Quán Bên Đường

Nữ Thần Tự Do Lưu Lạc Qua Hà Nội - Lê Văn Lân

Trước đến nay, ai cũng cho rằng chỉ có duy nhất một tượng Nữ Thần Tự Do ở Mỹ. Kỳ thực có đến 3 cái. Tuy nhiên, trên thế giới, hiện nay trong thực tế chỉ còn lại hai tượng Nữ Thần Tự Do mà thôi:




http://www.svqy.org/9-2012/images/nuthantaihanoi.jpg

Lê Văn Lân, MD

Câu chuyện nói nghe như đùa, nhưng có thực - thực 100% với nhiều tư liệu cụ thể!
Nhân ngày July 4, tôi xin kể lại như là một món quà đặc biệt.

Trước đến nay, ai cũng cho rằng chỉ có duy nhất một tượng Nữ Thần Tự Do ở Mỹ. Kỳ thực có đến 3 cái. Tuy nhiên, trên thế giới, hiện nay trong thực tế chỉ còn lại hai tượng Nữ Thần Tự Do mà thôi:

- Một là pho tượng khổng lồ đứng sừng sững như là một kỳ quan của nhân lọai trên cù lao “Liberty Island” ngoài cảng khẩu của đô thị New York (USA). Hình ảnh của nó quá phổ thông nên ai cũng biết.

- Hai là pho tượng khác là phiên bản nhỏ hơn dựng tại trên bờ sông Seine nơi cầu Grenelle ở Paris ( Pháp quốc). Tượng này ít người biết nếu không có dịp du ngọan trên sông Seine bằng thuyền máy ( bateau mouche)

Vậy đâu là pho tượng Nữ Thần Tự Do thứ ba?

Xin thưa rằng đó cũng chính là một pho tượng phiên bản nhỏ khác của pho tượng New York chính thức. Nó chỉ cao 3 thước và đã được đem đến Hà Nội chính xác vào ngày 15 tháng Ba năm 1887 vào dịp Triển lãm của chính phủ Bảo hộ Pháp đầu tiên ở Việt Nam. Rồi sau đó, tượng được dựng tại trung tâm của Thành phố Hà Nội trong nhiều năm trước mắt của người dân ở đây. Nhưng tại sao rất ít người biết? Câu chuyện ly kỳ này khá bất ngờ và nhiêu khê, nên tôi xin hạ hồi phân giải.

Trước hết, nhân ngày Quốc Khánh July Fourth, chúng ta hãy ôn lại vài nét lịch sử của pho tượng khổng lồ chính thức tại New York như là một biểu tượng hào hùng không riêng gì của dân Hoa Kỳ mà là của toàn nhân lọai:

Tượng này là tặng phẩm đặc biệt mà nhân dân Pháp gửi tặng cho Hoa Kỳ vào năm 1884 để kỷ niệm ngày lễ Bách Niên Độc lập của quốc gia trẻ trung này. Tượng do điêu khắc gia Pháp rất nổi tiếng vẽ kiểu là Fédéric August Bartholdi. Nó không phải đúc nguyên vẹn một khối mà lại được tạo ra bằng cách dát và chạm hàng trăm mảnh kim khí rời rạc để cuối cùng ráp lại (theo phương pháp Repoussé). Những mảnh rời đựng trong 214 thùng gỗ để chở bằng tầu thủy từ Pháp qua Hoa kỳ. Sau khi được ráp lại thì pho tượng cao 151 feet 1 inch (46 thước 05) tính từ chân cho đến ngọn đuốc, nặng 204 tấn. Cái cốt sườn trong pho tượng bằng sắt được vẽ kiểu do kỹ sư trứ danh Pháp là Alexandre Gustave Eiffel, người về sau đã dựng nên cái tháp sắt Eiffel đứng trong lòng thành phố Paris.

Tượng Thần Tự Do được dựng trên một cái bệ khổng lồ cao 154 feet (47 thước) vẽ kiểu do kiến trúc sư Hoa Kỳ Richard Morris Hunt. Trên một bảng đồng gắn vào bức tường phía sau bệ, có khắc bài thơ của nữ thi sĩ Emma Lazarus với nội dung là lời mời gọi thiết tha của Nữ Thần đối với những người bị áp bức ở thế gian đại khái như sau:

Đón lại cho ta bao người mệt lả
Kẻ khốn nghèo từng muốn hít Tự Do
Cùng người không nhà, cuồng phong tơi tả
Ta giơ đuốc này, cửa vàng rộng mở!

