Tin nóng trong ngày

LHQ: Việt Nam 'cần bỏ điều 88, 79'

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc cũng nhắc đến "các trường hợp tương tự", trong đó có vụ nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và trợ tá Lê Thu Hà bị bắt từ tháng 12/2015 theo điều 88


BBC

14-10-2016

Phiên phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9 xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự giữ nguyên mức án ban đầu. Getty Images

Phiên phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9 xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự giữ nguyên mức án ban đầu. Getty Images

Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc bày tỏ lo ngại về vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm.

Trong thông cáo ngày 14/10, ông Zeid Ra’ad Al Hussein chỉ trích Điều 88, Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa bắt và khởi tố ngày 10/10 vì điều 88.

Ông Zeid Ra’ad Al Hussein nói: “Điều 88 trên thực tế biến bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có tội khi họ dùng tự do căn bản để bày tỏ ý kiến, thảo luận hay chất vấn chính phủ và chính sách.”

“Điều luật rộng khắp, không định nghĩa rõ ràng giúp quá dễ dàng để dập tắt mọi quan điểm trái chiều và tùy ý tạm giữ cá nhân dám chỉ trích chính sách của chính phủ.”

“Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam tuân thủ ràng buộc về luật nhân quyền, xóa bỏ các cáo buộc với bà Quỳnh và thả bà ngay lập tức,” vị cao ủy nói. 


‘Vi phạm nhân quyền’

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc cũng nhắc đến “các trường hợp tương tự”, trong đó có vụ nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và trợ tá Lê Thu Hà bị bắt từ tháng 12/2015 theo điều 88.

Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhắc đến việc tòa kết án năm năm tù với ông Nguyễn Hữu Vinh và ba năm với trợ tá Nguyễn Thị Minh Thúy theo Điều 258.

Ông cũng đề cập việc hai thanh niên bị kết án ba năm và hai năm tù vì điều 88, Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An diễn ra tại Tòa án tỉnh Khánh Hòa.

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Việt Nam xóa bỏ điều 88, và các điều 79, 87, 245 và 258 luật hình sự mà cao ủy nhân quyền nói là “vi phạm tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế”.

Ông Zeid Ra’ad Al Hussein kêu gọi Việt Nam trả tự do cho “toàn bộ các cá nhân bị giam giữ liên quan các điều luật này”.

Việt Nam chưa đưa ra phản ứng về lời kêu gọi của cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

_____

VOA

HRW: Điều 88 của Việt Nam là công cụ bịt miệng dân

Trà Mi

13-10-2016

h1 


Trà Mi

13-10-2016

h1Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Một nhà hoạt động trẻ bị bắt khởi tố về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ khiến thế giới một lần nữa lên án hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, sinh năm 1979, bị bắt khẩn cấp hôm 10/10 tại Nha Trang giữa những hoạt động ôn hòa kêu gọi bảo vệ môi trường và xử lý minh bạch vụ Formosa gây thảm họa môi trường miền Trung.

Thành viên chủ chốt của Mạng lưới Blogger Việt Nam được nhiều người biết đến vì các bài viết và hoạt động kiên trì cổ súy cho dân quyền-nhân quyền-chủ quyền từng nhận giải thưởng Nhà đấu tranh Dân quyền 2015 của tổ chức Civil Rights Defenders có trụ sở tại Thụy Điển.

Nay, tên tuổi của cô lại được quốc tế chú ý sau vụ bắt giữ mà Mỹ, Châu Âu và giới hoạt động nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên án là xâm phạm quyền con người.

Trong cuộc trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ, ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch nói điều 88 rõ ràng là ‘công cụ’ để Việt Nam ‘bịt miệng dân’, ‘truy tố những người bất đồng quan điểm với nhà nước.’ 


Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với Human Rights Watch

Ông Phil Robertson: Thật hết sức quan ngại, một lần nữa họ lại dùng điều 88, điều luật hoàn toàn xâm phạm quyền tự do bày tỏ quan điểm, để tìm cách kiểm soát bất kỳ quan điểm nào mà họ không thích. Điều 88 quá bao quát, bất cứ phát biểu nào nhà nước không thích đều có thể bị liệt kê là ‘tuyên truyền chống nhà nước’ và bị hình sự hóa. Chúng tôi đã nhiều lần kêu gọi dỡ bỏ điều luật này vì nó phản lại cam kết của Việt Nam với quốc tế, nhưng Hà Nội không hồi đáp đề nghị đó.

Trà Mi: Thêm một lần kêu gọi sau một vụ bắt giữ, có biện pháp nào hay hơn giúp chấm dứt vi phạm hơn là để tái diễn vi phạm và tái diễn phản đối?

Ông Phil Robertson: Một cách cơ bản, phải có sự thay đổi trong cách nhà nước tiếp nhận chỉ trích trong quần chúng. Họ phải nhận thấy rằng những người như Mẹ Nấm đang cổ võ cho sự quản trị tốt hơn, chính quyền tốt hơn, chống tham nhũng tốt hơn. Những người đó đáng ra phải tán dương chứ không phải bỏ tù. Nhà cầm quyền phải biết rằng dân có quyền lên tiếng về cách họ lãnh đạo đất nước, đằng này nhà nước Việt Nam lại hành xử hoàn toàn trái ngược.

Trà Mi: Chiến thuật này tái diễn vì thấy có hiệu quả, vậy làm thế nào để vô hiệu hóa những điều ông đang lên án đó?

Ông Phil Robertson: Chiến thuật của họ là tìm cách đe dọa những người nổi bật nhất, tìm cách làm cho mọi người sợ hãi vì thấy rằng người nào lên tiếng mạnh nhất sẽ đi tù sớm nhất.

Trà Mi: Ông có nghĩ chiến thuật của họ thành công?

Ông Phil Robertson: Tôi nghĩ chỉ thành công với một số trường hợp, nhưng nhìn chung thì không, vì những nhà hoạt động như Quỳnh ngày càng nhiều, họ can đảm đứng lên thể hiện quan điểm. Bắt một Như Quỳnh này sẽ xuất hiện những Như Quỳnh khác tiếp bước. Đây là một cuộc chiến mà nhà cầm quyền khó thắng. Vì vậy, chính phủ Việt Nam nên thay đổi chiến thuật, nên nhận ra rằng quyền tự do bày tỏ quan điểm không phải là kẻ thù mà là yếu tố giúp cải thiện cách quản trị Việt Nam.

Trà Mi: Chiến thuật này dù không thành công với nội địa vì không dập tắt được bất đồng chính kiến, nhưng ít ra cũng thành công với thông điệp rằng sự can thiệp của cộng đồng quốc tế không dập tắt được những hành động bị lên án là vi phạm nhân quyền của Hà Nội. Ông nghĩ sao?

Ông Phil Robertson: Chính quyền Việt Nam muốn tạo ấn tượng là áp lực thế giới chẳng ảnh hưởng gì , nhưng thật ra có ảnh hưởng đó chứ. Một vụ bắt bớ hay tù đày được thế giới chú ý thì các điều kiện nhà cầm quyền đối đãi với cá nhân đó cải thiện hơn nhiều so với những trường hợp khác. Chúng tôi tin rằng với áp lực của quốc tế, Việt Nam kiểu gì cũng phải hồi đáp, chỉ là họ không muốn để thấy là họ hồi đáp trực tiếp. Trong nội bộ guồng máy cầm quyền Việt Nam cũng có nhiều quan ngại về hình ảnh của chính họ, về đồng minh nào họ muốn có. Đôi khi những điều này được thể hiện qua cách họ xử lý từng trường hợp, đặc biệt là những trường hợp có các chiến dịch vận động. Các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến cũng nhìn thấy điều này, cho nên, họ vươn ra với cộng đồng thế giới ngày một nhiều hơn. Họ hiểu rằng nếu thế giới lưu ý và lên tiếng về trường hợp của họ thì họ có được sự bảo vệ trước những đòn trả thù của nhà nước Việt Nam. Hơn nữa đã có một vài cải tổ trong một số lĩnh vực mà Hà Nội đánh giá là ‘ít nhạy cảm’ dù vẫn là một tiến trình chậm chạp. Tóm lại, nếu không có áp lực thì chẳng có gì buộc họ phải cải thiện, cải tổ cả.

