Xe cán chó

Nghệ sĩ Kim Chi - Sự tráo trở còn khó lường hơn đường đạn

Phamvietdao.net: Chủ blog có một kỷ niệm nhỏ với vợ chồng chị Kim Chi- Vũ Linh; đó là dịp Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII năm 2010, trong giờ giải lao, các nhà văn
 
Phamvietdao.net: Chủ blog có một kỷ niệm nhỏ với vợ chồng chị Kim Chi- Vũ Linh; đó là dịp Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII năm 2010, trong giờ giải lao, các nhà văn ra hàng lang thì một người đàn ông xông vào tìm nhà văn N.Q.S tặng ông một chai rượu ngoại; mọi người tưởng ông này đến bày tỏ lòng ngưỡng mộ nhà văn NQS, không ngờ sau khi tặng xong chai rượu cho nhà văn NQS, người đàn ông này đang giang tay tát vào mặt ông nhà văn này làm cho mọi người ngỡ ngàng...Câu chuyện xôn xao, sau mọi người mới biết người đàn ông đó chính là Vũ Linh, chồng chị Kim Chi...anh đã tỏ thái độ về một vài điều mà nhà văn NQS ứng xử không hay với Kim Chi...
Câu chuyện này Phamvietdao.net đã đưa lên blog và có ý chê nhà văn kia là dại trong ứng xử với vợ chồng chị Kim Chi...Khi đưa lên mạng cộng đồng mạng đã lên tiếng đồng quan điểm với chủ blog chê trách nhà văn NQS...Hiện nay, câu chuyện đó do trang bị đánh sập nên không nhớ đầu đề câu chuyện...Đang loay hoay tìm thì chị Kim Chi gọi điện thoại đến để cảm ơn về việc Phamvietdao.net là một trong những trang mạng đầu tiên đưa chuyện này lên, khích lệ và tán thành việc làm của chị...Và nhờ chị Kim Chi gọi điện nên mới nhớ lại câu chuyện đã viết: Chuyện dại của nhà văn...
Xin đưa thêm bài vừa phỏng vấn nữ diễn viên điện ảnh Kim Chi của Tạp chí Đẹp để mọi người hiểu thêm cuộc đời sóng gió, đa đoan của Kim Chi, một phụ nữ luôn tìm cách vượt lên hoàn cảnh để khẳng định nhân cách và cốt cách sống của mình...
Xin chúc vợ chồng anh, chị Kim Chi-Vũ Linh bình an !


Cuộc sống cứ luôn là thế chăng, thiện ác song hành, và sự tráo trở của con người quả thật còn khó lường hơn đường đạn! Nhưng tôi tin vào luật nhân quả, và thời gian đã trả lời điều đó. 

Cái cớ để tôi gặp bà là việc trở lại điện ảnh của bà sau nhiều năm vắng bóng. Kỳ thực, từng có những câu hỏi về bà ám ảnh tôi nhiều hơn thế. Rằng, vì sao một người phụ nữ từng được coi là một hình tượng đẹp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: nữ nghệ sĩ đầu tiên vượt tuyến lửa Trường Sơn, cùng câu chuyện tình đẹp với người đàn ông về sau là đạo diễn điện ảnh nổi tiếng (cố NSND Hồng Sến), vậy mà khi sang đến thời bình, đoạn kết buồn của nó lại là những tin đồn làm chao đảo ghê gớm hình tượng ấy. Nhất là khi nó liên quan đến số phận “ba chìm bảy nổi” của Thúy An – gương mặt khả ái của  màn bạc một thời. Rằng, vì sao vợ của một đạo diễn điện ảnh tài danh, và là người từng đào tạo nên một thế hệ diễn viên nổi tiếng như Công Ninh, Công Hậu, Lý Hùng, Diễm Hương…lại chấp nhận để cho con gái cưng của mình: Mai Phương – “thần đồng điện ảnh” một thời từ bỏ đam mê vẻ như dễ dàng: lấy chồng, sinh con, về làm một cô hàng cà phê tít tận Long Thành (Đồng Nai)…Dẫu vậy,  cô vẫn chẳng được yên vì một tuyên bố “động trời” mới đây của một nhà văn nổi tiếng… 
Thế nhưng, khi gặp bà, tôi lại được nghe thêm một câu chuyện khác, ám ảnh không kém…
 
Mỗi thời đàn bà “lì” một kiểu
 
Trở lại lần này với 36 tập phim ở tuổi 68 (Bộ phim “Những đứa con của biệt động” của đạo diễn Long Vân – người từng làm nên bộ phim nổi tiếng “Biệt động Sài Gòn” mà bà từng góp mặt – PV), bà không nghĩ mình đang đùa với sức khỏe sao?
 
Ôi, ông Long Vân còn 75 tuổi thì sao? Cũng vì nể lời bạn học (tụi tôi hồi trước cùng học khóa 1 – Trường CĐSKĐA Việt Nam  và nhất là nể cái tính của ổng với điện ảnh mà tôi mới quyết định nghe ổng xui dại đấy chứ! Dù quả thật cũng không biết trước, tôi hay ổng liệu có theo được đến cùng hay không nữa…
 
Chứ không phải vì nhớ nghề ư?
 
Kể ra thì cũng 4 – 5 năm rồi, nếu như không tính lần xuất hiện gần đây nhất cho vị trí người dẫn chuyện trong bộ phim tài liệu “Ký sự trên những nẻo đường”, trong đó tôi là cầu nối “giao liên” về thăm lại đồng đội, những văn công giải phóng ngày xưa. Còn hơn cả nhớ nghề, bộ phim đó làm tôi da diết nhớ lại một thời đã sống, sống đẹp và sống xứng đáng…
 
“Sống đẹp, sống xứng đáng”- Đã bao giờ vì những khó xử trong đời sống mà bà thấy: quá khứ đẹp ấy  ít nhiều là áp lực đối với mình – hình tượng nữ nghệ sĩ đầu tiên vượt tuyến lửa Trường Sơn những ngày đầu chống Mỹ?
 
Áp lực ư? Tôi chưa bao giờ nghĩ thế, vì bản tánh của tôi ít khi bị tác động bởi hoàn cảnh sống lắm. Chiến tranh hay thời bình thì cũng vậy thôi, đàn bà mình mỗi thời… “lì” một kiểu. Với tôi cũng như nhiều đồng đội của tôi, đi qua chiến tranh, sống được thêm ngày nào là coi như lãi ngày ấy…
 
Sở trường những vai phản diện, bà thấy nó có “thuận” với một nét tính cách nào đó ở mình không, hay chỉ đơn giản, là sự phù hợp về ngoại hình?
 
 
Bà Kim Chi với anh hùng Nguyễn Thị Định 
 
Trái lại,tôi tự thấy mình là người khá hiền lành trong cuộc sống đời thường. Làm gì, tôi cũng rất ít khi la lớn, và xa lạ với sự chơi xấu.
 
Vậy mà tôi nghe nói bà từng trót lọt mang tuổi thơ và tuổi trẻ đi vào chiến tranh bằng một chữ “lì”?
 
