Xe cán chó
Người dân vừa nhận tiền đền bù thì cán bộ đến “xin” lại gần một nửa ( Bác Hồ từng Xin Vàng, Xin ủng Hộ, xin...Con gái của dân mà )
Tuy nhiên, theo phản ánh, nhiều hộ dân sau khi nhận tiền đền bù, bất ngờ bị cán bộ phường này “xin” gần một nửa số tiền nói trên.
Lý do được đưa ra là thu để nộp cho phường hoặc làm trích lục…
Phát tiền trên tầng 3, xuống tầng 1 thu lại
Mải đan tấm phên trước sân để “vá áo” cho căn nhà tuềnh toàng, cũ nát, đổ xiêu, đổ vẹo vì thời gian, bà Lê Thị Lũy (73 tuổi, trú tại phố 7, phường Đông Cương, Thanh Hóa), tỏ vẻ ngạc nhiên trước sự ghé thăm của các vị khách lạ.
Dáng người lom khom, khuôn mặt rúm ró, tay cầm mấy chiếc ghế nhựa đã cũ màu sơn, bà Tuyền mời khách ngồi, rồi tỏ ý thanh minh: “Các chú thông cảm cho bà. Tôi ở một mình, nhà không có đàn ông nên nhà cửa bề bộn”.
Bà bảo: “Dạo trước cũng định tính sửa sang lại cái nhà để ở, vì nhận được tiền đền bù vài thước ruộng.
Xem xét buộc thôi việc cán bộ Cục Thuế Thanh Hóa nhận 300 triệu đồng chạy việc |
Đời tôi chưa bao giờ được cầm nhiều tiền đến thế.
Nhưng bây giờ tôi đã ở cái tuổi gần đất xa trời rồi, nên cố gắng ở tạm vài năm nữa” bà Lũy tâm sự.
Nói đến chuyện tiền nong đền bù đất cát, bà Tuyền bỗng khựng lại, khuôn mặt chuyển sắc, tỏ vẻ tủi thân: “Hôm vừa rồi, bà được cán bộ đưa cho 21 triệu đồng tiền đền bù mấy thước ruộng ở cánh đồng Hà Đá.
Nhưng sau khi nhận tiền, cán bộ phường thu lại 11 triệu đồng. Họ (cán bộ phường) nói tiền thu lại để nộp vào ủy ban, nhưng không nói dùng vào việc gì cả.
Sau khi bị thu lại tiền, cán bộ phường bảo tôi ký vào tờ giấy gì đó (?) nhưng tôi không biết nội dung.
Chỉ nghe cán bộ nói lại rằng “ký vào để về trình với phường”, bà Lũy nói.
Bà Lê Thị Lũy (73 tuổi, trú tại phố 7, phường Đông Cương, TP. Thanh Hóa), một trong những hộ dân trong diện đền bù của dự án. |
Theo phản ánh, ở khu phố 7 này, không chỉ có bà Lũy bị cán bộ phường “xin” lại tiền đền bù.
Cá biệt, có những hộ dân còn được cán bộ “hướng dẫn” tận tình để ký vào biên bản với nội dung “tự nguyện nộp tiền cho phường”.
“Sau khi tôi nhận được số tiền đền bù 38 triệu đồng cho 14 thước ruộng ở cánh đồng Hà Đông Sơn, cán bộ liền thu lại 18,8 triệu đồng và nói rằng, số tiền thu lại để làm trích lục đất.
Khi tôi hỏi, nếu làm xong trích lục thì phường có trả lại tiền hay không? thì họ trả lời “không!”, bà Lê Thị Tuyền (77 tuổi, phố 7, phường Đông Cương) cho biết.
Bà Tuyền nói thêm, có ít nhất 2 lần, cán bộ phường Đông Cương tới nhà bà để xin chữ ký với nội dung “tự nguyện nộp lại tiền” cho phường.
“Họ tiếp tục thuyết phục rằng, bây giờ ai cũng ký rồi, chỉ còn bà chưa ký thôi. Thôi bây giờ bà ký đi để tôi nộp tiền cho phường.
