Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Phát hiện bằng chứng thứ 2 về ngày tận thế
Phát hiện được coi là khám phá về chữ tượng hình ý nghĩa nhất trong nhiều thập kỷ qua vừa được công bố hôm 28/6 ở Cung điện quốc gia Guatemala.
“Đoạn văn bản đó nói về lịch sử chính trị cổ đại nhiều hơn là tiên tri,” Marcello Canuto, Giám đốc Viện nghiên cứu Trung Mỹ Tulane và là đồng giám đốc dự án khai quật phế tích của người Maya ở La Corona, nói.
“Bằng chứng chúng tôi mới tìm thấy nói lên rằng ngày Bak’tun 13 là một sự kiện lịch rất quan trọng và đã được người Maya đánh dấu. Tuy nhiên, họ không đưa ra lời tiên tri về ngày tận thế nào liên quan tới ngày này, Canuto nói.
La Corona từ nhiều thập kỷ nay vẫn được gọi là “Địa điểm Q” bí ẩn, nơi ẩn chưa rất nhiều tác phẩm điêu khắc kỳ bí cho tới khi nó được tái phát hiện cách đây 15 năm. Trong suốt 5 năm qua, Marcello Canuto và Tomás Barrientos Q. đã điều hành Dự án khảo cổ khu vực La Corona để khám phá thành phố cổ bí hiểm của người Maya và những vùng lân cận.
Năm 2012, Canuto và Barrientos quyết định đào khu vực trước một tòa nhà đã bọn cướp làm hư hỏng nặng cách đây gần 40 năm để tìm kiếm những môi ngộ cổ và tảng đá được trạm khắc.
Một trong những văn bản tượng hình vừa được tìm thấy. (Nguồn: Physorg) |
“Năm ngoái, chúng tôi nhận ra rằng bọn cướp đã vứt đi một số tảng đá được trạm trổ vì những tảng đá này đã bị mòn quá nên không thể bán trên chợ đen,” Barrientos nói. “Vì thế, chúng tôi biết chúng đã tìm được những thứ rất quan trọng, nhưng cũng có thể chúng đã bỏ qua thứ gì đó”.
Cuộc khai quật năm 2012 không chỉ tìm thêm 10 tảng đá mang các chữ tượng hình bị bọn cướp vứt đi, mà còn tìm thấy 12 tảng đá được trạm trổ cực kỳ sắc sảo mà bọn cướp chưa hề động tới.
Kết hợp lại, các nhà khảo cố thu được không dưới 264 văn bản tượng hình, tạo thành hệ thống văn bản dài nhất về người Maya cổ đại, và dài nhất ở Guatemala.
Những chữ tượng hình khắc trên cầu thang liên quan tới lịch sử chính trị, các đồng minh và kẻ thù của người La Corona trong suốt 200 năm. Một số tảng đá khắc họa chân dung của những bậc cai trị trong nhiều tư thế như cống nạp, khiêu vũ hoặc chuẩn bị tham dự lễ hội của người Maya.
Các nhà khảo cổ học có được một phát hiện quan trọng về mối liên quan giữa vua Calakmul và năm 2012.
Vấn đề cốt yếu để hiểu về năm 2012 liên quan tới danh hiệu độc đáo mà vua Calakmul tự phong cho mình. Trong các văn bản tượng hình, vua Calakmul tự gọi mình là “chúa tể K’atun 13” – nghĩa là vị vua trị vì cử hành lễ kỷ niệm ngày cuối cùng của chu trình lịch K’atun thứ 13 (9.13.0.0.0). Sự kiện này từng xảy ra vài năm trước năm 692 sau Công nguyên. Vua Calakbul còn khoe khoang thêm rằng triều đại của mình sẽ tồn tại đến thời điểm liên quan tới số 13 trong chu trình lịch tiếp theo của người Maya, tức ngày 21/12/2012 (13.0.0.0.0).
“Đoạn văn bản này cho chúng ta thấy rằng trong các thời điểm bị khủng hoảng, người Maya cổ sử dụng lịch để ca ngợi tính liên tục và ổn định trong thời đại của mình, chứ không phải dự đoán ngày tận thế,” Canuto nói.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Phát hiện bằng chứng thứ 2 về ngày tận thế
Phát hiện được coi là khám phá về chữ tượng hình ý nghĩa nhất trong nhiều thập kỷ qua vừa được công bố hôm 28/6 ở Cung điện quốc gia Guatemala.
