Trang lá cải
Trang Lá cải 04 tháng 12 -2024
Bà Phương Hằng báo tin buồn lớn, triệu người hâm mộ rơi nước mắt không dám tin đây là sự thật?
Sau khi được thả tự do, CEO Nguyễn Phương Hằng quay trở lại điều hành Đại Nam. Bà cho biết sẽ hạn chế xuất hiện, dành nhiều thời gian để bù đắp cho chồng và các con sau gần 3 năm qua xa gia đình.
Mới đây, nữ CEO Bình Dương còn hé lộ bản thân đang đi du lịch châu Âu. Thậm chí, bà cho biết có thể sẽ ở lại đây 2 năm.
Trong thời gian này, bà sẽ chơi cuộc chiến pháp lý với những ai kiếm chuyện, réo tên bà trên livestream với mục đích xấu, làm tổn hại danh dự của bà.
“Vài năm nữa tôi sẽ trở về. Tôi nhất định đi tới cùng, mấy em bên nước ngoài bên Mỹ á, cố gắng mắng chị nữa đi. Chị kiện ra tới quốc tế luôn. Cái gan chị to, tiề.n chị cũng không có thiếu. Khi mấy em thua là mấy em phải trả tiề.n đó cho chị đó. Bây giờ chị tạm ứng thôi. Một lời nói là 1 danh dự, không bao giờ rút lại lời nói đó.
Cố gắng đi tụi mày sẽ nổi tiếng ở lãnh sự của tụi mày. Cộng thêm đưa tụi mày ra toà án quốc tế. Dùng DN của tao thưa tụi mày ra tới toà án quốc tế. Bồi thường xem tụi mày chạy đằng trời. Nói đi, đầy đủ pháp lý tao quất 1 phát là đi xa”, bà Hằng đanh thép tuyên bố.
Sau hành động của nữ đại gia này, cư dân mạng lập tức tranh cãi. Một số người ủng hộ bà tạm rời xa mạng xã hội, tập trung giải quyết trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Số khác lại tố bà chủ Đại Nam phông bạt, liên tiếp soi ra bằng chứng bà vẫn còn trong nước, chưa sang châu Âu.
Nguyễn Sin, người thường réo tên bà Hằng tiếp tục có chia sẻ chú ý khi đối phương tuyên bố sang châu Âu định cư. Anh viết: “Vậy là sau bao ồn ào, việt kiều đảo Síp cũng đã về nước, hứa hẹn không ngày trở lại, tuyên bố sống ẩn và không lên mạng nhưng vẫn thề sẽ chiến pháp lý đến cùng với mấy người bơi ngược dòng với chị.
Đến hôm nay thì tổng cộng có 4 danh sách mà quý công ty của chị kiều bào này tung lên mạng nhằm tuyên bố sẽ tham gia cuộc chiến pháp lý, tổng số kênh, người liên quan là 358 người.
Trong 358 người này thì có khoảng 1 phần 8 người trước đây là Fan chính nghĩa, cũng từ danh sách được lập bằng file sơ xài này mà fan cuồng của chị miệt mài đi tấ.n côn.g dọa bỏ tù tùm lum người.
Mà khoan nha, ông Tuệ đi Ấn Độ, chị 2 đi Châu Âu, đừng nói hẹn gặp nhau đâu đó bên Tây Trúc giảng hoà nha trời quơi!”.
Được biết, bà Nguyễn Phương Hằng trước đây mang tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền, đến năm 2010 đổi tên như hiện tại. Ngoài quốc tịch Việt Nam, bị can còn có quốc tịch Cộng hòa Síp (Cyprus).
Việc các doanh nhân Việt Nam có thêm quốc tịch khác không phải là chuyện hiếm như bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch Malta hay Tổng giám đốc Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) Phạm Phú Quốc có quốc tịch Síp được báo chí quốc tế nhắc đến hồi tháng 8/2020.
Theo Cafef, năm 2019, có 2 doanh nhân mang hộ chiếu nước ngoài là “Nguyen Hang Phuong”, “Huynh Uy Dung” đã cùng một số doanh nhân khác góp vốn vào một công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi.
Hai doanh nhân “Nguyen Hang Phuong” và “Huynh Uy Dung” có cùng nơi đăng ký tại đảo Síp có tên khá giống với vợ chồng doanh nhân Huỳnh Uy Dũng – Nguyễn Phương Hằng chủ của khu du lịch Đại Nam. Do đó không loại trừ khả năng đây có thể quốc tịch thứ 2 của hai doanh nhân này.
Tại CTCP Đại Nam cũng như một số công ty liên quan, doanh nhân Huỳnh Uy Dũng đều dùng quốc tịch Việt Nam.
Síp là thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 2004 và nằm trong số những nơi định cư tốt nhất thế giới, theo khảo sát của hãng tư vấn bất động sản Knight Frank.
Hầu hết các nhà tư vấn thuế quốc tế đều cho rằng Cộng Hoà Síp là quốc gia có cơ chế thuế cá nhân trong nước ưu đãi: 12,5% thuế DN (nước có mức thuế thấp nhất châu Âu); 0% thuế thừa kế và doanh thu bán cổ phiếu; không phải chịu thuế nếu có mặt ở Síp dưới 1 năm…
Chương trình định cư Cộng hoà Síp thông qua đầu tư được ban hành vào tháng 4/2013 cho phép các nhà đầu tư trên thế giới có quyền thường trú nhân hoặc quốc tịch khi mua bất động sản Síp (Golden Visa). Chương trình đầu tư để trở thành công dân của Cộng hoà Síp căn cứ theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng ngày 13/9/2016 ban hành, dựa theo điều 111A (2) của luật đăng ký nhận quốc tịch năm 2002.
Để tham gia vào chương trình đầu tư nhập quốc tịch Síp, nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra tối thiểu từ 2 – 2,5 triệu euro (52 – 66 tỷ đồng) vào một bất động sản tại quốc gia này. Nhà đầu tư cũng được yêu cầu quyên góp một khoản không hoàn lại trị giá 100.000 euro cho Quỹ Nghiên cứu và Đổi mới và 100.000 euro cho Tập đoàn phát triển đất đai của Cộng hoà Síp.
*************
Đòi yêu lại nhưng bị từ chối, người phụ nữ phóng hỏa làm chết bạn trai cũ
Aliya Fakhri (43 tuổi, sống tại New York, Mỹ) châm lửa đốt nhà bạn trai cũ là anh Edward Jacobs (35 tuổi) vì ghen tuông. Jacobs và một người bạn của anh đều thiệt mạng trong cơn hỏa hoạn.
Mẹ của Jacobs, bà Janet, cho biết con trai bà đã chấm dứt mối quan hệ yêu đương với Fakhri khoảng một năm trước. Tuy nhiên, người phụ nữ này vẫn tiếp tục theo đuổi và mong Jacobs quay lại trong suốt thời gian qua. "Con trai tôi đã cố gắng bảo người yêu cũ đừng làm phiền và tránh xa chúng tôi ra, nhưng cô ta vẫn không chịu chấp nhận lời chia tay", bà Janet cho biết thêm.
Ngày 1/12, Jacobs cùng một người bạn - cô Anastasia Ettienne, 33 tuổi - cải tạo gara 2 tầng thành căn hộ tiện nghi hơn. Fakhri biết tin này liền nổi cơn ghen. Sáng sớm hôm sau, lúc Jacobs và người bạn đang ngủ, Fakhri xuất hiện bên ngoài nhà anh, hét lên rằng "Tôi sẽ giết chết tất cả các người" rồi châm lửa đốt nhà. Ngọn lửa bùng phát nhanh và dữ dội khiến hai nạn nhân không thể chạy thoát.
Edward Jacobs qua đời bỏ lại 3 đứa con, gồm cặp song sinh 11 tuổi và một bé trai 9 tuổi.
"Một người hàng xóm đã chứng kiến toàn bộ vụ cháy. Ettienne ngủ trên gác nên sớm phát hiện ra điều không ổn. Cô liền chạy xuống nhà, cố gắng gọi Jacobs vẫn đang say giấc tỉnh dậy để cùng chạy khỏi đám cháy. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, căn nhà 2 tầng chìm trong biển lửa, cả Jacobs lẫn Ettienne đều không thể thoát ra được", một công tố viên cho biết.
Sau cuộc điều tra kỹ lưỡng của các lực lượng chức năng, Fakhri bị truy tố với các tội danh giết người và cố ý gây hỏa hoạn. Nếu bị kết tội, cô có thể phải nhận án chung thân.
Luật sư Melinda Katz cho biết: " Các nạn nhân chết một cách thương tâm trong vụ hỏa hoạn. Hung thủ tàn độc đã lấy đi mạng sống của hai người bằng cách phóng hỏa, tạo nên ngọn lửa dữ dội. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình của Edward Jacobs và Anastasia Ettienne".
Nhiều người thân cho biết, Jacobs là người đàn ông mạnh mẽ và dành tình yêu sâu đậm cho gia đình. "Anh ấy là một người đam mê công việc sửa ống nước và có năng khiếu trong nghề điện. Anh ấy thắp sáng, làm khang trang, tăng độ tiện nghi cho tất cả những căn phòng mà mình bước vào ", một người thân chia sẻ trên mạng xã hội sau cái chết thương tâm của ông bố có 3 con nhỏ.