Trà Mi: Như ông nói, dù có những áp lực nhưng tiến trình vẫn còn ‘chậm chạp’. Thời điểm này có gì có thể thúc đẩy nhanh hơn khi mà Hà Nội hầu như đã có được những gì họ muốn từ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đến bước vào Hiệp định Tự do Thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP và cả được tháo gỡ hoàn toàn lệnh cấm vận võ khí?

Ông Phil Robertson: Tôi nghĩ những người ủng hộ cải tổ dân chủ cần phải vươn ra nhiều hơn với thế giới để áp lực Việt Nam nhiều hơn. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền như chúng tôi sẽ nêu lên các trường hợp cụ thể và các vấn đề hệ thống tại Việt Nam. Nhưng rốt cuộc, bất kỳ sự thay đổi nào cũng phải xuất phát ngay từ bên trong Việt Nam. Người Việt trong và ngoài nước phải đòi hỏi nhiều hơn nơi chính phủ Việt Nam để Việt Nam phát triển về cả mặt xã hội lẫn chính trị. Nhà nước Việt Nam đã thông qua một số công ước nhân quyền quan trọng trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về các quyền dân sự và chính trị của công dân. Cho nên, cần phải tiếp tục những áp lực cả trong lẫn ngoài nước Việt Nam để thu hẹp khoảng cách giữa lời nói và hành động của Hà Nội về dân chủ và nhân quyền.

Trà Mi: Hiện giờ có đòn bẩy nào hữu hiệu chăng?

Ông Phil Robertson: Áp lực ngoại giao và áp lực kinh tế liên hệ với mậu dịch. Nếu TPP được xúc tiến, sẽ có những cải cách về lĩnh vực lao động tại Việt Nam. Các định chế tài chính trên thế giới như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á, trong các dự án của họ tại Việt Nam, phải nỗ lực hơn để đảm bảo có một sự quản trị tốt và tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam. Họ chưa làm được như thế. Hơn nữa, đội ngũ phụ trách các nước trong Liên hiệp quốc phải thật sự tăng cường nỗ lực. Thường các vấn đề về nhân quyền của các nước hay bị bỏ qua một bên để dễ dàng cho nghị trình làm việc của Liên hiệp quốc, nhưng theo tôi, phát triển quốc tế và nhân quyền quốc tế phải song hành với nhau. Không thể đổ quỹ phát triển vào một quốc gia quản trị tồi mà kỳ vọng sẽ gặt hái được kết quả tốt. Một trong những cách để quỹ phát triển phục vụ người dân chứ không rơi vào tay quan tham nhũng là phải đảm bảo có được một nhà nước quản trị minh bạch và người dân có quyền vạch trần những sai phạm.

Human Rights Watch chúng tôi có nhân viên và quan sát viên tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Chúng tôi tham dự các cuộc Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ của Việt Nam và các nước khác. Chúng tôi cũng tham gia vận động tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Chúng tôi sẽ tiếp tục gióng chuông báo động về những vi phạm nhân quyền Việt Nam, nhưng các tổ chức khác như những cơ quan Liên hiệp quốc, trong phạm vi hoạt động của mình, phải tìm cơ hội tăng cường quyền lực cho người dân Việt Nam và ủng hộ họ trong công cuộc đòi hỏi tôn trọng nhân quyền. Liên hiệp quốc đã tuyên bố muốn có một khung làm việc đặt trọng tâm vào nhân quyền, nhưng thực tế tới nay, chúng ta chưa thấy đội ngũ phụ trách về Việt Nam trong Liên hiệp quốc thực hiện điều này.

Trà Mi: Trở lại vụ bắt giữ blogger Mẹ Nấm sau vài năm tạm ngưng áp dụng điều 88 trong các vụ truy tố giới hoạt động. Có thể thấy gì từ sự ‘quay trở lại’ này?

