Sức khỏe và đời sống
Mỹ giúp đào tạo bác sĩ phẫu thuật bệnh nhi cho Việt Cộng ( Nhớ dặn chúng đừng cắt bỏ nhầm chân tay của các cháu... nghèo )
Động kinh, não úng thủy và u não là những bệnh khá thường gặp ở bệnh nhi trên toàn thế giới, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Mới đây, một nhóm các bác sĩ phẫu thuật thần kinh thuộc trường đại học Alabama ở Birmingham đã tham gia một chương trình giúp đào tạo các bác sĩ phẫu thuật thần kinh nhi ở hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn. Các bác sĩ Mỹ cho rằng chương trình đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện chất lượng điều trị cho trẻ em mắc bệnh não ở Việt Nam.
Phẫu thuật não điều trị động kinh
Vào mùa hè năm nay, hai bác sĩ phẫu thuật thần kinh từ Việt Nam là bác sĩ Nguyễn Đức Liên và bác sĩ Đặng Tuấn đã đến bệnh viện thuộc trường đại học Alabama ở Birmingham, Hoa Kỳ để cùng làm việc với các bác sĩ phẫu thuận Hoa Kỳ trong vòng hai tháng. Mục đích của chuyến đi là để giúp các bác sĩ Việt Nam nâng cao khả năng phẫu thuật các ca động kinh khó cho trẻ em Việt Nam. Đây là một phần trong chương trình phẫu thuật toàn cầu được khởi xướng bởi các bác sĩ thuộc bệnh viện trường đại học Alabama nhằm giúp các nước đang phát triển.
Bác sĩ Liên nói về ấn tượng của chuyến làm việc 2 tháng tại Mỹ với tờ báo thuộc trường đại học Alabama rằng hai tháng làm việc tại bệnh viện trường đại học Alabama là vô giá đối với các bác sĩ Việt Nam vì họ có cơ hội được học cùng với các đồng nghiệp Mỹ và điều này giúp họ thiết lập những hệ thống tương tự tại Việt Nam nhằm cải thiện tính hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhiều bệnh nhân hơn trong các năm tới.
Chúng tôi có một chương trình hợp tác theo đó chúng tôi làm việc và giúp đào tạo các bác sĩ phẫu thuật thần kinh cho Việt Nam.
-BS James Johnston Jr.
Nói về chương trình hợp tác với Việt Nam, bác sĩ James Johnston Jr., Giám đốc chương trình phẫu thuật toàn cầu cho biết:
Trong nhiều năm qua chúng tôi ở bệnh viện nhi trường đại học Alabama ở Birmingham, Hoa Kỳ, đã làm việc với các bác sĩ phẫu thuật thần kinh thuộc bệnh viện nhi đồng 2 ở thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội. Chúng tôi có một chương trình hợp tác theo đó chúng tôi làm việc và giúp đào tạo các bác sĩ phẫu thuật thần kinh cho Việt Nam. Chúng tôi đã đón rất nhiều những bác sĩ phẫu thuật đến từ Việt Nam để được đào tạo tại chỗ với chúng tôi. Chúng tôi cũng đến Việt Nam để làm việc cùng với họ trong các ca phẫu thuật phức tạp ở trẻ nhỏ.
Chương trình được bắt đầu từ năm 2013 tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh. Hai bác sĩ của trường đại học Alabama là bác sĩ Brandon Rocque và bác sĩ Jerry Oaks, trưởng khoa phẫu thuật thần kinh nhi của bệnh viện đã trực tiếp đến làm việc tại Việt Nam. Phía Việt Nam đề nghị các bác sĩ Mỹ giúp về mặt kỹ thuật trong các phẫu thuật điều trị bệnh động kinh.
