Tin nóng trong ngày
Nhật Bản chỉ trích chủ trương của ông Trump về an ninh Châu Á
Ông Donald Trump, người đang dẫn đầu trong cuộc đua để được đảng Cộng hoà đề cử làm ứng cử viên tổng thống, đã gây bất bình cho các đồng minh chính của Mỹ ở Châu Á sau khi ông chỉ trích sự đóng góp của họ cho an ninh khu vực và đề nghị họ tự phát triển kho vũ khí hạt nhân của mình. Thông tín viên Brian Padden của đài VOA gởi về bài tường thuật từ Seoul
Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho tờ New York Times, ông Trump đã hô hào cho việc thực hiện một cuộc đánh giá lại toàn bộ những hiệp ước an ninh của Mỹ với Nhật Bản và Nam Triều Tiên.
Trong quá khứ ông Trump đã chỉ trích hai đồng minh chính của Mỹ ở Đông Bắc Á là ‘những kẻ ăn bám” vì chi trả quá ít cho việc Hoa Kỳ bố trí 50.000 binh sĩ ở Nhật Bản và 28.500 binh sĩ ở Nam Triều Tiên để duy trì hoà bình và bảo vệ an ninh cho khu vực này.
Ông Trump nói với tờ New York Times rằng Hoa Kỳ “không dư giả đến độ có thể phí phạm hàng tỉ đô la” để hỗ trợ cho hoà bình và an ninh, và ông sẽ xem xét tới việc triệt thoái binh sĩ nếu Tokyo và Seoul không chịu gia tăng khoản tiền bồi hoàn cho Washington.
Ông Trump cũng cho biết ông sẵn sàng để cho Nhật Bản và Nam Triều Tiên chế tạo bom hạt nhân để tự bảo vệ trước những mối đe dọa hạt nhân từ Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Ông nói thêm rằng “nếu Hoa Kỳ tiếp tục đi theo đường lối hiện nay, đường lối của sự nhu nhược, Nhật Bản và Nam Triều Tiên sẽ muốn có vũ khí hạt nhân.”
Chủ trương của Trump đã gặp phải sự phản bác mạnh mẽ của các giới
chức chính phủ và các nhà phân tích. Họ cho rằng những sự thay đổi kịch
liệt như vậy sẽ gây ra những sự thiệt hại to lớn cho uy tín của Mỹ và
cho các mối quan hệ đồng minh trong khu vực, có phần chắc sẽ dẫn tới một
cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân ở Châu Á và sẽ gây phương hại cho các
nỗ lực quốc tế để gây sức ép đòi Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Phản ứng tiêu cực
Ông Daniel Pinkston, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Troy ở Seoul, nhận định như sau về những đề nghị của ông Trump.
"Nó sẽ gây ra những thiệt hại cực kỳ to lớn và rơi ngay vào bẫy của những kẻ có chủ trương cứng rắn ở Bình Nhưỡng."
Chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga, hôm nay bác bỏ gợi ý cho rằng Nhật Bản có thể phát triển vũ khí hạt nhân. Ông nói “Nguyên tắc 3 không về hạt nhân -- không sản xuất, không sở hữu và không cho phép vũ khí hạt nhân hiện diện trên lãnh thổ Nhật, là một chính sách cơ bản quan trọng của chính phủ nước tôi.”
Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong thời gian qua đã ra sức để tăng cường khả năng phòng vệ của nước ông, và những phát biểu của ông Trump về việc triệt thoái binh sĩ Mỹ ra khỏi Châu Á có thể làm mạnh thêm những chủ trương cho rằng Nhật Bản cần có một quân đội hùng mạnh hơn.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên, ông Moon Sang Kyun, hôm nay nói rằng bình luận về các ứng viên tổng thống Mỹ là một việc không nên làm, nên ông chỉ có thể nói là nước Đại Hàn Dân Quốc tiếp tục ủng hộ cho những sự giàn xếp về an ninh đã có với Washington kể từ khi cuộc chiến Triều Tiên bùng ra năm 1950.
"Liên minh đó giữa Đại Hàn Dân Quốc và Hoa Kỳ đang được duy trì một cách hết sức chặt chẽ bởi Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Hàn. Không có sự thay đổi nào trong lập trường và nguyên tắc này."
Sau khi Bắc Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư hồi tháng giêng năm nay, một số nhà lập pháp Nam Triều Tiên nói rằng Nam Triều Tiên cũng nên phát triển khả năng răn đe hạt nhân.