Ông Phil Robertson: Mẹ Nấm bị bắt một phần là vì đã mạnh mẽ chỉ trích vụ bê bối ô nhiễm môi trường liên quan đến Formosa. Mức độ công ty Formosa xả thải độc ra biển rõ ràng cho thấy họ yên tâm là đã có sự bảo vệ từ trên cao. Blogger Mẹ Nấm chất vấn và nêu vấn đề mà nhà nước Việt Nam xem là nhạy cảm vì nhà nước có liên quan trong vụ này, trong việc bảo vệ Formosa. Khi nhà nước không còn cách nào để bịt miệng dân thì họ lôi điều 88 ra áp dụng, quy tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’, vốn là công cụ dễ nhất để truy tố những nhà hoạt động và những người bất đồng quan điểm với nhà nước.

Trà Mi: Blogger Mẹ Nấm bị bắt không vì cổ súy đa đảng hay có hoạt động đảng phái chính trị, mà vì các hoạt động xã hội trong đó có bảo vệ môi trường, khiến có ý kiến cho rằng đây là một sự ‘khủng bố của nhà nước’ vì chỉ cần có ý kiến trái ngược là bị nhắm mục tiêu. Ý kiến ông ra sao?

Ông Phil Robertson: Nói vậy thì hơi quá, vấn đề ở đây là sự độc tài của nhà nước, một nhà nước lạm dụng quyền hành của mình để buộc người ta không được thắc mắc về lời lẽ-hành động của nhà nước. Người dân có quyền chỉ trích, có quyền đòi hỏi thay đổi miễn là họ đòi hỏi một cách ôn hòa, nhưng nghịch lý ở chỗ những người đi đầu, những nhà hoạt động như Mẹ Nấm, lại bị biến thành tội phạm. Đó là điều chúng tôi quan tâm.

Trà Mi: Vậy Human Rights Watch muốn gửi thông điệp gì đến người dân Việt Nam và nhà nước Việt Nam?

Ông Phil Robertson: Chúng tôi muốn người dân Việt Nam tiếp tục khẳng định quyền của mình vì những gì họ đang làm không sai trái. Họ có quyền biểu tình, quyền tiếp cận thông tin và bày tỏ quan điểm trái chiều với nhà nước. Nhà nước Việt Nam phải lắng nghe thay vì đàn áp. Họ phải nhận ra rằng những người lên tiếng bất đồng với nhà nước không phải kẻ thù của nhà nước. Không một nhóm nào được độc quyền cho mình là chân lý, là sự thật. Mọi người phải cùng làm việc, cùng lắng nghe để đưa đất nước phát triển, văn minh. Chúng tôi kêu gọi phóng thích ngay lập tức Mẹ Nấm. Blogger này không làm gì sai cả.

Trà Mi: Chân thành cảm ơn ông vì thời gian dành cho cuộc trao đổi này


Bàn ra tán vào (2)

quang dinh
MÃ TIỀN XUYÊN TÂM LIÊN * Quốc doanh tôn giáo xuyên tâm liên Tố Hữu tế điên cố địa liền Kim cang Phú Trọng hai năm tám Đặc công điệp vụ chải tóc tiên * Trung ương hội nghị mã tiền Nguyễn Như Phong hỏa ngục điền hà thủ ô Rể nhào lá cách lồ ổ Hoa Mua bột báng độc cô hùng hồng hoàng Quỳnh lưu huỳnh luyện cường toan đào cây gỗ mỡ ruột vàng tử hà sa * Trịnh Xuân Thanh trút Formosa Gan công trứng cóc mật mãng xà Hạt nhân tác xạ Tòng Thị Phóng Kim Ngân nợ cứt đảng Gạc Ma * Xuyên sơn giáp ất Kê Gà Nội Bài cửa khẩu Trung Hoa sân sau nhà Lạng Sơn Núi Chẽ Cát Bà Hải Vân đăng kí gốc đa chú cuội chờ Hằng Nga cân nắm dây mơ Mỹ Kim nửa tỷ tú lơ khơ Hồng Hà * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

