Tin nóng trong ngày
Sau cuộc điện đàm muộn màng của Tập Cận Bình, TQ lo lắng đợi Trump phát động cuộc chiến
Việc ông Trump không gọi điện trước cho Tập Cận Bình có khả năng xuất phát từ vấn đề "xa gần, thân sơ" hoặc múi giờ,
(Ảnh: gawker.com)
Ngày 9/11, ngay sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi điện mừng. Đến 14/11, hai ông có cuộc điện đàm chính thức đầu tiên.
"Rắc rối nhỏ" giữa Trump và Tập Cận Bình
Trang Đa Chiều (Mỹ) ngày 14/11 bình luận, theo thông lệ quốc tế, Tổng thống đắc cử Mỹ nên chủ động gọi điện "đáp lễ" Bắc Kinh.
Việc ông Trump không gọi điện trước cho Tập Cận Bình có khả năng xuất phát từ vấn đề "xa gần, thân sơ" hoặc múi giờ, nhưng đồng thời cho phép đánh giá phần nào về xu hướng phát triển trong tương lai giữa các bên.
"Rắc rối" giữa Mỹ và Trung Quốc xuất hiện hai ngày sau đó, khi bài trả lời phỏng vấn của ông Trump đăng trên báo Wall Street Journal hôm 11/11 cho biết ông đã nói chuyện hoặc nhận tin từ "hầu hết" lãnh đạo trên thế giới, ngoại trừ... ông Tập Cận Bình.
Đằng sau sự "thất lễ" bề nổi này, dư luận quan tâm hơn đến khả năng đây là động thái cố ý thăm dò Bắc Kinh, bởi đối với bất kỳ Tổng thống Mỹ nào, xử lý quan hệ Mỹ-Trung đã trở thành cục diện lớn không thể thay đổi trong thế kỷ 21.
Trang Nikkei (Nhật Bản) tiếng Hoa ngày 15/11 chỉ ra, nội dung lớn trong các thông điệp của ông Tập Cận Bình là kêu gọi hợp tác, nhưng trong bức điện mừng ngày 9/11 đã xuất hiện những cụm từ không hợp hoàn cảnh: "Xung đột", "đối đầu" hay "mâu thuẫn".
Những cụm từ như vậy không hề xuất hiện trong điện mừng của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào gửi Tổng thống đắc cử Mỹ vào 8 năm trước, ông Barack Obama.
Theo Nikkei, có thể nhận định lãnh đạo Trung Quốc có thái độ khá tích cực và thẳng thắn thừa nhận mâu thuẫn tồn tại giữa hai nước, qua đó thể hiện thái độ kỳ vọng thúc đẩy đối thoại thay cho đối đầu.
Quan hệ Mỹ-Trung giai đoạn sau khi Trump đắc cử đang tồn tại nhiều nhân tố khó đoán (Ảnh: Xinhua)
Trung Quốc sẽ dễ nói chuyện với chính quyền Trump
Cố vấn chính sách của Trump, cựu Giám đốc CIA James Woolsey viết trong bài báo đăng trên Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), nói rằng việc chính quyền Tổng thống Obama không tham gia Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng "là một thất bại về chiến lược".
Cách nói của Woolsey được hiểu là chính quyền Donald Trump có thể sẽ thay đổi điều này bằng cách gia nhập AIIB.
Bắc Kinh cũng kỳ vọng "mạng lưới bao vây" mà Mỹ xây dựng dưới thời Obama sẽ được nới lỏng, sau khi ông Trump tuyên bố phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây cũng được coi là cơ sở để chính phủ Trung Quốc "dễ nói chuyện" hơn với chính quyền Trump.
Tờ Mainichi Shimbun (Nhật Bản) dẫn lời cựu Chủ nhiệm Trung tâm quốc phòng Trung-Mỹ, Viện khoa học quân sự Trung Quốc, ông Diêu Vân Trúc cho hay, khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể xuất hiện "khoảng trống quyền lực" dưới thời Trump.
Dư luận Trung Quốc bắt đầu tràn đầy hy vọng rằng Tổng thống Trump - người đã tỏ ý thay đổi chính sách tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Obama - sẽ giảm thiểu hoạt động quân sự của Mỹ ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Điều Trung Quốc e ngại hơn là màu sắc "chủ nghĩa bảo hộ" mà Trump đã thể hiện khá mạnh mẽ có thể sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Ở lĩnh vực này, chính phủ Trung Quốc hầu như chưa đưa ra đánh giá nào bởi sự thiếu hụt rõ rệt các thông tin về bối cảnh của Tổng thống đắc cử Mỹ. Thay vào đó, Bắc Kinh đang cố gắng thu thập thông tin để bù đắp lại thiếu sót xảy ra do sự nhận định nhầm về người thắng cuộc trong bầu cử Mỹ.