Động kinh là một bệnh khá phổ biến trên thế giới. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho thấy có khoảng 0,5 đến 2% dân số toàn thế giới mắc bệnh này. Các nước châu Á và châu Phi có đông người mắc bệnh động kinh hơn các nước châu Âu và phát triển. Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế cho thấy có khoảng 80% các ca bệnh động kinh là ở trẻ em với khoảng 300,000 trường hợp. Bệnh hiện không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể được điều trị bằng thuốc.Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh nhân kháng thuốc. Tại Việt Nam, con số trẻ em bị bệnh động kinh kháng thuốc lên đến 60,000 trường hợp. Phẫu thuật động kinh kháng thuốc được coi là giải pháp khá hiệu quả cho những trường hợp này.
Bác sĩ Johnston cho biết trước khi chương trình phẫu thuật toàn cầu được bắt đầu tại Việt Nam, các bác sĩ Việt Nam không làm được những phẫu thuật đối với một số trường hợp bệnh động kinh nhất định.
Ở Hà Nội, một bác sĩ của chúng tôi là bác sĩ Brandon Rocque đã phối hợp làm việc với các bác sĩ phẫu thuật thần kinh của Việt Nam để thiết lập một chương trình phẫu thuật đối với bệnh nhi bị động kinh. Chúng tôi đào tạo các bác sĩ Việt nam trong việc phẫu thuật những bệnh nhân bị động kinh. Theo tôi biết họ không làm những phẫu thuật thần kinh đối với một số trường hợp động kinh nhất định cho đến khi chúng tôi làm việc cùng họ và đào tạo họ về kỹ thuật corpus callosotomy (phẫu thuật cắt thể chai điều trị động kinh).
Bác sĩ Johnston cho biết đây là một phẫu thuật có thể giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh
Phẫu thuật cắt thể chai điều trị động kinh mà bác sĩ Rocque làm cùng với các bác sĩ Việt Nam không phải là một phẫu thuật có thể chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh động kinh nhưng nó làm giảm đáng kể tần suất bị động kinh ở người bệnh. Cho nên nói chung phẫu thuật này rất hữu ích đối với người bệnh.
Bác sĩ Rocque đã đến Việt Nam trong nhiều tháng và đã tiến hành ca phẫu thuật cắt thể chai điều trị động kinh đầu tiên trong chuyến thăm Việt Nam của ông vào năm 2015. Đây được coi là một phẫu thuật phức tạp và hiếm gặp. Với kỹ thuật mới được học từ các bác sĩ Mỹ, theo bác sĩ Johnston, đến giờ, các bác sĩ Việt Nam đã tự tiến hành khoảng 10 ca mổ tương tự và có kết quả tốt.
Bên cạnh việc giúp các bác sĩ Việt Nam nâng cao kỹ thuật phẫu thuật, các bác sĩ Mỹ cũng giúp Việt Nam trong việc thiết lập các chương trình chẩn đoán bệnh ở Hà Nội và Sài gòn. Chương trình giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh ở trẻ nhỏ, tương tự như chương trình đang được thực hiện tại trường đại học Alabama ở Birmingham. Chương trình sẽ sàng lọc và quyết định bệnh nhân nào thích hợp để có thể phẫu thuật.
Mổ trực tuyến với các bác sĩ Mỹ
Công nghệ internet cũng góp phần đáng kể trong việc giúp các bác sĩ Mỹ làm việc với những bệnh viện Việt Nam tham gia chương trình phẫu thuật toàn cầu. Các bác sĩ thuộc trường đại học Alabama hiện đã thiết lập một chương trình kết nối trực tuyến gọi tắt là VIPAAR cho phép các bác sĩ Mỹ có thể theo dõi trực tiếp các ca mổ ở Việt Nam và cho ý kiến khi cần. Bác sĩ Johnston cho biết.
Chúng tôi hy vọng là bằng cách làm việc với các đồng nghiệp Việt Nam thì họ có thể dùng kỹ năng của mình để đào tạo những đồng nghiệp trong nước, cuối cùng cải thiện khả năng điều trị ở cả hai thành phố.
-BS James Johnston Jr.