Vì tin cán bộ phường, tôi liền ký. Từ đó đến nay không thấy cán bộ phường nói gì về số tiền đã thu lại”, bà Tuyền băn khoăn.
Tương tự như hai hộ dân trên, gia đình ông Nguyễn Quan Trung (63 tuổi, thôn 8), cũng được nhận tiền đền bù số tiền hơn 30 triệu cho khoảng 1 sào đất, nhưng cũng bị cán bộ của phường thu lại hơn 20 triệu đồng.
“Tôi nhận tiền đền bù ở tầng 3, thì xuống tầng 1 họ thu lại hơn 20 triệu.
Khi tôi thắc mắc tại sao thu tiền thì họ nói, thu để làm giấy tờ này, giấy tờ nọ.
Họ nói và thu lại tiền chứ thực tế tôi không biết họ thu vào mục đích gì?”, ông Nguyễn Quang Trung phân vân.
Được biết, đây là 3 trong số hàng chục hộ dân có đất trong diện ảnh hưởng bởi dự án xây dựng Khu thương mại và văn phòng Tuấn Minh, phản ánh về việc họ bị cán bộ phường “xin” lại tiền đền bù đất.
Số hộ dân có đất được đền bù chủ yếu tập trung tại phố 7, thôn 8. Vị trí đất bị thu hồi thuộc cánh đồng Sáo, Hà Đông Sơn.
Dân nói “có”, lãnh đạo phường nói “không”
Bà Nguyễn Thị Phượng (là giáo viên đã nghỉ hưu, trú tại phố 8, phường Đông Cương) là hộ dân “may mắn” nhất trong số các hộ dân nhận đền bù, được cán bộ phường trả lại số tiền 65 triệu đồng từng bị “xin” lại trước đó.
Bà Phượng kể: “Sau khi nhận đền bù hơn 100 triệu đồng cho hai sào ruộng, tôi bị cán bộ thu lại 65 triệu đồng và không nói lý do thu.
Thấy phân vân vì người dân nhận tiền đền bù nhưng bị thu lại, tôi liền hỏi cán bộ phường, ai cấp nào ký quyết định thu lại tiền đền bù? Tại sao thu lại tiền không có hóa đơn, biên lai? nhưng họ không trả lời”, bà phượng tường thuật.
Bức xúc vì bị cán bộ phường “xin” lại một nửa số tiền đề bù, không lý do, bà Phượng làm đơn khiếu nại tới chính quyền.
“Sau nhiều lần lên phường khiếu nại, thì cán bộ phường có thỏa thuận và trả lại tiền đền bù cho gia đình.
Tôi là giáo viên nghỉ hưu, có hiểu biết một chút về pháp luật, chứ nếu cứ im lặng, chưa chắc đã nhận lại được số tiền đó”, bà Phượng nói.
Trụ sở UBND phường Đông Cương (ảnh: MINH THẢO). |
Trao đổi với phóng Báo điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 27/11, ông Lê Hồng Duy (trưởng phố 8, phường Đông Cương) cho biết: “Việc triển khai thu tiền đền bù như thế nào là do xã quán triệt. Chúng tôi không biết việc cán bộ phường có thu lại tiền đền bù hay không (?)”.
Trong khi đó, ông Lê Đỗ Toàn, Phó Chủ tịch UBND
“Hiện tại chúng tôi đã đền bù xong cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Còn chuyện cán bộ thu lại tiền của người dân thì chúng tôi không biết”, ông Nguyễn Gia Minh, đại diện pháp lý Công ty Cổ phần Xây dựng thương mại Tuấn Minh nói. |
phường Đông Cương phủ nhận việc cán bộ phường thu lại tiền đền bù của dân.
Ông Toàn nói: “Việc bồi thường thế nào là việc giữa Công ty Tuấn Minh và các hộ dân bị ảnh hưởng.
Phường chỉ phối hợp kiểm đếm số hộ có đất bị ảnh hưởng bởi dự án. Không có chuyện cán bộ phường thu lại tiền của dân”, ông Toàn cho hay.