quang dinh
PHÂN BẮC TẢ HỮU KHUYNH * Mười hai khóa thiếu tá Quang Hồ Trung ương đệ tứ bộ tam vô Gạc Ma lừa quỷ băng âm hộ Lưỡi bò thầu chín tái cũi mồ * Sầm Đức Xương Nguyễn Trường tô Võ Nguyên Giáp luyện tiền đồ Lambada Cao Toàn Mỹ Nhật Phương Nga Thấp mu Đảo Mắt Cát Bà Hoàng Trường Sa Thăng Long xuất khẩu Kê Gà Oshin đầy tớ tịch tà Mao Trạch Đông * Cầu tiêu Toilet đảng đại đồng Nợ công nộp cứt thả trôi sông Nguyễn Xuân Fuck chực ăn như chó Phú Trọng Kim Ngân Tiến thuận lòng * Bắc kì Ní Nuận tranh công phân chia giành giật đạn đồng Đỗ Cường Minh Học Trò ruột Tập Cận Bình Trùng Bành Lệ Viện tạo hình Đinh Thế Huynh Đinh La Thăng đóng cửa mình Nguyễn Như Phong hỏa Lê Bình tả hữu khuynh * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

LHQ: Việt Nam 'cần bỏ điều 88, 79'

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc cũng nhắc đến "các trường hợp tương tự", trong đó có vụ nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và trợ tá Lê Thu Hà bị bắt từ tháng 12/2015 theo điều 88


BBC

14-10-2016

Phiên phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9 xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự giữ nguyên mức án ban đầu. Getty Images

Phiên phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9 xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự giữ nguyên mức án ban đầu. Getty Images

Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc bày tỏ lo ngại về vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm.

Trong thông cáo ngày 14/10, ông Zeid Ra’ad Al Hussein chỉ trích Điều 88, Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa bắt và khởi tố ngày 10/10 vì điều 88.

Ông Zeid Ra’ad Al Hussein nói: “Điều 88 trên thực tế biến bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có tội khi họ dùng tự do căn bản để bày tỏ ý kiến, thảo luận hay chất vấn chính phủ và chính sách.”

“Điều luật rộng khắp, không định nghĩa rõ ràng giúp quá dễ dàng để dập tắt mọi quan điểm trái chiều và tùy ý tạm giữ cá nhân dám chỉ trích chính sách của chính phủ.”

“Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam tuân thủ ràng buộc về luật nhân quyền, xóa bỏ các cáo buộc với bà Quỳnh và thả bà ngay lập tức,” vị cao ủy nói. 


‘Vi phạm nhân quyền’

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc cũng nhắc đến “các trường hợp tương tự”, trong đó có vụ nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và trợ tá Lê Thu Hà bị bắt từ tháng 12/2015 theo điều 88.

Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhắc đến việc tòa kết án năm năm tù với ông Nguyễn Hữu Vinh và ba năm với trợ tá Nguyễn Thị Minh Thúy theo Điều 258.

Ông cũng đề cập việc hai thanh niên bị kết án ba năm và hai năm tù vì điều 88, Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An diễn ra tại Tòa án tỉnh Khánh Hòa.

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Việt Nam xóa bỏ điều 88, và các điều 79, 87, 245 và 258 luật hình sự mà cao ủy nhân quyền nói là “vi phạm tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế”.

Ông Zeid Ra’ad Al Hussein kêu gọi Việt Nam trả tự do cho “toàn bộ các cá nhân bị giam giữ liên quan các điều luật này”.

Việt Nam chưa đưa ra phản ứng về lời kêu gọi của cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

_____

VOA

HRW: Điều 88 của Việt Nam là công cụ bịt miệng dân

Trà Mi

13-10-2016

h1 


Trà Mi

13-10-2016

h1Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Một nhà hoạt động trẻ bị bắt khởi tố về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ khiến thế giới một lần nữa lên án hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, sinh năm 1979, bị bắt khẩn cấp hôm 10/10 tại Nha Trang giữa những hoạt động ôn hòa kêu gọi bảo vệ môi trường và xử lý minh bạch vụ Formosa gây thảm họa môi trường miền Trung.