Công nghệ này được phát triển bởi một chuyên gia phẫu thuật ở Birmingham và đã được cải thiện trong suốt năm năm qua. Bây giờ đã có ứng dụng cho Ipad và có thể dùng trong kết nối internet. Cách mà chúng tôi đã làm là sử dụng một ipad kết nối internet ngay trong phòng mổ ở thành phố Hồ Chí Minh cho phép kết nối với ipad của tôi qua internet ở Birmingham và qua đó tôi có thể trực tiếp theo dõi quá trình mổ ở thành phố Hồ Chí Minh và tôi có thể trao đổi trực tiếp, hướng dẫn các bác sĩ phẫu thuật ở thành phố Hồ Chí Minh ngay trong quá trình mổ. Chúng tôi chưa dùng kỹ thuật này cho những ca mổ động kinh mà mới chỉ áp dụng trong các ca mổ nội soi với các trường hợp não úng thủy. Đây là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và cũng rất phổ biến ở Việt Nam.
Theo bác sĩ Johnston, bệnh viện Nhi đồng 2 và các bác sĩ Mỹ đã thực hiện tổng cộng 25 ca phẫu thuật trực tuyến. Cho đến giờ, kỹ thuật của các bác sĩ ở bệnh viện Nhi đồng 2 đã được cải thiện đáng kể và họ không còn cần thêm trợ giúp từ các bác sĩ Mỹ trong mỗi lần phẫu thuật.
Dựa trên kinh nghiệm thu được từ bệnh viện Nhi đồng 2, công nghệ VIPAAR hiện cũng đang được thiết lập với bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội. Công nghệ này không chỉ giúp các bác sĩ Việt Nam trao đổi trực tiếp với các bác sĩ Mỹ mà còn giúp các bác sĩ ở hai đầu Hà Nội và Sài Gòn trao đổi trực tiếp với nhau trong các ca mổ.
Chương trình phẫu thuật toàn cầu hiện chỉ tập trung vào hai bệnh viện ở Hà Nội và Sài Gòn. Bác sĩ Johnston nhìn nhận nhu cầu về bác sĩ phẫu thuật thần kinh ở Việt nam là rất cao khi chỉ có hai bệnh viện tuyến cuối là bệnh viện nhi đồng 2 và bệnh viện Việt Đức có thể đảm nhiệm những ca mổ thần kinh phức tạp cho trẻ nhỏ cả nước. Ông hy vọng các bác sĩ Việt Nam đã tham gia chương trình phẫu thuật toàn cầu sau này có thể sử dụng kiến thức và kỹ năng đã được học để tiếp tục đào tạo những bác sĩ khác trong nước.
Cả hai chương trình mà chúng tôi đang làm với Việt Nam để đào tạo các bác sĩ phẫu thuật thần kinh ở trẻ nhỏ. Đây là những chương trình nhỏ vì chúng tôi là một bệnh viện nhỏ của một trường đại học ở Mỹ. Nhưng chúng tôi hy vọng là bằng cách làm việc với các đồng nghiệp Việt Nam thì họ có thể dùng kỹ năng của mình để đào tạo những đồng nghiệp trong nước, cuối cùng cải thiện khả năng điều trị ở cả hai thành phố.
Chương trình phẫu thuật toàn cầu giúp các bác sĩ phẫu thuật thần kinh nhi Việt Nam là một chương trình dài hạn. Bác sĩ Johnston cho biết chương trình sẽ còn tiếp tục chừng nào phía Việt Nam vẫn còn nhu cầu được giúp đỡ. Ông cũng hy vọng trong tương lai chương trình sẽ phát triển theo hướng các bác sĩ hai nước hợp tác làm các chương trình nghiên cứu chung để tìm hiểu thêm về bệnh động kinh cùng các bệnh về não khác tại Việt Nam như úng thủy hay u não.
Tạp chí sức khỏe đời sống tuần này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin quý vị chia sẻ các thông tin về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa
Việt Hà xin chào tạm biệt quý vị và xin hẹn gặp lại vào thứ ba tuần tới.