"Give me your tired, your poor,
Your huddled masses yearning to breathe free,
The wretched refuse of your teeming shore.
Send these, the homeless, tempest-tost to me,
I lift my lamp beside the golden door!"

Tượng được thể hiện bằng hình một phụ nữ mặc áo choàng rộng, tay phải giơ cao một bó đuốc lửa đang cháy, trên đầu đội một cái mão có bảy tua dài và nhọn tượng trưng cho nguồn ánh sáng lan tỏa ra khắp bẩy đại dương và bẩy châu lục. Tay trái cầm tấm bảng ghi những chữ July 4th là ngày tuyên bố độc lâp của Hoa kỳ, chân của tượng mang mang sợi xích sắt bị chặt đứt, hàm ý cho tinh thần bất khuất chống sự nô lệ. Do đó, tên khai sinh chính thức của pho tượng là “Liberty enlightening the world”( Tự Do soi sáng thế giới).

Vậy cơ duyên nào đã khiến một phiên bản của tượng Tự Do này được chở qua Hà Nội rất sớm? Nói thật chính xác, nó đã đến Hà Nội vào ngày 15 tháng Ba năm 1887 - nghĩa là chỉ 5 tháng sau khi pho tượng khổng lồ chính thức được khánh thành tại New York như là một tặng phẩm của nhân dân Pháp để kỷ niệm lễ Bách chu niên nền Độc lập Hoa Kỳ.

Nguyên do là người Pháp thực dân mới đặt ách thống trị trên nước Việt Nam theo Hòa Ước Bảo hộ Patenôtre năm Giáp Thân (1884) đã mở ra một Hội chợ triển lãm nhiều sản phẩm đặc biệt của Pháp như xe đạp, tầu hỏa v.v... Người Pháp đã nhắm nhiều ý đồ: trước hết là muốn phô trương thanh thế của người thắng trận và sự ưu tú kỹ thuật của mình trong mắt người dân bị trị, sau là muốn tự gán cho mình vai trò “khai hóa” có nhiệm vụ đem ánh sáng văn minh và tự do lại cho người dân thuộc địa. Bởi thế, chính quyền Bảo Hộ Pháp không thấy gì mâu thuẫn khi đem trưng bày pho tượng Tự Do ở Hà Nội cả.

Đương nhiên nhân dân Việt Nam thuở đó khó mà chấp nhận điều này và còn coi là ô nhục vì cả nước Việt Nam vẫn còn sôi sục phong trào Cần vương, Văn thân chống đối với người Pháp và nói rõ thêm là ảnh hưởng ngàn năm của văn hóa văn minh Trung Hoa còn sâu đậm trong tâm trí Việt Nam nên vẫn hững hờ và có vẻ không ưa chuộng những sản phẩm từ Âu Mỹ lại.

Theo Nguyễn Phúc Bửu Diên & Phạm thị Hoàng Oanh - Quê Hương Hoài Niệm, chính hội ”Huynh Đệ Bắc Kỳ“ đã đặt mua tượng Thần Tự Do cho cuộc Hội Chợ rồi sau đó hiến tặng cho thành phố Hà Nội. Tượng cao 3 thước, bằng 1/16 pho tượng khổng lồ ở New York được khánh thành trọng thể tại một công viên sau này là Vườn hoa Chí Linh ở trung tâm thành phố Hà Nội.

Nhưng người dân Hà Nội đã hoàn toàn mù tịt về ý nghĩa “Tự Do soi sáng Thế giới” nguyên thủy của pho tượng. Mà ví dụ có ai hiểu chăng thì lại càng thấy đây là một sự khôi hài chua chát vì rõ ràng người Pháp thực dân là những kẻ cướp Tự Do đã hoàn toàn đi ngược lại với lý tưởng của Cách Mạng Pháp là “Tự do, Bình đẳng, Bác ái" ( Liberté, Égalité, Fraternité).

Dân Hà Nội bèn gọi tượng Tự Do bằng một xước danh là tượng “Đầm Xòe”, vì trong mắt họ, đây là một mụ đàn bà Pháp ăn mặc lạ mắt lòe xòe. Chữ “xòe” cũng có thể do nhìn cái mão đội đầu của bức tượng với 7 tua xòe ra.