Tuy nhiên, chính phủ của Tổng thống Park Guen Hye cho rằng Nam Triều
Tiên không cần vũ khí hạt nhân, vì có thể dựa vào khả năng răn đe hạt
nhân của Mỹ - một việc được bảo đảm trong hiệp ước đồng minh hiện có với
Washington.
Lợi ích an ninh của Mỹ
Ông Donald Trump nói rằng ông không phải là một người chủ trương nước Mỹ không nên can dự vào công việc của thế giới, nhưng ông muốn đặt lợi ích của Mỹ “lên trên hết.”
Những người chỉ trích nói rằng doanh nhân giàu có và là tác giả cuốn sách “The Art of the Deal” (Nghệ thuật thương lượng) này đã không nghĩ tới những lợi ích kinh tế và chiến lược mà nước Mỹ có được từ sự hiện diện quân sự ở Châu Á.
Họ cũng cho rằng ông Trump không suy tính tới vấn đề là quyền lợi của nước Mỹ và các nước đồng minh sẽ bị tổn hại như thế nào nếu Mỹ rút quân và Châu Á bùng ra một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, làm gia tăng mối rủi ro xảy ra chiến tranh hạt nhân. Ông Pinkston nhận định như sau.
Nếu chúng ta nghĩ trước vài nước cờ và nếu chúng ta nghĩ tới những hậu quả của một hành động như vậy thì chúng ta sẽ thấy đề nghị đó thật sự không hợp lý chút nào.
Một số tờ báo ở Nam Triều Tiên nói rằng những phát biểu của ông Trump là 'nguy hiểm và gây sốc'.
Ấn bản tiếng Anh của tờ Trung ương Nhật báo ở Nam Triều Tiên hôm nay cho đăng một bài bình luận với những lời lẽ gay gắt để chỉ trích ông Trump. Họ nói rằng quan điểm của ông là “hết sức thiển cận”.
Tờ Yomiuri Shimbun ở Nhật trích lời một nguồn tin dấu tên nói rằng “nếu ông Trump trở thành tổng thống Mỹ thì đó sẽ là một vấn đề cho hệ thống an ninh quốc gia Nhật-Mỹ.”
Bàn ra tán vào (0)
Nhật Bản chỉ trích chủ trương của ông Trump về an ninh Châu Á
Ông Donald Trump, người đang dẫn đầu trong cuộc đua để được đảng Cộng hoà đề cử làm ứng cử viên tổng thống, đã gây bất bình cho các đồng minh chính của Mỹ ở Châu Á sau khi ông chỉ trích sự đóng góp của họ cho an ninh khu vực và đề nghị họ tự phát triển kho vũ khí hạt nhân của mình. Thông tín viên Brian Padden của đài VOA gởi về bài tường thuật từ Seoul
Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho tờ New York Times, ông Trump đã hô hào cho việc thực hiện một cuộc đánh giá lại toàn bộ những hiệp ước an ninh của Mỹ với Nhật Bản và Nam Triều Tiên.
Trong quá khứ ông Trump đã chỉ trích hai đồng minh chính của Mỹ ở Đông Bắc Á là ‘những kẻ ăn bám” vì chi trả quá ít cho việc Hoa Kỳ bố trí 50.000 binh sĩ ở Nhật Bản và 28.500 binh sĩ ở Nam Triều Tiên để duy trì hoà bình và bảo vệ an ninh cho khu vực này.
Ông Trump nói với tờ New York Times rằng Hoa Kỳ “không dư giả đến độ có thể phí phạm hàng tỉ đô la” để hỗ trợ cho hoà bình và an ninh, và ông sẽ xem xét tới việc triệt thoái binh sĩ nếu Tokyo và Seoul không chịu gia tăng khoản tiền bồi hoàn cho Washington.
Ông Trump cũng cho biết ông sẵn sàng để cho Nhật Bản và Nam Triều Tiên chế tạo bom hạt nhân để tự bảo vệ trước những mối đe dọa hạt nhân từ Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Ông nói thêm rằng “nếu Hoa Kỳ tiếp tục đi theo đường lối hiện nay, đường lối của sự nhu nhược, Nhật Bản và Nam Triều Tiên sẽ muốn có vũ khí hạt nhân.”
Chủ trương của Trump đã gặp phải sự phản bác mạnh mẽ của các giới
chức chính phủ và các nhà phân tích. Họ cho rằng những sự thay đổi kịch
liệt như vậy sẽ gây ra những sự thiệt hại to lớn cho uy tín của Mỹ và
cho các mối quan hệ đồng minh trong khu vực, có phần chắc sẽ dẫn tới một
cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân ở Châu Á và sẽ gây phương hại cho các
nỗ lực quốc tế để gây sức ép đòi Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Phản ứng tiêu cực
Ông Daniel Pinkston, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Troy ở Seoul, nhận định như sau về những đề nghị của ông Trump.
"Nó sẽ gây ra những thiệt hại cực kỳ to lớn và rơi ngay vào bẫy của những kẻ có chủ trương cứng rắn ở Bình Nhưỡng."
Chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga, hôm nay bác bỏ gợi ý cho rằng Nhật Bản có thể phát triển vũ khí hạt nhân. Ông nói “Nguyên tắc 3 không về hạt nhân -- không sản xuất, không sở hữu và không cho phép vũ khí hạt nhân hiện diện trên lãnh thổ Nhật, là một chính sách cơ bản quan trọng của chính phủ nước tôi.”
Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong thời gian qua đã ra sức để tăng cường khả năng phòng vệ của nước ông, và những phát biểu của ông Trump về việc triệt thoái binh sĩ Mỹ ra khỏi Châu Á có thể làm mạnh thêm những chủ trương cho rằng Nhật Bản cần có một quân đội hùng mạnh hơn.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên, ông Moon Sang Kyun, hôm nay nói rằng bình luận về các ứng viên tổng thống Mỹ là một việc không nên làm, nên ông chỉ có thể nói là nước Đại Hàn Dân Quốc tiếp tục ủng hộ cho những sự giàn xếp về an ninh đã có với Washington kể từ khi cuộc chiến Triều Tiên bùng ra năm 1950.
"Liên minh đó giữa Đại Hàn Dân Quốc và Hoa Kỳ đang được duy trì một cách hết sức chặt chẽ bởi Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Hàn. Không có sự thay đổi nào trong lập trường và nguyên tắc này."
Sau khi Bắc Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư hồi tháng giêng năm nay, một số nhà lập pháp Nam Triều Tiên nói rằng Nam Triều Tiên cũng nên phát triển khả năng răn đe hạt nhân.
Tuy nhiên, chính phủ của Tổng thống Park Guen Hye cho rằng Nam Triều
Tiên không cần vũ khí hạt nhân, vì có thể dựa vào khả năng răn đe hạt
nhân của Mỹ - một việc được bảo đảm trong hiệp ước đồng minh hiện có với
Washington.
Lợi ích an ninh của Mỹ
Ông Donald Trump nói rằng ông không phải là một người chủ trương nước Mỹ không nên can dự vào công việc của thế giới, nhưng ông muốn đặt lợi ích của Mỹ “lên trên hết.”
Những người chỉ trích nói rằng doanh nhân giàu có và là tác giả cuốn sách “The Art of the Deal” (Nghệ thuật thương lượng) này đã không nghĩ tới những lợi ích kinh tế và chiến lược mà nước Mỹ có được từ sự hiện diện quân sự ở Châu Á.
Họ cũng cho rằng ông Trump không suy tính tới vấn đề là quyền lợi của nước Mỹ và các nước đồng minh sẽ bị tổn hại như thế nào nếu Mỹ rút quân và Châu Á bùng ra một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, làm gia tăng mối rủi ro xảy ra chiến tranh hạt nhân. Ông Pinkston nhận định như sau.
Nếu chúng ta nghĩ trước vài nước cờ và nếu chúng ta nghĩ tới những hậu quả của một hành động như vậy thì chúng ta sẽ thấy đề nghị đó thật sự không hợp lý chút nào.
Một số tờ báo ở Nam Triều Tiên nói rằng những phát biểu của ông Trump là 'nguy hiểm và gây sốc'.
Ấn bản tiếng Anh của tờ Trung ương Nhật báo ở Nam Triều Tiên hôm nay cho đăng một bài bình luận với những lời lẽ gay gắt để chỉ trích ông Trump. Họ nói rằng quan điểm của ông là “hết sức thiển cận”.
Tờ Yomiuri Shimbun ở Nhật trích lời một nguồn tin dấu tên nói rằng “nếu ông Trump trở thành tổng thống Mỹ thì đó sẽ là một vấn đề cho hệ thống an ninh quốc gia Nhật-Mỹ.”