Mỹ giúp đào tạo bác sĩ phẫu thuật bệnh nhi cho Việt Cộng ( Nhớ dặn chúng đừng cắt bỏ nhầm chân tay của các cháu... nghèo )
Động kinh, não úng thủy và u não là những bệnh khá thường gặp ở bệnh nhi trên toàn thế giới, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Mới đây, một nhóm các bác sĩ phẫu thuật thần kinh thuộc trường đại học Alabama ở Birmingham đã tham gia một chương trình giúp đào tạo các bác sĩ phẫu thuật thần kinh nhi ở hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn. Các bác sĩ Mỹ cho rằng chương trình đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện chất lượng điều trị cho trẻ em mắc bệnh não ở Việt Nam.
Phẫu thuật não điều trị động kinh
Vào mùa hè năm nay, hai bác sĩ phẫu thuật thần kinh từ Việt Nam là bác sĩ Nguyễn Đức Liên và bác sĩ Đặng Tuấn đã đến bệnh viện thuộc trường đại học Alabama ở Birmingham, Hoa Kỳ để cùng làm việc với các bác sĩ phẫu thuận Hoa Kỳ trong vòng hai tháng. Mục đích của chuyến đi là để giúp các bác sĩ Việt Nam nâng cao khả năng phẫu thuật các ca động kinh khó cho trẻ em Việt Nam. Đây là một phần trong chương trình phẫu thuật toàn cầu được khởi xướng bởi các bác sĩ thuộc bệnh viện trường đại học Alabama nhằm giúp các nước đang phát triển.
Bác sĩ Liên nói về ấn tượng của chuyến làm việc 2 tháng tại Mỹ với tờ báo thuộc trường đại học Alabama rằng hai tháng làm việc tại bệnh viện trường đại học Alabama là vô giá đối với các bác sĩ Việt Nam vì họ có cơ hội được học cùng với các đồng nghiệp Mỹ và điều này giúp họ thiết lập những hệ thống tương tự tại Việt Nam nhằm cải thiện tính hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhiều bệnh nhân hơn trong các năm tới.
Chúng tôi có một chương trình hợp tác theo đó chúng tôi làm việc và giúp đào tạo các bác sĩ phẫu thuật thần kinh cho Việt Nam.
-BS James Johnston Jr.
Nói về chương trình hợp tác với Việt Nam, bác sĩ James Johnston Jr., Giám đốc chương trình phẫu thuật toàn cầu cho biết:
Trong nhiều năm qua chúng tôi ở bệnh viện nhi trường đại học Alabama ở Birmingham, Hoa Kỳ, đã làm việc với các bác sĩ phẫu thuật thần kinh thuộc bệnh viện nhi đồng 2 ở thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội. Chúng tôi có một chương trình hợp tác theo đó chúng tôi làm việc và giúp đào tạo các bác sĩ phẫu thuật thần kinh cho Việt Nam. Chúng tôi đã đón rất nhiều những bác sĩ phẫu thuật đến từ Việt Nam để được đào tạo tại chỗ với chúng tôi. Chúng tôi cũng đến Việt Nam để làm việc cùng với họ trong các ca phẫu thuật phức tạp ở trẻ nhỏ.
Chương trình được bắt đầu từ năm 2013 tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh. Hai bác sĩ của trường đại học Alabama là bác sĩ Brandon Rocque và bác sĩ Jerry Oaks, trưởng khoa phẫu thuật thần kinh nhi của bệnh viện đã trực tiếp đến làm việc tại Việt Nam. Phía Việt Nam đề nghị các bác sĩ Mỹ giúp về mặt kỹ thuật trong các phẫu thuật điều trị bệnh động kinh.
Động kinh là một bệnh khá phổ biến trên thế giới. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho thấy có khoảng 0,5 đến 2% dân số toàn thế giới mắc bệnh này. Các nước châu Á và châu Phi có đông người mắc bệnh động kinh hơn các nước châu Âu và phát triển. Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế cho thấy có khoảng 80% các ca bệnh động kinh là ở trẻ em với khoảng 300,000 trường hợp. Bệnh hiện không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể được điều trị bằng thuốc.Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh nhân kháng thuốc. Tại Việt Nam, con số trẻ em bị bệnh động kinh kháng thuốc lên đến 60,000 trường hợp. Phẫu thuật động kinh kháng thuốc được coi là giải pháp khá hiệu quả cho những trường hợp này.
Bác sĩ Johnston cho biết trước khi chương trình phẫu thuật toàn cầu được bắt đầu tại Việt Nam, các bác sĩ Việt Nam không làm được những phẫu thuật đối với một số trường hợp bệnh động kinh nhất định.
Ở Hà Nội, một bác sĩ của chúng tôi là bác sĩ Brandon Rocque đã phối hợp làm việc với các bác sĩ phẫu thuật thần kinh của Việt Nam để thiết lập một chương trình phẫu thuật đối với bệnh nhi bị động kinh. Chúng tôi đào tạo các bác sĩ Việt nam trong việc phẫu thuật những bệnh nhân bị động kinh. Theo tôi biết họ không làm những phẫu thuật thần kinh đối với một số trường hợp động kinh nhất định cho đến khi chúng tôi làm việc cùng họ và đào tạo họ về kỹ thuật corpus callosotomy (phẫu thuật cắt thể chai điều trị động kinh).
Bác sĩ Johnston cho biết đây là một phẫu thuật có thể giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh
Phẫu thuật cắt thể chai điều trị động kinh mà bác sĩ Rocque làm cùng với các bác sĩ Việt Nam không phải là một phẫu thuật có thể chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh động kinh nhưng nó làm giảm đáng kể tần suất bị động kinh ở người bệnh. Cho nên nói chung phẫu thuật này rất hữu ích đối với người bệnh.
Bác sĩ Rocque đã đến Việt Nam trong nhiều tháng và đã tiến hành ca phẫu thuật cắt thể chai điều trị động kinh đầu tiên trong chuyến thăm Việt Nam của ông vào năm 2015. Đây được coi là một phẫu thuật phức tạp và hiếm gặp. Với kỹ thuật mới được học từ các bác sĩ Mỹ, theo bác sĩ Johnston, đến giờ, các bác sĩ Việt Nam đã tự tiến hành khoảng 10 ca mổ tương tự và có kết quả tốt.
Bên cạnh việc giúp các bác sĩ Việt Nam nâng cao kỹ thuật phẫu thuật, các bác sĩ Mỹ cũng giúp Việt Nam trong việc thiết lập các chương trình chẩn đoán bệnh ở Hà Nội và Sài gòn. Chương trình giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh ở trẻ nhỏ, tương tự như chương trình đang được thực hiện tại trường đại học Alabama ở Birmingham. Chương trình sẽ sàng lọc và quyết định bệnh nhân nào thích hợp để có thể phẫu thuật.
Mổ trực tuyến với các bác sĩ Mỹ
Công nghệ internet cũng góp phần đáng kể trong việc giúp các bác sĩ Mỹ làm việc với những bệnh viện Việt Nam tham gia chương trình phẫu thuật toàn cầu. Các bác sĩ thuộc trường đại học Alabama hiện đã thiết lập một chương trình kết nối trực tuyến gọi tắt là VIPAAR cho phép các bác sĩ Mỹ có thể theo dõi trực tiếp các ca mổ ở Việt Nam và cho ý kiến khi cần. Bác sĩ Johnston cho biết.
Chúng tôi hy vọng là bằng cách làm việc với các đồng nghiệp Việt Nam thì họ có thể dùng kỹ năng của mình để đào tạo những đồng nghiệp trong nước, cuối cùng cải thiện khả năng điều trị ở cả hai thành phố.
-BS James Johnston Jr.
Công nghệ này được phát triển bởi một chuyên gia phẫu thuật ở Birmingham và đã được cải thiện trong suốt năm năm qua. Bây giờ đã có ứng dụng cho Ipad và có thể dùng trong kết nối internet. Cách mà chúng tôi đã làm là sử dụng một ipad kết nối internet ngay trong phòng mổ ở thành phố Hồ Chí Minh cho phép kết nối với ipad của tôi qua internet ở Birmingham và qua đó tôi có thể trực tiếp theo dõi quá trình mổ ở thành phố Hồ Chí Minh và tôi có thể trao đổi trực tiếp, hướng dẫn các bác sĩ phẫu thuật ở thành phố Hồ Chí Minh ngay trong quá trình mổ. Chúng tôi chưa dùng kỹ thuật này cho những ca mổ động kinh mà mới chỉ áp dụng trong các ca mổ nội soi với các trường hợp não úng thủy. Đây là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và cũng rất phổ biến ở Việt Nam.
Theo bác sĩ Johnston, bệnh viện Nhi đồng 2 và các bác sĩ Mỹ đã thực hiện tổng cộng 25 ca phẫu thuật trực tuyến. Cho đến giờ, kỹ thuật của các bác sĩ ở bệnh viện Nhi đồng 2 đã được cải thiện đáng kể và họ không còn cần thêm trợ giúp từ các bác sĩ Mỹ trong mỗi lần phẫu thuật.
Dựa trên kinh nghiệm thu được từ bệnh viện Nhi đồng 2, công nghệ VIPAAR hiện cũng đang được thiết lập với bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội. Công nghệ này không chỉ giúp các bác sĩ Việt Nam trao đổi trực tiếp với các bác sĩ Mỹ mà còn giúp các bác sĩ ở hai đầu Hà Nội và Sài Gòn trao đổi trực tiếp với nhau trong các ca mổ.
Chương trình phẫu thuật toàn cầu hiện chỉ tập trung vào hai bệnh viện ở Hà Nội và Sài Gòn. Bác sĩ Johnston nhìn nhận nhu cầu về bác sĩ phẫu thuật thần kinh ở Việt nam là rất cao khi chỉ có hai bệnh viện tuyến cuối là bệnh viện nhi đồng 2 và bệnh viện Việt Đức có thể đảm nhiệm những ca mổ thần kinh phức tạp cho trẻ nhỏ cả nước. Ông hy vọng các bác sĩ Việt Nam đã tham gia chương trình phẫu thuật toàn cầu sau này có thể sử dụng kiến thức và kỹ năng đã được học để tiếp tục đào tạo những bác sĩ khác trong nước.
Cả hai chương trình mà chúng tôi đang làm với Việt Nam để đào tạo các bác sĩ phẫu thuật thần kinh ở trẻ nhỏ. Đây là những chương trình nhỏ vì chúng tôi là một bệnh viện nhỏ của một trường đại học ở Mỹ. Nhưng chúng tôi hy vọng là bằng cách làm việc với các đồng nghiệp Việt Nam thì họ có thể dùng kỹ năng của mình để đào tạo những đồng nghiệp trong nước, cuối cùng cải thiện khả năng điều trị ở cả hai thành phố.
Chương trình phẫu thuật toàn cầu giúp các bác sĩ phẫu thuật thần kinh nhi Việt Nam là một chương trình dài hạn. Bác sĩ Johnston cho biết chương trình sẽ còn tiếp tục chừng nào phía Việt Nam vẫn còn nhu cầu được giúp đỡ. Ông cũng hy vọng trong tương lai chương trình sẽ phát triển theo hướng các bác sĩ hai nước hợp tác làm các chương trình nghiên cứu chung để tìm hiểu thêm về bệnh động kinh cùng các bệnh về não khác tại Việt Nam như úng thủy hay u não.
Tạp chí sức khỏe đời sống tuần này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin quý vị chia sẻ các thông tin về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa
Việt Hà xin chào tạm biệt quý vị và xin hẹn gặp lại vào thứ ba tuần tới.