Cũng liên quan tới sự việc nói trên, cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Đào Trong Quy, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa cho biết, sẽ xác minh thông tin phản ánh của phóng viên, đồng thời chỉ đạo lãnh đạo phường Đông Cương báo cáo sự việc.
—————
Đọc thêm:
Luật sư đề nghị điều tra, Chủ tịch tỉnh yêu cầu báo cáo vụ “xin” tiền đền bù
– “Tôi sẽ chỉ đạo thành phố kiểm tra, báo vụ việc theo phản ánh. Vấn đề này thuộc thẩm quyền xử lý của UBND thành phố Thanh Hóa”, ông Nguyễn Đình Xứng cho biết.
Liên quan tới sự việc nói trên, sáng 1/12, trao đổi với
Cựu sinh viên bị cán bộ thuế lừa phỉnh, nguy cơ mất 300 triệu đồng để chạy việc |
phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, sẽ yêu cầu đơn vị có trách nhiệm báo cáo vụ việc.
“Tôi sẽ chỉ đạo UBND thành phố Thanh Hóa kiểm tra, báo vụ việc theo phản ánh của phóng viên.
Vấn đề này thuộc thẩm quyền xử lý của UBND thành phố Thanh Hóa”, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết và cam kết sẽ yêu cầu xử lý nghiêm nếu có vi phạm.
Bà Lê Thị Lũy (73 tuổi, trú tại phố 7, phường Đông Cương, TP. Thanh Hóa), một trong những hộ dân trong diện đền bù của dự án. |
Trước đó, theo xác minh của phóng viên, nhiều hộ dân tại trú tại phố 7, phố 8, phường Đông Cương (TP. Thanh Hóa) có đất sản xuất nông nghiệp thuộc diện đền bù đất khi Công ty Cổ phần Xây dựng thương mại Tuấn Minh lấy đất xây dựng Khu thương mại và văn phòng.
Tuy nhiên, nhiều hộ dân sau khi nhận tiền đền bù, bất ngờ bị cán bộ phường này “xin” gần một nửa số tiền nói trên.
Lý do được đưa ra là “xin” lại để nộp cho phường hoặc làm trích lục đất…
Hiện tại, còn nhiều hộ dân bị phường “xin” lại tiền đền bù, vẫn chưa được trả lại.
Bình luận về vụ việc nói trên, ông Nguyễn Bá Thuyền (Đại biểu Quốc hội Khóa XIII, nguyên Viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng) nhận định, nếu đúng như phản ánh thì đây là sự biến tướng của tham nhũng.
“Trường hợp nếu dân không tự nguyện hoặc bị ép nộp
Người dân vừa nhận tiền đền bù thì cán bộ đến “xin” lại gần một nửa |
lại tiền đóng góp thì phường không có quyền để thu lại số tiền trên.
Trường hợp người dân thắc mắc, không đồng tình nếu có chuyện cán bộ thu lại tiền đền bù, thì nên khiếu nại lên cơ quan chức năng để đòi lại quyền lợi”, ông Nguyễn Bá Thuyền nói.
Đồng quan điểm trên, Luật sư Trương Anh Tú, Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ sự việc.
“Nếu nhiều người dân phản ánh sự việc cùng một nội dung như nhau, thì có căn cứ để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong vụ việc này, người dân hoàn toàn có quyền khiếu nại vụ tới cơ quan chức năng, đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện dấu hiệu vi phạm”, Luật sư Trương Anh Tú nói.
Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú nói, ông không bất ngờ trước những vụ việc có dấu hiệu vi phạm tương tự như trường hợp trên, bởi lẽ, xã hội vẫn tồn tại nhiều chuyện bất công như việc cán bộ ăn chặn tiền hỗ trợ bão lụt, tiền hỗ trợ người nghèo…
“Nguyên nhân là do lề lối làm việc, đạo đức một số cán bộ tha hóa, biến chất, buông lỏng quản lý nhà nước ở địa phương.
Thật đáng trách nếu sự việc này xảy ra thanh thiên bạch nhật ngay tại thành phố Thanh Hóa.
Báo chí nên tích cực phản ánh những sự việc có dấu hiệu vi phạm tương tự”, Luật sư Trương Anh Tú nói.
—————-
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Người dân vừa nhận tiền đền bù thì cán bộ đến “xin” lại gần một nửa ( Bác Hồ từng Xin Vàng, Xin ủng Hộ, xin...Con gái của dân mà )
Tuy nhiên, theo phản ánh, nhiều hộ dân sau khi nhận tiền đền bù, bất ngờ bị cán bộ phường này “xin” gần một nửa số tiền nói trên.
Lý do được đưa ra là thu để nộp cho phường hoặc làm trích lục…
Phát tiền trên tầng 3, xuống tầng 1 thu lại
Mải đan tấm phên trước sân để “vá áo” cho căn nhà tuềnh toàng, cũ nát, đổ xiêu, đổ vẹo vì thời gian, bà Lê Thị Lũy (73 tuổi, trú tại phố 7, phường Đông Cương, Thanh Hóa), tỏ vẻ ngạc nhiên trước sự ghé thăm của các vị khách lạ.
Dáng người lom khom, khuôn mặt rúm ró, tay cầm mấy chiếc ghế nhựa đã cũ màu sơn, bà Tuyền mời khách ngồi, rồi tỏ ý thanh minh: “Các chú thông cảm cho bà. Tôi ở một mình, nhà không có đàn ông nên nhà cửa bề bộn”.
Bà bảo: “Dạo trước cũng định tính sửa sang lại cái nhà để ở, vì nhận được tiền đền bù vài thước ruộng.
Xem xét buộc thôi việc cán bộ Cục Thuế Thanh Hóa nhận 300 triệu đồng chạy việc |
Đời tôi chưa bao giờ được cầm nhiều tiền đến thế.
Nhưng bây giờ tôi đã ở cái tuổi gần đất xa trời rồi, nên cố gắng ở tạm vài năm nữa” bà Lũy tâm sự.
Nói đến chuyện tiền nong đền bù đất cát, bà Tuyền bỗng khựng lại, khuôn mặt chuyển sắc, tỏ vẻ tủi thân: “Hôm vừa rồi, bà được cán bộ đưa cho 21 triệu đồng tiền đền bù mấy thước ruộng ở cánh đồng Hà Đá.
Nhưng sau khi nhận tiền, cán bộ phường thu lại 11 triệu đồng. Họ (cán bộ phường) nói tiền thu lại để nộp vào ủy ban, nhưng không nói dùng vào việc gì cả.
Sau khi bị thu lại tiền, cán bộ phường bảo tôi ký vào tờ giấy gì đó (?) nhưng tôi không biết nội dung.
Chỉ nghe cán bộ nói lại rằng “ký vào để về trình với phường”, bà Lũy nói.
Bà Lê Thị Lũy (73 tuổi, trú tại phố 7, phường Đông Cương, TP. Thanh Hóa), một trong những hộ dân trong diện đền bù của dự án. |
Theo phản ánh, ở khu phố 7 này, không chỉ có bà Lũy bị cán bộ phường “xin” lại tiền đền bù.
Cá biệt, có những hộ dân còn được cán bộ “hướng dẫn” tận tình để ký vào biên bản với nội dung “tự nguyện nộp tiền cho phường”.
“Sau khi tôi nhận được số tiền đền bù 38 triệu đồng cho 14 thước ruộng ở cánh đồng Hà Đông Sơn, cán bộ liền thu lại 18,8 triệu đồng và nói rằng, số tiền thu lại để làm trích lục đất.
Khi tôi hỏi, nếu làm xong trích lục thì phường có trả lại tiền hay không? thì họ trả lời “không!”, bà Lê Thị Tuyền (77 tuổi, phố 7, phường Đông Cương) cho biết.
Bà Tuyền nói thêm, có ít nhất 2 lần, cán bộ phường Đông Cương tới nhà bà để xin chữ ký với nội dung “tự nguyện nộp lại tiền” cho phường.
“Họ tiếp tục thuyết phục rằng, bây giờ ai cũng ký rồi, chỉ còn bà chưa ký thôi. Thôi bây giờ bà ký đi để tôi nộp tiền cho phường.
Vì tin cán bộ phường, tôi liền ký. Từ đó đến nay không thấy cán bộ phường nói gì về số tiền đã thu lại”, bà Tuyền băn khoăn.
Tương tự như hai hộ dân trên, gia đình ông Nguyễn Quan Trung (63 tuổi, thôn 8), cũng được nhận tiền đền bù số tiền hơn 30 triệu cho khoảng 1 sào đất, nhưng cũng bị cán bộ của phường thu lại hơn 20 triệu đồng.
“Tôi nhận tiền đền bù ở tầng 3, thì xuống tầng 1 họ thu lại hơn 20 triệu.
Khi tôi thắc mắc tại sao thu tiền thì họ nói, thu để làm giấy tờ này, giấy tờ nọ.
Họ nói và thu lại tiền chứ thực tế tôi không biết họ thu vào mục đích gì?”, ông Nguyễn Quang Trung phân vân.
Được biết, đây là 3 trong số hàng chục hộ dân có đất trong diện ảnh hưởng bởi dự án xây dựng Khu thương mại và văn phòng Tuấn Minh, phản ánh về việc họ bị cán bộ phường “xin” lại tiền đền bù đất.
Số hộ dân có đất được đền bù chủ yếu tập trung tại phố 7, thôn 8. Vị trí đất bị thu hồi thuộc cánh đồng Sáo, Hà Đông Sơn.
Dân nói “có”, lãnh đạo phường nói “không”
Bà Nguyễn Thị Phượng (là giáo viên đã nghỉ hưu, trú tại phố 8, phường Đông Cương) là hộ dân “may mắn” nhất trong số các hộ dân nhận đền bù, được cán bộ phường trả lại số tiền 65 triệu đồng từng bị “xin” lại trước đó.
Bà Phượng kể: “Sau khi nhận đền bù hơn 100 triệu đồng cho hai sào ruộng, tôi bị cán bộ thu lại 65 triệu đồng và không nói lý do thu.
Thấy phân vân vì người dân nhận tiền đền bù nhưng bị thu lại, tôi liền hỏi cán bộ phường, ai cấp nào ký quyết định thu lại tiền đền bù? Tại sao thu lại tiền không có hóa đơn, biên lai? nhưng họ không trả lời”, bà phượng tường thuật.
Bức xúc vì bị cán bộ phường “xin” lại một nửa số tiền đề bù, không lý do, bà Phượng làm đơn khiếu nại tới chính quyền.
“Sau nhiều lần lên phường khiếu nại, thì cán bộ phường có thỏa thuận và trả lại tiền đền bù cho gia đình.
Tôi là giáo viên nghỉ hưu, có hiểu biết một chút về pháp luật, chứ nếu cứ im lặng, chưa chắc đã nhận lại được số tiền đó”, bà Phượng nói.
Trụ sở UBND phường Đông Cương (ảnh: MINH THẢO). |
Trao đổi với phóng Báo điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 27/11, ông Lê Hồng Duy (trưởng phố 8, phường Đông Cương) cho biết: “Việc triển khai thu tiền đền bù như thế nào là do xã quán triệt. Chúng tôi không biết việc cán bộ phường có thu lại tiền đền bù hay không (?)”.
Trong khi đó, ông Lê Đỗ Toàn, Phó Chủ tịch UBND
“Hiện tại chúng tôi đã đền bù xong cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Còn chuyện cán bộ thu lại tiền của người dân thì chúng tôi không biết”, ông Nguyễn Gia Minh, đại diện pháp lý Công ty Cổ phần Xây dựng thương mại Tuấn Minh nói. |
phường Đông Cương phủ nhận việc cán bộ phường thu lại tiền đền bù của dân.
Ông Toàn nói: “Việc bồi thường thế nào là việc giữa Công ty Tuấn Minh và các hộ dân bị ảnh hưởng.
Phường chỉ phối hợp kiểm đếm số hộ có đất bị ảnh hưởng bởi dự án. Không có chuyện cán bộ phường thu lại tiền của dân”, ông Toàn cho hay.
Cũng liên quan tới sự việc nói trên, cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Đào Trong Quy, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa cho biết, sẽ xác minh thông tin phản ánh của phóng viên, đồng thời chỉ đạo lãnh đạo phường Đông Cương báo cáo sự việc.
—————
Đọc thêm:
Luật sư đề nghị điều tra, Chủ tịch tỉnh yêu cầu báo cáo vụ “xin” tiền đền bù
– “Tôi sẽ chỉ đạo thành phố kiểm tra, báo vụ việc theo phản ánh. Vấn đề này thuộc thẩm quyền xử lý của UBND thành phố Thanh Hóa”, ông Nguyễn Đình Xứng cho biết.
Liên quan tới sự việc nói trên, sáng 1/12, trao đổi với
Cựu sinh viên bị cán bộ thuế lừa phỉnh, nguy cơ mất 300 triệu đồng để chạy việc |
phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, sẽ yêu cầu đơn vị có trách nhiệm báo cáo vụ việc.
“Tôi sẽ chỉ đạo UBND thành phố Thanh Hóa kiểm tra, báo vụ việc theo phản ánh của phóng viên.
Vấn đề này thuộc thẩm quyền xử lý của UBND thành phố Thanh Hóa”, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết và cam kết sẽ yêu cầu xử lý nghiêm nếu có vi phạm.
Bà Lê Thị Lũy (73 tuổi, trú tại phố 7, phường Đông Cương, TP. Thanh Hóa), một trong những hộ dân trong diện đền bù của dự án. |
Trước đó, theo xác minh của phóng viên, nhiều hộ dân tại trú tại phố 7, phố 8, phường Đông Cương (TP. Thanh Hóa) có đất sản xuất nông nghiệp thuộc diện đền bù đất khi Công ty Cổ phần Xây dựng thương mại Tuấn Minh lấy đất xây dựng Khu thương mại và văn phòng.
Tuy nhiên, nhiều hộ dân sau khi nhận tiền đền bù, bất ngờ bị cán bộ phường này “xin” gần một nửa số tiền nói trên.
Lý do được đưa ra là “xin” lại để nộp cho phường hoặc làm trích lục đất…
Hiện tại, còn nhiều hộ dân bị phường “xin” lại tiền đền bù, vẫn chưa được trả lại.
Bình luận về vụ việc nói trên, ông Nguyễn Bá Thuyền (Đại biểu Quốc hội Khóa XIII, nguyên Viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng) nhận định, nếu đúng như phản ánh thì đây là sự biến tướng của tham nhũng.
“Trường hợp nếu dân không tự nguyện hoặc bị ép nộp
Người dân vừa nhận tiền đền bù thì cán bộ đến “xin” lại gần một nửa |
lại tiền đóng góp thì phường không có quyền để thu lại số tiền trên.
Trường hợp người dân thắc mắc, không đồng tình nếu có chuyện cán bộ thu lại tiền đền bù, thì nên khiếu nại lên cơ quan chức năng để đòi lại quyền lợi”, ông Nguyễn Bá Thuyền nói.
Đồng quan điểm trên, Luật sư Trương Anh Tú, Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ sự việc.
“Nếu nhiều người dân phản ánh sự việc cùng một nội dung như nhau, thì có căn cứ để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong vụ việc này, người dân hoàn toàn có quyền khiếu nại vụ tới cơ quan chức năng, đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện dấu hiệu vi phạm”, Luật sư Trương Anh Tú nói.
Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú nói, ông không bất ngờ trước những vụ việc có dấu hiệu vi phạm tương tự như trường hợp trên, bởi lẽ, xã hội vẫn tồn tại nhiều chuyện bất công như việc cán bộ ăn chặn tiền hỗ trợ bão lụt, tiền hỗ trợ người nghèo…
“Nguyên nhân là do lề lối làm việc, đạo đức một số cán bộ tha hóa, biến chất, buông lỏng quản lý nhà nước ở địa phương.
Thật đáng trách nếu sự việc này xảy ra thanh thiên bạch nhật ngay tại thành phố Thanh Hóa.
Báo chí nên tích cực phản ánh những sự việc có dấu hiệu vi phạm tương tự”, Luật sư Trương Anh Tú nói.
—————-