện thoại thông minh.
Nhưng ở Euston, nơi có dịch vụ 24 giờ, tôi sẽ phải trả 12.50 Bảng cho việc trông cái túi của mình trong 24 giờ. Ở sạp báo chỉ là 5 Bảng.
Tiết kiệm như vậy đã đủ thuyết phục bạn sử dụng dịch vụ chưa? Khảo sát nhanh những người đang chờ tầu ở ga Euston cho thấy hầu hết mọi người đều có hứng thú với ý tưởng kinh doanh này.
Đối với một số cửa hàng nhỏ đang gặp khó khăn, nó là một cứu cánh.
( BBC )
Không gian thừa có thể kiếm tiền cho bạn không?
Khi đóng cửa căn hộ của mình lần cuối, anh nảy ra một ý nghĩ khác thường rằng chắc phải có nhiều người có chỗ thừa ở quanh đây. Ước gì anh có thể kết nối với họ.
Khi chia tay bạn gái của mình, Anthony Paine muốn nhanh chóng tìm chỗ cất đồ.
Khi đóng cửa căn hộ của mình lần cuối, anh nảy ra một ý nghĩ khác thường rằng chắc phải có nhiều người có chỗ thừa ở quanh đây. Ước gì anh có thể kết nối với họ.
Vì vậy anh ấy và cộng sự David Mantle bắt đầu sứ mệnh tạo ra một kiểu dịch vụ đặt chỗ (Airbnb) để cất trữ đồ.
Kết quả là sự ra đời của Stashbee, một công ty kết nối những người có nhà để xe và tầng gác mái thừa với những người đang tìm chỗ lưu kho giá rẻ.
Đây là một trong số ngày càng nhiều các công ty khởi nghiệp của dịch vụ lưu kho trên thế giới, thách thức giới hạn của nền kinh tế chia sẻ tài nguyên.
Thực tế thì nó vận hành như thế nào?
Tôi đang cải tạo ngôi nhà của mình và cần cất ba thùng đồ, một cái túi và một bộ chơi golf. Vì vậy tôi quyết định thử dùng Stashbee.
Trang web này giới thiệu tôi với Rowena, người sống gần nhà tôi và có chỗ thừa của tầng áp mái nhiều hơn tôi có thể mong đợi.
Image caption Để cất từng này đồ trong căn gác của Rowena mất chi phí 56 Bảng trong 2 tháng
"Tôi rất tin tưởng vào nền kinh tế chia sẻ," cô nói, sau khi chúng tôi đưa đồ lên căn gác của cô ấy. "Thật tuyệt vời khi tài nguyên không sử dụng thường xuyên đang được tận dụng tốt hơn."
Liệu bạn có cảm thấy khác thường khi có đồ của người lạ trong nhà không?
"Bạn có quyền từ chối trong cuộc gặp mặt với khách hàng," cô trả lời. "Nếu tôi linh cảm thấy không ổn, tôi sẽ không tiếp tục."
Rất may, tôi đã vượt qua thử thách của cô ấy. Đồ của tôi được gửi ở chỗ Rowena trong hai tháng với giá 56 Bảng.
Ngành công nghiệp tự lưu trữ truyền thống có doanh thu 440 triệu Bảng ở Anh và hơn 20 tỉ đô la Mỹ (16 tỉ Bảng Anh) ở Mỹ, thống trị bởi các công ty như Public Storage và Big Yellow.
Liệu dịch vụ cho thuê kho kiểu mới có chiếm được lòng tin của khách hàng?
Carlos Sousa, quản lý bán hàng của Access Self Storagge, một công ty tự lưu trữ của Anh, hoài nghi về sự nghiệp dư của các công ty cho thuê kiểu mới.
Image caption Liệu dịch vụ cho thuê kho kiểu mới có thể hút khách của dịch vụ cho thuê kho truyền thống không?
"Ở đây bạn có thể lấy đồ 24/07". Anh ấy nói với tôi khi mở một hộp đựng đồ điển hình trong tầng hầm.
"Nếu bạn dùng chung kho với người lạ, không gì đảm bảo là họ sẽ ở nhà khi bạn cần lấy đồ"
Cũng với đồ này, nếu tôi cất trữ ở nhà kho ở London, tôi sẽ mất khoảng 75 Bảng cùng với chi phí dài hạn leo thang sau đó.
Và anh ấy cũng đặt câu hỏi về sự đảm bảo an toàn của họ.
Image caption Rowena nói rằng nền kinh tế chia sẻ có nhiều điều để làm với niềm tin và mối quan hệ cá nhân
Theo David Mantle của công ty Stashbee, vấn đề lớn là mọi người được giáo dục từ nhỏ là không tin người lạ. Anh nói: nền kinh tế chia sẻ bắt buộc chúng ta phải vượt qua bài học này và nhận ra hầu hết những người lạ không muốn hại chúng ta.
Đây là lí do tại sao, không giống các đối thủ khác, trang web của anh ưu tiên đăng ảnh chân dung chủ nhà thay vì ảnh của nhà kho. Mantle tin rằng, giống như các trang hẹn hò trực tuyến, điều quan trọng đầu tiên là ấn tượng về con người.
Anh ấy xác nhận rằng Rowena có thể từ chối nếu cô ấy không thích tôi. Và để khách hàng yên tâm, họ thực hiện việc kiểm tra thông tin của chủ nhà. Và họ vừa mới xây dựng một chính sách bảo hiểm tài sản tự nguyện, phí bảo hiểm bắt đầu từ 3.77 Bảng một tháng và có thể bảo hiểm cho món đồ trị giá đến 1,500 Bảng.
Đối với một công ty như Access, bảo hiểm là bắt buộc và là chi phí phải trả thêm.
Sự gia tăng của dịch vụ lưu kho đại chúng
Image caption Bạn hết chỗ để đồ? Có lẽ hàng xóm của bạn có thể giúp.
•Costokage: Được thành lập vào năm 2012, công ty này của Pháp đang xây dựng một cộng đồng "costockeurs", những người có thể kiếm tiền từ không gian thừa của họ"
•Storemates: Một công ty của Anh. Họ đăng ký những người có không gian thừa và kết nối họ với những người cần nó.
•Roost: Thành lập vào năm 2013 và hoạt động tại San Francisco, nó tạo điều kiện thuận lợi cho giải pháp lưu trữ ngang hàng, bao gồm chỗ đỗ ô tô cũng như tầng áp mái và gác xép.
•Spacer: Được thành lập năm 2015, tự mô tả mình là "thị trường không gian của Úc", sinh tiền từ "tài sản nhàn rỗi"
Trong khi các công ty khởi nghiệp ngày càng hướng mục tiêu vào thị trường kho bãi đại chúng, một công ty mới đang cố gắng kiếm tiền dựa trên nhu cầu lưu kho ngắn hạn - ví dụ vài tiếng giết thời gian trước khi lên tàu.
CityStasher, được thành lập bởi một nhóm sinh viên kinh tế đại học Oxford, đang xây dựng một chuỗi các cửa hàng và kiốt nhỏ để trông giữ hành lý trong thời gian ngắn.
Bạn có thể tìm thấy 30 điểm giữ đồ gần các bến xe bus và ga tầu trên ứng dụng CityStasher của họ.
Image caption Mục tiêu của CityStasher là giảm giá thị trường lưu kho
Vào tháng Mười Một, họ đã trông giữ hơn 700 món đồ. Với nhiều cá nhân vừa tham gia đầu tư, bộ ba này muốn mở rộng và phát triển ngành công nghiệp lưu kho.
Nhưng từ từ đã - nó có an toàn không?
Tôi mang ba lô của mình đến một sạp báo gần nhà ga Euston ở Anh để thử nghiệm dịch vụ của CityStasher. Nó khác xa với dịch vụ trông giữ thông thường ở nhà ga, nơi có những nhân viên bảo vệ mặc đồng phục dùng máy soi các túi đồ.
Modo, người quản lý cửa hàng, dường như khá bận rộn phục vụ khách hàng. Nhưng ông ấy nói là túi đồ của tôi sẽ ổn ở trong kho. Ông ấy đã đăng ký với CityStasher bởi vì ông ấy thừa chỗ và có thể dễ dàng kiếm thêm tiền.
Image caption Bạn có để tài sản quý giá của mình ở sạp báo không?
Tôi đã từng nhiều lần nhận các gói hàng của Amazon từ các sạp báo nhờ vào dịch vụ chuyển phát Pass My Parcel của họ, nhưng việc này có vẻ rủi ro còn nhiều hơn.
Sẽ ra sao nếu tôi là người du lịch và khi quay trở lại sau khoảng thời gian tuyệt vời chèo thuyền ở Hyde park thì cửa hàng đã đóng cửa? Và hộ chiếu của tôi vẫn ở trong đó?
"Chúng tôi không khuyến khích khách hàng gửi những món đồ quan trọng," đồng sáng lập CityStasher, ông Anthony Collias nói.
"Chúng tôi có thể phân loại," ông nói thêm, "và sẽ đền bù tùy thuộc vào lỗi của ai."
Bạn sẽ được đền bù lên đến 100 Bảng nếu đồ bị hư hỏng, tất nhiên nó không đủ bù cho một chiếc máy ảnh tốt hoặc một chiếc điện thoại thông minh.
Nhưng ở Euston, nơi có dịch vụ 24 giờ, tôi sẽ phải trả 12.50 Bảng cho việc trông cái túi của mình trong 24 giờ. Ở sạp báo chỉ là 5 Bảng.
Tiết kiệm như vậy đã đủ thuyết phục bạn sử dụng dịch vụ chưa? Khảo sát nhanh những người đang chờ tầu ở ga Euston cho thấy hầu hết mọi người đều có hứng thú với ý tưởng kinh doanh này.
Đối với một số cửa hàng nhỏ đang gặp khó khăn, nó là một cứu cánh.
( BBC )