Ừ, thì đó là một chuyện khác. Đúng là tôi lì lắm! Có lẽ là được di truyền từ người bố từng được mệnh danh là “com hùm xám miền Tây” hồi dân mình chống Pháp, 5 tuổi tôi đã theo ba vào bưng biền, 11 tuổi đã cùng hai anh trai ra Bắc tập kết. Từng xung phong đi vào chiến trường vì không muốn phải làm một cuộc  “chia li màu đỏ” với người yêu.
 
Từng có những xuất diễn không thể nào quên dưới mưa bom bão đạn. Tôi từng lì tới nỗi về sau này, có nhiều cái vì thế đã không quật nổi tôi, dù nó từng làm tôi tan nát và đau đớn lắm…
 
Xung phong đi B, thay vì ở lại để phát triển sự nghiệp…Về sau này, đã bao giờ bà chạnh lòng nghĩ: Nếu như hồi ấy mình ở lại, mình cũng đã có thể nổi tiếng như người bạn cùng khóa – NSND Trà Giang hơn là những xuất diễn ở rừng không nhiều người biết?
Chưa bao giờ, Trà Giang hơn đứt tôi chứ, ngay từ lúc học trong trường, chị ấy đã nổi lên là người giỏi nhất và dù đi vào chiến trường hay ở lại hậu phương, thì tất cả những gì mà chị ấy đã cống hiến cho nghệ thuật cũng đều là mồ hôi của lao động sáng tạo. Hồi còn đứng lớp (Trường CĐ Sân khấu điện ảnh TP.HCM), vì vậy tôi lúc nào cũng khuyên học trò của mình là hãy đến với nghệ thuật bằng chính tình yêu nghệ thuật, chứ đừng bao giờ là vì yêu mình, vì như thế sẽ rất dễ bị sốc.
 
“Tình thương con lớn hơn tình yêu”
 
 
 
Kim Chi (Trái) cùng đội văn công giải phóng 
 
Gần đây nhất chữ “lì” của bà là gì? 
Là tôi đã đi qua căn bệnh ung thư tuổi 57. Đã có những giây phút tôi phải đứng lặng trong nhà tắm, với cái đầu rụng hết tóc và khuôn ngực bên còn bên mất… Tôi tự hỏi: Tại sao tôi có thể đi qua những năm tháng khốc liệt của chiến tranh mà vẫn lành lặn, vậy mà sao lúc bom đạn tha tôi rồi, thì tới lượt bệnh tật lại nỡ lấy đi của tôi thế này… Nhưng rồi tôi nghĩ: Không lẽ cứ buồn mãi sao, buồn đến tận lúc chết sao? Và tôi tìm cách đứng dậy, tìm cách “quẳng gánh lo đi mà vui sống”. Tôi nhớ có lần đưa học trò đi thực tế ở trại phong, từng chứng kiến có người thậm chí mất cả hai tay lẫn hai chân, phải úp người trên một miếng ván để di chuyển, vậy mà sao người ta vẫn muốn sống? Tôi nhớ ánh mắt và cái cầm tay tràn ngập yêu thương của chồng tôi giây phút tôi tỉnh dậy sau ca mổ, và anh ấy nói: “Em đừng có buồn nữa, em mà có cụt cả hai tay hai chân, anh cũng vẫn yêu em cơ mà!”. Tôi biết có những người phụ nữ cũng lâm trọng bệnh như tôi nhưng họ thậm chí còn bị chồng ruồng bỏ, có người còn bị ép ký vào giấy bán nhà khi đang nằm trên giường bệnh…So với họ, bi kịch của tôi rõ ràng còn là quá nhẹ nhàng, khi mà với một người phụ nữ, còn gì hạnh phúc hơn là được chồng con yêu thương, trong bất kỳ hoàn  cảnh nào. Chính vì vậy mà tôi không cho phép mình buồn nữa, tôi không có quyền được buồn, nếu như còn biết nghĩ cho chồng con, và bao người yêu thương lo lắng cho mình. Buồn như thế, tôi thấy mình ích kỷ…
 
Vậy cách bà “quẳng gánh lo đi mà vui sống” thế nào?
 
May cho tôi là sẵn có chút máu văn nghệ trong người nên sau khi phục hồi và quyết định theo chồng ra Bắc sống, tôi đã tìm vui trong những chuyến tham gia trại viết, sáng tác kịch bản. Phải cố mà làm cho vui, không thì chết à, vì mình đâu còn nhiều thời gian để viết? Rồi tôi làm thơ, tham gia sinh hoạt CLB thơ. Chủ yếu là thơ con cóc thôi, nhưng gom lại cũng được một tập rồi đó nghe, lấy tên là “Lục bình”…
 
Sao bà lại chọn tên “Lục bình”?
 
Nghe thử thơ con cóc nghe: “Lục bình chậm rãi xuôi dòng! Dừng đâu  nơi ấy nước trong lắng phèn! Một đời sống kiếp lênh đênh! Xuôi dòng nước chảy Lục bình về đâu! Sắc hoa tím biếc một màu! Dẫu cho nắng dãi mưa dầu vẫn tươi! Dễ thương lắm Lục bình ơi!Thuận dòng sống với nước trời ung dung”… “Lênh đênh” mấy thì “lênh đênh” nhưng vẫn phải cố mà “thuận dòng sống”, thì mới mong nhàn tâm được – Đấy là tôi suy từ mình ra, mà cũng là muốn khuyên cánh đàn bà mình như thế…
 
Vậy sức khỏe hiện nay của bà như thế nào rồi?
 
Tôi phát hiện bệnh năm 1999 – cũng may là phát hiện sớm, năm 2000 thì lên bàn mổ. Cho đến giờ thì chưa thấy có gì đáng ngại lắm, nhưng đúng là ca mổ và các đợt xạ trị cùng những giây phút hoang mang đau đớn nó đã kịp lấy đi mất của mình bao nhiêu sức lực, làm mình yếu đi nhiều, nên mỗi đợt trở trời lại thấy trong người khó ở. Nhưng thôi, sinh lão bệnh tử, nó là quy luật rồi, tới tuổi này không bệnh này thì cũng bệnh khác, có bệnh còn chẳng chữa được thì sao…
 
Ba đời chồng, và cuối đời là một căn bệnh nan y, bà có thấy “kiếp Lục bình” của mình quá nhiều “lênh đênh”? Để có thể “thuận đường sống” trải nghiệm của bà là gì?
 
Trải nghiệm này là chắc chắn đúng nghen: Không nên lấy những người đàn ông mà họ mê mình chỉ vì sắc đẹp. Lý do: cái đẹp sẽ tàn phai, mà một khi người ta đã ham sắc thì ra đời còn nhiều người khác đẹp hơn mình, chọn những người đàn ông trưởng thành đúng nghĩa (không chỉ là vấn đề tuổi tác), và đến với mình bằng sự đồng điệu, cảm thông. “Thuận đường sống với tôi là: Nếu như mình không có được cái mình muốn thì hãy bằng lòng với cái mình có – như người ta vẫn nói”.
 
Và bà bằng lòng với sự lựa chọn hiện tại?
 