“Đoạn văn bản đó nói về lịch sử chính trị cổ đại nhiều hơn là tiên tri,” Marcello Canuto, Giám đốc Viện nghiên cứu Trung Mỹ Tulane và là đồng giám đốc dự án khai quật phế tích của người Maya ở La Corona, nói.
“Bằng chứng chúng tôi mới tìm thấy nói lên rằng ngày Bak’tun 13 là một sự kiện lịch rất quan trọng và đã được người Maya đánh dấu. Tuy nhiên, họ không đưa ra lời tiên tri về ngày tận thế nào liên quan tới ngày này, Canuto nói.
La Corona từ nhiều thập kỷ nay vẫn được gọi là “Địa điểm Q” bí ẩn, nơi ẩn chưa rất nhiều tác phẩm điêu khắc kỳ bí cho tới khi nó được tái phát hiện cách đây 15 năm. Trong suốt 5 năm qua, Marcello Canuto và Tomás Barrientos Q. đã điều hành Dự án khảo cổ khu vực La Corona để khám phá thành phố cổ bí hiểm của người Maya và những vùng lân cận.
Năm 2012, Canuto và Barrientos quyết định đào khu vực trước một tòa nhà đã bọn cướp làm hư hỏng nặng cách đây gần 40 năm để tìm kiếm những môi ngộ cổ và tảng đá được trạm khắc.
Một trong những văn bản tượng hình vừa được tìm thấy. (Nguồn: Physorg) |
“Năm ngoái, chúng tôi nhận ra rằng bọn cướp đã vứt đi một số tảng đá được trạm trổ vì những tảng đá này đã bị mòn quá nên không thể bán trên chợ đen,” Barrientos nói. “Vì thế, chúng tôi biết chúng đã tìm được những thứ rất quan trọng, nhưng cũng có thể chúng đã bỏ qua thứ gì đó”.
Cuộc khai quật năm 2012 không chỉ tìm thêm 10 tảng đá mang các chữ tượng hình bị bọn cướp vứt đi, mà còn tìm thấy 12 tảng đá được trạm trổ cực kỳ sắc sảo mà bọn cướp chưa hề động tới.
Kết hợp lại, các nhà khảo cố thu được không dưới 264 văn bản tượng hình, tạo thành hệ thống văn bản dài nhất về người Maya cổ đại, và dài nhất ở Guatemala.
Những chữ tượng hình khắc trên cầu thang liên quan tới lịch sử chính trị, các đồng minh và kẻ thù của người La Corona trong suốt 200 năm. Một số tảng đá khắc họa chân dung của những bậc cai trị trong nhiều tư thế như cống nạp, khiêu vũ hoặc chuẩn bị tham dự lễ hội của người Maya.
Các nhà khảo cổ học có được một phát hiện quan trọng về mối liên quan giữa vua Calakmul và năm 2012.
Vấn đề cốt yếu để hiểu về năm 2012 liên quan tới danh hiệu độc đáo mà vua Calakmul tự phong cho mình. Trong các văn bản tượng hình, vua Calakmul tự gọi mình là “chúa tể K’atun 13” – nghĩa là vị vua trị vì cử hành lễ kỷ niệm ngày cuối cùng của chu trình lịch K’atun thứ 13 (9.13.0.0.0). Sự kiện này từng xảy ra vài năm trước năm 692 sau Công nguyên. Vua Calakbul còn khoe khoang thêm rằng triều đại của mình sẽ tồn tại đến thời điểm liên quan tới số 13 trong chu trình lịch tiếp theo của người Maya, tức ngày 21/12/2012 (13.0.0.0.0).
“Đoạn văn bản này cho chúng ta thấy rằng trong các thời điểm bị khủng hoảng, người Maya cổ sử dụng lịch để ca ngợi tính liên tục và ổn định trong thời đại của mình, chứ không phải dự đoán ngày tận thế,” Canuto nói.