***********
Bi kịch của kẻ sát nhân - ‘không ai sinh ra đã ác’
Theo như có điều khiến tôi khựng lại khi thấy cách mọi việc diễn ra là
sự đối nghịch mà những người khác nhau, ngay cả người thân, nhìn nhận
hai anh em Menendez, trong khi hôm thứ Hai tuần trước, 28 năm sau lần
hầu tòa cuối cùng, từ trong tù, hai anh em đã kết nối trực tuyến với một
phiên xử vào lúc người bác gái khẩn cầu hãy trả tự do cho hai người
cháu của mình.
Từ trái sang: Harold Shipman, Lucy Letby, Peter Sutcliffe và Rose West
Cảnh báo: Một số chi tiết trong bài viết có thể gây khó chịu.
Vào buổi tối ngày 20/8/1989, hai anh em Erik và Lyle Menendez cùng bước vào một căn phòng trong nhà mình tại Beverly Hills (California, Mỹ). Khi ấy, ba mẹ hai người đang xem bộ phim The Spy Who Loved Me (Tạm dịch: Yêu chàng điệp viên). Hai anh em đã bắn cha mẹ mình ở cự ly gần bằng một khẩu shotgun.
Họ lãnh án chung thân không ân xá, và trong nhiều năm, câu chuyện của họ chìm dần vào quên lãng.
Và rồi, tháng Chín vừa qua, cặp huynh đệ này được quan tâm trở lại khi Netflix ra mắt loạt phim truyền hình và tài liệu về chuyện đã xảy ra.
Vụ án hiện đang được xem xét lại do xuất hiện bằng chứng mới mà trước đó không được đưa ra trước tòa.
Hôm thứ Hai tuần trước, 28 năm sau lần hầu tòa cuối cùng, từ trong tù, hai anh em đã kết nối trực tuyến với một phiên xử vào lúc người bác gái khẩn cầu hãy trả tự do cho hai người cháu của mình.
“Tôi nghĩ đã tới lúc để chúng về nhà rồi,” bà nói.
Trong khi đó, người bác trai gọi hai anh em là “máu lạnh” và tin rằng cả hai cần phải ở sau song sắt suốt đời.
Điều khiến tôi khựng lại khi thấy cách mọi việc diễn ra là sự đối nghịch mà những người khác nhau, ngay cả người thân, nhìn nhận hai anh em Menendez.
Liệu hai người họ có thực sự là “quái vật” như cách bộ phim trên Netflix mô tả? Hay thực ra họ đã thay đổi như lời thỉnh cầu của người bác gái?
Erik (trái) và Lyle Menendez bị kết tội giết cha mẹ mình
Trong 30 năm hành nghề tâm lý học tội phạm và trị liệu tâm lý tại các bệnh viện tâm thần và nhà tù trên khắp nước Anh, trong đó có cả bệnh viện Broadmoor, tôi đã trò chuyện với hàng trăm phạm nhân phạm tội hết sức nghiêm trọng nhằm giúp họ chịu trách nhiệm cho hành động của bản thân.
Nhiều người cho rằng đó là nhiệm vụ bất khả thi. Tôi từng bị đặt những câu hỏi như: “Có chắc là làm gì với họ được chứ? Không phải chúng sinh ra đã vậy sao?”
Hàm ý là chỉ có một con quái vật bất thường mới có thể gây ra những thương tổn ghê gớm như vậy cho người khác – hoặc những kẻ sát nhân đó, từ Rose West, Harold Shipman tới Lucy Letby và Peter Sutcliffe, theo một cách nào đó thì không phải là người.
Đúng vậy, khi tôi mới làm việc trong ngành này, tôi cũng quan niệm rằng những kẻ phạm tội bạo lực hoặc giết người chắc hẳn rất khác với những người khác.
Nhưng tôi đã bỏ suy nghĩ này.
Điều tôi học được là nguyên nhân chính tạo ra tâm trí bất ổn - chủ đề tôi suy xét trong chương trình The Reith Lectures có bốn tập trên Radio 4 – không được thể hiện qua những bộ phim truyền hình dựa trên các tội ác có thật hay trong bản ghi tại tòa.
Thực tế phức tạp hơn rất nhiều việc gắn mác ai đó là “quỷ dữ” một cách đơn thuần, như điều tôi tự nhận ra.
Kẻ sát nhân ‘mong manh’
Vào năm 1996, không lâu sau khi bắt đầu làm việc ở Broadmoor trong lúc đang theo học khóa huấn luyện trị liệu tâm lý, tôi có một bệnh nhân tên Tony, phạm tội giết ba người và chặt đầu một trong số họ.
Trước đó, tôi đã đọc rất nhiều bản báo cáo rùng rợn về sát nhân hàng loạt nhưng hầu như không có lời khuyên nào về cách trò chuyện hay trị liệu tâm lý đối với một người như vậy, và khiến tôi băn khoăn liệu việc này có ý nghĩa gì hay không.
Làm thế nào để biết ông ta“đã khá hơn”?
Lúc bấy giờ, Tony đã thụ án được 10 năm. Ông vừa mới bị ba tù nhân khác đánh “hội đồng”, bị đâm bằng một cái bàn chải đánh răng mài sắc.
Sau đó, ông ấy đã cố tự tử.
Trong buổi điều trị đầu tiên của chúng tôi, chỉ là im lặng.
Ông ta khoanh tay và né tránh ánh mắt của tôi. Khi ngước mắt lên, đôi mắt ông ta đen như màn đêm.
Tony đang bị trầm cảm và thường gặp ác mộng.
“Tôi cảm thấy yên bình ở đây,” rốt cuộc ông ấy cũng mở lời, phá tan sự im lặng.
“Phòng kế bên tôi có một người đàn ông đêm nào cũng la hét.”
Phải mất mấy tháng trời ông ta mới chịu nói về những cơn ác mộng.
Trong cơn mê, Tony thấy mình đang siết cổ một gã thanh niên đã hóa thân thành cha ông.
Điều này dẫn chúng tôi bàn luận về tội ác của Tony và gia đình của ông ta, chuyện Tony đã chịu bạo hành như thế nào khi còn nhỏ; để rồi đến lượt ông ta bắt đầu bắt nạt người khác.
Sau này tôi biết được rằng “người đàn ông phòng bên” hét lớn hằng đêm chính là Tony.
Tôi suy đoán rằng có lẽ ông ta hét những điều mình không thể giãi bày.
Ông ấy úp mặt vào lòng bàn tay, lẩm bẩm: “Không… tôi không muốn,” ông thú nhận.
“Tôi không thể yếu đuối như vậy được.”
Tôi làm việc với Tony trong vòng 18 tháng và dần cảm thấy thương cảm và tôn trọng sự chân thật của ông, ngay cả khi đầu tôi vẫn chưa dứt ra khỏi những hậu quả khủng khiếp ông ta đã gây ra.
Việc ông ấy tự đề nghị được trị liệu cũng là một dấu hiệu cho thấy trong ông ta phần nào đã cảm thấy tổn thương, yếu đuối.
Trải nghiệm ban đầu đó dạy tôi rằng, bất kể quá khứ ra sao, nếu một người – bao gồm cả sát nhân hàng loạt – có thể cảm thấy tò mò về tâm trí của bản thân, và có cơ hội để tìm ra điều gì có ý nghĩa trong sự rối loạn.
Ác nhân và ác tâm
Khi nhắc tới sát nhân hàng loạt, mọi người thường ngộ nhận rằng đó là những kẻ tâm thần. Nhưng tôi nghĩ điều đó không vận vào Tony.
Những người bị tâm thần thường không tự yêu cầu giúp đỡ do họ không muốn làm bất cứ thứ gì họ coi là hạ thấp bản thân. Riêng ý này thôi cũng đã khiến Tony không được xếp chung mâm với họ, vì ông ta yêu cầu trị liệu cho mình.
Những kẻ tâm thần tôi từng gặp trong sự nghiệp mình đều chẳng sáng dạ, khả năng giao tiếp xã hội tệ và kém duyên.
Họ thường thiếu cảm thông tới mức không hiểu nổi tác động mình gây ra cho người khác.
Trái ngược lại với điều mà người ta thường tin, rất ít sát nhân thực sự là người tâm thần, đặc biệt là những kẻ sát hại người nhà như anh em Menendez.
Erik và Lyle Menendez đang chờ tuyên án lại sau vụ án giết cha mẹ vào năm 1989
Câu chuyện của Tony nêu bật tác động của những nghịch cảnh thời thơ ấu đối với tội phạm bạo lực. Anh em nhà Menendez lập luận rằng họ là nạn nhân của bạo hành thể chất và tình dục của người cha – lời bào chữa đã bị phản bác ở tòa trước khi hai anh em nhận án chung thân.
Tuy nhiên, một tỷ lệ dân số tương đối lớn phải chịu sang chấn thời thơ ấu – lên tới 10-12% dân số Anh, theo một số nghiên cứu – nhưng một lượng nhỏ hơn nhiều thực sự phạm tội bạo lực.
Vấn đề này làm dấy lên câu hỏi, điều gì khiến một số người phản ứng với sang chấn thời thơ ấu bằng bạo lực, còn số khác thì không?
Có chắc là những người đó thực sự là “quái vật”? Hoặc, như cách một vài bệnh nhân của tôi từng nói: “Tôi đã phạm những điều xấu xa, nhưng liệu điều đó có biến tôi thành ác quỷ?”
Không có bằng chứng nào cho thấy “nhân chi sơ, tính bản ác”. Và theo kinh nghiệm của tôi, không người nào là kẻ ác nhân cả – thay vào đó, là những trạng thái tâm trí ác độc.
Do đó, thường thì tôi mở đầu hồi đáp của mình với mọi người rằng ai cũng có khả năng rơi vào trạng thái tâm trí này – vốn bị những cảm xúc đời thường như hận thù, ghen tị, tham lam và giận dữ, chi phối.
Tự trong sâu thẳm, hầu hết chúng ta đều có khả năng làm điều tàn ác nhưng yếu tố nguy cơ khiến một người do đó mà có hành động bạo lực cực đoan lại rất cụ thể.
Các yếu tố này giống như mở khóa số chiếc xe đạp vậy. Như cách tất cả các con số phải kết hợp lại để mở khóa, một loạt yếu tố nguy cơ phải tụ hợp trước khi bạo lực bùng phát.
Những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất là thanh niên, trai tráng (có khả năng trở nên hung hăng và bốc đồng cao hơn); say rượu hoặc phê thuốc; có tiền sử gia đình xung đột hoặc tan vỡ; và tiền án, tiền sự.
Chứng hoang tưởng do bệnh tâm thần gây ra cũng có thể được coi là một yếu tố nguy cơ, nhưng hiếm hơn.
Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong một vụ giết người là bản chất của mối quan hệ giữa thủ phạm và nạn nhân, đặc biệt là nếu mối quan hệ giữa họ từng có xung đột.
Một kiến thức phổ biến là phụ nữ thường bị sát hại bởi người tình hoặc người thân, và phần lớn trẻ em là do cha mẹ ruột hoặc cha mẹ kế giết hại.
Hiếm khi có vụ sát hại người lạ. Nếu có thì kẻ phạm tội thường bị bệnh tâm thần nặng.
Vì vậy, hai con số đầu tiên khớp nhau trong ổ khóa có thể là chính trị xã hội, còn hai mã số tiếp theo có thể sẽ là cụ thể cho từng thủ phạm.
Số cuối cùng để mở khóa có khả năng là một chuyện từng diễn ra giữa thủ phạm và nạn nhân – đó có thể là một lời bình ngẫu nhiên, một hành động bị coi là hăm dọa, hoặc một điều giản đơn như kết quả tồi tệ của một trận bóng. (Bạo hành gia đình tăng lên thành 38% khi đội tuyển quốc gia Anh thua cuộc, theo nghiên cứu của Đại học Lancaster.)
Khi ổ khóa bật mở, một lần sóng cảm xúc mạnh mẽ thường sẽ ồ ạt tuôn ra, làm biến dạng cách người ta nhìn nhận sự việc.
Tin tốt là 20 năm qua tỷ lệ giết người ở Anh và một số nơi khác đã suy giảm, phần lớn là do một vài thành phần của những chiếc khóa xe đạp đã thay đổi.
“Ở Anh, sự suy giảm tỷ lệ giết người từ năm 2004 – điều cũng đã xảy ra ở Mỹ, Tây Ban Nha, Ý và Đức – một phần là do thay đổi lối sống như bớt say rượu và hút cần sa trong thanh thiếu niên,” Giáo sư Manuel Eisner, giám đốc Viện Tội phạm học tại Đại học Cambridge, đánh giá.
“Một phần [cũng do] tác động của công nghệ như điện thoại di động và máy quay an ninh, những thiết bị này giúp nâng cao khả năng giám sát và cơ hội tìm kiếm giúp đỡ khi gặp nguy hiểm.”
Bên cạnh đó, ông còn cho rằng sự sụt giảm nói trên là do những thay đổi to lớn hơn, chẳng hạn như củng cố các chuẩn mực văn hóa chống nạn bắt nạt và bạo lực phụ nữ, con gái và trẻ em.
Và dù có một số ít người không thể thay đổi suy nghĩ - là người thuộc nhóm luôn có nguy cơ, bằng cách chú ý tới những ngôn từ lệch lạc trong phần lớn các trường hợp, chúng ta có thể tìm cách thay đổi những tâm trí bạo lực đó trở nên tốt hơn.
Thấu cảm cấp tiến: Ngăn chặn bạo lực
Vào năm 2004, tôi gặp một người đàn ông tên Jack, người đã giết mẹ mình khi tuổi mới ngoài đôi mươi.
Họ phát hiện khi đó anh ta bị tâm thần phân liệt hoang tưởng nên đã đưa tới bệnh viện điều trị.
Sau đó, anh ấy tham gia một nhóm trị liệu do tôi đang điều hành ở bệnh viện Broadmoor.
Trong những buổi gặp mặt kéo dài một tiếng đồng hồ giữa thành viên nhóm (tất cả họ đều đã người thân khi bị bệnh tâm thần), chúng tôi nói về cách thức tránh sử dụng bạo lực trong tương lai.
Jack thường không chịu hòa nhập. Nhưng sau khoảng một năm, ngay sau khi một thành viên khác nói về sự ăn năn trong quá khứ, Jack đột ngột cất lời.
“Tôi ước gì mình có thể xin lỗi mẹ vì chuyện đã làm,” anh ta nói.
“Tôi biết mình bị tâm thần, nhưng tôi ước mình có thể bày tỏ được sự hối tiếc để xin mẹ tha thứ cho. Tôi mong bà ấy hiểu được mình hối hận biết dường nào.”
Qua việc soi chiếu bản thân mình từ những phạm nhân khác, một số thành viên nhóm nhận ra cách họ đã tự lừa dối mình đến ý nghĩ rằng một ai đó cần phải chết; và cách những cơn sóng giận dữ, xấu hổ và sợ hãi có thể khiến họ hiểu nhầm hành động và lời nói của người khác.
Jack tham gia nhiệt tình hơn sau ngày hôm đó. Sức khỏe tinh thần của anh ta cũng dần tốt hơn, đủ tiêu chuẩn chuyển tới một bệnh viện an ninh thấp hơn để tiếp tục điều trị.
Trị liệu nhóm tốn thời gian, nhưng sau đó một số người khác cũng được coi là đủ an toàn để được chuyển tới những cơ sở điều trị an ninh thấp hơn – một dấu hiệu của sự cải thiện và chúng tôi chỉ làm điều đó nếu xác định nguy cơ tái phạm của người này là không đáng kể. Quan trọng nhất là họ cũng được học cách chịu trách nhiệm.
Jack giúp tôi nhận ra rằng sát nhân không phải những con quái vật vô tâm khi sinh ra vốn đã như vậy. Anh ta là một người đàn ông bình thường thực hiện một hành vi bất thường, giống như nhiều người khác.
Tất cả những điều trên không phải cái cớ biện minh cho bạo lực – và mọi tội ác bạo lực đều là tấn bi kịch của bất cứ ai liên quan – nhưng gắn mác quái vật cho họ cũng chẳng ích gì.
Đó đơn giản chỉ là một cách để đối diện với cơn thịnh nộ và sự sợ hãi. Và khi làm vậy, chúng ta lỡ mất cơ hội giảm thiểu và ngăn chặn bạo lực nếu chúng ta chối bỏ tất cả những người từng giết hoặc bạo hành ai đó.
Cần một lòng đồng cảm cấp tiến để ngồi cùng với một người đàn ông đã chặt đầu bạn tình của mình, hoặc với một người phụ nữ đã dùng dao đâm một người bạn.
Nhưng để có thể hiểu họ và rút ra những hiểu biết mới cho bản thân, chúng ta phải đi theo dấu chân và dõi theo ánh mắt của họ.
Và đó là điều rốt cuộc sẽ dẫn tới đổi thay.
************
Đi câu cá cùng bạn, người đàn ông tử vong bất thường: Hiện trường tìm thấy gây ám ảnh
Một buổi sáng, ông Ngô (Thành Đô, Trung Quốc) cùng 3 người bạn rủ nhau ra bờ sông câu cá. Tuy nhiên, đến tận trưa vẫn không câu được con nào. Ông Ngô khi đó đã rủ nhóm bạn đi ăn trưa. Sau khi ăn xong, ông Ngô dẫn đường cho nhóm cần thủ đi câu ở 1 vị trí khác.
Theo lời kể của một người bạn cho biết, khi đó ông Ngô dẫn đoàn nên đi trước các bạn 1 quãng khá dài. Khoảng 10 phút sau, lúc đi qua 1 khúc cua thì nhóm bạn không thấy ông Ngô đâu nữa. Mọi người vội vàng chạy lên phía trước tìm thì thấy ông Ngô nằm sấp mặt xuống đất bên bờ sông, một chiếc giày rơi trên bãi cỏ, cần câu cũng nằm đổ bên cạnh.
Một người bạn kể lại: "Chúng tôi rất hoảng sợ, vội vàng gọi lớn nhưng ông ấy không phản ứng. Khi lật người ông ấy lại, chúng tôi phát hiện ông ấy sùi bọt mép, không còn thở nữa rồi cứ tím tái dần. Chúng tôi đã gọi cấp cứu ngay sau đó. Thực sự rất ám ảnh."
Đội cứu hộ đã có mặt nhanh chóng nhưng đáng tiếc là ông Ngô đã tử vong.
Người đàn ông tử vong bất thường khi đi câu cá cùng bạn. Ảnh minh họa: BaijiaHao
Nguyên nhân tử vong được hé lộ
Sau khi kiểm tra, bác sĩ kết luận ông Ngô tử vong do cần câu của ông chạm vào đường dây điện cao thế trên đầu dẫn đến bị điện giật. Gia đình nạn nhân sau đó đã yêu cầu công ty điện lực bồi thường nhưng bất thành nên đã khởi kiện vụ việc ra tòa.
