Tin nóng trong ngày
Những diễn biến mới nhất của cuộc khủng hoảng Syria
Bạo lực đẫm máu tiếp tục là nỗi ám ảnh đối với người dân Syria. Có ít nhất 15 người đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh ngày 23/6 giữa quân chính phủ và các nhóm vũ trang đối lập tại tỉnh Deir al-Zour, miền Đông Syria. Trước đó một ngày, xung đột ở nước này cũng làm 116 người thiệt mạng, trong đó có 69 dân thường. Theo các quan sát viên LHQ, kể từ tháng 3/2011 đến nay, bạo lực đẫm máu ở Syria đã cướp đi sinh mạng của khoảng 15.000 người.
Syria thành lập chính phủ mới
Ngày 23/6, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã ra sắc lệnh thành lập một chính phủ mới, chưa đầy hai tháng sau cuộc bầu cử Quốc hội bị các nhóm đối lập tẩy chay.
Ngoài ra, Tổng thống Bashar al-Assad cũng bổ nhiệm 20 gương mặt mới và tạo ra một số bộ mới, trong đó có Bộ Nội thương và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Kinh tế và Ngoại thương, Bộ Nhà ở và Phát triển xây dựng.
Trước đó, ngày 6/6 vừa qua, Tổng thống Bashar al-Assad đã chỉ định cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Riad Hijab làm Thủ tướng, đồng thời giao cho ông này thành lập chính phủ mới.
Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa trả đũa
Sau khi Syria thừa nhận bắn rơi một máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 23/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul tuyên bố nước này sẽ có "hành động cần thiết" chống Syria, sau khi vụ việc được làm sáng tỏ.
Tổng thống Abdullah Gul tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có "hành động cần thiết" chống Syria. Ảnh turqui-fr.com |
Phát biểu với giới báo tại thành phố miền Trung Anatolian, Tổng thống Abdullah Gul cho biết giới chức Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang thu thập thông tin về sự cố này và tập trung vào việc xem liệu máy bay có bị bắn rơi ở vùng lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ hay không.
Vụ việc này có thể sẽ đẩy hai nước rơi vào bế tắc mới trong bối cảnh quan hệ song phương vốn đã căng thẳng sau khi Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích Chính phủ Syria đàn áp biểu tình trong các cuộc tuần hành gây bạo động chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad hơn 16 tháng qua.
Saudi Arabia dự kiến trả lương cho quân nổi dậy Syria
Saudi Arabia dự kiến trả lương cho quân nổi dậy Syria. Ảnh telegraph.co.uk |
Trong khi đó, theo báo Anh Guardian, Saudi Arabia có kế hoạch trả lương cho các binh sĩ của “Quân đội Syria Tự do” của phe đối lập. Biện pháp này nhằm mục đích gia tăng áp lực lên Tổng thống Syria al-Assad và kích động đào ngũ trong quân đội Chính phủ Syria. Các nhà chức trách Saudi Arabia đã thảo luận sáng kiến này với các quan chức cấp cao của Mỹ.
Tờ Guardian cho biết Saudi Arabia và Qatar đã cấp rất nhiều vũ khí cho đội quân của phe đối lập, và lượng lớn vũ khí bắt đầu ảnh hưởng đến cục diện chiến sự ở Syria. Nhiều lô vũ khí bắt đầu đến tay binh sĩ phe đối lập qua biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đã cho phép bố trí ở Istanbul một trung tâm phối hợp các tuyến đường cung cấp vũ khí cho “Quân đội Syria Tự do”.
Đặc phái viên LHQ kêu gọi chấm dứt khủng hoảng
Đặc phái viên chung Liên Hợp Quốc - Liên đoàn Arab (AL) Kofi Annan trước đó đã hối thúc cộng đồng quốc tế gia tăng sức ép lên cả chính quyền Syria và phe đối lập nhằm sớm chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài 16 tháng ở nước này.
Đặc phái viên LHQ-AL Koffi Annan. Ảnh telegraph |
Tuyên bố do ông Annan đưa ra chiều 22/6 trong cuộc họp báo ở Geneve. Ông Annan cho biết ông “đang tham vấn tích cực với các Bộ trưởng và quan chức của nhiều nước khác nhau” nhằm mục đích triệu tập một cuộc gặp cấp Bộ trưởng bàn về xung đột Syria. Ông cũng kêu gọi các nước tránh bất đồng về vấn đề Syria và nhấn mạnh không nên trì hoãn các biện pháp giải quyết cuộc xung đột Syria.
Trong khi đó, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn AL ông Ahmed Ben Helli cho rằng không có nghị quyết nào của LHQ ủng hộ phe đối lập Syria và hành động can thiệp quân sự vào nước này. Ông Ben Helli nêu rõ lời kêu gọi của Saudi Arabia và Qatar về can thiệp quân sự vào Syria và vũ trang cho lực lượng đối lập nước này không phải là quan điểm của Liên đoàn Arab. Các nước Arab có thể tự quyết định cách giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.