Thành viên chủ chốt của Mạng lưới Blogger Việt Nam được nhiều người biết đến vì các bài viết và hoạt động kiên trì cổ súy cho dân quyền-nhân quyền-chủ quyền từng nhận giải thưởng Nhà đấu tranh Dân quyền 2015 của tổ chức Civil Rights Defenders có trụ sở tại Thụy Điển.

Nay, tên tuổi của cô lại được quốc tế chú ý sau vụ bắt giữ mà Mỹ, Châu Âu và giới hoạt động nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên án là xâm phạm quyền con người.

Trong cuộc trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ, ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch nói điều 88 rõ ràng là ‘công cụ’ để Việt Nam ‘bịt miệng dân’, ‘truy tố những người bất đồng quan điểm với nhà nước.’ 


Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với Human Rights Watch

Ông Phil Robertson: Thật hết sức quan ngại, một lần nữa họ lại dùng điều 88, điều luật hoàn toàn xâm phạm quyền tự do bày tỏ quan điểm, để tìm cách kiểm soát bất kỳ quan điểm nào mà họ không thích. Điều 88 quá bao quát, bất cứ phát biểu nào nhà nước không thích đều có thể bị liệt kê là ‘tuyên truyền chống nhà nước’ và bị hình sự hóa. Chúng tôi đã nhiều lần kêu gọi dỡ bỏ điều luật này vì nó phản lại cam kết của Việt Nam với quốc tế, nhưng Hà Nội không hồi đáp đề nghị đó.

Trà Mi: Thêm một lần kêu gọi sau một vụ bắt giữ, có biện pháp nào hay hơn giúp chấm dứt vi phạm hơn là để tái diễn vi phạm và tái diễn phản đối?

Ông Phil Robertson: Một cách cơ bản, phải có sự thay đổi trong cách nhà nước tiếp nhận chỉ trích trong quần chúng. Họ phải nhận thấy rằng những người như Mẹ Nấm đang cổ võ cho sự quản trị tốt hơn, chính quyền tốt hơn, chống tham nhũng tốt hơn. Những người đó đáng ra phải tán dương chứ không phải bỏ tù. Nhà cầm quyền phải biết rằng dân có quyền lên tiếng về cách họ lãnh đạo đất nước, đằng này nhà nước Việt Nam lại hành xử hoàn toàn trái ngược.

Trà Mi: Chiến thuật này tái diễn vì thấy có hiệu quả, vậy làm thế nào để vô hiệu hóa những điều ông đang lên án đó?

Ông Phil Robertson: Chiến thuật của họ là tìm cách đe dọa những người nổi bật nhất, tìm cách làm cho mọi người sợ hãi vì thấy rằng người nào lên tiếng mạnh nhất sẽ đi tù sớm nhất.

Trà Mi: Ông có nghĩ chiến thuật của họ thành công?

Ông Phil Robertson: Tôi nghĩ chỉ thành công với một số trường hợp, nhưng nhìn chung thì không, vì những nhà hoạt động như Quỳnh ngày càng nhiều, họ can đảm đứng lên thể hiện quan điểm. Bắt một Như Quỳnh này sẽ xuất hiện những Như Quỳnh khác tiếp bước. Đây là một cuộc chiến mà nhà cầm quyền khó thắng. Vì vậy, chính phủ Việt Nam nên thay đổi chiến thuật, nên nhận ra rằng quyền tự do bày tỏ quan điểm không phải là kẻ thù mà là yếu tố giúp cải thiện cách quản trị Việt Nam.

Trà Mi: Chiến thuật này dù không thành công với nội địa vì không dập tắt được bất đồng chính kiến, nhưng ít ra cũng thành công với thông điệp rằng sự can thiệp của cộng đồng quốc tế không dập tắt được những hành động bị lên án là vi phạm nhân quyền của Hà Nội. Ông nghĩ sao?

