Tin nóng trong ngày
Rút tên Hoa Sen khỏi dự thảo quy hoạch ngành thép
Các báo lớn của Việt Nam đưa tin Bộ Công Thương không còn để tên Tập đoàn Hoa Sen là chủ đầu tư một dự án ở tỉnh Ninh Thuận trong bản dự thảo thứ nhì về quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025.
Ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng của Bộ nói với báo chí hôm 12/12 rằng việc để tên chủ đầu tư trong quy hoạch là “phản cảm”, nhưng ông cũng nói thêm là “việc rút tên không phải vì áp lực dư luận”.
Hoa Sen là một trong những tập đoàn hàng đầu về sản xuất, buôn bán thép của Việt Nam. Hồi đầu tháng 9, có tin tập đoàn này dự định đầu tư 10 tỷ đôla để đưa Cà Ná thành dự án thép lớn nhất Việt Nam.
Trong cuộc đại hội cổ đông bất thường hồi tháng 9, ban giám đốc tập đoàn đề xuất nhà đầu tư thông qua chủ trương triển khai đầu tư khu liên hợp luyện cán thép ở Cà Ná, công suất 6 triệu tấn/năm. Ngoài ra, theo tầm nhìn quy hoạch từ năm 2017-2031, công suất thiết kế sẽ đạt 16 triệu tấn/năm.
Sau khi có tin này, nhiều nhà phân tích, cựu quan chức và một phần lớn công chúng đã phản đối. Họ nêu ra những lo ngại về tác hại đến môi trường của dự án, nhất là sau vụ xả thải trái phép gây thảm họa ô nhiễm biển của hãng Formosa, Đài Loan, trong một dự án thép lớn khác ở tỉnh Hà Tĩnh.
Những người phản đối còn dẫn ra mối lo về nguồn nước ở Ninh Thuận, một tỉnh vốn ít mưa và khô cằn. Ngoài ra là các quan ngại về khả năng thừa thép không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới.
Giáo sư Tiến sĩ Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, phân tích thêm với VOA:
“Vấn đề vướng mắc lớn nhất chính là cung cầu, vấn đề ô nhiễm môi trường, và vấn đề về nguồn nước. Ở trong nước cũng như ở thế giới, không phải là có nhu cầu lớn như thế. Vấn đề nó gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với xung quanh, đó là sự lo ngại lớn nhất của cả dân chúng và cả chính quyền của địa phương. Do đó người ta khó chấp nhận một dự án như thế. Tôi cho cái nguồn nước cũng là vấn đề hết sức bức bách đối với Ninh Thuận. Một tấn thép phải dùng mấy mét khối nước. Ninh Thuận là vùng khô hạn, thiếu nước. Hiện nay giải quyết nước sinh hoạt cho dân cũng đã gặp khó khăn. Nếu mà cái nhà máy lớn như vậy, tiêu thụ nước lớn như vậy thì chưa thấy phương án đưa ra giải quyết nguồn nước cho nhà máy ra sao. Nếu nhà máy có đưa ra thì chắc là phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Vấn đề đó sẽ được thảo luận và tôi cho rằng cũng khó được hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường thông qua”.
Trong cuộc nói chuyện với báo chí ngày 12/12, ông Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương, cũng thừa nhận vấn đề nước là “chuyện đau đầu nhất” trong dự án thép này. Ông nói: "Nếu Ninh Thuận không cung cấp được nước thì nhà đầu tư phải từ bỏ dự án”.
Theo quy hoạch, tại Cà Ná có khu công nghiệp cao nhưng nhiều năm qua tỉnh Ninh Thuận không thu hút được dự án nào. Ông Hoài cho rằng với bài toán lớn nhất là nguồn nước, chính phủ trung ương cần hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng thủy lợi đáp ứng nhu cầu giai đoạn đầu tiên là 30 triệu m³ và đến năm 2020 là khoảng 200 triệu m³.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Rút tên Hoa Sen khỏi dự thảo quy hoạch ngành thép
Các báo lớn của Việt Nam đưa tin Bộ Công Thương không còn để tên Tập đoàn Hoa Sen là chủ đầu tư một dự án ở tỉnh Ninh Thuận trong bản dự thảo thứ nhì về quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025.
Ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng của Bộ nói với báo chí hôm 12/12 rằng việc để tên chủ đầu tư trong quy hoạch là “phản cảm”, nhưng ông cũng nói thêm là “việc rút tên không phải vì áp lực dư luận”.
Hoa Sen là một trong những tập đoàn hàng đầu về sản xuất, buôn bán thép của Việt Nam. Hồi đầu tháng 9, có tin tập đoàn này dự định đầu tư 10 tỷ đôla để đưa Cà Ná thành dự án thép lớn nhất Việt Nam.
Trong cuộc đại hội cổ đông bất thường hồi tháng 9, ban giám đốc tập đoàn đề xuất nhà đầu tư thông qua chủ trương triển khai đầu tư khu liên hợp luyện cán thép ở Cà Ná, công suất 6 triệu tấn/năm. Ngoài ra, theo tầm nhìn quy hoạch từ năm 2017-2031, công suất thiết kế sẽ đạt 16 triệu tấn/năm.
Sau khi có tin này, nhiều nhà phân tích, cựu quan chức và một phần lớn công chúng đã phản đối. Họ nêu ra những lo ngại về tác hại đến môi trường của dự án, nhất là sau vụ xả thải trái phép gây thảm họa ô nhiễm biển của hãng Formosa, Đài Loan, trong một dự án thép lớn khác ở tỉnh Hà Tĩnh.
Những người phản đối còn dẫn ra mối lo về nguồn nước ở Ninh Thuận, một tỉnh vốn ít mưa và khô cằn. Ngoài ra là các quan ngại về khả năng thừa thép không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới.
Giáo sư Tiến sĩ Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, phân tích thêm với VOA:
“Vấn đề vướng mắc lớn nhất chính là cung cầu, vấn đề ô nhiễm môi trường, và vấn đề về nguồn nước. Ở trong nước cũng như ở thế giới, không phải là có nhu cầu lớn như thế. Vấn đề nó gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với xung quanh, đó là sự lo ngại lớn nhất của cả dân chúng và cả chính quyền của địa phương. Do đó người ta khó chấp nhận một dự án như thế. Tôi cho cái nguồn nước cũng là vấn đề hết sức bức bách đối với Ninh Thuận. Một tấn thép phải dùng mấy mét khối nước. Ninh Thuận là vùng khô hạn, thiếu nước. Hiện nay giải quyết nước sinh hoạt cho dân cũng đã gặp khó khăn. Nếu mà cái nhà máy lớn như vậy, tiêu thụ nước lớn như vậy thì chưa thấy phương án đưa ra giải quyết nguồn nước cho nhà máy ra sao. Nếu nhà máy có đưa ra thì chắc là phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Vấn đề đó sẽ được thảo luận và tôi cho rằng cũng khó được hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường thông qua”.
Trong cuộc nói chuyện với báo chí ngày 12/12, ông Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương, cũng thừa nhận vấn đề nước là “chuyện đau đầu nhất” trong dự án thép này. Ông nói: "Nếu Ninh Thuận không cung cấp được nước thì nhà đầu tư phải từ bỏ dự án”.
Theo quy hoạch, tại Cà Ná có khu công nghiệp cao nhưng nhiều năm qua tỉnh Ninh Thuận không thu hút được dự án nào. Ông Hoài cho rằng với bài toán lớn nhất là nguồn nước, chính phủ trung ương cần hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng thủy lợi đáp ứng nhu cầu giai đoạn đầu tiên là 30 triệu m³ và đến năm 2020 là khoảng 200 triệu m³.
VOA