Ảnh minh họa
Gia đình ông Ngô cho rằng, với tư cách là người dân bình thường, ông Ngô không có đủ hiểu biết về điện cao thế. Trong khi đó, công ty điện lực là đơn vị chuyên môn, có đủ nhận thức về mức độ nguy hiểm của điện cao thế, do đó có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho người và thiết bị điện. Điểm xảy ra tai nạn là điểm thấp nhất của đường dây cao thế. Mặc dù chiều cao đã đạt tiêu chuẩn quy định nhưng bên cạnh là ruộng lúa, người dân mang theo gậy đi qua là điều không thể tránh khỏi. Công ty điện lực chỉ đặt biển báo "Cấm câu cá dưới đường dây điện" mà không có biện pháp ngăn cách hiệu quả nào khác, do đó phải chịu toàn bộ trách nhiệm về cái chết của ông Ngô.
Phía bị đơn là công ty điện lực cho rằng việc lắp đặt đường dây cao thế này đã tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia liên quan, và tại hiện trường đã có biển cảnh báo rõ ràng "Nguy hiểm cao thế, cấm câu cá". Công ty điện lực không có bất kỳ lỗi nào. Theo quy định, bất kỳ đơn vị hay cá nhân nào cũng không được câu cá trong khu vực bảo vệ thiết bị điện. Ông Ngô đã vi phạm quy định này khi đi câu cá qua khu vực bảo vệ của đường dây điện trên không, đồng thời phớt lờ biển cảnh báo. Mặc dù biết rõ địa điểm xảy ra vụ việc là bãi sông không có đường đi được quy hoạch, ông Ngô vẫn mang theo cần câu cacbon dài hơn 5 mét đi qua đường dây điện trên không. Do đó, việc ông Ngô không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chú ý an toàn là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho bản thân. Công ty điện lực không có trách nhiệm bồi thường.
Phán quyết tòa án: Công ty điện lực chịu 30% trách nhiệm
Sau khi xem xét, tòa án xác định địa điểm xảy ra vụ việc không phải khu dân cư. Công ty điện lực không chứng minh được cái chết của ông Ngô là do cố ý gây ra nên phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, do đường dây cao thế liên quan đã được lắp đặt theo đúng yêu cầu của quốc gia và tại hiện trường có nhiều biển cảnh báo, chứng tỏ công ty điện lực đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quản lý và cảnh báo an toàn nên được giảm nhẹ trách nhiệm vi phạm.
Ảnh minh họa
Ông Ngô là người trưởng thành, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Vì mục đích câu cá, ông đã phớt lờ cảnh báo an toàn, đi qua khu vực nguy hiểm có đường dây cao thế nên có lỗi nghiêm trọng trong việc gây ra thiệt hại. Tổng thiệt hại của ông Ngô được xác định là hơn 1,02 triệu Nhân dân tệ (khoảng 3,4 tỷ VNĐ). Do đó, tòa án quyết định ông Ngô tự chịu 70% trách nhiệm và công ty điện lực chịu 30% trách nhiệm, đồng thời bồi thường cho gia đình ông Ngô 20.000 Nhân dân tệ (khoảng 67 triệu VNĐ) tiền bồi thường tổn thất tinh thần. Trên cơ sở đó, tòa án đã đưa ra phán quyết như trên vào ngày 03/12/2024.
***********
Hé lộ những bức ảnh cuối cùng trước khi máy bay chở 257 người đâm thẳng vào vách núi, không một ai sống sót
Vào ngày 28 tháng 11 năm 1979, chuyến bay 901 của Air New Zealand đã đâm vào sườn núi Nam Cực khiến toàn bộ 257 người trên máy bay thiệt mạng.
Đây được đánh giá là thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử New Zealand thời hoà bình và gây chấn động quốc gia này. Tai nạn xảy ra chỉ hai năm sau khi hãng hàng không Air New Zealand bắt đầu khai thác các chuyến bay ngắm cảnh tại Nam Cực.
Phi công của chuyến bay, Đại úy Jim Collins, đã hạ máy bay xuống độ cao 2.000ft (khoảng 600 mét) trong những đám mây dày để hành khách có thể quan sát quang cảnh rõ hơn.
Toàn bộ ghế ngồi trên chuyến bay đều là hạng thương gia với thực đơn sang trọng. Một số bức ảnh của những hành khách trên chuyến bay đã được ghi lại trong thời khắc cuối cùng trước khi thảm kịch xảy ra.
Thời tiết xấu, lớp mây dày khiến hành khách cũng như phi hành đoàn khó có thể quan sát quang cảnh xung quanh.
Cơ trưởng Collins cho rằng ông đang đi trên cùng đường bay mà ông từng bay trước đó. Ông vô tình bay vòng lại núi lửa Erebus lần thứ hai trước khi hạ cánh.
Trong bản ghi âm hộp đen, Collins đã không khỏi tỏ ra bất ngờ khi thấy khung cảnh bên ngoài khi hạ độ cao máy bay từ 2000 ft xuống còn 1500 ft - thời điểm gần xảy ra va chạm.
Tuy nhiên, khi nhận ra bản thân đã lệch hướng, dù đã cố gắng tránh núi lửa Erebus nhưng thảm hoạ vẫn ập đến. Chiếc máy bay hạng sang với 257 người ở trên đã đâm vào vách núi và nổ tan.
Các nhà chức trách sau đó đã phải vật lộn để xác định xem vụ tai nạn là lỗi của Air New Zealand hay của phi công. Các giả thuyết bao gồm việc phi công đã được thông báo về một đường bay khác với đường bay hiển thị trên hệ thống.
Các nhà điều tra cũng xem xét liệu hiện tượng "white out" - hiện tượng mất hoặc thiếu tầm nhìn ban ngày do tuyết hoặc sương mù dày đặc đã tạo ra ảo giác liệu có phải một phần nguyên nhân gây ra vụ tai nạn hay không.
Nguồn: Daily Mail
**********
Nữ diễn viên qua đời thương tâm tại điểm du lịch nổi tiếng Thái Lan
Ngày 2/12 vừa qua, một nữ diễn viên người Nga đã gặp nạn thương tâm khi đang tập yoga trên đảo Koh Samui (Thái Lan). Sóng lớn bất ngờ ập đến đã cuốn cô ra biển, khiến cô tử vong dù đội cứu hộ đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường.
Kamilla Belyatskaya (24 tuổi, đến từ Novosibirsk, Nga) đã có mặt tại điểm ngắm cảnh Lad Ko trên đảo Koh Samui. Cô đến đây cùng bạn trai và thường xuyên quay lại hòn đảo mà cô gọi là "nhà" và "nơi tuyệt vời nhất trên trái đất". Trước khi sự việc đau lòng xảy ra, Kamilla đã chia sẻ với những người theo dõi trên mạng xã hội về tình yêu của mình dành cho địa điểm này. Cô cho biết: "Tôi yêu Samui rất nhiều. Nơi này, bãi biển đá này là điều tuyệt vời nhất tôi từng thấy trong đời. Cảm ơn vũ trụ vì đã cho tôi ở đây ngay bây giờ. Tôi rất hạnh phúc!".
Kamilla đã lái xe đến gần điểm ngắm cảnh, lấy tấm thảm yoga màu hồng từ cốp xe rồi đi bộ đến vị trí có tầm nhìn toàn cảnh hòn đảo. Cô ngồi trên thảm tập yoga trong khi sóng biển ngày càng mạnh hơn. Một đoạn video cho thấy bóng dáng của Kamilla giữa biển nước khi những con sóng dữ dội ập xuống. Một người qua đường đã cố gắng lao xuống cứu cô nhưng không thành. Số phận của người này hiện vẫn chưa được xác định.
Tấm thảm yoga màu hồng sau đó được nhìn thấy trôi nổi trên biển động. Đội cứu hộ đã có mặt chỉ 15 phút sau khi Kamilla bị cuốn ra biển. Tuy nhiên, họ đành bất lực trước cơn cuồng nộ của biển cả. Bạn trai của Kamilla và các nhân chứng đã làm việc với cảnh sát địa phương. Một báo cáo của Thái Lan cho biết: "Vụ việc là lời nhắc nhở nghiêm khắc về những nguy hiểm do điều kiện gió mùa gây ra. Chính quyền kêu gọi du khách hết sức thận trọng và tránh các khu vực ven biển nhiều đá trong thời gian sóng lớn."
Ông Chaiyaporn Subprasert, người đứng đầu Trung tâm Cứu hộ Samui, cho biết các hệ thống cảnh báo đã được lắp đặt trên khắp các bãi biển của hòn đảo. Ông nói: "Trong mùa gió mùa, chúng tôi liên tục cảnh báo khách du lịch, đặc biệt là ở những khu vực có nguy cơ cao như bãi biển Chaweng và Lamai, nơi có cờ đỏ báo hiệu cấm bơi. Mặc dù địa điểm xảy ra vụ việc không phải là khu vực bơi lội mà là điểm ngắm cảnh, nạn nhân có thể đã mất cảnh giác trước đợt sóng dâng bất ngờ." Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải địa phương đang nỗ lực tìm kiếm Kamilla và người đàn ông đã cố gắng cứu cô.
Nguồn: Daily Mail
**************
***********
Bàn ra tán vào (0)
Trang Lá cải 04 tháng 12 -2024
Bà Phương Hằng báo tin buồn lớn, triệu người hâm mộ rơi nước mắt không dám tin đây là sự thật?
Sau khi được thả tự do, CEO Nguyễn Phương Hằng quay trở lại điều hành Đại Nam. Bà cho biết sẽ hạn chế xuất hiện, dành nhiều thời gian để bù đắp cho chồng và các con sau gần 3 năm qua xa gia đình.
Mới đây, nữ CEO Bình Dương còn hé lộ bản thân đang đi du lịch châu Âu. Thậm chí, bà cho biết có thể sẽ ở lại đây 2 năm.
Trong thời gian này, bà sẽ chơi cuộc chiến pháp lý với những ai kiếm chuyện, réo tên bà trên livestream với mục đích xấu, làm tổn hại danh dự của bà.
“Vài năm nữa tôi sẽ trở về. Tôi nhất định đi tới cùng, mấy em bên nước ngoài bên Mỹ á, cố gắng mắng chị nữa đi. Chị kiện ra tới quốc tế luôn. Cái gan chị to, tiề.n chị cũng không có thiếu. Khi mấy em thua là mấy em phải trả tiề.n đó cho chị đó. Bây giờ chị tạm ứng thôi. Một lời nói là 1 danh dự, không bao giờ rút lại lời nói đó.
Cố gắng đi tụi mày sẽ nổi tiếng ở lãnh sự của tụi mày. Cộng thêm đưa tụi mày ra toà án quốc tế. Dùng DN của tao thưa tụi mày ra tới toà án quốc tế. Bồi thường xem tụi mày chạy đằng trời. Nói đi, đầy đủ pháp lý tao quất 1 phát là đi xa”, bà Hằng đanh thép tuyên bố.
Sau hành động của nữ đại gia này, cư dân mạng lập tức tranh cãi. Một số người ủng hộ bà tạm rời xa mạng xã hội, tập trung giải quyết trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Số khác lại tố bà chủ Đại Nam phông bạt, liên tiếp soi ra bằng chứng bà vẫn còn trong nước, chưa sang châu Âu.
Nguyễn Sin, người thường réo tên bà Hằng tiếp tục có chia sẻ chú ý khi đối phương tuyên bố sang châu Âu định cư. Anh viết: “Vậy là sau bao ồn ào, việt kiều đảo Síp cũng đã về nước, hứa hẹn không ngày trở lại, tuyên bố sống ẩn và không lên mạng nhưng vẫn thề sẽ chiến pháp lý đến cùng với mấy người bơi ngược dòng với chị.
Đến hôm nay thì tổng cộng có 4 danh sách mà quý công ty của chị kiều bào này tung lên mạng nhằm tuyên bố sẽ tham gia cuộc chiến pháp lý, tổng số kênh, người liên quan là 358 người.
Trong 358 người này thì có khoảng 1 phần 8 người trước đây là Fan chính nghĩa, cũng từ danh sách được lập bằng file sơ xài này mà fan cuồng của chị miệt mài đi tấ.n côn.g dọa bỏ tù tùm lum người.
Mà khoan nha, ông Tuệ đi Ấn Độ, chị 2 đi Châu Âu, đừng nói hẹn gặp nhau đâu đó bên Tây Trúc giảng hoà nha trời quơi!”.
Được biết, bà Nguyễn Phương Hằng trước đây mang tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền, đến năm 2010 đổi tên như hiện tại. Ngoài quốc tịch Việt Nam, bị can còn có quốc tịch Cộng hòa Síp (Cyprus).
Việc các doanh nhân Việt Nam có thêm quốc tịch khác không phải là chuyện hiếm như bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch Malta hay Tổng giám đốc Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) Phạm Phú Quốc có quốc tịch Síp được báo chí quốc tế nhắc đến hồi tháng 8/2020.
Theo Cafef, năm 2019, có 2 doanh nhân mang hộ chiếu nước ngoài là “Nguyen Hang Phuong”, “Huynh Uy Dung” đã cùng một số doanh nhân khác góp vốn vào một công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi.
Hai doanh nhân “Nguyen Hang Phuong” và “Huynh Uy Dung” có cùng nơi đăng ký tại đảo Síp có tên khá giống với vợ chồng doanh nhân Huỳnh Uy Dũng – Nguyễn Phương Hằng chủ của khu du lịch Đại Nam. Do đó không loại trừ khả năng đây có thể quốc tịch thứ 2 của hai doanh nhân này.
Tại CTCP Đại Nam cũng như một số công ty liên quan, doanh nhân Huỳnh Uy Dũng đều dùng quốc tịch Việt Nam.
Síp là thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 2004 và nằm trong số những nơi định cư tốt nhất thế giới, theo khảo sát của hãng tư vấn bất động sản Knight Frank.
Hầu hết các nhà tư vấn thuế quốc tế đều cho rằng Cộng Hoà Síp là quốc gia có cơ chế thuế cá nhân trong nước ưu đãi: 12,5% thuế DN (nước có mức thuế thấp nhất châu Âu); 0% thuế thừa kế và doanh thu bán cổ phiếu; không phải chịu thuế nếu có mặt ở Síp dưới 1 năm…
Chương trình định cư Cộng hoà Síp thông qua đầu tư được ban hành vào tháng 4/2013 cho phép các nhà đầu tư trên thế giới có quyền thường trú nhân hoặc quốc tịch khi mua bất động sản Síp (Golden Visa). Chương trình đầu tư để trở thành công dân của Cộng hoà Síp căn cứ theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng ngày 13/9/2016 ban hành, dựa theo điều 111A (2) của luật đăng ký nhận quốc tịch năm 2002.
Để tham gia vào chương trình đầu tư nhập quốc tịch Síp, nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra tối thiểu từ 2 – 2,5 triệu euro (52 – 66 tỷ đồng) vào một bất động sản tại quốc gia này. Nhà đầu tư cũng được yêu cầu quyên góp một khoản không hoàn lại trị giá 100.000 euro cho Quỹ Nghiên cứu và Đổi mới và 100.000 euro cho Tập đoàn phát triển đất đai của Cộng hoà Síp.
*************
Đòi yêu lại nhưng bị từ chối, người phụ nữ phóng hỏa làm chết bạn trai cũ
Aliya Fakhri (43 tuổi, sống tại New York, Mỹ) châm lửa đốt nhà bạn trai cũ là anh Edward Jacobs (35 tuổi) vì ghen tuông. Jacobs và một người bạn của anh đều thiệt mạng trong cơn hỏa hoạn.
Mẹ của Jacobs, bà Janet, cho biết con trai bà đã chấm dứt mối quan hệ yêu đương với Fakhri khoảng một năm trước. Tuy nhiên, người phụ nữ này vẫn tiếp tục theo đuổi và mong Jacobs quay lại trong suốt thời gian qua. "Con trai tôi đã cố gắng bảo người yêu cũ đừng làm phiền và tránh xa chúng tôi ra, nhưng cô ta vẫn không chịu chấp nhận lời chia tay", bà Janet cho biết thêm.
Ngày 1/12, Jacobs cùng một người bạn - cô Anastasia Ettienne, 33 tuổi - cải tạo gara 2 tầng thành căn hộ tiện nghi hơn. Fakhri biết tin này liền nổi cơn ghen. Sáng sớm hôm sau, lúc Jacobs và người bạn đang ngủ, Fakhri xuất hiện bên ngoài nhà anh, hét lên rằng "Tôi sẽ giết chết tất cả các người" rồi châm lửa đốt nhà. Ngọn lửa bùng phát nhanh và dữ dội khiến hai nạn nhân không thể chạy thoát.
Edward Jacobs qua đời bỏ lại 3 đứa con, gồm cặp song sinh 11 tuổi và một bé trai 9 tuổi.
"Một người hàng xóm đã chứng kiến toàn bộ vụ cháy. Ettienne ngủ trên gác nên sớm phát hiện ra điều không ổn. Cô liền chạy xuống nhà, cố gắng gọi Jacobs vẫn đang say giấc tỉnh dậy để cùng chạy khỏi đám cháy. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, căn nhà 2 tầng chìm trong biển lửa, cả Jacobs lẫn Ettienne đều không thể thoát ra được", một công tố viên cho biết.
Sau cuộc điều tra kỹ lưỡng của các lực lượng chức năng, Fakhri bị truy tố với các tội danh giết người và cố ý gây hỏa hoạn. Nếu bị kết tội, cô có thể phải nhận án chung thân.
Luật sư Melinda Katz cho biết: " Các nạn nhân chết một cách thương tâm trong vụ hỏa hoạn. Hung thủ tàn độc đã lấy đi mạng sống của hai người bằng cách phóng hỏa, tạo nên ngọn lửa dữ dội. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình của Edward Jacobs và Anastasia Ettienne".
Nhiều người thân cho biết, Jacobs là người đàn ông mạnh mẽ và dành tình yêu sâu đậm cho gia đình. "Anh ấy là một người đam mê công việc sửa ống nước và có năng khiếu trong nghề điện. Anh ấy thắp sáng, làm khang trang, tăng độ tiện nghi cho tất cả những căn phòng mà mình bước vào ", một người thân chia sẻ trên mạng xã hội sau cái chết thương tâm của ông bố có 3 con nhỏ.
***********
Bi kịch của kẻ sát nhân - ‘không ai sinh ra đã ác’
Theo như có điều khiến tôi khựng lại khi thấy cách mọi việc diễn ra là
sự đối nghịch mà những người khác nhau, ngay cả người thân, nhìn nhận
hai anh em Menendez, trong khi hôm thứ Hai tuần trước, 28 năm sau lần
hầu tòa cuối cùng, từ trong tù, hai anh em đã kết nối trực tuyến với một
phiên xử vào lúc người bác gái khẩn cầu hãy trả tự do cho hai người
cháu của mình.
Từ trái sang: Harold Shipman, Lucy Letby, Peter Sutcliffe và Rose West
Cảnh báo: Một số chi tiết trong bài viết có thể gây khó chịu.
Vào buổi tối ngày 20/8/1989, hai anh em Erik và Lyle Menendez cùng bước vào một căn phòng trong nhà mình tại Beverly Hills (California, Mỹ). Khi ấy, ba mẹ hai người đang xem bộ phim The Spy Who Loved Me (Tạm dịch: Yêu chàng điệp viên). Hai anh em đã bắn cha mẹ mình ở cự ly gần bằng một khẩu shotgun.
Họ lãnh án chung thân không ân xá, và trong nhiều năm, câu chuyện của họ chìm dần vào quên lãng.
Và rồi, tháng Chín vừa qua, cặp huynh đệ này được quan tâm trở lại khi Netflix ra mắt loạt phim truyền hình và tài liệu về chuyện đã xảy ra.
Vụ án hiện đang được xem xét lại do xuất hiện bằng chứng mới mà trước đó không được đưa ra trước tòa.
Hôm thứ Hai tuần trước, 28 năm sau lần hầu tòa cuối cùng, từ trong tù, hai anh em đã kết nối trực tuyến với một phiên xử vào lúc người bác gái khẩn cầu hãy trả tự do cho hai người cháu của mình.
“Tôi nghĩ đã tới lúc để chúng về nhà rồi,” bà nói.
Trong khi đó, người bác trai gọi hai anh em là “máu lạnh” và tin rằng cả hai cần phải ở sau song sắt suốt đời.
Điều khiến tôi khựng lại khi thấy cách mọi việc diễn ra là sự đối nghịch mà những người khác nhau, ngay cả người thân, nhìn nhận hai anh em Menendez.
Liệu hai người họ có thực sự là “quái vật” như cách bộ phim trên Netflix mô tả? Hay thực ra họ đã thay đổi như lời thỉnh cầu của người bác gái?
Erik (trái) và Lyle Menendez bị kết tội giết cha mẹ mình
Trong 30 năm hành nghề tâm lý học tội phạm và trị liệu tâm lý tại các bệnh viện tâm thần và nhà tù trên khắp nước Anh, trong đó có cả bệnh viện Broadmoor, tôi đã trò chuyện với hàng trăm phạm nhân phạm tội hết sức nghiêm trọng nhằm giúp họ chịu trách nhiệm cho hành động của bản thân.
Nhiều người cho rằng đó là nhiệm vụ bất khả thi. Tôi từng bị đặt những câu hỏi như: “Có chắc là làm gì với họ được chứ? Không phải chúng sinh ra đã vậy sao?”
Hàm ý là chỉ có một con quái vật bất thường mới có thể gây ra những thương tổn ghê gớm như vậy cho người khác – hoặc những kẻ sát nhân đó, từ Rose West, Harold Shipman tới Lucy Letby và Peter Sutcliffe, theo một cách nào đó thì không phải là người.
Đúng vậy, khi tôi mới làm việc trong ngành này, tôi cũng quan niệm rằng những kẻ phạm tội bạo lực hoặc giết người chắc hẳn rất khác với những người khác.
Nhưng tôi đã bỏ suy nghĩ này.
Điều tôi học được là nguyên nhân chính tạo ra tâm trí bất ổn - chủ đề tôi suy xét trong chương trình The Reith Lectures có bốn tập trên Radio 4 – không được thể hiện qua những bộ phim truyền hình dựa trên các tội ác có thật hay trong bản ghi tại tòa.
Thực tế phức tạp hơn rất nhiều việc gắn mác ai đó là “quỷ dữ” một cách đơn thuần, như điều tôi tự nhận ra.
Kẻ sát nhân ‘mong manh’
Vào năm 1996, không lâu sau khi bắt đầu làm việc ở Broadmoor trong lúc đang theo học khóa huấn luyện trị liệu tâm lý, tôi có một bệnh nhân tên Tony, phạm tội giết ba người và chặt đầu một trong số họ.
Trước đó, tôi đã đọc rất nhiều bản báo cáo rùng rợn về sát nhân hàng loạt nhưng hầu như không có lời khuyên nào về cách trò chuyện hay trị liệu tâm lý đối với một người như vậy, và khiến tôi băn khoăn liệu việc này có ý nghĩa gì hay không.
Làm thế nào để biết ông ta“đã khá hơn”?
Lúc bấy giờ, Tony đã thụ án được 10 năm. Ông vừa mới bị ba tù nhân khác đánh “hội đồng”, bị đâm bằng một cái bàn chải đánh răng mài sắc.
Sau đó, ông ấy đã cố tự tử.
Trong buổi điều trị đầu tiên của chúng tôi, chỉ là im lặng.
Ông ta khoanh tay và né tránh ánh mắt của tôi. Khi ngước mắt lên, đôi mắt ông ta đen như màn đêm.
Tony đang bị trầm cảm và thường gặp ác mộng.
“Tôi cảm thấy yên bình ở đây,” rốt cuộc ông ấy cũng mở lời, phá tan sự im lặng.
“Phòng kế bên tôi có một người đàn ông đêm nào cũng la hét.”
Phải mất mấy tháng trời ông ta mới chịu nói về những cơn ác mộng.
Trong cơn mê, Tony thấy mình đang siết cổ một gã thanh niên đã hóa thân thành cha ông.
Điều này dẫn chúng tôi bàn luận về tội ác của Tony và gia đình của ông ta, chuyện Tony đã chịu bạo hành như thế nào khi còn nhỏ; để rồi đến lượt ông ta bắt đầu bắt nạt người khác.
Sau này tôi biết được rằng “người đàn ông phòng bên” hét lớn hằng đêm chính là Tony.
Tôi suy đoán rằng có lẽ ông ta hét những điều mình không thể giãi bày.
Ông ấy úp mặt vào lòng bàn tay, lẩm bẩm: “Không… tôi không muốn,” ông thú nhận.
“Tôi không thể yếu đuối như vậy được.”
Tôi làm việc với Tony trong vòng 18 tháng và dần cảm thấy thương cảm và tôn trọng sự chân thật của ông, ngay cả khi đầu tôi vẫn chưa dứt ra khỏi những hậu quả khủng khiếp ông ta đã gây ra.
Việc ông ấy tự đề nghị được trị liệu cũng là một dấu hiệu cho thấy trong ông ta phần nào đã cảm thấy tổn thương, yếu đuối.
Trải nghiệm ban đầu đó dạy tôi rằng, bất kể quá khứ ra sao, nếu một người – bao gồm cả sát nhân hàng loạt – có thể cảm thấy tò mò về tâm trí của bản thân, và có cơ hội để tìm ra điều gì có ý nghĩa trong sự rối loạn.
Ác nhân và ác tâm
Khi nhắc tới sát nhân hàng loạt, mọi người thường ngộ nhận rằng đó là những kẻ tâm thần. Nhưng tôi nghĩ điều đó không vận vào Tony.
Những người bị tâm thần thường không tự yêu cầu giúp đỡ do họ không muốn làm bất cứ thứ gì họ coi là hạ thấp bản thân. Riêng ý này thôi cũng đã khiến Tony không được xếp chung mâm với họ, vì ông ta yêu cầu trị liệu cho mình.
Những kẻ tâm thần tôi từng gặp trong sự nghiệp mình đều chẳng sáng dạ, khả năng giao tiếp xã hội tệ và kém duyên.
Họ thường thiếu cảm thông tới mức không hiểu nổi tác động mình gây ra cho người khác.
Trái ngược lại với điều mà người ta thường tin, rất ít sát nhân thực sự là người tâm thần, đặc biệt là những kẻ sát hại người nhà như anh em Menendez.
Erik và Lyle Menendez đang chờ tuyên án lại sau vụ án giết cha mẹ vào năm 1989
Câu chuyện của Tony nêu bật tác động của những nghịch cảnh thời thơ ấu đối với tội phạm bạo lực. Anh em nhà Menendez lập luận rằng họ là nạn nhân của bạo hành thể chất và tình dục của người cha – lời bào chữa đã bị phản bác ở tòa trước khi hai anh em nhận án chung thân.
Tuy nhiên, một tỷ lệ dân số tương đối lớn phải chịu sang chấn thời thơ ấu – lên tới 10-12% dân số Anh, theo một số nghiên cứu – nhưng một lượng nhỏ hơn nhiều thực sự phạm tội bạo lực.
Vấn đề này làm dấy lên câu hỏi, điều gì khiến một số người phản ứng với sang chấn thời thơ ấu bằng bạo lực, còn số khác thì không?
Có chắc là những người đó thực sự là “quái vật”? Hoặc, như cách một vài bệnh nhân của tôi từng nói: “Tôi đã phạm những điều xấu xa, nhưng liệu điều đó có biến tôi thành ác quỷ?”
Không có bằng chứng nào cho thấy “nhân chi sơ, tính bản ác”. Và theo kinh nghiệm của tôi, không người nào là kẻ ác nhân cả – thay vào đó, là những trạng thái tâm trí ác độc.
Do đó, thường thì tôi mở đầu hồi đáp của mình với mọi người rằng ai cũng có khả năng rơi vào trạng thái tâm trí này – vốn bị những cảm xúc đời thường như hận thù, ghen tị, tham lam và giận dữ, chi phối.
Tự trong sâu thẳm, hầu hết chúng ta đều có khả năng làm điều tàn ác nhưng yếu tố nguy cơ khiến một người do đó mà có hành động bạo lực cực đoan lại rất cụ thể.
Các yếu tố này giống như mở khóa số chiếc xe đạp vậy. Như cách tất cả các con số phải kết hợp lại để mở khóa, một loạt yếu tố nguy cơ phải tụ hợp trước khi bạo lực bùng phát.
Những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất là thanh niên, trai tráng (có khả năng trở nên hung hăng và bốc đồng cao hơn); say rượu hoặc phê thuốc; có tiền sử gia đình xung đột hoặc tan vỡ; và tiền án, tiền sự.
Chứng hoang tưởng do bệnh tâm thần gây ra cũng có thể được coi là một yếu tố nguy cơ, nhưng hiếm hơn.
Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong một vụ giết người là bản chất của mối quan hệ giữa thủ phạm và nạn nhân, đặc biệt là nếu mối quan hệ giữa họ từng có xung đột.
Một kiến thức phổ biến là phụ nữ thường bị sát hại bởi người tình hoặc người thân, và phần lớn trẻ em là do cha mẹ ruột hoặc cha mẹ kế giết hại.
Hiếm khi có vụ sát hại người lạ. Nếu có thì kẻ phạm tội thường bị bệnh tâm thần nặng.
Vì vậy, hai con số đầu tiên khớp nhau trong ổ khóa có thể là chính trị xã hội, còn hai mã số tiếp theo có thể sẽ là cụ thể cho từng thủ phạm.
Số cuối cùng để mở khóa có khả năng là một chuyện từng diễn ra giữa thủ phạm và nạn nhân – đó có thể là một lời bình ngẫu nhiên, một hành động bị coi là hăm dọa, hoặc một điều giản đơn như kết quả tồi tệ của một trận bóng. (Bạo hành gia đình tăng lên thành 38% khi đội tuyển quốc gia Anh thua cuộc, theo nghiên cứu của Đại học Lancaster.)
Khi ổ khóa bật mở, một lần sóng cảm xúc mạnh mẽ thường sẽ ồ ạt tuôn ra, làm biến dạng cách người ta nhìn nhận sự việc.
Tin tốt là 20 năm qua tỷ lệ giết người ở Anh và một số nơi khác đã suy giảm, phần lớn là do một vài thành phần của những chiếc khóa xe đạp đã thay đổi.
“Ở Anh, sự suy giảm tỷ lệ giết người từ năm 2004 – điều cũng đã xảy ra ở Mỹ, Tây Ban Nha, Ý và Đức – một phần là do thay đổi lối sống như bớt say rượu và hút cần sa trong thanh thiếu niên,” Giáo sư Manuel Eisner, giám đốc Viện Tội phạm học tại Đại học Cambridge, đánh giá.
“Một phần [cũng do] tác động của công nghệ như điện thoại di động và máy quay an ninh, những thiết bị này giúp nâng cao khả năng giám sát và cơ hội tìm kiếm giúp đỡ khi gặp nguy hiểm.”
Bên cạnh đó, ông còn cho rằng sự sụt giảm nói trên là do những thay đổi to lớn hơn, chẳng hạn như củng cố các chuẩn mực văn hóa chống nạn bắt nạt và bạo lực phụ nữ, con gái và trẻ em.
Và dù có một số ít người không thể thay đổi suy nghĩ - là người thuộc nhóm luôn có nguy cơ, bằng cách chú ý tới những ngôn từ lệch lạc trong phần lớn các trường hợp, chúng ta có thể tìm cách thay đổi những tâm trí bạo lực đó trở nên tốt hơn.
Thấu cảm cấp tiến: Ngăn chặn bạo lực
Vào năm 2004, tôi gặp một người đàn ông tên Jack, người đã giết mẹ mình khi tuổi mới ngoài đôi mươi.
Họ phát hiện khi đó anh ta bị tâm thần phân liệt hoang tưởng nên đã đưa tới bệnh viện điều trị.
Sau đó, anh ấy tham gia một nhóm trị liệu do tôi đang điều hành ở bệnh viện Broadmoor.
Trong những buổi gặp mặt kéo dài một tiếng đồng hồ giữa thành viên nhóm (tất cả họ đều đã người thân khi bị bệnh tâm thần), chúng tôi nói về cách thức tránh sử dụng bạo lực trong tương lai.
Jack thường không chịu hòa nhập. Nhưng sau khoảng một năm, ngay sau khi một thành viên khác nói về sự ăn năn trong quá khứ, Jack đột ngột cất lời.
“Tôi ước gì mình có thể xin lỗi mẹ vì chuyện đã làm,” anh ta nói.
“Tôi biết mình bị tâm thần, nhưng tôi ước mình có thể bày tỏ được sự hối tiếc để xin mẹ tha thứ cho. Tôi mong bà ấy hiểu được mình hối hận biết dường nào.”
Qua việc soi chiếu bản thân mình từ những phạm nhân khác, một số thành viên nhóm nhận ra cách họ đã tự lừa dối mình đến ý nghĩ rằng một ai đó cần phải chết; và cách những cơn sóng giận dữ, xấu hổ và sợ hãi có thể khiến họ hiểu nhầm hành động và lời nói của người khác.
Jack tham gia nhiệt tình hơn sau ngày hôm đó. Sức khỏe tinh thần của anh ta cũng dần tốt hơn, đủ tiêu chuẩn chuyển tới một bệnh viện an ninh thấp hơn để tiếp tục điều trị.
Trị liệu nhóm tốn thời gian, nhưng sau đó một số người khác cũng được coi là đủ an toàn để được chuyển tới những cơ sở điều trị an ninh thấp hơn – một dấu hiệu của sự cải thiện và chúng tôi chỉ làm điều đó nếu xác định nguy cơ tái phạm của người này là không đáng kể. Quan trọng nhất là họ cũng được học cách chịu trách nhiệm.
Jack giúp tôi nhận ra rằng sát nhân không phải những con quái vật vô tâm khi sinh ra vốn đã như vậy. Anh ta là một người đàn ông bình thường thực hiện một hành vi bất thường, giống như nhiều người khác.
Tất cả những điều trên không phải cái cớ biện minh cho bạo lực – và mọi tội ác bạo lực đều là tấn bi kịch của bất cứ ai liên quan – nhưng gắn mác quái vật cho họ cũng chẳng ích gì.
Đó đơn giản chỉ là một cách để đối diện với cơn thịnh nộ và sự sợ hãi. Và khi làm vậy, chúng ta lỡ mất cơ hội giảm thiểu và ngăn chặn bạo lực nếu chúng ta chối bỏ tất cả những người từng giết hoặc bạo hành ai đó.
Cần một lòng đồng cảm cấp tiến để ngồi cùng với một người đàn ông đã chặt đầu bạn tình của mình, hoặc với một người phụ nữ đã dùng dao đâm một người bạn.
Nhưng để có thể hiểu họ và rút ra những hiểu biết mới cho bản thân, chúng ta phải đi theo dấu chân và dõi theo ánh mắt của họ.
Và đó là điều rốt cuộc sẽ dẫn tới đổi thay.
************
Đi câu cá cùng bạn, người đàn ông tử vong bất thường: Hiện trường tìm thấy gây ám ảnh
Một buổi sáng, ông Ngô (Thành Đô, Trung Quốc) cùng 3 người bạn rủ nhau ra bờ sông câu cá. Tuy nhiên, đến tận trưa vẫn không câu được con nào. Ông Ngô khi đó đã rủ nhóm bạn đi ăn trưa. Sau khi ăn xong, ông Ngô dẫn đường cho nhóm cần thủ đi câu ở 1 vị trí khác.
Theo lời kể của một người bạn cho biết, khi đó ông Ngô dẫn đoàn nên đi trước các bạn 1 quãng khá dài. Khoảng 10 phút sau, lúc đi qua 1 khúc cua thì nhóm bạn không thấy ông Ngô đâu nữa. Mọi người vội vàng chạy lên phía trước tìm thì thấy ông Ngô nằm sấp mặt xuống đất bên bờ sông, một chiếc giày rơi trên bãi cỏ, cần câu cũng nằm đổ bên cạnh.
Một người bạn kể lại: "Chúng tôi rất hoảng sợ, vội vàng gọi lớn nhưng ông ấy không phản ứng. Khi lật người ông ấy lại, chúng tôi phát hiện ông ấy sùi bọt mép, không còn thở nữa rồi cứ tím tái dần. Chúng tôi đã gọi cấp cứu ngay sau đó. Thực sự rất ám ảnh."
Đội cứu hộ đã có mặt nhanh chóng nhưng đáng tiếc là ông Ngô đã tử vong.
Người đàn ông tử vong bất thường khi đi câu cá cùng bạn. Ảnh minh họa: BaijiaHao
Nguyên nhân tử vong được hé lộ
Sau khi kiểm tra, bác sĩ kết luận ông Ngô tử vong do cần câu của ông chạm vào đường dây điện cao thế trên đầu dẫn đến bị điện giật. Gia đình nạn nhân sau đó đã yêu cầu công ty điện lực bồi thường nhưng bất thành nên đã khởi kiện vụ việc ra tòa.
Ảnh minh họa
Gia đình ông Ngô cho rằng, với tư cách là người dân bình thường, ông Ngô không có đủ hiểu biết về điện cao thế. Trong khi đó, công ty điện lực là đơn vị chuyên môn, có đủ nhận thức về mức độ nguy hiểm của điện cao thế, do đó có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho người và thiết bị điện. Điểm xảy ra tai nạn là điểm thấp nhất của đường dây cao thế. Mặc dù chiều cao đã đạt tiêu chuẩn quy định nhưng bên cạnh là ruộng lúa, người dân mang theo gậy đi qua là điều không thể tránh khỏi. Công ty điện lực chỉ đặt biển báo "Cấm câu cá dưới đường dây điện" mà không có biện pháp ngăn cách hiệu quả nào khác, do đó phải chịu toàn bộ trách nhiệm về cái chết của ông Ngô.
Phía bị đơn là công ty điện lực cho rằng việc lắp đặt đường dây cao thế này đã tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia liên quan, và tại hiện trường đã có biển cảnh báo rõ ràng "Nguy hiểm cao thế, cấm câu cá". Công ty điện lực không có bất kỳ lỗi nào. Theo quy định, bất kỳ đơn vị hay cá nhân nào cũng không được câu cá trong khu vực bảo vệ thiết bị điện. Ông Ngô đã vi phạm quy định này khi đi câu cá qua khu vực bảo vệ của đường dây điện trên không, đồng thời phớt lờ biển cảnh báo. Mặc dù biết rõ địa điểm xảy ra vụ việc là bãi sông không có đường đi được quy hoạch, ông Ngô vẫn mang theo cần câu cacbon dài hơn 5 mét đi qua đường dây điện trên không. Do đó, việc ông Ngô không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chú ý an toàn là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho bản thân. Công ty điện lực không có trách nhiệm bồi thường.
Phán quyết tòa án: Công ty điện lực chịu 30% trách nhiệm
Sau khi xem xét, tòa án xác định địa điểm xảy ra vụ việc không phải khu dân cư. Công ty điện lực không chứng minh được cái chết của ông Ngô là do cố ý gây ra nên phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, do đường dây cao thế liên quan đã được lắp đặt theo đúng yêu cầu của quốc gia và tại hiện trường có nhiều biển cảnh báo, chứng tỏ công ty điện lực đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quản lý và cảnh báo an toàn nên được giảm nhẹ trách nhiệm vi phạm.
Ảnh minh họa
Ông Ngô là người trưởng thành, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Vì mục đích câu cá, ông đã phớt lờ cảnh báo an toàn, đi qua khu vực nguy hiểm có đường dây cao thế nên có lỗi nghiêm trọng trong việc gây ra thiệt hại. Tổng thiệt hại của ông Ngô được xác định là hơn 1,02 triệu Nhân dân tệ (khoảng 3,4 tỷ VNĐ). Do đó, tòa án quyết định ông Ngô tự chịu 70% trách nhiệm và công ty điện lực chịu 30% trách nhiệm, đồng thời bồi thường cho gia đình ông Ngô 20.000 Nhân dân tệ (khoảng 67 triệu VNĐ) tiền bồi thường tổn thất tinh thần. Trên cơ sở đó, tòa án đã đưa ra phán quyết như trên vào ngày 03/12/2024.
***********
Hé lộ những bức ảnh cuối cùng trước khi máy bay chở 257 người đâm thẳng vào vách núi, không một ai sống sót
Vào ngày 28 tháng 11 năm 1979, chuyến bay 901 của Air New Zealand đã đâm vào sườn núi Nam Cực khiến toàn bộ 257 người trên máy bay thiệt mạng.
Đây được đánh giá là thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử New Zealand thời hoà bình và gây chấn động quốc gia này. Tai nạn xảy ra chỉ hai năm sau khi hãng hàng không Air New Zealand bắt đầu khai thác các chuyến bay ngắm cảnh tại Nam Cực.
Phi công của chuyến bay, Đại úy Jim Collins, đã hạ máy bay xuống độ cao 2.000ft (khoảng 600 mét) trong những đám mây dày để hành khách có thể quan sát quang cảnh rõ hơn.
Toàn bộ ghế ngồi trên chuyến bay đều là hạng thương gia với thực đơn sang trọng. Một số bức ảnh của những hành khách trên chuyến bay đã được ghi lại trong thời khắc cuối cùng trước khi thảm kịch xảy ra.
Thời tiết xấu, lớp mây dày khiến hành khách cũng như phi hành đoàn khó có thể quan sát quang cảnh xung quanh.
Cơ trưởng Collins cho rằng ông đang đi trên cùng đường bay mà ông từng bay trước đó. Ông vô tình bay vòng lại núi lửa Erebus lần thứ hai trước khi hạ cánh.
Trong bản ghi âm hộp đen, Collins đã không khỏi tỏ ra bất ngờ khi thấy khung cảnh bên ngoài khi hạ độ cao máy bay từ 2000 ft xuống còn 1500 ft - thời điểm gần xảy ra va chạm.
Tuy nhiên, khi nhận ra bản thân đã lệch hướng, dù đã cố gắng tránh núi lửa Erebus nhưng thảm hoạ vẫn ập đến. Chiếc máy bay hạng sang với 257 người ở trên đã đâm vào vách núi và nổ tan.
Các nhà chức trách sau đó đã phải vật lộn để xác định xem vụ tai nạn là lỗi của Air New Zealand hay của phi công. Các giả thuyết bao gồm việc phi công đã được thông báo về một đường bay khác với đường bay hiển thị trên hệ thống.
Các nhà điều tra cũng xem xét liệu hiện tượng "white out" - hiện tượng mất hoặc thiếu tầm nhìn ban ngày do tuyết hoặc sương mù dày đặc đã tạo ra ảo giác liệu có phải một phần nguyên nhân gây ra vụ tai nạn hay không.
Nguồn: Daily Mail
**********
Nữ diễn viên qua đời thương tâm tại điểm du lịch nổi tiếng Thái Lan
Ngày 2/12 vừa qua, một nữ diễn viên người Nga đã gặp nạn thương tâm khi đang tập yoga trên đảo Koh Samui (Thái Lan). Sóng lớn bất ngờ ập đến đã cuốn cô ra biển, khiến cô tử vong dù đội cứu hộ đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường.
Kamilla Belyatskaya (24 tuổi, đến từ Novosibirsk, Nga) đã có mặt tại điểm ngắm cảnh Lad Ko trên đảo Koh Samui. Cô đến đây cùng bạn trai và thường xuyên quay lại hòn đảo mà cô gọi là "nhà" và "nơi tuyệt vời nhất trên trái đất". Trước khi sự việc đau lòng xảy ra, Kamilla đã chia sẻ với những người theo dõi trên mạng xã hội về tình yêu của mình dành cho địa điểm này. Cô cho biết: "Tôi yêu Samui rất nhiều. Nơi này, bãi biển đá này là điều tuyệt vời nhất tôi từng thấy trong đời. Cảm ơn vũ trụ vì đã cho tôi ở đây ngay bây giờ. Tôi rất hạnh phúc!".
Kamilla đã lái xe đến gần điểm ngắm cảnh, lấy tấm thảm yoga màu hồng từ cốp xe rồi đi bộ đến vị trí có tầm nhìn toàn cảnh hòn đảo. Cô ngồi trên thảm tập yoga trong khi sóng biển ngày càng mạnh hơn. Một đoạn video cho thấy bóng dáng của Kamilla giữa biển nước khi những con sóng dữ dội ập xuống. Một người qua đường đã cố gắng lao xuống cứu cô nhưng không thành. Số phận của người này hiện vẫn chưa được xác định.
Tấm thảm yoga màu hồng sau đó được nhìn thấy trôi nổi trên biển động. Đội cứu hộ đã có mặt chỉ 15 phút sau khi Kamilla bị cuốn ra biển. Tuy nhiên, họ đành bất lực trước cơn cuồng nộ của biển cả. Bạn trai của Kamilla và các nhân chứng đã làm việc với cảnh sát địa phương. Một báo cáo của Thái Lan cho biết: "Vụ việc là lời nhắc nhở nghiêm khắc về những nguy hiểm do điều kiện gió mùa gây ra. Chính quyền kêu gọi du khách hết sức thận trọng và tránh các khu vực ven biển nhiều đá trong thời gian sóng lớn."
Ông Chaiyaporn Subprasert, người đứng đầu Trung tâm Cứu hộ Samui, cho biết các hệ thống cảnh báo đã được lắp đặt trên khắp các bãi biển của hòn đảo. Ông nói: "Trong mùa gió mùa, chúng tôi liên tục cảnh báo khách du lịch, đặc biệt là ở những khu vực có nguy cơ cao như bãi biển Chaweng và Lamai, nơi có cờ đỏ báo hiệu cấm bơi. Mặc dù địa điểm xảy ra vụ việc không phải là khu vực bơi lội mà là điểm ngắm cảnh, nạn nhân có thể đã mất cảnh giác trước đợt sóng dâng bất ngờ." Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải địa phương đang nỗ lực tìm kiếm Kamilla và người đàn ông đã cố gắng cứu cô.
Nguồn: Daily Mail
**************
***********