Đó là thứ mà cả đời mình đi tìm, may mà cuối đời đã gặp được. Mới biết, số phận nó cũng ưa ghẹo mình lắm nghe: Tôi và ông xã tôi bây giờ gặp nhau tại khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc) lúc tôi mới 11 tuổi và ổng 17 tuổi, nhận nhau làm anh em kết nghĩa. Tôi theo nghề diễn viên cũng là từ một bức ảnh của tôi mà anh đem về khoe bố mình – lúc đó làm phòng giáo vụ trường Điện ảnh, phụ trách công tác tuyển sinh và bố mẹ anh đã  nhận tôi là con đỡ  đầu. Qua nhiều thăng trầm, cuộc đời đã trả lại tôi về cho người anh kết nghĩa năm xưa của mình, cũng là lúc cả hai đã đi qua những đổ vỡ mất mát. Và chính trên nỗi đau đó, chúng tôi đã đến với nhau bằng sự cảm thông, mà không còn vì sự hấp dẫn ở vẻ ngoài – thứ mà tôi biết nó sẽ lâu bền hơn bất cứ cái gì trên đời. Bởi trên cả tình yêu là tình thương. Tình yêu mà có tình thương nó lớn lắm, nó an ủi bù đắp cho ta rất nhiều…
 
Lớn nhất là cái cầm tay bên giường bệnh: “Em mà có cụt cả hai tay hai chân anh cũng vẫn yêu em”?
 
Nó không chỉ là một câu nói, mà kèm theo đó, còn là những việc làm dù nhỏ nhưng giá trị tinh thần mà nó đưa lại rất lớn lao đối với một người phụ nữ từng đi qua nhiều mất mát như tôi. Và có như thế, những câu nói mới có sức nặng! Khi thấy tôi đứng dậy được khỏi nỗi buồn và ít nhiều tìm thấy niềm vui sống trong việc làm thơ, một cách tận tụy, anh đã cặm cụi tìm cách trình bày văn bản sao cho dễ coi nhất. Anh tự tay làm các album tư liệu cho tôi, nâng niu từng bài báo viết về tôi, những bức ảnh kỷ niệm đã ố mốc của tôi. Kể cả những bức ảnh của tôi và ba Mai Phương, anh cũng lặng lẽ đem đi chỉnh sửa rồi chụp lại bằng ảnh số để lưu giữ được lâu hơn trong máy tính… Quả tình tôi không nghĩ về cuối đời, mình lại còn có thể gặp được một người đàn ông yêu thương mình đến thế…
 
Đó có lẽ là sự bù đắp cho người đàn ông đầu tiên – người mà vì tiếng gọi của tình yêu, bà đã dũng cảm xung phong đi theo họ vào chiến trường nhưng sang đến thời bình, đoạn kết của cuộc tình đó – dù đã đơm hoa kết trái với hai mặt con – lại bị bẻ gãy phũ phàng bởi cái nết đào hoa ở người chồng nghệ sĩ?
 
À, so sánh là không nên nhé, tôi nghĩ thế, vì nó khập khiễng lắm! Chưa nói, còn làm tổn thương đến một người đã khuất và là bố của bọn nhỏ. Với lựa chọn đầu tiên, dù thế nào, tôi cũng vẫn rất cảm ơn anh vì nhờ anh mà tôi đã được sống những năm tháng tuổi trẻ đầy ý nghĩa ở chiến trường và đó cũng chính là niềm tự hào lớn nhất trong cuộc đời làm nghệ sĩ của tôi.
 
Giữ gìn hạnh phúc với một người chồng đào hoa, theo bà, có là một điều không tưởng?
 
Có những điều, phải mãi sau này,tôi mới hiểu và tin được. Rằng, sự nhân hậu ở người phụ nữ có một sức níu kéo và hấp dẫn rất lớn với người đàn ông, nhất là những người đàn ông có máu đào hoa.
 
Tôi nhớ có lần bị tôi cự, anh Sến (cố đạo diễn NSND Hồng Sến – PV) đã ôm tôi mà nói: “Anh nói thật nhé, càng đi lung tung anh càng thấy không ai bằng em!”. Lúc đó tất nhiên tôi không tin mà ngay lập tức nghĩ đấy là nói xạo. Sự tổn thương quá lớn để có thể tin được vào câu nói của anh lúc ấy! Nhưng sau này, khi lắng lại và cũng là lúc đã trải đời hơn, tôi mới nhận ra: Đó là một tâm lý có thể hiểu được ở người đàn ông, khi mà chính họ - tuy tiếng là phái mạnh nhưng lại dễ yếu lòng, nghiêng ngả trước sự cám dỗ. Nhiều khi là sự chủ động -  vì đàn ông trăm anh nhìn thấy gái đẹp thì 99 anh ham và họ tham lắm nghe, chỉ thêm chứ không bớt. Nhưng cũng có những lỗi lầm không chủ định, thế nên khi tỉnh ngộ, thực sự họ rất day dứt và ân hận. Tuy vậy, cũng chẳng dễ thoát ra khỏi nó chút nào…
 
“Chắc kiếp trước tôi và cô Thúy An nợ gì nhau”
 
Không thoát ra được, và cuối cùng, bà chấp nhận mất chồng?
 
 
Diễn viên Thúy An (trái) và NSƯT Hà Xuyên ngày Thúy An trở về nước 
  
Để mà tha thứ quả là thật khó khăn và đôi lúc cũng là thừa thãi nữa! Thế nên, khi ra tòa, điều tốt đẹp mà tôi có thể làm được lúc đó cho người từng đầu gối tay ấp với mình là: tôi chấp nhận nhường toàn bộ căn biệt thự rộng đến 600m2 ở quận 11 cho chồng mình ở - là tài sản mà hai chúng tôi đã mua năm 1978 với giá 12 lượng vàng, trong đó anh trai tôi cho vay 7 lượng. Nợ nần đã xong hết trước thời điểm ông Sến lấy Thúy An (năm 1980). Điều kiện duy nhất tôi đưa ra trong bản án thuận tình ly hôn, đó là: đến khi ông Sến qua đời, tài sản đó phải chia 2/3 cho con, còn 1/3 thì ai lấy ông Hồng Sến được hưởng. Một điều kiện mà chính người của tòa án về sau cũng góp ý với tôi là chưa từng thấy có ai trên đời lại ra điều kiện dại dột như vậy vì nhỡ đâu chị chết trước anh thì sao, và bọn trẻ chưa đủ khôn để biết. Và người đó khuyên tôi nếu muốn, và để yên tâm hơn, có thể làm đơn xin chỉnh sửa lại. Nhưng tôi đã không làm.
 
Nhường toàn bộ ư? Vậy mà tôi lại nghe nói rằng sau khi ông Sến qua đời, bà vợ cả Kim Chi đã đẩy cô vợ bé Thúy An (diễn viên điện ảnh Thúy An, người nổi tiếng với phim “Cánh đồng hoang” của cố đạo diễn Hồng Sến – PV) vào chỗ đường cùng: chồng chết, không nhà cửa, không nơi bấu víu, nên cuối cùng phải lưu lạc sang Lào?
 