Trong con mắt của người dân, họ đã lẫn lộn tượng Nữ Thần Tự do Hoa Kỳ với Đầm xòe Pháp tức là hình ảnh bà Marianne, biểu tượng của Pháp quốc thường in trên những tờ giấy bạc Đông Dương. Bà Marianne này khi thì đội nón da La Mã, khi thì đội vòng nguyệt quế, khi thì đội mão có tua xòe. Nói chung thì mọi phụ nữ Tây phương mặc áo quần lòe xòe đều được dân ta gọi là “đầm xòe” tuốt. Dân ta thời Pháp thuộc càng cảm thấy nhục nhã bực bội khi thấy trên những tờ bạc thấy những bà đầm vịn vai một ông quan Nam triều mặc áo gấm mang thẻ bài hay ngồi trên bục cao xoa đầu một phụ nữ VN!(coi hình phụ bản) Do đó, dân Hà Nội cũng xếp Nữ Thần Tự do Hoa Kỳ là cá mè một lứa.

Đầm xòe Tự Do Hoa Kỳ đứng ở vị trí đắc địa là vườn hoa Chí Linh nhìn ra hồ Hoàn kiếm chưa nóng chỗ, thì vào 4 năm sau, vào ngày Quốc khánh Pháp Cát-to duy-ét (14, Juillet) năm 1890, nó bị người Pháp thay thế bằng tượng của ông Paul Bert, nguyên là tổng trú sứ Pháp đầu tiên ở Bắc kỳ. Ông này vừa là khoa học gia vừa là chính trị gia có đường lối cai trị mềm mỏng khôn khéo, bị bịnh chết năm 1886 ở Hà Nội sau bẩy tháng nhậm chức. Chính quan một đại yến Bảo hộ Pháp muốn dựng tượng Paul Bert vì muốn dân Việt Nam vinh danh ông là “đại ân nhân“ của mình cũng như đã nhồi sọ trẻ con Việt Nam với một bài tập đọc đề cao công ơn ông trong cuốn Quốc văn Giáo khoa thư lớp Dự bị!

Chuyện khôi hài là người Pháp vội vã kéo “Bà đầm xòe Mỹ” xuống đồng thời chở tượng Paul Bert Pháp tới, nên hai tượng nằm lăn lóc cạnh nhau trên cỏ trong lúc chờ đợi lấy đá từ núi Vosges bên Pháp là quê hương của Paul Bert chở sang VN để làm bệ tượng cho ông. Do đó tạo ra dịp để trẻ con Hà Nội bày ra câu hát nhảm sau:

Ông Bôn-be lấy Bà Đầm
Trước nhà kèn ò e ý e


Vườn hoa Chí Linh sau đó được gọi tên mới là Công trường Paul Bert, còn Bà Đầm xòe được dời lên đỉnh Tháp Bá Kim (quen gọi là Tháp Rùa) xoay mặt về Ngân Hàng Đông Dương, nhưng bị dư luận phản đối dữ dội: đứng ở vườn hoa chưa đủ cao sao mà còn đòi lên đỉnh tháp Rùa!

Cuối cùng Bà Đầm xòe được chuyển đến vườn hoa Neyret phía đông hồ Hoàn Kiếm - tức là Vườn hoa Cửa Nam gần Thư viện Quốc gia để đứng đó trong nhiều năm trong sự thờ ơ của dân chúng, để đêm đêm chứng kiến những cặp tình nhân tình tự bên dưới.

Rồi đến năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, thị trưởng Thành Phố Hà Nội là bác sĩ Trần văn Lai muốn xóa bỏ tàn tích xâm lược nên ông quyết định sửa đổi tên đường và giật đổ tất cả những tượng mà Pháp dựng lên ở Hà Nội như Thống chế Foch, tên buôn súng Jean Dupuis và đương nhiên Bà Đầm xòe không thoát khỏi số phận hẩm hiu. Trong cao trào yêu nước này, dân Hà Nội lại có dịp hát châm biếm rằng:

Bôn-be với mụ Đầm Xòe
Ta kéo chúng xuống, ta đè chúng lên!