Người Trung Quốc lo một cuộc chiến thương mại sau khi ông Trump nhậm chức (Ảnh minh họa: AP) Hải Võ
ST chuyen
Bàn ra tán vào (1)
Hoai An
Tập cân Bình buộc Obama phải xuống cầu thang hầm chứa hàng của Air Force One khi đến Bắc Kinh là "chuyện nhỏ"
----------------------------------------------------------------------------------
Sau cuộc điện đàm muộn màng của Tập Cận Bình, TQ lo lắng đợi Trump phát động cuộc chiến
Việc ông Trump không gọi điện trước cho Tập Cận Bình có khả năng xuất phát từ vấn đề "xa gần, thân sơ" hoặc múi giờ,
Ngày 9/11, ngay sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi điện mừng. Đến 14/11, hai ông có cuộc điện đàm chính thức đầu tiên.
"Rắc rối nhỏ" giữa Trump và Tập Cận Bình
Trang Đa Chiều (Mỹ) ngày 14/11 bình luận, theo thông lệ quốc tế, Tổng thống đắc cử Mỹ nên chủ động gọi điện "đáp lễ" Bắc Kinh.
Việc ông Trump không gọi điện trước cho Tập Cận Bình có khả năng xuất phát từ vấn đề "xa gần, thân sơ" hoặc múi giờ, nhưng đồng thời cho phép đánh giá phần nào về xu hướng phát triển trong tương lai giữa các bên.
"Rắc rối" giữa Mỹ và Trung Quốc xuất hiện hai ngày sau đó, khi bài trả lời phỏng vấn của ông Trump đăng trên báo Wall Street Journal hôm 11/11 cho biết ông đã nói chuyện hoặc nhận tin từ "hầu hết" lãnh đạo trên thế giới, ngoại trừ... ông Tập Cận Bình.
Đằng sau sự "thất lễ" bề nổi này, dư luận quan tâm hơn đến khả năng đây là động thái cố ý thăm dò Bắc Kinh, bởi đối với bất kỳ Tổng thống Mỹ nào, xử lý quan hệ Mỹ-Trung đã trở thành cục diện lớn không thể thay đổi trong thế kỷ 21.
Trang Nikkei (Nhật Bản) tiếng Hoa ngày 15/11 chỉ ra, nội dung lớn trong các thông điệp của ông Tập Cận Bình là kêu gọi hợp tác, nhưng trong bức điện mừng ngày 9/11 đã xuất hiện những cụm từ không hợp hoàn cảnh: "Xung đột", "đối đầu" hay "mâu thuẫn".
Những cụm từ như vậy không hề xuất hiện trong điện mừng của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào gửi Tổng thống đắc cử Mỹ vào 8 năm trước, ông Barack Obama.
Theo Nikkei, có thể nhận định lãnh đạo Trung Quốc có thái độ khá tích cực và thẳng thắn thừa nhận mâu thuẫn tồn tại giữa hai nước, qua đó thể hiện thái độ kỳ vọng thúc đẩy đối thoại thay cho đối đầu.
Quan hệ Mỹ-Trung giai đoạn sau khi Trump đắc cử đang tồn tại nhiều nhân tố khó đoán (Ảnh: Xinhua)
Trung Quốc sẽ dễ nói chuyện với chính quyền Trump
Cố vấn chính sách của Trump, cựu Giám đốc CIA James Woolsey viết trong bài báo đăng trên Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), nói rằng việc chính quyền Tổng thống Obama không tham gia Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng "là một thất bại về chiến lược".
Cách nói của Woolsey được hiểu là chính quyền Donald Trump có thể sẽ thay đổi điều này bằng cách gia nhập AIIB.
Bắc Kinh cũng kỳ vọng "mạng lưới bao vây" mà Mỹ xây dựng dưới thời Obama sẽ được nới lỏng, sau khi ông Trump tuyên bố phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây cũng được coi là cơ sở để chính phủ Trung Quốc "dễ nói chuyện" hơn với chính quyền Trump.
Tờ Mainichi Shimbun (Nhật Bản) dẫn lời cựu Chủ nhiệm Trung tâm quốc phòng Trung-Mỹ, Viện khoa học quân sự Trung Quốc, ông Diêu Vân Trúc cho hay, khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể xuất hiện "khoảng trống quyền lực" dưới thời Trump.
Dư luận Trung Quốc bắt đầu tràn đầy hy vọng rằng Tổng thống Trump - người đã tỏ ý thay đổi chính sách tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Obama - sẽ giảm thiểu hoạt động quân sự của Mỹ ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Điều Trung Quốc e ngại hơn là màu sắc "chủ nghĩa bảo hộ" mà Trump đã thể hiện khá mạnh mẽ có thể sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Ở lĩnh vực này, chính phủ Trung Quốc hầu như chưa đưa ra đánh giá nào bởi sự thiếu hụt rõ rệt các thông tin về bối cảnh của Tổng thống đắc cử Mỹ. Thay vào đó, Bắc Kinh đang cố gắng thu thập thông tin để bù đắp lại thiếu sót xảy ra do sự nhận định nhầm về người thắng cuộc trong bầu cử Mỹ.
Người Trung Quốc lo một cuộc chiến thương mại sau khi ông Trump nhậm chức (Ảnh minh họa: AP) Hải Võ
ST chuyen