Tin nóng trong ngày
Phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành và LS Hà Huy Sơn từ Geneve
Phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành từ Geneve
Nhiều người Việt Nam đang có mặt tại Geneve, Thụy Sĩ để chứng kiến kỳ Kiểm điểm Định Kỳ Phổ Quát đối với Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
Vào tối trước khi diễn ra sự kiện này, Gia Minh hỏi chuyện nhà báo Trần Quang Thành từ Slovakia đến Geneve. Ông là một nhà báo ở Hà Nội từng bị tạt acid trả thù do viết bài chống tham nhũng.
Gia Minh: Ông đang có mặt tại Geneve để tham dự kỳ Kiểm điểm Phổ quát Định kỳ đối với Việt Nam, xin ông cho biết tình hình chung đáng chú ý ở đó là gì?
Nhà báo Trần Quang Thành: Tình hình đặc biệt Kiểm điểm Phổ quát Định kỳ đối với Việt Nam sau bốn năm vào năm nay sôi động hơn nhiều so với lần thứ nhất bốn năm về trước. Có lẽ đặc biệt vì Việt Nam mới tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nên phải kiểm điểm sâu sắc hơn đối với Việt Nam. Việt Nam đang vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng kể cả từ ngày họ mới tham gia đến nay. Đặc biệt nhất là người được mời đến hội nghị này là nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng bị cấm. Ông này bị cấm đoán không được đến, còn bị tịch thu hộ chiếu ngay tại phi trường. Đó là tin mới nhất về việc Việt Nam vi phạm và khiêu khích quốc tế về vấn đề nhân quyền.
Gia Minh: Ở ngay tại chỗ ông thấy sự quan tâm đặc biệt đó được thể hiện qua điều gì, sự có mặt của các đoàn nào?
Nhà báo Trần Quang Thành: Chưa bao giờ lực lượng bà con Việt Nam đông đảo tại Geneve để tham dự sự kiện quan trọng như thế này. Rất đông, không chỉ những người ở Geneve mà những người ở các nơi tại đất nước Thụy Sĩ; không chỉ ở Thụy Sĩ mà còn ở Pháp, ở Bỉ, ở Anh, ở Canada, ở Mỹ, ở Australia, rồi Na Uy , Đan Mạch, Thụy Điển; có người từ Liên Xô sang nhưng không xin được visa đành phải chịu ở lại. Đông lắm! Rất đông đến nỗi hôm nay tại hội trường diễn ra sự kiện trước UPR không còn chỗ để ngồi. Người Việt Nam phải nhường chỗ cho các đại biểu quốc tế.
Gia Minh: Những cuộc hội thảo đó gồm các diễn giả nào, vấn đề gì và người ta quan tâm ra làm sao thông qua những câu hỏi chất vấn?
Nhà báo Trần Quang Thành: Người ta quan tâm đến vấn đề nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đàn áp rất thô bạo tự do dân chủ, tự do biểu tình, tự do hội họp. Họ quan tâm đến vấn đề đàn áp tôn giáo một cách trắng trợn, không một tôn giáo nào là không phải nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản. Hôm nay họ còn đề cập đến vấn đề dân sinh, vấn đề cướp mất ruộng đất của người dân, người lao động bị đàn áp, những người bảo vệ người lao động thì bị tù đày.
Tại đây tính đến hôm nay đã có ba cuộc hội thảo khác nhau: một cuộc hội thảo do VOICE và nhiều tổ chức khác tiến hành diễn ra cách đây mấy ngày vào ngày 30 tháng giêng. Hôm nay có hai cuộc hội thảo liên tiếp: cuộc hội thảo về vấn đề tự do- dân chủ do một số tổ chức quốc tế cùng Đảng Việt Tân đứng ra tổ chức, rồi cuộc hội thảo về tự do tôn giáo do ông Võ Văn Ái thuộc Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam đứng ra tổ chức.
Diễn giả rất nhiều người, trong đó ví dụ cuộc hội thảo do VOICE tổ chức có nhiều diễn giả từ trong nước ra như nhà báo Đoan Trang, các blogger như blogger Nguyễn Anh Tuấn, mẹ của tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân, mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh. Tại cuộc hội thảo về dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam hôm nay có luật sư Hà Huy Sơn, có tôi là nhà báo nạn nhân của cuộc đàn áp những người bảo vệ công lý và đấu tranh chống tham nhũng.