Đúng là miệng tiếng thế gian, trắng đen ưa lật thế nào cũng được! Chuyện đã qua lâu rồi tôi cũng không biết mình có nên nói lại nữa không, nhưng không lẽ mình phải chịu nỗi oan này mãi. Xung đột bắt đầu từ chỗ: sau khi ông Sến qua đời, Thúy An đã cho gọi hai con tôi đến và hứa sẽ cho chúng nó mỗi đứa 100 lượng vàng với điều kiện: hai dứa đồng ý ký vào giấy ủy quyền cho cô ấy được toàn quyền sở hữu ngôi nhà. Hai đứa nhỏ đã toan đồng ý vì với chúng lúc đó, 100 lượng vàng đã là quá lớn, nhưng may sao bà giúp việc biết chuyện đã mách cho chúng biết. Tối qua đã có khách đến trả ngôi nhà ấy là  550 lượng vàng (trong khi cô ấy nói với bọn trẻ là không muốn bán nhà mà chỉ muốn giữ lại làm kỷ niệm). Được tin, ngay lập tức, tôi bay ngay vào Sài Gòn (vì lúc đó tôi đang sống ở Hà Nội) và yêu cầu hai con làm giấy ủy quyền cho tôi để tôi có đủ tư cách pháp nhân đứng ra kiện lên tòa, đòi quyền lợi cho con mình. Nung nóng tôi lúc đó là ý nghĩ: Không còn là sự hy sinh, không cần thiết nữa, và tôi sẽ là một người mẹ có lỗi, nếu như để con mình thua thiệt quá nhiều như thế. Không tranh cướp gì của ai mà để lấy lại cái của mình, tôi cũng phải mất 5 năm trầy da tróc vảy đi đòi công lý, phải mất bao nhiêu đơn kiện mới giành lại được quyền lợi cho con mình, sau khi tôi chạy vạy khắp nơi lo được hơn trăm lượng vàng (vì nhà lúc đấy chưa bán và theo định giá của Tòa án là hơn 400 lượng vàng) giao cho đội thi hành án, để chia cho cô Thúy An theo tỷ lệ 1/3 đã cam kết. Trời ơi 100 mấy chục lượng vàng – như thế sao có thể gọi là trắng tay được, trong khi đáng lẽ theo luật là khi tôi và ông Sến li dị, phần của tôi lẽ ra phải là ½, còn ½ thuộc về ông ấy mới đem chia cho con và người vợ sau. Như vậy, nếu như lúc li dị, tôi không hy sinh phần mình, không chịu tay trắng đứng qua một bên, thì thử hỏi phần của cô Thúy An được hưởng đáng ra chỉ là bao nhiêu, trong số ½ thuộc về quyền quyết định của ông Sến? Mà về sau cô ấy đi rêu rao khắp nơi là tôi đẩy cô ấy và chỗ đường cùng, biến tôi từ một người nhường nhịn thành một tên kẻ cướp! Tôi chỉ còn có thể nghĩ chắc kiếp trước tôi và bà này chắc là nợ nần gì nhau thì mới phải “dây” vào nhau mệt tới mức này? Cuộc sống cứ luôn là thế chăng, thiện ác song hành, và sự tráo trở của con người quả thật còn khó lường hơn đường đạn! Nhưng tôi tin vào luật nhân quả, và thời gian đã trả lời điều đó.
 
Từng làm gà mẹ xòe cánh che cho hai con quyết liệt như vậy, tại sao bà lại vẻ như dễ dàng để cho Mai Phương – cô con gái cưng từng được coi là “thần đồng điện ảnh” một thời của mình lặng lẽ từ bỏ nghề sớm vậy?
 
Mai Phương và Thành Lộc trong phim Yêu đương ở độ tuổi nào. 
 
Phương bỏ nghề, quả tình tôi cũng tiếc lắm, và thương con lắm, nhưng biết làm sao khi có những lựa chọn chỉ có thể nghĩ là do số phận. Và phần nào đó là do bản tính của con mình nữa – nếu như quả đúng tính cách làm nên số phận: Phương lúc nào cũng sống vì người khác, nên việc nó hy sinh hết mình cho gia đình, chồng con – âu cũng là điều dễ hiểu. Phần mình, tôi chỉ biết xòe cánh giúp con khi nó chẳng may hoạn nạn, chứ làm sao có quyền ngăn cản con khi nó đã đến tuổi trưởng thành và được quyền tự quyết định số phận của mình. Ai có thể nói chắc trước được lựa chọn đó là hay hay dở? Nếu là tiếc, tôi chỉ tiếc chăng là một đường thẳng, lẽ ra đã có thể thẳng hơn, nếu như mình biết nắn kịp thời; một đường tròn lẽ ra đã tròn hơn nếu như mình biết giúp con chỉnh lại. Dù vẫn biết con cái một khi đã trưởng thành là nằm ngoài tầm với của mình nhưng điều làm tôi day dứt là dường như, đôi  khi tôi đã không biết yêu con một cách cứng cỏi hơn, quyết liệt hơn – như có lúc cần phải thế.
 
Bà có thấy sự an phận nhiều khi cũng không cho người ta được yên, chẳng hạn như cái tin gây sốc mới đây: Cô con gái cưng của cố đạo diễn Hồng Sến hóa ra lại là con của nhà văn nổi tiếng – như ông ấy tuyên bố?
 
Về chuyện buồn cười này, tôi chỉ có thể nói lần cuối rằng: Ông ấy là nhà văn, ông ấy quá giàu tưởng tượng! Phải hiểu như thế mới có thể tha thứ được cho người đã nói ra những lời thiếu suy nghĩ và không đáng có ở vào tầm tuổi ấy, và với uy tín ấy…
 
Xin cảm ơn bà!
 

Diễn viên Mai Phương hiện tại. 
 
Mai Phương là con gái đầu của cố NSND Hồng Sến – đạo diễn phim truyện hàng đầu Việt Nam và nữ nghệ sĩ gạo cội Kim Chi – nguyên giảng viên trường CĐ Sân khấu & Điện ảnh TP. HCM. Khi chưa đầy 20 tuổi, cô diễn viên “thần đồng” Mai Phương đã sở hữu trên 30 vai diễn trong các phim:  Mùa gió chướng, Vùng gió xoáy, Hạnh phúc quanh đây, Tiếng sóng, Gặp gỡ, Hòn đất, Cho đến bao giờ, Trên lưng ngựa, Nhiệm vụ hoa hồng, Điệp khúc hy vọng, Chiến trường chia nửa vầng trăng, Tình người, Yêu đương ở tuổi nào, Người đàn bà bị săn đuổi, Chị em sinh đôi, Bẫy tình…
 
Năm 1992, chị kết hôn và lặng lẽ xa rời màn bạc, từ bấy đến nay an phận với công việc chủ quán cà phê  Tea & Rose tại Long Thành. Tuy nhiên, “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng” nên cô diễn viên “cựu trào” vẫn không thôi “dan díu” với nghề bằng công việc viết kịch bản. Vở kịch “Quan nhất thời” do chị chuyển thể từ chùm truyện ngắn của Azit Nexin từng công diễn trên sân khấu kịch 5B. Phim ngắn “Trái tim bạc” cũng do chị làm biên kịch và em trai chị (Đạo diễn Hồng Chi, hiện công tác tại HTV) đạo diễn, chuyển thể từ truyện ngắn “Puppies for sale” của  Dan Clark đã đoạt “Cánh diều bạc” cuộc thi phim ngắn toàn quốc của Hội Điện ảnh VN năm 2007.
 

Theo Đẹp/ Vctv

http://phamvietdao3.blogspot.com/2013/01/nu-dien-vien-ien-anh-kim-chi-mot-kiep.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nghệ sĩ Kim Chi - Sự tráo trở còn khó lường hơn đường đạn

Phamvietdao.net: Chủ blog có một kỷ niệm nhỏ với vợ chồng chị Kim Chi- Vũ Linh; đó là dịp Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII năm 2010, trong giờ giải lao, các nhà văn
 
Phamvietdao.net: Chủ blog có một kỷ niệm nhỏ với vợ chồng chị Kim Chi- Vũ Linh; đó là dịp Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII năm 2010, trong giờ giải lao, các nhà văn ra hàng lang thì một người đàn ông xông vào tìm nhà văn N.Q.S tặng ông một chai rượu ngoại; mọi người tưởng ông này đến bày tỏ lòng ngưỡng mộ nhà văn NQS, không ngờ sau khi tặng xong chai rượu cho nhà văn NQS, người đàn ông này đang giang tay tát vào mặt ông nhà văn này làm cho mọi người ngỡ ngàng...Câu chuyện xôn xao, sau mọi người mới biết người đàn ông đó chính là Vũ Linh, chồng chị Kim Chi...anh đã tỏ thái độ về một vài điều mà nhà văn NQS ứng xử không hay với Kim Chi...
Câu chuyện này Phamvietdao.net đã đưa lên blog và có ý chê nhà văn kia là dại trong ứng xử với vợ chồng chị Kim Chi...Khi đưa lên mạng cộng đồng mạng đã lên tiếng đồng quan điểm với chủ blog chê trách nhà văn NQS...Hiện nay, câu chuyện đó do trang bị đánh sập nên không nhớ đầu đề câu chuyện...Đang loay hoay tìm thì chị Kim Chi gọi điện thoại đến để cảm ơn về việc Phamvietdao.net là một trong những trang mạng đầu tiên đưa chuyện này lên, khích lệ và tán thành việc làm của chị...Và nhờ chị Kim Chi gọi điện nên mới nhớ lại câu chuyện đã viết: Chuyện dại của nhà văn...
Xin đưa thêm bài vừa phỏng vấn nữ diễn viên điện ảnh Kim Chi của Tạp chí Đẹp để mọi người hiểu thêm cuộc đời sóng gió, đa đoan của Kim Chi, một phụ nữ luôn tìm cách vượt lên hoàn cảnh để khẳng định nhân cách và cốt cách sống của mình...
Xin chúc vợ chồng anh, chị Kim Chi-Vũ Linh bình an !


Cuộc sống cứ luôn là thế chăng, thiện ác song hành, và sự tráo trở của con người quả thật còn khó lường hơn đường đạn! Nhưng tôi tin vào luật nhân quả, và thời gian đã trả lời điều đó. 

Cái cớ để tôi gặp bà là việc trở lại điện ảnh của bà sau nhiều năm vắng bóng. Kỳ thực, từng có những câu hỏi về bà ám ảnh tôi nhiều hơn thế. Rằng, vì sao một người phụ nữ từng được coi là một hình tượng đẹp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: nữ nghệ sĩ đầu tiên vượt tuyến lửa Trường Sơn, cùng câu chuyện tình đẹp với người đàn ông về sau là đạo diễn điện ảnh nổi tiếng (cố NSND Hồng Sến), vậy mà khi sang đến thời bình, đoạn kết buồn của nó lại là những tin đồn làm chao đảo ghê gớm hình tượng ấy. Nhất là khi nó liên quan đến số phận “ba chìm bảy nổi” của Thúy An – gương mặt khả ái của  màn bạc một thời. Rằng, vì sao vợ của một đạo diễn điện ảnh tài danh, và là người từng đào tạo nên một thế hệ diễn viên nổi tiếng như Công Ninh, Công Hậu, Lý Hùng, Diễm Hương…lại chấp nhận để cho con gái cưng của mình: Mai Phương – “thần đồng điện ảnh” một thời từ bỏ đam mê vẻ như dễ dàng: lấy chồng, sinh con, về làm một cô hàng cà phê tít tận Long Thành (Đồng Nai)…Dẫu vậy,  cô vẫn chẳng được yên vì một tuyên bố “động trời” mới đây của một nhà văn nổi tiếng… 
Thế nhưng, khi gặp bà, tôi lại được nghe thêm một câu chuyện khác, ám ảnh không kém…
 
Mỗi thời đàn bà “lì” một kiểu
 
Trở lại lần này với 36 tập phim ở tuổi 68 (Bộ phim “Những đứa con của biệt động” của đạo diễn Long Vân – người từng làm nên bộ phim nổi tiếng “Biệt động Sài Gòn” mà bà từng góp mặt – PV), bà không nghĩ mình đang đùa với sức khỏe sao?
 
Ôi, ông Long Vân còn 75 tuổi thì sao? Cũng vì nể lời bạn học (tụi tôi hồi trước cùng học khóa 1 – Trường CĐSKĐA Việt Nam  và nhất là nể cái tính của ổng với điện ảnh mà tôi mới quyết định nghe ổng xui dại đấy chứ! Dù quả thật cũng không biết trước, tôi hay ổng liệu có theo được đến cùng hay không nữa…
 
Chứ không phải vì nhớ nghề ư?
 
Kể ra thì cũng 4 – 5 năm rồi, nếu như không tính lần xuất hiện gần đây nhất cho vị trí người dẫn chuyện trong bộ phim tài liệu “Ký sự trên những nẻo đường”, trong đó tôi là cầu nối “giao liên” về thăm lại đồng đội, những văn công giải phóng ngày xưa. Còn hơn cả nhớ nghề, bộ phim đó làm tôi da diết nhớ lại một thời đã sống, sống đẹp và sống xứng đáng…
 
“Sống đẹp, sống xứng đáng”- Đã bao giờ vì những khó xử trong đời sống mà bà thấy: quá khứ đẹp ấy  ít nhiều là áp lực đối với mình – hình tượng nữ nghệ sĩ đầu tiên vượt tuyến lửa Trường Sơn những ngày đầu chống Mỹ?
 
Áp lực ư? Tôi chưa bao giờ nghĩ thế, vì bản tánh của tôi ít khi bị tác động bởi hoàn cảnh sống lắm. Chiến tranh hay thời bình thì cũng vậy thôi, đàn bà mình mỗi thời… “lì” một kiểu. Với tôi cũng như nhiều đồng đội của tôi, đi qua chiến tranh, sống được thêm ngày nào là coi như lãi ngày ấy…
 
Sở trường những vai phản diện, bà thấy nó có “thuận” với một nét tính cách nào đó ở mình không, hay chỉ đơn giản, là sự phù hợp về ngoại hình?
 
 
Bà Kim Chi với anh hùng Nguyễn Thị Định 
 
Trái lại,tôi tự thấy mình là người khá hiền lành trong cuộc sống đời thường. Làm gì, tôi cũng rất ít khi la lớn, và xa lạ với sự chơi xấu.
 
Vậy mà tôi nghe nói bà từng trót lọt mang tuổi thơ và tuổi trẻ đi vào chiến tranh bằng một chữ “lì”?
 
Ừ, thì đó là một chuyện khác. Đúng là tôi lì lắm! Có lẽ là được di truyền từ người bố từng được mệnh danh là “com hùm xám miền Tây” hồi dân mình chống Pháp, 5 tuổi tôi đã theo ba vào bưng biền, 11 tuổi đã cùng hai anh trai ra Bắc tập kết. Từng xung phong đi vào chiến trường vì không muốn phải làm một cuộc  “chia li màu đỏ” với người yêu.
 
Từng có những xuất diễn không thể nào quên dưới mưa bom bão đạn. Tôi từng lì tới nỗi về sau này, có nhiều cái vì thế đã không quật nổi tôi, dù nó từng làm tôi tan nát và đau đớn lắm…
 
Xung phong đi B, thay vì ở lại để phát triển sự nghiệp…Về sau này, đã bao giờ bà chạnh lòng nghĩ: Nếu như hồi ấy mình ở lại, mình cũng đã có thể nổi tiếng như người bạn cùng khóa – NSND Trà Giang hơn là những xuất diễn ở rừng không nhiều người biết?
Chưa bao giờ, Trà Giang hơn đứt tôi chứ, ngay từ lúc học trong trường, chị ấy đã nổi lên là người giỏi nhất và dù đi vào chiến trường hay ở lại hậu phương, thì tất cả những gì mà chị ấy đã cống hiến cho nghệ thuật cũng đều là mồ hôi của lao động sáng tạo. Hồi còn đứng lớp (Trường CĐ Sân khấu điện ảnh TP.HCM), vì vậy tôi lúc nào cũng khuyên học trò của mình là hãy đến với nghệ thuật bằng chính tình yêu nghệ thuật, chứ đừng bao giờ là vì yêu mình, vì như thế sẽ rất dễ bị sốc.
 
“Tình thương con lớn hơn tình yêu”
 
 
 
Kim Chi (Trái) cùng đội văn công giải phóng 
 
Gần đây nhất chữ “lì” của bà là gì? 
Là tôi đã đi qua căn bệnh ung thư tuổi 57. Đã có những giây phút tôi phải đứng lặng trong nhà tắm, với cái đầu rụng hết tóc và khuôn ngực bên còn bên mất… Tôi tự hỏi: Tại sao tôi có thể đi qua những năm tháng khốc liệt của chiến tranh mà vẫn lành lặn, vậy mà sao lúc bom đạn tha tôi rồi, thì tới lượt bệnh tật lại nỡ lấy đi của tôi thế này… Nhưng rồi tôi nghĩ: Không lẽ cứ buồn mãi sao, buồn đến tận lúc chết sao? Và tôi tìm cách đứng dậy, tìm cách “quẳng gánh lo đi mà vui sống”. Tôi nhớ có lần đưa học trò đi thực tế ở trại phong, từng chứng kiến có người thậm chí mất cả hai tay lẫn hai chân, phải úp người trên một miếng ván để di chuyển, vậy mà sao người ta vẫn muốn sống? Tôi nhớ ánh mắt và cái cầm tay tràn ngập yêu thương của chồng tôi giây phút tôi tỉnh dậy sau ca mổ, và anh ấy nói: “Em đừng có buồn nữa, em mà có cụt cả hai tay hai chân, anh cũng vẫn yêu em cơ mà!”. Tôi biết có những người phụ nữ cũng lâm trọng bệnh như tôi nhưng họ thậm chí còn bị chồng ruồng bỏ, có người còn bị ép ký vào giấy bán nhà khi đang nằm trên giường bệnh…So với họ, bi kịch của tôi rõ ràng còn là quá nhẹ nhàng, khi mà với một người phụ nữ, còn gì hạnh phúc hơn là được chồng con yêu thương, trong bất kỳ hoàn  cảnh nào. Chính vì vậy mà tôi không cho phép mình buồn nữa, tôi không có quyền được buồn, nếu như còn biết nghĩ cho chồng con, và bao người yêu thương lo lắng cho mình. Buồn như thế, tôi thấy mình ích kỷ…
 
Vậy cách bà “quẳng gánh lo đi mà vui sống” thế nào?
 
May cho tôi là sẵn có chút máu văn nghệ trong người nên sau khi phục hồi và quyết định theo chồng ra Bắc sống, tôi đã tìm vui trong những chuyến tham gia trại viết, sáng tác kịch bản. Phải cố mà làm cho vui, không thì chết à, vì mình đâu còn nhiều thời gian để viết? Rồi tôi làm thơ, tham gia sinh hoạt CLB thơ. Chủ yếu là thơ con cóc thôi, nhưng gom lại cũng được một tập rồi đó nghe, lấy tên là “Lục bình”…
 
Sao bà lại chọn tên “Lục bình”?
 
Nghe thử thơ con cóc nghe: “Lục bình chậm rãi xuôi dòng! Dừng đâu  nơi ấy nước trong lắng phèn! Một đời sống kiếp lênh đênh! Xuôi dòng nước chảy Lục bình về đâu! Sắc hoa tím biếc một màu! Dẫu cho nắng dãi mưa dầu vẫn tươi! Dễ thương lắm Lục bình ơi!Thuận dòng sống với nước trời ung dung”… “Lênh đênh” mấy thì “lênh đênh” nhưng vẫn phải cố mà “thuận dòng sống”, thì mới mong nhàn tâm được – Đấy là tôi suy từ mình ra, mà cũng là muốn khuyên cánh đàn bà mình như thế…
 
Vậy sức khỏe hiện nay của bà như thế nào rồi?
 
Tôi phát hiện bệnh năm 1999 – cũng may là phát hiện sớm, năm 2000 thì lên bàn mổ. Cho đến giờ thì chưa thấy có gì đáng ngại lắm, nhưng đúng là ca mổ và các đợt xạ trị cùng những giây phút hoang mang đau đớn nó đã kịp lấy đi mất của mình bao nhiêu sức lực, làm mình yếu đi nhiều, nên mỗi đợt trở trời lại thấy trong người khó ở. Nhưng thôi, sinh lão bệnh tử, nó là quy luật rồi, tới tuổi này không bệnh này thì cũng bệnh khác, có bệnh còn chẳng chữa được thì sao…
 
Ba đời chồng, và cuối đời là một căn bệnh nan y, bà có thấy “kiếp Lục bình” của mình quá nhiều “lênh đênh”? Để có thể “thuận đường sống” trải nghiệm của bà là gì?
 
Trải nghiệm này là chắc chắn đúng nghen: Không nên lấy những người đàn ông mà họ mê mình chỉ vì sắc đẹp. Lý do: cái đẹp sẽ tàn phai, mà một khi người ta đã ham sắc thì ra đời còn nhiều người khác đẹp hơn mình, chọn những người đàn ông trưởng thành đúng nghĩa (không chỉ là vấn đề tuổi tác), và đến với mình bằng sự đồng điệu, cảm thông. “Thuận đường sống với tôi là: Nếu như mình không có được cái mình muốn thì hãy bằng lòng với cái mình có – như người ta vẫn nói”.
 
Và bà bằng lòng với sự lựa chọn hiện tại?
 
Đó là thứ mà cả đời mình đi tìm, may mà cuối đời đã gặp được. Mới biết, số phận nó cũng ưa ghẹo mình lắm nghe: Tôi và ông xã tôi bây giờ gặp nhau tại khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc) lúc tôi mới 11 tuổi và ổng 17 tuổi, nhận nhau làm anh em kết nghĩa. Tôi theo nghề diễn viên cũng là từ một bức ảnh của tôi mà anh đem về khoe bố mình – lúc đó làm phòng giáo vụ trường Điện ảnh, phụ trách công tác tuyển sinh và bố mẹ anh đã  nhận tôi là con đỡ  đầu. Qua nhiều thăng trầm, cuộc đời đã trả lại tôi về cho người anh kết nghĩa năm xưa của mình, cũng là lúc cả hai đã đi qua những đổ vỡ mất mát. Và chính trên nỗi đau đó, chúng tôi đã đến với nhau bằng sự cảm thông, mà không còn vì sự hấp dẫn ở vẻ ngoài – thứ mà tôi biết nó sẽ lâu bền hơn bất cứ cái gì trên đời. Bởi trên cả tình yêu là tình thương. Tình yêu mà có tình thương nó lớn lắm, nó an ủi bù đắp cho ta rất nhiều…
 
Lớn nhất là cái cầm tay bên giường bệnh: “Em mà có cụt cả hai tay hai chân anh cũng vẫn yêu em”?
 
Nó không chỉ là một câu nói, mà kèm theo đó, còn là những việc làm dù nhỏ nhưng giá trị tinh thần mà nó đưa lại rất lớn lao đối với một người phụ nữ từng đi qua nhiều mất mát như tôi. Và có như thế, những câu nói mới có sức nặng! Khi thấy tôi đứng dậy được khỏi nỗi buồn và ít nhiều tìm thấy niềm vui sống trong việc làm thơ, một cách tận tụy, anh đã cặm cụi tìm cách trình bày văn bản sao cho dễ coi nhất. Anh tự tay làm các album tư liệu cho tôi, nâng niu từng bài báo viết về tôi, những bức ảnh kỷ niệm đã ố mốc của tôi. Kể cả những bức ảnh của tôi và ba Mai Phương, anh cũng lặng lẽ đem đi chỉnh sửa rồi chụp lại bằng ảnh số để lưu giữ được lâu hơn trong máy tính… Quả tình tôi không nghĩ về cuối đời, mình lại còn có thể gặp được một người đàn ông yêu thương mình đến thế…
 
Đó có lẽ là sự bù đắp cho người đàn ông đầu tiên – người mà vì tiếng gọi của tình yêu, bà đã dũng cảm xung phong đi theo họ vào chiến trường nhưng sang đến thời bình, đoạn kết của cuộc tình đó – dù đã đơm hoa kết trái với hai mặt con – lại bị bẻ gãy phũ phàng bởi cái nết đào hoa ở người chồng nghệ sĩ?
 
À, so sánh là không nên nhé, tôi nghĩ thế, vì nó khập khiễng lắm! Chưa nói, còn làm tổn thương đến một người đã khuất và là bố của bọn nhỏ. Với lựa chọn đầu tiên, dù thế nào, tôi cũng vẫn rất cảm ơn anh vì nhờ anh mà tôi đã được sống những năm tháng tuổi trẻ đầy ý nghĩa ở chiến trường và đó cũng chính là niềm tự hào lớn nhất trong cuộc đời làm nghệ sĩ của tôi.
 
Giữ gìn hạnh phúc với một người chồng đào hoa, theo bà, có là một điều không tưởng?
 
Có những điều, phải mãi sau này,tôi mới hiểu và tin được. Rằng, sự nhân hậu ở người phụ nữ có một sức níu kéo và hấp dẫn rất lớn với người đàn ông, nhất là những người đàn ông có máu đào hoa.
 
Tôi nhớ có lần bị tôi cự, anh Sến (cố đạo diễn NSND Hồng Sến – PV) đã ôm tôi mà nói: “Anh nói thật nhé, càng đi lung tung anh càng thấy không ai bằng em!”. Lúc đó tất nhiên tôi không tin mà ngay lập tức nghĩ đấy là nói xạo. Sự tổn thương quá lớn để có thể tin được vào câu nói của anh lúc ấy! Nhưng sau này, khi lắng lại và cũng là lúc đã trải đời hơn, tôi mới nhận ra: Đó là một tâm lý có thể hiểu được ở người đàn ông, khi mà chính họ - tuy tiếng là phái mạnh nhưng lại dễ yếu lòng, nghiêng ngả trước sự cám dỗ. Nhiều khi là sự chủ động -  vì đàn ông trăm anh nhìn thấy gái đẹp thì 99 anh ham và họ tham lắm nghe, chỉ thêm chứ không bớt. Nhưng cũng có những lỗi lầm không chủ định, thế nên khi tỉnh ngộ, thực sự họ rất day dứt và ân hận. Tuy vậy, cũng chẳng dễ thoát ra khỏi nó chút nào…
 
“Chắc kiếp trước tôi và cô Thúy An nợ gì nhau”
 
Không thoát ra được, và cuối cùng, bà chấp nhận mất chồng?
 
 
Diễn viên Thúy An (trái) và NSƯT Hà Xuyên ngày Thúy An trở về nước 
  
Để mà tha thứ quả là thật khó khăn và đôi lúc cũng là thừa thãi nữa! Thế nên, khi ra tòa, điều tốt đẹp mà tôi có thể làm được lúc đó cho người từng đầu gối tay ấp với mình là: tôi chấp nhận nhường toàn bộ căn biệt thự rộng đến 600m2 ở quận 11 cho chồng mình ở - là tài sản mà hai chúng tôi đã mua năm 1978 với giá 12 lượng vàng, trong đó anh trai tôi cho vay 7 lượng. Nợ nần đã xong hết trước thời điểm ông Sến lấy Thúy An (năm 1980). Điều kiện duy nhất tôi đưa ra trong bản án thuận tình ly hôn, đó là: đến khi ông Sến qua đời, tài sản đó phải chia 2/3 cho con, còn 1/3 thì ai lấy ông Hồng Sến được hưởng. Một điều kiện mà chính người của tòa án về sau cũng góp ý với tôi là chưa từng thấy có ai trên đời lại ra điều kiện dại dột như vậy vì nhỡ đâu chị chết trước anh thì sao, và bọn trẻ chưa đủ khôn để biết. Và người đó khuyên tôi nếu muốn, và để yên tâm hơn, có thể làm đơn xin chỉnh sửa lại. Nhưng tôi đã không làm.
 
Nhường toàn bộ ư? Vậy mà tôi lại nghe nói rằng sau khi ông Sến qua đời, bà vợ cả Kim Chi đã đẩy cô vợ bé Thúy An (diễn viên điện ảnh Thúy An, người nổi tiếng với phim “Cánh đồng hoang” của cố đạo diễn Hồng Sến – PV) vào chỗ đường cùng: chồng chết, không nhà cửa, không nơi bấu víu, nên cuối cùng phải lưu lạc sang Lào?
 
Đúng là miệng tiếng thế gian, trắng đen ưa lật thế nào cũng được! Chuyện đã qua lâu rồi tôi cũng không biết mình có nên nói lại nữa không, nhưng không lẽ mình phải chịu nỗi oan này mãi. Xung đột bắt đầu từ chỗ: sau khi ông Sến qua đời, Thúy An đã cho gọi hai con tôi đến và hứa sẽ cho chúng nó mỗi đứa 100 lượng vàng với điều kiện: hai dứa đồng ý ký vào giấy ủy quyền cho cô ấy được toàn quyền sở hữu ngôi nhà. Hai đứa nhỏ đã toan đồng ý vì với chúng lúc đó, 100 lượng vàng đã là quá lớn, nhưng may sao bà giúp việc biết chuyện đã mách cho chúng biết. Tối qua đã có khách đến trả ngôi nhà ấy là  550 lượng vàng (trong khi cô ấy nói với bọn trẻ là không muốn bán nhà mà chỉ muốn giữ lại làm kỷ niệm). Được tin, ngay lập tức, tôi bay ngay vào Sài Gòn (vì lúc đó tôi đang sống ở Hà Nội) và yêu cầu hai con làm giấy ủy quyền cho tôi để tôi có đủ tư cách pháp nhân đứng ra kiện lên tòa, đòi quyền lợi cho con mình. Nung nóng tôi lúc đó là ý nghĩ: Không còn là sự hy sinh, không cần thiết nữa, và tôi sẽ là một người mẹ có lỗi, nếu như để con mình thua thiệt quá nhiều như thế. Không tranh cướp gì của ai mà để lấy lại cái của mình, tôi cũng phải mất 5 năm trầy da tróc vảy đi đòi công lý, phải mất bao nhiêu đơn kiện mới giành lại được quyền lợi cho con mình, sau khi tôi chạy vạy khắp nơi lo được hơn trăm lượng vàng (vì nhà lúc đấy chưa bán và theo định giá của Tòa án là hơn 400 lượng vàng) giao cho đội thi hành án, để chia cho cô Thúy An theo tỷ lệ 1/3 đã cam kết. Trời ơi 100 mấy chục lượng vàng – như thế sao có thể gọi là trắng tay được, trong khi đáng lẽ theo luật là khi tôi và ông Sến li dị, phần của tôi lẽ ra phải là ½, còn ½ thuộc về ông ấy mới đem chia cho con và người vợ sau. Như vậy, nếu như lúc li dị, tôi không hy sinh phần mình, không chịu tay trắng đứng qua một bên, thì thử hỏi phần của cô Thúy An được hưởng đáng ra chỉ là bao nhiêu, trong số ½ thuộc về quyền quyết định của ông Sến? Mà về sau cô ấy đi rêu rao khắp nơi là tôi đẩy cô ấy và chỗ đường cùng, biến tôi từ một người nhường nhịn thành một tên kẻ cướp! Tôi chỉ còn có thể nghĩ chắc kiếp trước tôi và bà này chắc là nợ nần gì nhau thì mới phải “dây” vào nhau mệt tới mức này? Cuộc sống cứ luôn là thế chăng, thiện ác song hành, và sự tráo trở của con người quả thật còn khó lường hơn đường đạn! Nhưng tôi tin vào luật nhân quả, và thời gian đã trả lời điều đó.
 
Từng làm gà mẹ xòe cánh che cho hai con quyết liệt như vậy, tại sao bà lại vẻ như dễ dàng để cho Mai Phương – cô con gái cưng từng được coi là “thần đồng điện ảnh” một thời của mình lặng lẽ từ bỏ nghề sớm vậy?
 
Mai Phương và Thành Lộc trong phim Yêu đương ở độ tuổi nào. 
 
Phương bỏ nghề, quả tình tôi cũng tiếc lắm, và thương con lắm, nhưng biết làm sao khi có những lựa chọn chỉ có thể nghĩ là do số phận. Và phần nào đó là do bản tính của con mình nữa – nếu như quả đúng tính cách làm nên số phận: Phương lúc nào cũng sống vì người khác, nên việc nó hy sinh hết mình cho gia đình, chồng con – âu cũng là điều dễ hiểu. Phần mình, tôi chỉ biết xòe cánh giúp con khi nó chẳng may hoạn nạn, chứ làm sao có quyền ngăn cản con khi nó đã đến tuổi trưởng thành và được quyền tự quyết định số phận của mình. Ai có thể nói chắc trước được lựa chọn đó là hay hay dở? Nếu là tiếc, tôi chỉ tiếc chăng là một đường thẳng, lẽ ra đã có thể thẳng hơn, nếu như mình biết nắn kịp thời; một đường tròn lẽ ra đã tròn hơn nếu như mình biết giúp con chỉnh lại. Dù vẫn biết con cái một khi đã trưởng thành là nằm ngoài tầm với của mình nhưng điều làm tôi day dứt là dường như, đôi  khi tôi đã không biết yêu con một cách cứng cỏi hơn, quyết liệt hơn – như có lúc cần phải thế.
 
Bà có thấy sự an phận nhiều khi cũng không cho người ta được yên, chẳng hạn như cái tin gây sốc mới đây: Cô con gái cưng của cố đạo diễn Hồng Sến hóa ra lại là con của nhà văn nổi tiếng – như ông ấy tuyên bố?
 
Về chuyện buồn cười này, tôi chỉ có thể nói lần cuối rằng: Ông ấy là nhà văn, ông ấy quá giàu tưởng tượng! Phải hiểu như thế mới có thể tha thứ được cho người đã nói ra những lời thiếu suy nghĩ và không đáng có ở vào tầm tuổi ấy, và với uy tín ấy…
 
Xin cảm ơn bà!
 

Diễn viên Mai Phương hiện tại. 
 
Mai Phương là con gái đầu của cố NSND Hồng Sến – đạo diễn phim truyện hàng đầu Việt Nam và nữ nghệ sĩ gạo cội Kim Chi – nguyên giảng viên trường CĐ Sân khấu & Điện ảnh TP. HCM. Khi chưa đầy 20 tuổi, cô diễn viên “thần đồng” Mai Phương đã sở hữu trên 30 vai diễn trong các phim:  Mùa gió chướng, Vùng gió xoáy, Hạnh phúc quanh đây, Tiếng sóng, Gặp gỡ, Hòn đất, Cho đến bao giờ, Trên lưng ngựa, Nhiệm vụ hoa hồng, Điệp khúc hy vọng, Chiến trường chia nửa vầng trăng, Tình người, Yêu đương ở tuổi nào, Người đàn bà bị săn đuổi, Chị em sinh đôi, Bẫy tình…
 
Năm 1992, chị kết hôn và lặng lẽ xa rời màn bạc, từ bấy đến nay an phận với công việc chủ quán cà phê  Tea & Rose tại Long Thành. Tuy nhiên, “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng” nên cô diễn viên “cựu trào” vẫn không thôi “dan díu” với nghề bằng công việc viết kịch bản. Vở kịch “Quan nhất thời” do chị chuyển thể từ chùm truyện ngắn của Azit Nexin từng công diễn trên sân khấu kịch 5B. Phim ngắn “Trái tim bạc” cũng do chị làm biên kịch và em trai chị (Đạo diễn Hồng Chi, hiện công tác tại HTV) đạo diễn, chuyển thể từ truyện ngắn “Puppies for sale” của  Dan Clark đã đoạt “Cánh diều bạc” cuộc thi phim ngắn toàn quốc của Hội Điện ảnh VN năm 2007.
 

Theo Đẹp/ Vctv

http://phamvietdao3.blogspot.com/2013/01/nu-dien-vien-ien-anh-kim-chi-mot-kiep.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm