Tin nóng trong ngày
Nguyễn Phú Trọng có thể đi thăm Nhật Bản
Theo các nguồn tin từ cả hai nước, chính phủ Nhật Bản và Việt Nam đang giàn xếp để Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sang thăm Nhật Bản lần đầu tiên.
Hãng tin Kyodo hôm nay (29/7) trích dẫn các nguồn tin thân cận với Đảng Cộng sản ở Hà Nội tường thuật rằng chuyến đi có thể diễn ra vào tháng 9 tới dây. Được biết, khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đi thăm Nhật Bản hồi đầu tháng này, ông đã bày tỏ ước vọng của ông Trọng muốn đi thăm xứ Phù Tang.
Nếu được thực hiện thì đây sẽ là một chuyến công du có tính cách lịch sử khác nữa của ông Nguyễn Phú Trọng, sau chuyến đi Mỹ mới đây khi ông Nguyễn Phú Trọng được Tổng Thống Obama đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc.
Theo hãng tin Kyodo của Nhật, cũng giống như chuyến đi Mỹ, trọng tâm của chuyến thăm Nhật Bản sẽ xoay quanh cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam cuối cùng đi thăm Nhật Bản là ông Nông Đức Mạnh vào tháng 4 năm 2009.
Nhật Bản là nước cấp viện lớn nhất cho Việt Nam, và cũng là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên.
Quan hệ giữa Tokyo và Hà Nội được coi là thân thiết cả về phương diện kinh tế lẫn chính trị. Khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm Nhật Bản hồi năm ngoái, ông Sang đã đồng ý nâng quan hệ song phương lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Năm ngoái, hai nước đạt thoả thuận theo đó Nhật Bản sẽ cung cấp cho Việt Nam 6 chiếc tàu có thể được sử dụng như tàu tuần duyên, trong một động thái nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Hà Nội để tăng cường khả năng thi hành luật pháp trên biển tại Biển Đông. Tàu chiến và máy bay trinh sát P-3C của lực lượng Tự vệ Nhật Bản cũng tới thăm Việt Nam hồi gần đây.
Trong bối cảnh cả hai nước đều đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, tờ Duowei, một cơ sở truyền thông của người Hoa ở nước ngoài, cho rằng Việt Nam là một tấm gương xấu cho Nhật Bản trong việc xử lý cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Bắc Kinh, phản bác lại một bài bình luận của tạp chí Toyo Keizai, nhà xuất bản có uy tín và lâu đời của Nhật Bản, cho rằng có những điều người Nhật có thể học hỏi nơi người Việt trong quan hệ với Trung Quốc.
Tạp chí Toyo Keizai nói rằng Việt Nam đã tận dụng vai trò của mình trong khối ASEAN và vận động thu phục cảm tình của cộng đồng quốc tế để cho phép Hà Nội rộng tay hơn trong việc duy trì lập trường cứng rắn trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải rút giàn khoan Hải Dương 981 mà họ đã kéo vào vùng biển mà Việt Nam coi là khu đặc quyền kinh tế của mình gần quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 8 năm ngoái.
Bài viết của tạp chí Nhật Bản nói sự thành công của Việt Nam nằm ở chỗ Hà Nội ‘điều đình với các nước lớn, đẩy họ tới mức gần như bế tắc, trước khi đưa ra một giải pháp tương nhượng’. Một chiến thuật khác của Việt Nam mà tạp chí Toyo Keizai đề cập tới là sử dụng tình báo của các nước khác để chống lại chính họ. Tờ báo này nhận định rằng Nhật Bản nên học hỏi nơi Việt Nam chiến thuật không mấy chính đáng nhưng thực tiễn này, gạt qua tinh thần võ sĩ đạo truyền thống, mới có thể cải tiến hoạt động ngoại giao của mình nhằm ứng phó với các diễn biến mới trong tình hình phức tạp hiện nay.
Tờ Duowei nhận định rằng bất chấp sự thành công của Việt Nam trong việc thu phục sự cảm thông trong ASEAN và cộng đồng quốc tế, thái độ cứng rắn của Việt Nam không có nghĩa là Trung Quốc bị buộc phải tương nhượng, và Việt Nam đã phải trả một giá khá đắt về phương diện kinh tế trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh.
Báo Yomiuri Shimbun cũng đồng quan điểm đó. Tờ báo nói rằng mặc dù Hà Nội đã tìm cách giảm thiểu sự lệ thuộc quá đáng vào Trung Quốc về mặt kinh tế, các cuộc biểu tình rộng rãi, đôi khi bạo động, chống đối giàn khoan 981, buộc một số công ty Trung Quốc rút ra khỏi Việt Nam, cuối cùng đã khiến Việt Nam thiệt hại 1,5 tỉ đôla, tức khoảng 0,7% của GDP.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại Giao Campuchia Hor Namhong đề nghị
Campuchia tiếp tục vận động để trở thành một nhà trung gian điều giải
trong các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước ASEAN cũng tuyên
bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban tiếng Khmer của Đài VOA, Thứ
trưởng Ngoại giao đặc trách các vấn đề đối ngoại của Campuchia, ông Chem
Vidya nói “Campuchia muốn đóng vai trò trung gian điều giải để giảm bớt
tình hình căng thẳng giữa ASEAN và Trung Quốc, bởi vì chúng tôi không
thấy có dấu hiệu nào là sẽ tìm được một giải pháp nếu các bên không đối
thoại với nhau.
Theo Kyodo, WantChinatimes.
Bàn ra tán vào (0)
Nguyễn Phú Trọng có thể đi thăm Nhật Bản
Theo các nguồn tin từ cả hai nước, chính phủ Nhật Bản và Việt Nam đang giàn xếp để Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sang thăm Nhật Bản lần đầu tiên.
Hãng tin Kyodo hôm nay (29/7) trích dẫn các nguồn tin thân cận với Đảng Cộng sản ở Hà Nội tường thuật rằng chuyến đi có thể diễn ra vào tháng 9 tới dây. Được biết, khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đi thăm Nhật Bản hồi đầu tháng này, ông đã bày tỏ ước vọng của ông Trọng muốn đi thăm xứ Phù Tang.
Nếu được thực hiện thì đây sẽ là một chuyến công du có tính cách lịch sử khác nữa của ông Nguyễn Phú Trọng, sau chuyến đi Mỹ mới đây khi ông Nguyễn Phú Trọng được Tổng Thống Obama đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc.
Theo hãng tin Kyodo của Nhật, cũng giống như chuyến đi Mỹ, trọng tâm của chuyến thăm Nhật Bản sẽ xoay quanh cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam cuối cùng đi thăm Nhật Bản là ông Nông Đức Mạnh vào tháng 4 năm 2009.
Nhật Bản là nước cấp viện lớn nhất cho Việt Nam, và cũng là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên.
Quan hệ giữa Tokyo và Hà Nội được coi là thân thiết cả về phương diện kinh tế lẫn chính trị. Khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm Nhật Bản hồi năm ngoái, ông Sang đã đồng ý nâng quan hệ song phương lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Năm ngoái, hai nước đạt thoả thuận theo đó Nhật Bản sẽ cung cấp cho Việt Nam 6 chiếc tàu có thể được sử dụng như tàu tuần duyên, trong một động thái nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Hà Nội để tăng cường khả năng thi hành luật pháp trên biển tại Biển Đông. Tàu chiến và máy bay trinh sát P-3C của lực lượng Tự vệ Nhật Bản cũng tới thăm Việt Nam hồi gần đây.
Trong bối cảnh cả hai nước đều đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, tờ Duowei, một cơ sở truyền thông của người Hoa ở nước ngoài, cho rằng Việt Nam là một tấm gương xấu cho Nhật Bản trong việc xử lý cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Bắc Kinh, phản bác lại một bài bình luận của tạp chí Toyo Keizai, nhà xuất bản có uy tín và lâu đời của Nhật Bản, cho rằng có những điều người Nhật có thể học hỏi nơi người Việt trong quan hệ với Trung Quốc.
Tạp chí Toyo Keizai nói rằng Việt Nam đã tận dụng vai trò của mình trong khối ASEAN và vận động thu phục cảm tình của cộng đồng quốc tế để cho phép Hà Nội rộng tay hơn trong việc duy trì lập trường cứng rắn trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải rút giàn khoan Hải Dương 981 mà họ đã kéo vào vùng biển mà Việt Nam coi là khu đặc quyền kinh tế của mình gần quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 8 năm ngoái.
Bài viết của tạp chí Nhật Bản nói sự thành công của Việt Nam nằm ở chỗ Hà Nội ‘điều đình với các nước lớn, đẩy họ tới mức gần như bế tắc, trước khi đưa ra một giải pháp tương nhượng’. Một chiến thuật khác của Việt Nam mà tạp chí Toyo Keizai đề cập tới là sử dụng tình báo của các nước khác để chống lại chính họ. Tờ báo này nhận định rằng Nhật Bản nên học hỏi nơi Việt Nam chiến thuật không mấy chính đáng nhưng thực tiễn này, gạt qua tinh thần võ sĩ đạo truyền thống, mới có thể cải tiến hoạt động ngoại giao của mình nhằm ứng phó với các diễn biến mới trong tình hình phức tạp hiện nay.
Tờ Duowei nhận định rằng bất chấp sự thành công của Việt Nam trong việc thu phục sự cảm thông trong ASEAN và cộng đồng quốc tế, thái độ cứng rắn của Việt Nam không có nghĩa là Trung Quốc bị buộc phải tương nhượng, và Việt Nam đã phải trả một giá khá đắt về phương diện kinh tế trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh.
Báo Yomiuri Shimbun cũng đồng quan điểm đó. Tờ báo nói rằng mặc dù Hà Nội đã tìm cách giảm thiểu sự lệ thuộc quá đáng vào Trung Quốc về mặt kinh tế, các cuộc biểu tình rộng rãi, đôi khi bạo động, chống đối giàn khoan 981, buộc một số công ty Trung Quốc rút ra khỏi Việt Nam, cuối cùng đã khiến Việt Nam thiệt hại 1,5 tỉ đôla, tức khoảng 0,7% của GDP.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại Giao Campuchia Hor Namhong đề nghị
Campuchia tiếp tục vận động để trở thành một nhà trung gian điều giải
trong các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước ASEAN cũng tuyên
bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban tiếng Khmer của Đài VOA, Thứ
trưởng Ngoại giao đặc trách các vấn đề đối ngoại của Campuchia, ông Chem
Vidya nói “Campuchia muốn đóng vai trò trung gian điều giải để giảm bớt
tình hình căng thẳng giữa ASEAN và Trung Quốc, bởi vì chúng tôi không
thấy có dấu hiệu nào là sẽ tìm được một giải pháp nếu các bên không đối
thoại với nhau.
Theo Kyodo, WantChinatimes.