Gia Minh: Câu hỏi ông nhận được từ phía người tham dự mà ông tâm đắc nhất là gì?
Nhà báo Trần Quang Thành: Họ quan tâm nhất về điều nhà cầm quyền Việt Nam nói thực thi nghiêm túc và rất có hiệu quả tôn trọng quyền tự do – dân chủ và quyền con người; thế nhưng khi thấy ‘bộ mặt’ của tôi và những điều luật sư Hà Huy Sơn trình bày thì họ thấy ngược lại. Đó là tất cả những gì cộng sản nói, không phải là những gì họ làm. Nhất là khi nghe thông tin phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời đã thỏa mãn 80 trên 123 câu hỏi của những người tham gia; còn những câu hỏi khác thì ông ta cho rằng cố tình gán ghép những sai lầm. Nhưng ông ta có dám trả lời đâu mà nói là cố tình gán ghép.
Ngày mai vào khoảng 2:30 giờ Geneve sẽ có cuộc điều trần Kiểm điểm Phổ quát của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Độ khoảng vài trăm bà con Việt Nam từ khắp nơi thế giới tập trung về để biểu tình lên án nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng và đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải thực thi những điều họ đã hứa với Liên hiệp quốc.
Gia Minh: Bản thân ông sẽ vào trong để chứng kiến phiên điều trần đó?
Nhà báo Trần Quang Thành: Ngày mai tôi sẽ chứng kiến.
Gia Minh: Trước khi diễn ra sự kiện đó, ông chia xẻ kinh nghiệm tại chỗ của ông?
Nhà báo Trần Quang Thành: Chưa bao giờ một sự kiện nhân quyền tại Việt Nam được quốc tế quan tâm và được bạn bè quốc tế chia sẻ như thế. Khi tôi trình bày xong ra, bạn bè quốc tế từ người Mỹ, người Anh, bà con Việt Kiều, những người từ các xứ lân cận Châu Âu này- người Bỉ ôm tôi khóc và chia sẽ những đau thương mà tôi phải gánh chịu trong nhiều năm qua dưới chế độ cộng sản. Tôi rất xúc động về sự quan tâm và chia xẻ đó.
Gia Minh: Ngoài sự quan tâm và chia sẻ họ còn có những ý kiến gì khác hơn để giúp cải thiện tình hình đó?
Nhà báo Trần Quang Thành: Họ nói rằng đã đến ngày chúng ta phải đoàn kết lại với nhau, phải lên tiếng một cách mạnh mẽ hơn nữa trước công luận quốc tế và phải áp lực mạnh mẽ đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải bằng những hành động cụ thể thực thi những quyền con người mà họ đã hứa chứ không phải chỉ nói những lời ‘tô son, trát phấn’ mà chẳng làm gì cả.
Gia Minh: Cám ơn nhà báo Trần Quang Thành.
Phỏng vấn LS. Hà Huy Sơn từ Geneve
Luật sư Hà Huy Sơn, người từng tham gia bào chữa cho một số vụ án chính trị lớn ở Việt Nam, hiện đang có mặt tại Geneve để tham dự kỳ Kiểm điểm Phổ quát Định Kỳ đối với Việt Nam của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Vào tối trước ngày diễn ra sinh hoạt vừa nói, luật sư Hà Huy Sơn dành cho Đài Á châu Tự do cuộc nói chuyện sau đây.
Gia Minh: Được biết luật sư đang có mặt tại Geneve để tham dự kỳ Kiểm điểm Phổ quát Định kỳ của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đối với Việt Nam, luật sư có thể cho biết luật sư đến đó được mấy hôm rồi và những diễn tiến đáng chú ý mà luật sư có thể chia xẻ đến lúc này?
Luật sư Hà Huy Sơn: Tôi đến đây từ hôm 3 tháng 2 và đi theo chương trình mời của Đại học Oslo và Đoàn Luật sư Na Uy để cùng đoàn của Na Uy chứng kiến phiên điều trần của Việt Nam về nhân quyền vào ngày 5 tháng 2. Trong chuyến đi, ngày hôm nay- 4 tháng 2, tôi cũng được Đoàn Na Uy mời tham dự buổi hội thảo cùng với các NGOs và tôi trình bày về công việc luật sư tôi đã làm ở Việt Nam, những khó khăn nói chung.
Gia Minh: Luật sư có thể cho biết những NGOs tham gia tại cuộc hội thảo ngày 4 tháng 2 là những tổ chức nào?
Luật sư Hà Huy Sơn: Tôi thấy có nhiều NGOs, nhưng thú thật tôi không ở trong thành phần Ban tổ chức nên cũng không biết hết được.
Gia Minh: Luật sư nói có trình bày tại hội thảo những khó khăn của người luật sư hành nghề tại Việt Nam như ông lâu nay, vậy những diễn giả khác và những người quan tâm có nêu ra những câu hỏi gì để luật sư giải đáp không?
Luật sư Hà Huy Sơn: Tại hội thảo những người tổ chức có đặt cho tôi câu hỏi ‘tôi bảo vệ cho những người bị kết tội theo Điều 79 và 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam thì khó khăn của tôi trong vai trò luật sư thế nào?’. Tôi có nói nội dung qui định của hai điều đó không được rõ ràng, nhiều khi người ta hiểu một cách rất dễ nhầm lẫn những qui định trong Hiến pháp Việt Nam về quyền công dân với Điều 19 Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam tham gia năm 1982. Có những cái trùng lắp với nhau, ranh giới giữa quyền và những điều cấm không rõ, khiến cho phía công dân Việt Nam khó phân biệt. Điểm thứ hai là những người thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam dễ vận dụng một cách chủ quan hay tùy tiện. Do đó vai trò của tôi trong những vụ án này gặp khó khăn.
Gia Minh: Sau khi trình bày như thế,luật sư còn được đặt thêm những câu hỏi gì nữa không?
Luật sư Hà Huy Sơn: Họ cũng có hỏi khi tôi bảo vệ cho những người bị buộc phạm tội theo Điều 79, 88 thuộc chương an ninh quốc gia có những khó khăn gì. Tôi cũng có nói những khó khăn là nhiều người có thể chưa hiểu việc làm của tôi, họ xa lánh và tôi cũng nhận được những nhắn tin điện thoại đe dọa mà không rõ danh tính ai gọi đến. Đó là những khó khăn trong công việc và tôi cũng chia xẻ với mọi người như thế.
Gia Minh: Luật sư còn gặp những người Việt Nam khác ở Geneve trong hai ngày qua trước kỳ kiểm điểm 5 tháng 2?
Luật sư Hà Huy Sơn: Cùng tham gia có nhà báo Trần Quang Thành đến từ Slovakia và nhiều người Việt Nam ở nước ngoài lần đầu tiên tôi gặp nên cũng không nhớ được hết tên.
Gia Minh: Và những người từ trong nước, luật sư có gặp được những ai không?
Luật sư Hà Huy Sơn: Những người từ trong nước tôi không gặp ai, có lẽ một mình tôi.
Gia Minh: Ngày 5 tháng 2 diễn ra kỳ kiểm điểm định kỳ, luật sư và những người như Nhà báo Trần Quang Thành có kế hoạch gì?
Luật sư Hà Huy Sơn: Hôm nay đến cuộc hội thảo tôi mới gặp nhà báo Trần Quang Thành thôi chứ tôi không đi cùng. Tôi đi với đoàn của Na Uy. Kế hoạch trong ngày 5 tôi chỉ là người chứng kiến thôi chứ không có tham gia gì trong đó cả.
Gia Minh: Không khí tại Geneve trong hai ngày qua và đêm trước ngày Kiểm điểm Định kỳ đối với Việt Nam ra sao?
Luật sư Hà Huy Sơn: Qua buổi ngày hôm nay tôi thấy các tổ chức và các NGOs rất quan tâm đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam.
Gia Minh: Trước khi chia tay, luật sư còn có những lời gì nữa với quí thính giả của Đài Á Châu Tự Do không?
Luật sư Hà Huy Sơn: Tôi muốn qua quí đài gửi đến quí thính giả của Đài Á Châu Tự do trong thời gian tới quan tâm hơn đến đất nước Việt Nam và giúp đỡ những người Việt Nam để quyền con người ở Việt Nam được tiến bộ hơn.
Gia Minh: Cám ơn Luật sư Hà Huy Sơn.
RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vns-lawyer-hhson-talk-ab-his-act-uprgm-02042014134718.html
Bàn ra tán vào (0)
Phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành và LS Hà Huy Sơn từ Geneve
Phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành từ Geneve
Nhiều người Việt Nam đang có mặt tại Geneve, Thụy Sĩ để chứng kiến kỳ Kiểm điểm Định Kỳ Phổ Quát đối với Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
Vào tối trước khi diễn ra sự kiện này, Gia Minh hỏi chuyện nhà báo Trần Quang Thành từ Slovakia đến Geneve. Ông là một nhà báo ở Hà Nội từng bị tạt acid trả thù do viết bài chống tham nhũng.
Gia Minh: Ông đang có mặt tại Geneve để tham dự kỳ Kiểm điểm Phổ quát Định kỳ đối với Việt Nam, xin ông cho biết tình hình chung đáng chú ý ở đó là gì?
Nhà báo Trần Quang Thành: Tình hình đặc biệt Kiểm điểm Phổ quát Định kỳ đối với Việt Nam sau bốn năm vào năm nay sôi động hơn nhiều so với lần thứ nhất bốn năm về trước. Có lẽ đặc biệt vì Việt Nam mới tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nên phải kiểm điểm sâu sắc hơn đối với Việt Nam. Việt Nam đang vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng kể cả từ ngày họ mới tham gia đến nay. Đặc biệt nhất là người được mời đến hội nghị này là nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng bị cấm. Ông này bị cấm đoán không được đến, còn bị tịch thu hộ chiếu ngay tại phi trường. Đó là tin mới nhất về việc Việt Nam vi phạm và khiêu khích quốc tế về vấn đề nhân quyền.
Gia Minh: Ở ngay tại chỗ ông thấy sự quan tâm đặc biệt đó được thể hiện qua điều gì, sự có mặt của các đoàn nào?
Nhà báo Trần Quang Thành: Chưa bao giờ lực lượng bà con Việt Nam đông đảo tại Geneve để tham dự sự kiện quan trọng như thế này. Rất đông, không chỉ những người ở Geneve mà những người ở các nơi tại đất nước Thụy Sĩ; không chỉ ở Thụy Sĩ mà còn ở Pháp, ở Bỉ, ở Anh, ở Canada, ở Mỹ, ở Australia, rồi Na Uy , Đan Mạch, Thụy Điển; có người từ Liên Xô sang nhưng không xin được visa đành phải chịu ở lại. Đông lắm! Rất đông đến nỗi hôm nay tại hội trường diễn ra sự kiện trước UPR không còn chỗ để ngồi. Người Việt Nam phải nhường chỗ cho các đại biểu quốc tế.
Gia Minh: Những cuộc hội thảo đó gồm các diễn giả nào, vấn đề gì và người ta quan tâm ra làm sao thông qua những câu hỏi chất vấn?
Nhà báo Trần Quang Thành: Người ta quan tâm đến vấn đề nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đàn áp rất thô bạo tự do dân chủ, tự do biểu tình, tự do hội họp. Họ quan tâm đến vấn đề đàn áp tôn giáo một cách trắng trợn, không một tôn giáo nào là không phải nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản. Hôm nay họ còn đề cập đến vấn đề dân sinh, vấn đề cướp mất ruộng đất của người dân, người lao động bị đàn áp, những người bảo vệ người lao động thì bị tù đày.
Tại đây tính đến hôm nay đã có ba cuộc hội thảo khác nhau: một cuộc hội thảo do VOICE và nhiều tổ chức khác tiến hành diễn ra cách đây mấy ngày vào ngày 30 tháng giêng. Hôm nay có hai cuộc hội thảo liên tiếp: cuộc hội thảo về vấn đề tự do- dân chủ do một số tổ chức quốc tế cùng Đảng Việt Tân đứng ra tổ chức, rồi cuộc hội thảo về tự do tôn giáo do ông Võ Văn Ái thuộc Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam đứng ra tổ chức.
Diễn giả rất nhiều người, trong đó ví dụ cuộc hội thảo do VOICE tổ chức có nhiều diễn giả từ trong nước ra như nhà báo Đoan Trang, các blogger như blogger Nguyễn Anh Tuấn, mẹ của tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân, mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh. Tại cuộc hội thảo về dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam hôm nay có luật sư Hà Huy Sơn, có tôi là nhà báo nạn nhân của cuộc đàn áp những người bảo vệ công lý và đấu tranh chống tham nhũng.