Tất cả tượng đồng trên của Pháp ở Hà Nội được chứa trong kho phế vật của sở Lục Lộ Thành Phố. Những tưởng chúng nằm đó yên thân vĩnh viễn. Ai ngờ đến năm 1949, chùa Thần Quang thuộc làng Ngũ Xã khởi công đúc pho tượng Phật A di đà. Pho tượng này dự tính là pho tượng Phật lớn nhất ở VN: thân tượng cao 3.95 thước, tai Phật dài 70 cm, chu vi tượng 11.6 thước, nặng 11 tấn, tòa sen gồm 96 cánh nặng 1.6 tấn. Trong 3 năm chuẩn bị, mặc dù nhà chùa kêu gọi khách thập phương quyên góp rất nhiều đồ dùng bằng đồng, nhưng vẫn không đủ đồng để đúc Phật, nên vào năm 1952, thị trưởng Hà Nội đã tặng nhà chùa tất cả các pho tượng chứa trong kho Lục Lộ, trong đó có tượng Bà Đầm xòe...

Câu chuyện Bà Đầm Xòe Hoa Kỳ lưu lạc qua Hà Nội là như vậy. Luân lý của câu chuyện có thể tóm vào những điều sau:

1- Ý nghĩa chính yếu “Tự do soi sáng Thế giới” của tượng Thần Tự do nguyên thủy bị xuyên tạc hay bị lạm dụng khi người Pháp là kẻ thống trị muốn áp dụng cho người dân Việt Nam dưới ách lệ thuộc của mình; do đó giá trị cao đẹp của tượng Thần Tự do không được đón nhận hoan nghênh, trái lại còn bị gán ghép là biểu tượng của nô lệ đề cuối cùng bị giật đổ. Đây là bài học “Chính Danh là quan trọng” làm gương cho lịch sử.

2- Trên khía cạnh triết lý, tượng đồng bia đá dầu có kiên cố và kỳ công bao nhiêu cũng không thể trường tồn với cảnh vật đổi sao dời của thế cuộc. Trường tồn vĩnh cửu chăng là cái tinh thần! Người Pháp đã dựng bao nhiêu tượng của họ trên đất nước Việt Nam bây giờ còn đâu nữa. Nói chung chung một cách khôi hài dí dỏm, bao nhiêu tượng của những người Pháp xâm lược rốt cuộc cũng “hóa thân” vào bụng Phật trong ý nghĩa “vô thường” của thế giới ta-bà này.

( Sinh Ton chuyen )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nữ Thần Tự Do Lưu Lạc Qua Hà Nội - Lê Văn Lân

Trước đến nay, ai cũng cho rằng chỉ có duy nhất một tượng Nữ Thần Tự Do ở Mỹ. Kỳ thực có đến 3 cái. Tuy nhiên, trên thế giới, hiện nay trong thực tế chỉ còn lại hai tượng Nữ Thần Tự Do mà thôi:




http://www.svqy.org/9-2012/images/nuthantaihanoi.jpg

Lê Văn Lân, MD

Câu chuyện nói nghe như đùa, nhưng có thực - thực 100% với nhiều tư liệu cụ thể!
Nhân ngày July 4, tôi xin kể lại như là một món quà đặc biệt.

Trước đến nay, ai cũng cho rằng chỉ có duy nhất một tượng Nữ Thần Tự Do ở Mỹ. Kỳ thực có đến 3 cái. Tuy nhiên, trên thế giới, hiện nay trong thực tế chỉ còn lại hai tượng Nữ Thần Tự Do mà thôi:

- Một là pho tượng khổng lồ đứng sừng sững như là một kỳ quan của nhân lọai trên cù lao “Liberty Island” ngoài cảng khẩu của đô thị New York (USA). Hình ảnh của nó quá phổ thông nên ai cũng biết.

- Hai là pho tượng khác là phiên bản nhỏ hơn dựng tại trên bờ sông Seine nơi cầu Grenelle ở Paris ( Pháp quốc). Tượng này ít người biết nếu không có dịp du ngọan trên sông Seine bằng thuyền máy ( bateau mouche)

Vậy đâu là pho tượng Nữ Thần Tự Do thứ ba?

Xin thưa rằng đó cũng chính là một pho tượng phiên bản nhỏ khác của pho tượng New York chính thức. Nó chỉ cao 3 thước và đã được đem đến Hà Nội chính xác vào ngày 15 tháng Ba năm 1887 vào dịp Triển lãm của chính phủ Bảo hộ Pháp đầu tiên ở Việt Nam. Rồi sau đó, tượng được dựng tại trung tâm của Thành phố Hà Nội trong nhiều năm trước mắt của người dân ở đây. Nhưng tại sao rất ít người biết? Câu chuyện ly kỳ này khá bất ngờ và nhiêu khê, nên tôi xin hạ hồi phân giải.

Trước hết, nhân ngày Quốc Khánh July Fourth, chúng ta hãy ôn lại vài nét lịch sử của pho tượng khổng lồ chính thức tại New York như là một biểu tượng hào hùng không riêng gì của dân Hoa Kỳ mà là của toàn nhân lọai:

Tượng này là tặng phẩm đặc biệt mà nhân dân Pháp gửi tặng cho Hoa Kỳ vào năm 1884 để kỷ niệm ngày lễ Bách Niên Độc lập của quốc gia trẻ trung này. Tượng do điêu khắc gia Pháp rất nổi tiếng vẽ kiểu là Fédéric August Bartholdi. Nó không phải đúc nguyên vẹn một khối mà lại được tạo ra bằng cách dát và chạm hàng trăm mảnh kim khí rời rạc để cuối cùng ráp lại (theo phương pháp Repoussé). Những mảnh rời đựng trong 214 thùng gỗ để chở bằng tầu thủy từ Pháp qua Hoa kỳ. Sau khi được ráp lại thì pho tượng cao 151 feet 1 inch (46 thước 05) tính từ chân cho đến ngọn đuốc, nặng 204 tấn. Cái cốt sườn trong pho tượng bằng sắt được vẽ kiểu do kỹ sư trứ danh Pháp là Alexandre Gustave Eiffel, người về sau đã dựng nên cái tháp sắt Eiffel đứng trong lòng thành phố Paris.

Tượng Thần Tự Do được dựng trên một cái bệ khổng lồ cao 154 feet (47 thước) vẽ kiểu do kiến trúc sư Hoa Kỳ Richard Morris Hunt. Trên một bảng đồng gắn vào bức tường phía sau bệ, có khắc bài thơ của nữ thi sĩ Emma Lazarus với nội dung là lời mời gọi thiết tha của Nữ Thần đối với những người bị áp bức ở thế gian đại khái như sau:

Đón lại cho ta bao người mệt lả
Kẻ khốn nghèo từng muốn hít Tự Do
Cùng người không nhà, cuồng phong tơi tả
Ta giơ đuốc này, cửa vàng rộng mở!

"Give me your tired, your poor,
Your huddled masses yearning to breathe free,
The wretched refuse of your teeming shore.
Send these, the homeless, tempest-tost to me,
I lift my lamp beside the golden door!"

Tượng được thể hiện bằng hình một phụ nữ mặc áo choàng rộng, tay phải giơ cao một bó đuốc lửa đang cháy, trên đầu đội một cái mão có bảy tua dài và nhọn tượng trưng cho nguồn ánh sáng lan tỏa ra khắp bẩy đại dương và bẩy châu lục. Tay trái cầm tấm bảng ghi những chữ July 4th là ngày tuyên bố độc lâp của Hoa kỳ, chân của tượng mang mang sợi xích sắt bị chặt đứt, hàm ý cho tinh thần bất khuất chống sự nô lệ. Do đó, tên khai sinh chính thức của pho tượng là “Liberty enlightening the world”( Tự Do soi sáng thế giới).

Vậy cơ duyên nào đã khiến một phiên bản của tượng Tự Do này được chở qua Hà Nội rất sớm? Nói thật chính xác, nó đã đến Hà Nội vào ngày 15 tháng Ba năm 1887 - nghĩa là chỉ 5 tháng sau khi pho tượng khổng lồ chính thức được khánh thành tại New York như là một tặng phẩm của nhân dân Pháp để kỷ niệm lễ Bách chu niên nền Độc lập Hoa Kỳ.

Nguyên do là người Pháp thực dân mới đặt ách thống trị trên nước Việt Nam theo Hòa Ước Bảo hộ Patenôtre năm Giáp Thân (1884) đã mở ra một Hội chợ triển lãm nhiều sản phẩm đặc biệt của Pháp như xe đạp, tầu hỏa v.v... Người Pháp đã nhắm nhiều ý đồ: trước hết là muốn phô trương thanh thế của người thắng trận và sự ưu tú kỹ thuật của mình trong mắt người dân bị trị, sau là muốn tự gán cho mình vai trò “khai hóa” có nhiệm vụ đem ánh sáng văn minh và tự do lại cho người dân thuộc địa. Bởi thế, chính quyền Bảo Hộ Pháp không thấy gì mâu thuẫn khi đem trưng bày pho tượng Tự Do ở Hà Nội cả.

Đương nhiên nhân dân Việt Nam thuở đó khó mà chấp nhận điều này và còn coi là ô nhục vì cả nước Việt Nam vẫn còn sôi sục phong trào Cần vương, Văn thân chống đối với người Pháp và nói rõ thêm là ảnh hưởng ngàn năm của văn hóa văn minh Trung Hoa còn sâu đậm trong tâm trí Việt Nam nên vẫn hững hờ và có vẻ không ưa chuộng những sản phẩm từ Âu Mỹ lại.

Theo Nguyễn Phúc Bửu Diên & Phạm thị Hoàng Oanh - Quê Hương Hoài Niệm, chính hội ”Huynh Đệ Bắc Kỳ“ đã đặt mua tượng Thần Tự Do cho cuộc Hội Chợ rồi sau đó hiến tặng cho thành phố Hà Nội. Tượng cao 3 thước, bằng 1/16 pho tượng khổng lồ ở New York được khánh thành trọng thể tại một công viên sau này là Vườn hoa Chí Linh ở trung tâm thành phố Hà Nội.

Nhưng người dân Hà Nội đã hoàn toàn mù tịt về ý nghĩa “Tự Do soi sáng Thế giới” nguyên thủy của pho tượng. Mà ví dụ có ai hiểu chăng thì lại càng thấy đây là một sự khôi hài chua chát vì rõ ràng người Pháp thực dân là những kẻ cướp Tự Do đã hoàn toàn đi ngược lại với lý tưởng của Cách Mạng Pháp là “Tự do, Bình đẳng, Bác ái" ( Liberté, Égalité, Fraternité).

Dân Hà Nội bèn gọi tượng Tự Do bằng một xước danh là tượng “Đầm Xòe”, vì trong mắt họ, đây là một mụ đàn bà Pháp ăn mặc lạ mắt lòe xòe. Chữ “xòe” cũng có thể do nhìn cái mão đội đầu của bức tượng với 7 tua xòe ra.

Trong con mắt của người dân, họ đã lẫn lộn tượng Nữ Thần Tự do Hoa Kỳ với Đầm xòe Pháp tức là hình ảnh bà Marianne, biểu tượng của Pháp quốc thường in trên những tờ giấy bạc Đông Dương. Bà Marianne này khi thì đội nón da La Mã, khi thì đội vòng nguyệt quế, khi thì đội mão có tua xòe. Nói chung thì mọi phụ nữ Tây phương mặc áo quần lòe xòe đều được dân ta gọi là “đầm xòe” tuốt. Dân ta thời Pháp thuộc càng cảm thấy nhục nhã bực bội khi thấy trên những tờ bạc thấy những bà đầm vịn vai một ông quan Nam triều mặc áo gấm mang thẻ bài hay ngồi trên bục cao xoa đầu một phụ nữ VN!(coi hình phụ bản) Do đó, dân Hà Nội cũng xếp Nữ Thần Tự do Hoa Kỳ là cá mè một lứa.

Đầm xòe Tự Do Hoa Kỳ đứng ở vị trí đắc địa là vườn hoa Chí Linh nhìn ra hồ Hoàn kiếm chưa nóng chỗ, thì vào 4 năm sau, vào ngày Quốc khánh Pháp Cát-to duy-ét (14, Juillet) năm 1890, nó bị người Pháp thay thế bằng tượng của ông Paul Bert, nguyên là tổng trú sứ Pháp đầu tiên ở Bắc kỳ. Ông này vừa là khoa học gia vừa là chính trị gia có đường lối cai trị mềm mỏng khôn khéo, bị bịnh chết năm 1886 ở Hà Nội sau bẩy tháng nhậm chức. Chính quan một đại yến Bảo hộ Pháp muốn dựng tượng Paul Bert vì muốn dân Việt Nam vinh danh ông là “đại ân nhân“ của mình cũng như đã nhồi sọ trẻ con Việt Nam với một bài tập đọc đề cao công ơn ông trong cuốn Quốc văn Giáo khoa thư lớp Dự bị!