Bàn ra tán vào (0)
Những diễn biến mới nhất của cuộc khủng hoảng Syria
Bạo lực đẫm máu tiếp tục là nỗi ám ảnh đối với người dân Syria. Có ít nhất 15 người đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh ngày 23/6 giữa quân chính phủ và các nhóm vũ trang đối lập tại tỉnh Deir al-Zour, miền Đông Syria. Trước đó một ngày, xung đột ở nước này cũng làm 116 người thiệt mạng, trong đó có 69 dân thường. Theo các quan sát viên LHQ, kể từ tháng 3/2011 đến nay, bạo lực đẫm máu ở Syria đã cướp đi sinh mạng của khoảng 15.000 người.
Syria thành lập chính phủ mới
Ngày 23/6, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã ra sắc lệnh thành lập một chính phủ mới, chưa đầy hai tháng sau cuộc bầu cử Quốc hội bị các nhóm đối lập tẩy chay.
Ngoài ra, Tổng thống Bashar al-Assad cũng bổ nhiệm 20 gương mặt mới và tạo ra một số bộ mới, trong đó có Bộ Nội thương và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Kinh tế và Ngoại thương, Bộ Nhà ở và Phát triển xây dựng.
Trước đó, ngày 6/6 vừa qua, Tổng thống Bashar al-Assad đã chỉ định cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Riad Hijab làm Thủ tướng, đồng thời giao cho ông này thành lập chính phủ mới.
Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa trả đũa
Sau khi Syria thừa nhận bắn rơi một máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 23/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul tuyên bố nước này sẽ có "hành động cần thiết" chống Syria, sau khi vụ việc được làm sáng tỏ.
Tổng thống Abdullah Gul tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có "hành động cần thiết" chống Syria. Ảnh turqui-fr.com |
Phát biểu với giới báo tại thành phố miền Trung Anatolian, Tổng thống Abdullah Gul cho biết giới chức Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang thu thập thông tin về sự cố này và tập trung vào việc xem liệu máy bay có bị bắn rơi ở vùng lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ hay không.
Vụ việc này có thể sẽ đẩy hai nước rơi vào bế tắc mới trong bối cảnh quan hệ song phương vốn đã căng thẳng sau khi Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích Chính phủ Syria đàn áp biểu tình trong các cuộc tuần hành gây bạo động chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad hơn 16 tháng qua.
Saudi Arabia dự kiến trả lương cho quân nổi dậy Syria
Saudi Arabia dự kiến trả lương cho quân nổi dậy Syria. Ảnh telegraph.co.uk |
Trong khi đó, theo báo Anh Guardian, Saudi Arabia có kế hoạch trả lương cho các binh sĩ của “Quân đội Syria Tự do” của phe đối lập. Biện pháp này nhằm mục đích gia tăng áp lực lên Tổng thống Syria al-Assad và kích động đào ngũ trong quân đội Chính phủ Syria. Các nhà chức trách Saudi Arabia đã thảo luận sáng kiến này với các quan chức cấp cao của Mỹ.
Tờ Guardian cho biết Saudi Arabia và Qatar đã cấp rất nhiều vũ khí cho đội quân của phe đối lập, và lượng lớn vũ khí bắt đầu ảnh hưởng đến cục diện chiến sự ở Syria. Nhiều lô vũ khí bắt đầu đến tay binh sĩ phe đối lập qua biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đã cho phép bố trí ở Istanbul một trung tâm phối hợp các tuyến đường cung cấp vũ khí cho “Quân đội Syria Tự do”.
Đặc phái viên LHQ kêu gọi chấm dứt khủng hoảng
Đặc phái viên chung Liên Hợp Quốc - Liên đoàn Arab (AL) Kofi Annan trước đó đã hối thúc cộng đồng quốc tế gia tăng sức ép lên cả chính quyền Syria và phe đối lập nhằm sớm chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài 16 tháng ở nước này.
Đặc phái viên LHQ-AL Koffi Annan. Ảnh telegraph |
Tuyên bố do ông Annan đưa ra chiều 22/6 trong cuộc họp báo ở Geneve. Ông Annan cho biết ông “đang tham vấn tích cực với các Bộ trưởng và quan chức của nhiều nước khác nhau” nhằm mục đích triệu tập một cuộc gặp cấp Bộ trưởng bàn về xung đột Syria. Ông cũng kêu gọi các nước tránh bất đồng về vấn đề Syria và nhấn mạnh không nên trì hoãn các biện pháp giải quyết cuộc xung đột Syria.
Trong khi đó, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn AL ông Ahmed Ben Helli cho rằng không có nghị quyết nào của LHQ ủng hộ phe đối lập Syria và hành động can thiệp quân sự vào nước này. Ông Ben Helli nêu rõ lời kêu gọi của Saudi Arabia và Qatar về can thiệp quân sự vào Syria và vũ trang cho lực lượng đối lập nước này không phải là quan điểm của Liên đoàn Arab. Các nước Arab có thể tự quyết định cách giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.