Gia Minh: Câu hỏi ông nhận được từ phía người tham dự mà ông tâm đắc nhất là gì?
Nhà báo Trần Quang Thành: Họ quan tâm nhất về điều nhà cầm quyền Việt Nam nói thực thi nghiêm túc và rất có hiệu quả tôn trọng quyền tự do – dân chủ và quyền con người; thế nhưng khi thấy ‘bộ mặt’ của tôi và những điều luật sư Hà Huy Sơn trình bày thì họ thấy ngược lại. Đó là tất cả những gì cộng sản nói, không phải là những gì họ làm. Nhất là khi nghe thông tin phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời đã thỏa mãn 80 trên 123 câu hỏi của những người tham gia; còn những câu hỏi khác thì ông ta cho rằng cố tình gán ghép những sai lầm. Nhưng ông ta có dám trả lời đâu mà nói là cố tình gán ghép.
Ngày mai vào khoảng 2:30 giờ Geneve sẽ có cuộc điều trần Kiểm điểm Phổ quát của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Độ khoảng vài trăm bà con Việt Nam từ khắp nơi thế giới tập trung về để biểu tình lên án nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng và đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải thực thi những điều họ đã hứa với Liên hiệp quốc.
Gia Minh: Bản thân ông sẽ vào trong để chứng kiến phiên điều trần đó?
Nhà báo Trần Quang Thành: Ngày mai tôi sẽ chứng kiến.
Gia Minh: Trước khi diễn ra sự kiện đó, ông chia xẻ kinh nghiệm tại chỗ của ông?
Nhà báo Trần Quang Thành: Chưa bao giờ một sự kiện nhân quyền tại Việt Nam được quốc tế quan tâm và được bạn bè quốc tế chia sẻ như thế. Khi tôi trình bày xong ra, bạn bè quốc tế từ người Mỹ, người Anh, bà con Việt Kiều, những người từ các xứ lân cận Châu Âu này- người Bỉ ôm tôi khóc và chia sẽ những đau thương mà tôi phải gánh chịu trong nhiều năm qua dưới chế độ cộng sản. Tôi rất xúc động về sự quan tâm và chia xẻ đó.
Gia Minh: Ngoài sự quan tâm và chia sẻ họ còn có những ý kiến gì khác hơn để giúp cải thiện tình hình đó?
Nhà báo Trần Quang Thành: Họ nói rằng đã đến ngày chúng ta phải đoàn kết lại với nhau, phải lên tiếng một cách mạnh mẽ hơn nữa trước công luận quốc tế và phải áp lực mạnh mẽ đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải bằng những hành động cụ thể thực thi những quyền con người mà họ đã hứa chứ không phải chỉ nói những lời ‘tô son, trát phấn’ mà chẳng làm gì cả.
Gia Minh: Cám ơn nhà báo Trần Quang Thành.
Phỏng vấn LS. Hà Huy Sơn từ Geneve
Luật sư Hà Huy Sơn, người từng tham gia bào chữa cho một số vụ án chính trị lớn ở Việt Nam, hiện đang có mặt tại Geneve để tham dự kỳ Kiểm điểm Phổ quát Định Kỳ đối với Việt Nam của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Vào tối trước ngày diễn ra sinh hoạt vừa nói, luật sư Hà Huy Sơn dành cho Đài Á châu Tự do cuộc nói chuyện sau đây.
Gia Minh: Được biết luật sư đang có mặt tại Geneve để tham dự kỳ Kiểm điểm Phổ quát Định kỳ của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đối với Việt Nam, luật sư có thể cho biết luật sư đến đó được mấy hôm rồi và những diễn tiến đáng chú ý mà luật sư có thể chia xẻ đến lúc này?
Luật sư Hà Huy Sơn: Tôi đến đây từ hôm 3 tháng 2 và đi theo chương trình mời của Đại học Oslo và Đoàn Luật sư Na Uy để cùng đoàn của Na Uy chứng kiến phiên điều trần của Việt Nam về nhân quyền vào ngày 5 tháng 2. Trong chuyến đi, ngày hôm nay- 4 tháng 2, tôi cũng được Đoàn Na Uy mời tham dự buổi hội thảo cùng với các NGOs và tôi trình bày về công việc luật sư tôi đã làm ở Việt Nam, những khó khăn nói chung.
Gia Minh: Luật sư có thể cho biết những NGOs tham gia tại cuộc hội thảo ngày 4 tháng 2 là những tổ chức nào?
Luật sư Hà Huy Sơn: Tôi thấy có nhiều NGOs, nhưng thú thật tôi không ở trong thành phần Ban tổ chức nên cũng không biết hết được.
Gia Minh: Luật sư nói có trình bày tại hội thảo những khó khăn của người luật sư hành nghề tại Việt Nam như ông lâu nay, vậy những diễn giả khác và những người quan tâm có nêu ra những câu hỏi gì để luật sư giải đáp không?
Luật sư Hà Huy Sơn: Tại hội thảo những người tổ chức có đặt cho tôi câu hỏi ‘tôi bảo vệ cho những người bị kết tội theo Điều 79 và 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam thì khó khăn của tôi trong vai trò luật sư thế nào?’. Tôi có nói nội dung qui định của hai điều đó không được rõ ràng, nhiều khi người ta hiểu một cách rất dễ nhầm lẫn những qui định trong Hiến pháp Việt Nam về quyền công dân với Điều 19 Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam tham gia năm 1982. Có những cái trùng lắp với nhau, ranh giới giữa quyền và những điều cấm không rõ, khiến cho phía công dân Việt Nam khó phân biệt. Điểm thứ hai là những người thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam dễ vận dụng một cách chủ quan hay tùy tiện. Do đó vai trò của tôi trong những vụ án này gặp khó khăn.
Gia Minh: Sau khi trình bày như thế,luật sư còn được đặt thêm những câu hỏi gì nữa không?
Luật sư Hà Huy Sơn: Họ cũng có hỏi khi tôi bảo vệ cho những người bị buộc phạm tội theo Điều 79, 88 thuộc chương an ninh quốc gia có những khó khăn gì. Tôi cũng có nói những khó khăn là nhiều người có thể chưa hiểu việc làm của tôi, họ xa lánh và tôi cũng nhận được những nhắn tin điện thoại đe dọa mà không rõ danh tính ai gọi đến. Đó là những khó khăn trong công việc và tôi cũng chia xẻ với mọi người như thế.
Gia Minh: Luật sư còn gặp những người Việt Nam khác ở Geneve trong hai ngày qua trước kỳ kiểm điểm 5 tháng 2?
Luật sư Hà Huy Sơn: Cùng tham gia có nhà báo Trần Quang Thành đến từ Slovakia và nhiều người Việt Nam ở nước ngoài lần đầu tiên tôi gặp nên cũng không nhớ được hết tên.
Gia Minh: Và những người từ trong nước, luật sư có gặp được những ai không?
Luật sư Hà Huy Sơn: Những người từ trong nước tôi không gặp ai, có lẽ một mình tôi.
Gia Minh: Ngày 5 tháng 2 diễn ra kỳ kiểm điểm định kỳ, luật sư và những người như Nhà báo Trần Quang Thành có kế hoạch gì?
Luật sư Hà Huy Sơn: Hôm nay đến cuộc hội thảo tôi mới gặp nhà báo Trần Quang Thành thôi chứ tôi không đi cùng. Tôi đi với đoàn của Na Uy. Kế hoạch trong ngày 5 tôi chỉ là người chứng kiến thôi chứ không có tham gia gì trong đó cả.
Gia Minh: Không khí tại Geneve trong hai ngày qua và đêm trước ngày Kiểm điểm Định kỳ đối với Việt Nam ra sao?
Luật sư Hà Huy Sơn: Qua buổi ngày hôm nay tôi thấy các tổ chức và các NGOs rất quan tâm đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam.
Gia Minh: Trước khi chia tay, luật sư còn có những lời gì nữa với quí thính giả của Đài Á Châu Tự Do không?
Luật sư Hà Huy Sơn: Tôi muốn qua quí đài gửi đến quí thính giả của Đài Á Châu Tự do trong thời gian tới quan tâm hơn đến đất nước Việt Nam và giúp đỡ những người Việt Nam để quyền con người ở Việt Nam được tiến bộ hơn.
Gia Minh: Cám ơn Luật sư Hà Huy Sơn.
RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vns-lawyer-hhson-talk-ab-his-act-uprgm-02042014134718.html