Ông Phil Robertson: Chính quyền Việt Nam muốn tạo ấn tượng là áp lực thế giới chẳng ảnh hưởng gì , nhưng thật ra có ảnh hưởng đó chứ. Một vụ bắt bớ hay tù đày được thế giới chú ý thì các điều kiện nhà cầm quyền đối đãi với cá nhân đó cải thiện hơn nhiều so với những trường hợp khác. Chúng tôi tin rằng với áp lực của quốc tế, Việt Nam kiểu gì cũng phải hồi đáp, chỉ là họ không muốn để thấy là họ hồi đáp trực tiếp. Trong nội bộ guồng máy cầm quyền Việt Nam cũng có nhiều quan ngại về hình ảnh của chính họ, về đồng minh nào họ muốn có. Đôi khi những điều này được thể hiện qua cách họ xử lý từng trường hợp, đặc biệt là những trường hợp có các chiến dịch vận động. Các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến cũng nhìn thấy điều này, cho nên, họ vươn ra với cộng đồng thế giới ngày một nhiều hơn. Họ hiểu rằng nếu thế giới lưu ý và lên tiếng về trường hợp của họ thì họ có được sự bảo vệ trước những đòn trả thù của nhà nước Việt Nam. Hơn nữa đã có một vài cải tổ trong một số lĩnh vực mà Hà Nội đánh giá là ‘ít nhạy cảm’ dù vẫn là một tiến trình chậm chạp. Tóm lại, nếu không có áp lực thì chẳng có gì buộc họ phải cải thiện, cải tổ cả.

Trà Mi: Như ông nói, dù có những áp lực nhưng tiến trình vẫn còn ‘chậm chạp’. Thời điểm này có gì có thể thúc đẩy nhanh hơn khi mà Hà Nội hầu như đã có được những gì họ muốn từ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đến bước vào Hiệp định Tự do Thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP và cả được tháo gỡ hoàn toàn lệnh cấm vận võ khí?

Ông Phil Robertson: Tôi nghĩ những người ủng hộ cải tổ dân chủ cần phải vươn ra nhiều hơn với thế giới để áp lực Việt Nam nhiều hơn. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền như chúng tôi sẽ nêu lên các trường hợp cụ thể và các vấn đề hệ thống tại Việt Nam. Nhưng rốt cuộc, bất kỳ sự thay đổi nào cũng phải xuất phát ngay từ bên trong Việt Nam. Người Việt trong và ngoài nước phải đòi hỏi nhiều hơn nơi chính phủ Việt Nam để Việt Nam phát triển về cả mặt xã hội lẫn chính trị. Nhà nước Việt Nam đã thông qua một số công ước nhân quyền quan trọng trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về các quyền dân sự và chính trị của công dân. Cho nên, cần phải tiếp tục những áp lực cả trong lẫn ngoài nước Việt Nam để thu hẹp khoảng cách giữa lời nói và hành động của Hà Nội về dân chủ và nhân quyền.

Trà Mi: Hiện giờ có đòn bẩy nào hữu hiệu chăng?

Ông Phil Robertson: Áp lực ngoại giao và áp lực kinh tế liên hệ với mậu dịch. Nếu TPP được xúc tiến, sẽ có những cải cách về lĩnh vực lao động tại Việt Nam. Các định chế tài chính trên thế giới như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á, trong các dự án của họ tại Việt Nam, phải nỗ lực hơn để đảm bảo có một sự quản trị tốt và tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam. Họ chưa làm được như thế. Hơn nữa, đội ngũ phụ trách các nước trong Liên hiệp quốc phải thật sự tăng cường nỗ lực. Thường các vấn đề về nhân quyền của các nước hay bị bỏ qua một bên để dễ dàng cho nghị trình làm việc của Liên hiệp quốc, nhưng theo tôi, phát triển quốc tế và nhân quyền quốc tế phải song hành với nhau. Không thể đổ quỹ phát triển vào một quốc gia quản trị tồi mà kỳ vọng sẽ gặt hái được kết quả tốt. Một trong những cách để quỹ phát triển phục vụ người dân chứ không rơi vào tay quan tham nhũng là phải đảm bảo có được một nhà nước quản trị minh bạch và người dân có quyền vạch trần những sai phạm.

Human Rights Watch chúng tôi có nhân viên và quan sát viên tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Chúng tôi tham dự các cuộc Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ của Việt Nam và các nước khác. Chúng tôi cũng tham gia vận động tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Chúng tôi sẽ tiếp tục gióng chuông báo động về những vi phạm nhân quyền Việt Nam, nhưng các tổ chức khác như những cơ quan Liên hiệp quốc, trong phạm vi hoạt động của mình, phải tìm cơ hội tăng cường quyền lực cho người dân Việt Nam và ủng hộ họ trong công cuộc đòi hỏi tôn trọng nhân quyền. Liên hiệp quốc đã tuyên bố muốn có một khung làm việc đặt trọng tâm vào nhân quyền, nhưng thực tế tới nay, chúng ta chưa thấy đội ngũ phụ trách về Việt Nam trong Liên hiệp quốc thực hiện điều này.

Trà Mi: Trở lại vụ bắt giữ blogger Mẹ Nấm sau vài năm tạm ngưng áp dụng điều 88 trong các vụ truy tố giới hoạt động. Có thể thấy gì từ sự ‘quay trở lại’ này?

Ông Phil Robertson: Mẹ Nấm bị bắt một phần là vì đã mạnh mẽ chỉ trích vụ bê bối ô nhiễm môi trường liên quan đến Formosa. Mức độ công ty Formosa xả thải độc ra biển rõ ràng cho thấy họ yên tâm là đã có sự bảo vệ từ trên cao. Blogger Mẹ Nấm chất vấn và nêu vấn đề mà nhà nước Việt Nam xem là nhạy cảm vì nhà nước có liên quan trong vụ này, trong việc bảo vệ Formosa. Khi nhà nước không còn cách nào để bịt miệng dân thì họ lôi điều 88 ra áp dụng, quy tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’, vốn là công cụ dễ nhất để truy tố những nhà hoạt động và những người bất đồng quan điểm với nhà nước.

Trà Mi: Blogger Mẹ Nấm bị bắt không vì cổ súy đa đảng hay có hoạt động đảng phái chính trị, mà vì các hoạt động xã hội trong đó có bảo vệ môi trường, khiến có ý kiến cho rằng đây là một sự ‘khủng bố của nhà nước’ vì chỉ cần có ý kiến trái ngược là bị nhắm mục tiêu. Ý kiến ông ra sao?

Ông Phil Robertson: Nói vậy thì hơi quá, vấn đề ở đây là sự độc tài của nhà nước, một nhà nước lạm dụng quyền hành của mình để buộc người ta không được thắc mắc về lời lẽ-hành động của nhà nước. Người dân có quyền chỉ trích, có quyền đòi hỏi thay đổi miễn là họ đòi hỏi một cách ôn hòa, nhưng nghịch lý ở chỗ những người đi đầu, những nhà hoạt động như Mẹ Nấm, lại bị biến thành tội phạm. Đó là điều chúng tôi quan tâm.

Trà Mi: Vậy Human Rights Watch muốn gửi thông điệp gì đến người dân Việt Nam và nhà nước Việt Nam?

Ông Phil Robertson: Chúng tôi muốn người dân Việt Nam tiếp tục khẳng định quyền của mình vì những gì họ đang làm không sai trái. Họ có quyền biểu tình, quyền tiếp cận thông tin và bày tỏ quan điểm trái chiều với nhà nước. Nhà nước Việt Nam phải lắng nghe thay vì đàn áp. Họ phải nhận ra rằng những người lên tiếng bất đồng với nhà nước không phải kẻ thù của nhà nước. Không một nhóm nào được độc quyền cho mình là chân lý, là sự thật. Mọi người phải cùng làm việc, cùng lắng nghe để đưa đất nước phát triển, văn minh. Chúng tôi kêu gọi phóng thích ngay lập tức Mẹ Nấm. Blogger này không làm gì sai cả.

Trà Mi: Chân thành cảm ơn ông vì thời gian dành cho cuộc trao đổi này


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm