Tin nóng trong ngày

Kỷ niệm 68 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Ngô Kỷ nói gì về Việt cộng? - NGÔ KỶ

(HNPD) cộng sản Việt Nam thì chẳng những chúng không tôn trọng, mà chúng còn chà đạp tất cả những giá trị của các điều khoản được nêu ra trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này.


Kỷ niệm 68 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Ngô Kỷ nói gì về Việt cộng?



Little Saigon ngày 10 tháng 12 năm 2016

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Hôm nay, ngày 10 tháng 12 năm 2016, kỷ niệm 68 năm ngày ban bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 10 tháng 12 năm 1948. Lúc còn nhỏ, tôi rất lý tường và "thần tượng" cái nội dung bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này, tuy nhiên càng lớn lên tôi càng thấy cái bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền chỉ là một tờ giấy lộn, chứa tòa những mỹ từ, sáo ngữ, tào lao vì nó chẳng có một giá trị thực tiễn nào cả, nó chẳng bao giờ được tôn trọng một cách triệt để, đặc biệt đối với bọn cộng sản Việt Nam thì chẳng những chúng không tôn trọng, mà chúng còn chà đạp tất cả những giá trị của các điều khoản được nêu ra trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này. 

Liên Hiệp Quốc không hề đưa ra biện pháp chế tài, trừng trị, đối phó với cộng sản Việt Nam khi chúng tiếp tục vi phạm trầm trọng các công ước, tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc mà chúng đã ký kết, mà chẳng những vậy, một sự kiện lố bịch, hề hước, mâu thuẫn, nghịch lý đã xảy ra là vào năm ngày 12 tháng 11 năm 2013, cộng sản Việt Nam lại được bầu làm thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc với đa số tuyệt đối, trong khi bạo quyền cộng sản Việt Nam là một chế độ tàn ác, phi nhân, đã và đang áp bức, đày đọa cả dân tộc, vi phạm trầm trọng nhân quyền. 

Vào cuối năm 2013, trong khi cộng sản Việt Nam đưôc trở thành một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp quốc, thì cũng chính trong năm 213 này, các tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới lại tố cáo và lên án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang vi phạm trầm trọng nhân quyền, bắt bớ, tra tấn,kết án, cầm tù những nhà đấu tranh cho tự do tôn giao, dân chủ, theo dõi, trù dập các bloggers, hack và đặt tường lửa ngăn chặn các trang mạng, email v.v...

Tôi đã lên tiếng chia sẻ quan điểm của mình ngay khi được tin cộng sản Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào cuối năm 2013, dù biết tiếng nói bé nhỏ của cá nhân mình không thay đổi được tình thế, tuy nghiên "đừng vì lẽ mình không thể là một ngôi sao mà đành cam chịu làm một đám mây mù."  Tôi không chủ trương đưa ra các tuyên ngôn, tuyên cáo, hiến chương, sách lược, diễn văn, diễn từ to tát, vĩ đại, xa xôi, trừu tượng, vì tất cả những thứ đó chỉ là viễn vông, vô bổ, thiếu thực tế, tôi chỉ muốn gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh thật nhỏ bé của mình với ước mong ai đó nhận thức được những gì đang xảy ra hiện tại.

Mời Quý Vị theo dõi cái Youtube tôi phát biểu quan niệm mình liên quan đến sự kiện Việt cộng được bầu vào Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 12 tháng 11 năm 2013 để "ôn cố tri tân" nhân dịp kỷ niệm 68 năm bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời.

Tôi có đính kèm trong phần PHỤ ĐÍNH nội dung bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bằng Việt ngữ của Wikipedia để Quý Vị tham khảo nếu cần.

Trân trọng,

Ngô Kỷ





PHỤ ĐÍNH


VN được bầu vào Hội đồng Nhân quyền

  • 13 tháng 11 2013
Image captionViệc bầu thành viên Hội đồng Nhân quyền diễn ra tại Đại hội đồng LHQ trong thứ Ba 12/11
Việt Nam lần đầu tiên có ghế trong Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc sau cuộc bỏ phiếu hôm 12/11.
Việt Nam nhận được 184 trên 192 phiếu bầu.
Phát biểu sau khi có kết quả, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói Việt Nam sẽ "thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên Liên Hiệp Quốc".
Trung Quốc, Nga, Ả rập Saudi, Cuba cũng được bỏ phiếu bất chấp chỉ trích của các nhóm nhân quyền.
Đại hội đồng Liên hiệp quốc trong hôm thứ Ba đã bầu 14 thành viên mới vào cơ quan gồm 47 đại diện đặt tại Geneva, là cơ quan theo dõi về tình trạng nhân quyền bằng cách ra các nghị quyết, nếu cần.
Hội đồng Nhân quyền cũng có các giám sát viên đặc biệt chuyên theo dõi tình hình và các vấn đề lớn tại các nước, từ việc thi hành án tử hình tới việc tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, có trụ sở chính tại New York, chỉ ra rằng năm ứng viên, gồm Trung Quốc, Nga, Ả rập Saudi, Việt Nam và Algeria, đã khước từ việc để các giám sát viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc tới thăm và điều tra về các vụ bị cho là có tình trạng lạm dụng.
Đây là lần đầu tiên Hà Nội có chân trong Hội đồng Nhân quyền kể từ khi cơ quan này được thành lập năm 2006. (ngưng trích)



Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Universal Declaration of Human Rights
Eleanor Roosevelt cầm bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Eleanor Roosevelt cầm bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Được viết1948
Thông qua10 tháng 12, 1948
Nơi lưu giữPalais de ChaillotParis
Tác giảJohn Peters Humphrey (người Canada), René Cassin (người Pháp), P. C. Chang (người Trung Quốc), Charles Malik (người Liban), Eleanor Roosevelt (người Hoa Kỳ), và nhiều người khác
Mục đíchNhân quyền
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở ParisPháp. Bản Tuyên ngôn đã được dịch ra ít nhất 375 ngôn ngữ.[1] Tuyên bố phát sinh trực tiếp từ những kinh nghiệm của Chiến tranh thế giới thứ hai và là tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, trong đó liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá nhân, được hưởng, không phân biệt chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác (điều 2). Nó bao gồm 30 điều đã được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế, thỏa ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia. Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cùng hai Nghị định thư không bắt buộc I và II. Năm 1966, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua hai Công ước trên, qua đó hoàn thành cơ bản Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế.
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi quốc gia và mọi dân tộc. Tinh thần của bản Tuyên ngôn là dùng truyền đạt và giáo dục để nỗ lực thúc đẩy các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tôn trọng các quyền con người cơ bản được đưa ra trong Tuyên ngôn.
Điều khoản cuối cùng thuộc về bản Tuyên ngôn có viết "Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này".

Toàn văn[sửa | sửa mã nguồn]

Xét rằng: Sự công nhận nhân phẩm của mọi người trên toàn thế giới và các quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ chính là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.
Xét rằng: Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó tất cả mọi người được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn lo sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.
Xét rằng: Nhân quyền cần phải được bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức.
Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia cần được khuyến khích và mở rộng.
Xét rằng: Trong Hiến Chương, các dân tộc của cộng đồng Liên Hiệp Quốc đã lại một lần nữa xác định niềm tin vào những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị con người, vào quyền bình đẳng nam nữ và cũng đã quyết định cổ vũ cho các tiến bộ xã hội và cải tiến mức nhân sinh trong bối cảnh ngày càng tự do hơn.
Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản.
Xét rằng: Sự hiểu biết chung về nhân quyền và tự do là điều tối quan trọng để có thể thực hiện đầy đủ sự cam kết trên.
Do đó, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc long trọng công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền này như là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản Tuyên ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.
Mặt khác, bằng những phương thức tiến bộ trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, phải bảo đảm sự thừa nhận và tuân hành Bản Tuyên ngôn một cách có hiệu lực, trong các dân tộc của các nước thành viên, và ngay cả trong những người dân sống trên các phần đất thuộc quyền cai quản của các nước đó.
Ðiều 1:
Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.
Ðiều 2:
Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được công bố trong Bản Tuyên ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác. Hơn nữa, cũng không được có sự phân biệt nào đối với con người sống trên một quốc gia hay trên một lãnh thổ, căn cứ trên cơ chế chính trị, nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ đó. Cho dù quốc gia hay lãnh thổ này độc lập hay dưới sự bảo hộ, không được tự trị hay ở trong tình trạng bị hạn chế về chủ quyền.
Ðiều 3:
Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.
Ðiều 4:
Không ai bị cưỡng bức làm nô lệ hay tôi đòi. Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm.
Ðiều 5:
Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.
Ðiều 6:
Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật.
Ðiều 7:
Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy.
Ðiều 8:
Mọi người đều có quyền được bảo vệ và bênh vực bởi các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến pháp và Luật Pháp quy định.
Ðiều 9:
Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.
Ðiều 10:
Mọi người đều có bằng nhau quyền được phân xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư, để được phán quyết về các quyền lợi và nhiệm vụ của mình, hay về những tội phạm mà mình bị cáo buộc.
Ðiều 11:
  1. Khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự.
  2. Không ai có thể bị kết án khi có những hành động hay sơ suất xảy ra vào lúc mà luật pháp của quốc gia hay quốc tế không quy định đó là một hành vi phạm pháp. Tương tự như vậy, không được áp đặt một hình phạt nào nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc hành vi phạm pháp xảy ra.
Ðiều 12:
Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.
Ðiều 13:
  1. Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia.
  2. Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở.
Ðiều 14:
  1. Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác.
  2. Quyền này không được kể đến, trong trường hợp bị truy nã thật sự vì các tội phạm không có tính chính trị, hay do những hành vi trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
Ðiều 15:
  1. Mọi người đều có quyền có quốc tịch.
  2. Không một ai bị tước bỏ quốc tịch, hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch, một cách độc đoán.
Ðiều 16:
  1. Nam và nữ trong tuổi trưởng thành có quyền kết hôn và lập gia đình, mà không bị hạn chế về lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam nữ đều có quyền bình đẳng lúc kết hôn, trong đời sống vợ chồng và lúc ly hôn.
  2. Hôn nhân chỉ có thể tiến hành khi cả hai đều được tự do quyết định và đồng ý thật sự.
  3. Gia đình phải được xem là một đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và được quyền bảo vệ của xã hội và quốc gia.
Ðiều 17:
  1. Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.
  2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.
Ðiều 18:
Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo.
Ðiều 19:
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.
Ðiều 20:
  1. Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa.
  2. Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.
Ðiều 21:
  1. Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do.
  2. Mọi người đều có quyền đón nhận những dịch vụ công cộng của quốc gia một cách bình đẳng.
  3. Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.
Ðiều 22:
Vì là thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an ninh xã hội, qua các cố gắng của quốc gia và hợp tác quốc tế, dựa theo phương cách tổ chức và tài nguyên của mỗi nước. Quyền này được đặt trên căn bản của sự thụ hưởng những quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, cần thiết cho nhân phẩm và sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.
Ðiều 23:
  1. Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do chọn việc làm, quyền được hưởng các điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi đối với công việc, và quyền được bảo vệ chống thất nghiệp.
  2. Mọi người, không vì lý do kỳ thị nào, đều có quyền được hưởng lương bổng như nhau cho cùng một công việc.
  3. Mọi người làm việc đều được quyền hưởng thù lao một cách công bằng và thích hợp, khả dĩ bảo đảm cho bản thân và gia đình mình một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm, cũng như được trợ giúp nếu cần, qua các phương thức bảo vệ xã hội khác.
  4. Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia vào các nghiệp đoàn, để bảo vệ quyền lợi của mình.
Ðiều 24:
Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả việc hạn chế hợp lý số giờ làm việc, và các ngày nghỉ định kỳ có trả lương.
Ðiều 25:
  1. Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản thân và gia đình bao gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, góa bụa, tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát của mình.
  2. Các bà mẹ và trẻ con phải được hưởng sự chăm sóc và trợ giúp đặc biệt. Tất cả mọi trẻ con, sinh có hôn thú hay không, đều được xã hội bảo vệ một cách bình đẳng.
Ðiều 26:
  1. Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và căn bản. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được mở rộng và giáo dục đại học phải được mở rộng bình đẳng cho mọi người, trên căn bản tài năng xứng đáng.
  2. Giáo dục phải được điều hướng để phát triển đầy đủ nhân cách, và củng cố sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giáo dục phải nhằm cổ vũ sự cảm thông, lòng khoan dung, và tình hữu nghị giữa mọi quốc gia, mọi nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, và hỗ trợ việc phát triển các sinh hoạt của Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình.
  3. Cha mẹ có quyền ưu tiên chọn lựa phương cách giáo dục dành cho con cái mình.
Ðiều 27:
  1. Mọi người đều có quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thưởng thức các bộ môn nghệ thuật, và cùng chia sẻ các tiến bộ khoa học cũng như các lợi ích của khoa học.
  2. Mọi người đều có quyền được bảo vệ về tác quyền, trên bình diện tinh thần cũng như quyền lợi vật chất, đối với các tác phẩm khoa học, văn chương, hay nghệ thuật.
Ðiều 28:
Mọi người đều có quyền đòi hỏi được sống trong một trật tự xã hội và trật tự quốc tế, trong đó các quyền và các tự do được đề cập trong Bản Tuyên ngôn này có thể được thể hiện đầy đủ.
Ðiều 29:
  1. Mọi người đều có bổn phận đối với cộng đồng nào mà chỉ trong đó mới có thể phát triển toàn vẹn và tự do nhân cách của mình.
  2. Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ.
  3. Trong bất cứ trường hợp nào, nhân quyền và những quyền tự do này cũng không được hành xử trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
Ðiều 30:
Không một điều nào trong Bản Tuyên ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên ngôn này.
Liên Hiệp Quốc, ngày 10 tháng 12 năm 1948

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Kỷ niệm 68 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Ngô Kỷ nói gì về Việt cộng? - NGÔ KỶ

(HNPD) cộng sản Việt Nam thì chẳng những chúng không tôn trọng, mà chúng còn chà đạp tất cả những giá trị của các điều khoản được nêu ra trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này.


Kỷ niệm 68 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Ngô Kỷ nói gì về Việt cộng?



Little Saigon ngày 10 tháng 12 năm 2016

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Hôm nay, ngày 10 tháng 12 năm 2016, kỷ niệm 68 năm ngày ban bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 10 tháng 12 năm 1948. Lúc còn nhỏ, tôi rất lý tường và "thần tượng" cái nội dung bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này, tuy nhiên càng lớn lên tôi càng thấy cái bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền chỉ là một tờ giấy lộn, chứa tòa những mỹ từ, sáo ngữ, tào lao vì nó chẳng có một giá trị thực tiễn nào cả, nó chẳng bao giờ được tôn trọng một cách triệt để, đặc biệt đối với bọn cộng sản Việt Nam thì chẳng những chúng không tôn trọng, mà chúng còn chà đạp tất cả những giá trị của các điều khoản được nêu ra trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này. 

Liên Hiệp Quốc không hề đưa ra biện pháp chế tài, trừng trị, đối phó với cộng sản Việt Nam khi chúng tiếp tục vi phạm trầm trọng các công ước, tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc mà chúng đã ký kết, mà chẳng những vậy, một sự kiện lố bịch, hề hước, mâu thuẫn, nghịch lý đã xảy ra là vào năm ngày 12 tháng 11 năm 2013, cộng sản Việt Nam lại được bầu làm thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc với đa số tuyệt đối, trong khi bạo quyền cộng sản Việt Nam là một chế độ tàn ác, phi nhân, đã và đang áp bức, đày đọa cả dân tộc, vi phạm trầm trọng nhân quyền. 

Vào cuối năm 2013, trong khi cộng sản Việt Nam đưôc trở thành một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp quốc, thì cũng chính trong năm 213 này, các tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới lại tố cáo và lên án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang vi phạm trầm trọng nhân quyền, bắt bớ, tra tấn,kết án, cầm tù những nhà đấu tranh cho tự do tôn giao, dân chủ, theo dõi, trù dập các bloggers, hack và đặt tường lửa ngăn chặn các trang mạng, email v.v...

Tôi đã lên tiếng chia sẻ quan điểm của mình ngay khi được tin cộng sản Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào cuối năm 2013, dù biết tiếng nói bé nhỏ của cá nhân mình không thay đổi được tình thế, tuy nghiên "đừng vì lẽ mình không thể là một ngôi sao mà đành cam chịu làm một đám mây mù."  Tôi không chủ trương đưa ra các tuyên ngôn, tuyên cáo, hiến chương, sách lược, diễn văn, diễn từ to tát, vĩ đại, xa xôi, trừu tượng, vì tất cả những thứ đó chỉ là viễn vông, vô bổ, thiếu thực tế, tôi chỉ muốn gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh thật nhỏ bé của mình với ước mong ai đó nhận thức được những gì đang xảy ra hiện tại.

Mời Quý Vị theo dõi cái Youtube tôi phát biểu quan niệm mình liên quan đến sự kiện Việt cộng được bầu vào Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 12 tháng 11 năm 2013 để "ôn cố tri tân" nhân dịp kỷ niệm 68 năm bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời.

Tôi có đính kèm trong phần PHỤ ĐÍNH nội dung bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bằng Việt ngữ của Wikipedia để Quý Vị tham khảo nếu cần.

Trân trọng,

Ngô Kỷ





PHỤ ĐÍNH


VN được bầu vào Hội đồng Nhân quyền

  • 13 tháng 11 2013
Image captionViệc bầu thành viên Hội đồng Nhân quyền diễn ra tại Đại hội đồng LHQ trong thứ Ba 12/11
Việt Nam lần đầu tiên có ghế trong Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc sau cuộc bỏ phiếu hôm 12/11.
Việt Nam nhận được 184 trên 192 phiếu bầu.
Phát biểu sau khi có kết quả, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói Việt Nam sẽ "thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên Liên Hiệp Quốc".
Trung Quốc, Nga, Ả rập Saudi, Cuba cũng được bỏ phiếu bất chấp chỉ trích của các nhóm nhân quyền.
Đại hội đồng Liên hiệp quốc trong hôm thứ Ba đã bầu 14 thành viên mới vào cơ quan gồm 47 đại diện đặt tại Geneva, là cơ quan theo dõi về tình trạng nhân quyền bằng cách ra các nghị quyết, nếu cần.
Hội đồng Nhân quyền cũng có các giám sát viên đặc biệt chuyên theo dõi tình hình và các vấn đề lớn tại các nước, từ việc thi hành án tử hình tới việc tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, có trụ sở chính tại New York, chỉ ra rằng năm ứng viên, gồm Trung Quốc, Nga, Ả rập Saudi, Việt Nam và Algeria, đã khước từ việc để các giám sát viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc tới thăm và điều tra về các vụ bị cho là có tình trạng lạm dụng.
Đây là lần đầu tiên Hà Nội có chân trong Hội đồng Nhân quyền kể từ khi cơ quan này được thành lập năm 2006. (ngưng trích)



Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Universal Declaration of Human Rights
Eleanor Roosevelt cầm bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Eleanor Roosevelt cầm bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Được viết1948
Thông qua10 tháng 12, 1948
Nơi lưu giữPalais de ChaillotParis
Tác giảJohn Peters Humphrey (người Canada), René Cassin (người Pháp), P. C. Chang (người Trung Quốc), Charles Malik (người Liban), Eleanor Roosevelt (người Hoa Kỳ), và nhiều người khác
Mục đíchNhân quyền
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở ParisPháp. Bản Tuyên ngôn đã được dịch ra ít nhất 375 ngôn ngữ.[1] Tuyên bố phát sinh trực tiếp từ những kinh nghiệm của Chiến tranh thế giới thứ hai và là tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, trong đó liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá nhân, được hưởng, không phân biệt chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác (điều 2). Nó bao gồm 30 điều đã được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế, thỏa ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia. Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cùng hai Nghị định thư không bắt buộc I và II. Năm 1966, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua hai Công ước trên, qua đó hoàn thành cơ bản Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế.
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi quốc gia và mọi dân tộc. Tinh thần của bản Tuyên ngôn là dùng truyền đạt và giáo dục để nỗ lực thúc đẩy các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tôn trọng các quyền con người cơ bản được đưa ra trong Tuyên ngôn.
Điều khoản cuối cùng thuộc về bản Tuyên ngôn có viết "Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này".

Toàn văn[sửa | sửa mã nguồn]

Xét rằng: Sự công nhận nhân phẩm của mọi người trên toàn thế giới và các quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ chính là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.
Xét rằng: Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó tất cả mọi người được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn lo sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.
Xét rằng: Nhân quyền cần phải được bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức.
Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia cần được khuyến khích và mở rộng.
Xét rằng: Trong Hiến Chương, các dân tộc của cộng đồng Liên Hiệp Quốc đã lại một lần nữa xác định niềm tin vào những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị con người, vào quyền bình đẳng nam nữ và cũng đã quyết định cổ vũ cho các tiến bộ xã hội và cải tiến mức nhân sinh trong bối cảnh ngày càng tự do hơn.
Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản.
Xét rằng: Sự hiểu biết chung về nhân quyền và tự do là điều tối quan trọng để có thể thực hiện đầy đủ sự cam kết trên.
Do đó, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc long trọng công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền này như là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản Tuyên ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.
Mặt khác, bằng những phương thức tiến bộ trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, phải bảo đảm sự thừa nhận và tuân hành Bản Tuyên ngôn một cách có hiệu lực, trong các dân tộc của các nước thành viên, và ngay cả trong những người dân sống trên các phần đất thuộc quyền cai quản của các nước đó.
Ðiều 1:
Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.
Ðiều 2:
Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được công bố trong Bản Tuyên ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác. Hơn nữa, cũng không được có sự phân biệt nào đối với con người sống trên một quốc gia hay trên một lãnh thổ, căn cứ trên cơ chế chính trị, nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ đó. Cho dù quốc gia hay lãnh thổ này độc lập hay dưới sự bảo hộ, không được tự trị hay ở trong tình trạng bị hạn chế về chủ quyền.
Ðiều 3:
Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.
Ðiều 4:
Không ai bị cưỡng bức làm nô lệ hay tôi đòi. Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm.
Ðiều 5:
Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.
Ðiều 6:
Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật.
Ðiều 7:
Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy.
Ðiều 8:
Mọi người đều có quyền được bảo vệ và bênh vực bởi các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến pháp và Luật Pháp quy định.
Ðiều 9:
Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.
Ðiều 10:
Mọi người đều có bằng nhau quyền được phân xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư, để được phán quyết về các quyền lợi và nhiệm vụ của mình, hay về những tội phạm mà mình bị cáo buộc.
Ðiều 11:
  1. Khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự.
  2. Không ai có thể bị kết án khi có những hành động hay sơ suất xảy ra vào lúc mà luật pháp của quốc gia hay quốc tế không quy định đó là một hành vi phạm pháp. Tương tự như vậy, không được áp đặt một hình phạt nào nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc hành vi phạm pháp xảy ra.
Ðiều 12:
Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.
Ðiều 13:
  1. Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia.
  2. Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở.
Ðiều 14:
  1. Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác.
  2. Quyền này không được kể đến, trong trường hợp bị truy nã thật sự vì các tội phạm không có tính chính trị, hay do những hành vi trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
Ðiều 15:
  1. Mọi người đều có quyền có quốc tịch.
  2. Không một ai bị tước bỏ quốc tịch, hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch, một cách độc đoán.
Ðiều 16:
  1. Nam và nữ trong tuổi trưởng thành có quyền kết hôn và lập gia đình, mà không bị hạn chế về lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam nữ đều có quyền bình đẳng lúc kết hôn, trong đời sống vợ chồng và lúc ly hôn.
  2. Hôn nhân chỉ có thể tiến hành khi cả hai đều được tự do quyết định và đồng ý thật sự.
  3. Gia đình phải được xem là một đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và được quyền bảo vệ của xã hội và quốc gia.
Ðiều 17:
  1. Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.
  2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.
Ðiều 18:
Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo.
Ðiều 19:
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.
Ðiều 20:
  1. Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa.
  2. Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.
Ðiều 21:
  1. Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do.
  2. Mọi người đều có quyền đón nhận những dịch vụ công cộng của quốc gia một cách bình đẳng.
  3. Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.
Ðiều 22:
Vì là thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an ninh xã hội, qua các cố gắng của quốc gia và hợp tác quốc tế, dựa theo phương cách tổ chức và tài nguyên của mỗi nước. Quyền này được đặt trên căn bản của sự thụ hưởng những quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, cần thiết cho nhân phẩm và sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.
Ðiều 23:
  1. Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do chọn việc làm, quyền được hưởng các điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi đối với công việc, và quyền được bảo vệ chống thất nghiệp.
  2. Mọi người, không vì lý do kỳ thị nào, đều có quyền được hưởng lương bổng như nhau cho cùng một công việc.
  3. Mọi người làm việc đều được quyền hưởng thù lao một cách công bằng và thích hợp, khả dĩ bảo đảm cho bản thân và gia đình mình một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm, cũng như được trợ giúp nếu cần, qua các phương thức bảo vệ xã hội khác.
  4. Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia vào các nghiệp đoàn, để bảo vệ quyền lợi của mình.
Ðiều 24:
Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả việc hạn chế hợp lý số giờ làm việc, và các ngày nghỉ định kỳ có trả lương.
Ðiều 25:
  1. Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản thân và gia đình bao gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, góa bụa, tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát của mình.
  2. Các bà mẹ và trẻ con phải được hưởng sự chăm sóc và trợ giúp đặc biệt. Tất cả mọi trẻ con, sinh có hôn thú hay không, đều được xã hội bảo vệ một cách bình đẳng.
Ðiều 26:
  1. Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và căn bản. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được mở rộng và giáo dục đại học phải được mở rộng bình đẳng cho mọi người, trên căn bản tài năng xứng đáng.
  2. Giáo dục phải được điều hướng để phát triển đầy đủ nhân cách, và củng cố sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giáo dục phải nhằm cổ vũ sự cảm thông, lòng khoan dung, và tình hữu nghị giữa mọi quốc gia, mọi nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, và hỗ trợ việc phát triển các sinh hoạt của Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình.
  3. Cha mẹ có quyền ưu tiên chọn lựa phương cách giáo dục dành cho con cái mình.
Ðiều 27:
  1. Mọi người đều có quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thưởng thức các bộ môn nghệ thuật, và cùng chia sẻ các tiến bộ khoa học cũng như các lợi ích của khoa học.
  2. Mọi người đều có quyền được bảo vệ về tác quyền, trên bình diện tinh thần cũng như quyền lợi vật chất, đối với các tác phẩm khoa học, văn chương, hay nghệ thuật.
Ðiều 28:
Mọi người đều có quyền đòi hỏi được sống trong một trật tự xã hội và trật tự quốc tế, trong đó các quyền và các tự do được đề cập trong Bản Tuyên ngôn này có thể được thể hiện đầy đủ.
Ðiều 29:
  1. Mọi người đều có bổn phận đối với cộng đồng nào mà chỉ trong đó mới có thể phát triển toàn vẹn và tự do nhân cách của mình.
  2. Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ.
  3. Trong bất cứ trường hợp nào, nhân quyền và những quyền tự do này cũng không được hành xử trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
Ðiều 30:
Không một điều nào trong Bản Tuyên ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên ngôn này.
Liên Hiệp Quốc, ngày 10 tháng 12 năm 1948

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm