Xe cán chó
Người Buôn Gió - Cuộc bầu cử vô nghĩa.
Ngày 12 tháng 3 năm 2016 tại kỳ họp thứ 2 của trung ương ĐCSVN khoá 12, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã ấn định cho quốc hội Việt Nam khoá 13
Ngày 12 tháng 3 năm 2016 tại kỳ họp thứ 2 của trung ương ĐCSVN khoá 12,
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã ấn định cho quốc hội Việt Nam khoá 13
phải chấp nhập hai ứng cử viên mà Trọng đề ra vào những vị trí chủ tịch
nước, thủ tướng. Hai ứng cử viên này là Trần Đại Quang ứng cử vào chức
Chủ Tịch Nước và Nguyễn Xuân Phúc ứng cử vào chức thủ tướng.
Theo hiến định thì kỳ họp đầu tiên của quốc hội khoá mới sẽ bầu và phê chuẩn các chức danh này.
Nếu như phiên họp quốc hội vào ngày 21 tháng 3 năm 2016 tới đây, quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam chấp nhận sự giới thiệu của Đảng CSVN bầu hai
ông Quang và Phúc làm Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng thì một lần nữa Đảng CSVN
coi quốc hội chỉ là phường chèo.
Chưa đến kỳ họp của quốc hội mới, tự đưa ra hai ứng cử viên cho hai
chức, không có số dư , không có cạnh tranh. Cụm từ '' giới thiệu '' ở
đây của Đảng thực ra là một mệnh lệnh bắt quốc hội phải thi hành. Nó
tương tư như việc chỉ định thầu. lẽ ra phải đợi đến ngày mở thầu và cho
các nhà thầu bỏ giá bày tỏ năng lực. Nhưng chưa đến ngày mở thầu, đơn vị
tổ chức đã được chỉ định phải chấp nhân nhà thầu nào đó được giới
thiệu.
Lẽ ra theo hiến định, phải đến kỳ họp thứ nhất của quốc hội khoá 14 vào
tháng 7 năm 2016 những chức danh chủ tịch nước, thủ tướng mới được tiến
hành. Lúc này thường vụ quốc hội khoá mới sẽ đề cử ra những nhân sự ứng
cử hai chức danh trên, hoặc đại biểu quốc hội giới thiệu thêm ứng cử,
hay đại biểu nào đó tự ứng cử vào các chức danh trên.
Sau khi đã chà đạp lên đại hội đảng bằng một nghị quyết có tên 244 độc
đoán với kiểu làm trò trung ương giới thiệu mới được, còn tự ứng cử hay
đại hội đề cử phải làm đơn xin rút, rồi đại hội bỏ phiếu cho rút, đại
hội không đủ số phiếu cho rút mới tổ chức lấy phiếu đại hội lần nữa để
bầu vào trung ương mới. Tức là một người không nằm trong sự giới thiệu
của phe ông Trọng, người đó phải trải qua vài lần bỏ phiếu mới được vào
trung ương.
Đó là trong nội bộ Đảng với nhau, Nguyễn Phú Trọng còn độc đoán như
vậy. Huống chi là cuộc bầu cử có cái tiếng là của nhân dân như bầu cử
quốc hội lần này. Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thưng không cần đến nghị
quyết nào cả, ông ta đưa luôn người của mình vào nắm các vị trí chỉ chốt
điều hành đất nước mà không cần phải đợi cuộc bỏ phiêú của nhân dân
diễn ra.
Thật nực cười, những lời tuyên truyền về bầu cử là lợi ích của người
dân. Nhân dân nô nức đi bầu cử để lựa chọn người tài đức lãnh đạo đất
nước, rồi nào là thể hiện ý chí của người dân qua lá phiếu chọn lãnh
đạo...tất cả chỉ là trò hề mà ĐCSVN bắt nhân dân phải diễn.
Nhân dân bầu ra các đại biểu, các đại biểu thảo luận đưa ra ứng cử viên
hay tự các đại biểu ứng cử vào chức vụ lãnh đạo nhà nước để làm gì, khi
mà chưa diễn ra bầu bán nào Đảng đã chỉ định được những chức vụ lãnh đạo
đất nước rồi. Lẽ ra Đảng phải đợi cuộc bầu cử của nhân dân diễn ra, rồi
làm sai lệch lá phiếu hoặc chỉ chọn một ứng cử viên, chậm một tí nhưng
vẫn đạt ý muốn. Nhưng đến lúc này thì Đảng chẳng cần phải e dè chờ đợi
nhân dân hoàn tất vai diễn bầu cử, đảng quyết luôn.
Cuộc bầu cử quốc hội tới đây ở Việt Nam không còn giá trị, bởi tất cả
những ứng cử viên đã được đảng chỉ định rồi. Thế nhưng tới đây toàn dân
Việt Nam vẫn phải lùa đi bầu cử, dù lá phiếu có ghi tên ai hoặc gạch tên
ai cũng không quan trọng nữa. Nhưng đảng tất cả người dân phải đi để
chứng tỏ nhân dân Việt Nam để diễn với quốc tế rằng ở Việt Nam nhân dân
cũng có bầu cử. Những ai không đi có thể bị bỏ tù vì tội phá hoại chính
sách của đảng và nhà nước.
Mặc dù vô nghĩa và không có giá trị, thế nhưng cuộc bầu cử toàn quốc sẽ
được diễn ra với chi phí khổng lồ cho việc tổ chức và tuyền truyền.
Với người dân Việt Nam vốn dĩ phần đông an phận và chấp nhận kết quả
bầu cử định sẵn do đảng cộng sản Việt Nam bày ra.
Nhưng những người dân Việt Nam nào không chấp nhận, có thể gửi chất vấn
tới các chính phủ các nước trên thế giới có quan hệ với Việt Nam để hỏi
rằng. Các ngài nghĩ sao khi tiếp nguyên thủ không được bầu thông qua lá
phiếu của người dân. ?
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Người Buôn Gió - Cuộc bầu cử vô nghĩa.
Ngày 12 tháng 3 năm 2016 tại kỳ họp thứ 2 của trung ương ĐCSVN khoá 12, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã ấn định cho quốc hội Việt Nam khoá 13
Ngày 12 tháng 3 năm 2016 tại kỳ họp thứ 2 của trung ương ĐCSVN khoá 12,
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã ấn định cho quốc hội Việt Nam khoá 13
phải chấp nhập hai ứng cử viên mà Trọng đề ra vào những vị trí chủ tịch
nước, thủ tướng. Hai ứng cử viên này là Trần Đại Quang ứng cử vào chức
Chủ Tịch Nước và Nguyễn Xuân Phúc ứng cử vào chức thủ tướng.
Theo hiến định thì kỳ họp đầu tiên của quốc hội khoá mới sẽ bầu và phê chuẩn các chức danh này.
Nếu như phiên họp quốc hội vào ngày 21 tháng 3 năm 2016 tới đây, quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam chấp nhận sự giới thiệu của Đảng CSVN bầu hai
ông Quang và Phúc làm Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng thì một lần nữa Đảng CSVN
coi quốc hội chỉ là phường chèo.
Chưa đến kỳ họp của quốc hội mới, tự đưa ra hai ứng cử viên cho hai
chức, không có số dư , không có cạnh tranh. Cụm từ '' giới thiệu '' ở
đây của Đảng thực ra là một mệnh lệnh bắt quốc hội phải thi hành. Nó
tương tư như việc chỉ định thầu. lẽ ra phải đợi đến ngày mở thầu và cho
các nhà thầu bỏ giá bày tỏ năng lực. Nhưng chưa đến ngày mở thầu, đơn vị
tổ chức đã được chỉ định phải chấp nhân nhà thầu nào đó được giới
thiệu.
Lẽ ra theo hiến định, phải đến kỳ họp thứ nhất của quốc hội khoá 14 vào
tháng 7 năm 2016 những chức danh chủ tịch nước, thủ tướng mới được tiến
hành. Lúc này thường vụ quốc hội khoá mới sẽ đề cử ra những nhân sự ứng
cử hai chức danh trên, hoặc đại biểu quốc hội giới thiệu thêm ứng cử,
hay đại biểu nào đó tự ứng cử vào các chức danh trên.
Sau khi đã chà đạp lên đại hội đảng bằng một nghị quyết có tên 244 độc
đoán với kiểu làm trò trung ương giới thiệu mới được, còn tự ứng cử hay
đại hội đề cử phải làm đơn xin rút, rồi đại hội bỏ phiếu cho rút, đại
hội không đủ số phiếu cho rút mới tổ chức lấy phiếu đại hội lần nữa để
bầu vào trung ương mới. Tức là một người không nằm trong sự giới thiệu
của phe ông Trọng, người đó phải trải qua vài lần bỏ phiếu mới được vào
trung ương.
Đó là trong nội bộ Đảng với nhau, Nguyễn Phú Trọng còn độc đoán như
vậy. Huống chi là cuộc bầu cử có cái tiếng là của nhân dân như bầu cử
quốc hội lần này. Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thưng không cần đến nghị
quyết nào cả, ông ta đưa luôn người của mình vào nắm các vị trí chỉ chốt
điều hành đất nước mà không cần phải đợi cuộc bỏ phiêú của nhân dân
diễn ra.
Thật nực cười, những lời tuyên truyền về bầu cử là lợi ích của người
dân. Nhân dân nô nức đi bầu cử để lựa chọn người tài đức lãnh đạo đất
nước, rồi nào là thể hiện ý chí của người dân qua lá phiếu chọn lãnh
đạo...tất cả chỉ là trò hề mà ĐCSVN bắt nhân dân phải diễn.
Nhân dân bầu ra các đại biểu, các đại biểu thảo luận đưa ra ứng cử viên
hay tự các đại biểu ứng cử vào chức vụ lãnh đạo nhà nước để làm gì, khi
mà chưa diễn ra bầu bán nào Đảng đã chỉ định được những chức vụ lãnh đạo
đất nước rồi. Lẽ ra Đảng phải đợi cuộc bầu cử của nhân dân diễn ra, rồi
làm sai lệch lá phiếu hoặc chỉ chọn một ứng cử viên, chậm một tí nhưng
vẫn đạt ý muốn. Nhưng đến lúc này thì Đảng chẳng cần phải e dè chờ đợi
nhân dân hoàn tất vai diễn bầu cử, đảng quyết luôn.
Cuộc bầu cử quốc hội tới đây ở Việt Nam không còn giá trị, bởi tất cả
những ứng cử viên đã được đảng chỉ định rồi. Thế nhưng tới đây toàn dân
Việt Nam vẫn phải lùa đi bầu cử, dù lá phiếu có ghi tên ai hoặc gạch tên
ai cũng không quan trọng nữa. Nhưng đảng tất cả người dân phải đi để
chứng tỏ nhân dân Việt Nam để diễn với quốc tế rằng ở Việt Nam nhân dân
cũng có bầu cử. Những ai không đi có thể bị bỏ tù vì tội phá hoại chính
sách của đảng và nhà nước.
Mặc dù vô nghĩa và không có giá trị, thế nhưng cuộc bầu cử toàn quốc sẽ
được diễn ra với chi phí khổng lồ cho việc tổ chức và tuyền truyền.
Với người dân Việt Nam vốn dĩ phần đông an phận và chấp nhận kết quả
bầu cử định sẵn do đảng cộng sản Việt Nam bày ra.
Nhưng những người dân Việt Nam nào không chấp nhận, có thể gửi chất vấn
tới các chính phủ các nước trên thế giới có quan hệ với Việt Nam để hỏi
rằng. Các ngài nghĩ sao khi tiếp nguyên thủ không được bầu thông qua lá
phiếu của người dân. ?
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)