Chuyện khôi hài là người Pháp vội vã kéo “Bà đầm xòe Mỹ” xuống đồng thời chở tượng Paul Bert Pháp tới, nên hai tượng nằm lăn lóc cạnh nhau trên cỏ trong lúc chờ đợi lấy đá từ núi Vosges bên Pháp là quê hương của Paul Bert chở sang VN để làm bệ tượng cho ông. Do đó tạo ra dịp để trẻ con Hà Nội bày ra câu hát nhảm sau:

Ông Bôn-be lấy Bà Đầm
Trước nhà kèn ò e ý e


Vườn hoa Chí Linh sau đó được gọi tên mới là Công trường Paul Bert, còn Bà Đầm xòe được dời lên đỉnh Tháp Bá Kim (quen gọi là Tháp Rùa) xoay mặt về Ngân Hàng Đông Dương, nhưng bị dư luận phản đối dữ dội: đứng ở vườn hoa chưa đủ cao sao mà còn đòi lên đỉnh tháp Rùa!

Cuối cùng Bà Đầm xòe được chuyển đến vườn hoa Neyret phía đông hồ Hoàn Kiếm - tức là Vườn hoa Cửa Nam gần Thư viện Quốc gia để đứng đó trong nhiều năm trong sự thờ ơ của dân chúng, để đêm đêm chứng kiến những cặp tình nhân tình tự bên dưới.

Rồi đến năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, thị trưởng Thành Phố Hà Nội là bác sĩ Trần văn Lai muốn xóa bỏ tàn tích xâm lược nên ông quyết định sửa đổi tên đường và giật đổ tất cả những tượng mà Pháp dựng lên ở Hà Nội như Thống chế Foch, tên buôn súng Jean Dupuis và đương nhiên Bà Đầm xòe không thoát khỏi số phận hẩm hiu. Trong cao trào yêu nước này, dân Hà Nội lại có dịp hát châm biếm rằng:

Bôn-be với mụ Đầm Xòe
Ta kéo chúng xuống, ta đè chúng lên!

Tất cả tượng đồng trên của Pháp ở Hà Nội được chứa trong kho phế vật của sở Lục Lộ Thành Phố. Những tưởng chúng nằm đó yên thân vĩnh viễn. Ai ngờ đến năm 1949, chùa Thần Quang thuộc làng Ngũ Xã khởi công đúc pho tượng Phật A di đà. Pho tượng này dự tính là pho tượng Phật lớn nhất ở VN: thân tượng cao 3.95 thước, tai Phật dài 70 cm, chu vi tượng 11.6 thước, nặng 11 tấn, tòa sen gồm 96 cánh nặng 1.6 tấn. Trong 3 năm chuẩn bị, mặc dù nhà chùa kêu gọi khách thập phương quyên góp rất nhiều đồ dùng bằng đồng, nhưng vẫn không đủ đồng để đúc Phật, nên vào năm 1952, thị trưởng Hà Nội đã tặng nhà chùa tất cả các pho tượng chứa trong kho Lục Lộ, trong đó có tượng Bà Đầm xòe...

Câu chuyện Bà Đầm Xòe Hoa Kỳ lưu lạc qua Hà Nội là như vậy. Luân lý của câu chuyện có thể tóm vào những điều sau:

1- Ý nghĩa chính yếu “Tự do soi sáng Thế giới” của tượng Thần Tự do nguyên thủy bị xuyên tạc hay bị lạm dụng khi người Pháp là kẻ thống trị muốn áp dụng cho người dân Việt Nam dưới ách lệ thuộc của mình; do đó giá trị cao đẹp của tượng Thần Tự do không được đón nhận hoan nghênh, trái lại còn bị gán ghép là biểu tượng của nô lệ đề cuối cùng bị giật đổ. Đây là bài học “Chính Danh là quan trọng” làm gương cho lịch sử.

2- Trên khía cạnh triết lý, tượng đồng bia đá dầu có kiên cố và kỳ công bao nhiêu cũng không thể trường tồn với cảnh vật đổi sao dời của thế cuộc. Trường tồn vĩnh cửu chăng là cái tinh thần! Người Pháp đã dựng bao nhiêu tượng của họ trên đất nước Việt Nam bây giờ còn đâu nữa. Nói chung chung một cách khôi hài dí dỏm, bao nhiêu tượng của những người Pháp xâm lược rốt cuộc cũng “hóa thân” vào bụng Phật trong ý nghĩa “vô thường” của thế giới ta-bà này.

( Sinh Ton chuyen )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm