Tin nóng trong ngày
TQ đe dọa vũ lực, diễn biến nghiêm trọng trên biển Đông ( Trong nước không có mưu thần, ngoài biên không tướng giỏi )
Ngày 24 tháng 7, 2017, nhà báo Bill Hayton của hãng tin BBC cho biết theo các nguồn tin từ ngành dầu khí quốc tế và giới ngoại giao Việt Nam, Hà Nội đã dừng chuyện thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của mình do bị Bắc Kinh
Ngày 24 tháng 7, 2017, nhà báo Bill Hayton của hãng tin BBC cho biết
theo các nguồn tin từ ngành dầu khí quốc tế và giới ngoại giao Việt Nam,
Hà Nội đã dừng chuyện thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của mình do bị
Bắc Kinh đe dọa tấn công các căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo
Trường Sa trên biển Đông.
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng xịt vào tàu tuần duyên Việt Nam, trong vụ khủng hoảng giàn khoan 981, mùa hè 2014. |
Các nhà quan sát trong và ngoài nước nhận định gì về diễn biến mới nhất này trên biển Đông?
Việt Nam sẽ bị tổn thất nặng về kinh tế
Khi được tin này, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, hiện làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho biết:
“Tôi khá là ngạc nhiên, vì Việt Nam khá là quyết tâm trong việc thăm
dò trên thềm lục địa của mình, bây giờ Trung Quốc đe dọa, và chưa xảy ra
đối đầu đã quyết định dừng hoạt động khai thác. Việt Nam đã nhún nhường
tương đối nhiều trong trường hợp này. Tôi nghĩ là điều này tạo một tiền
lệ đáng lo ngại trong thời gian tới. Nếu Trung Quốc tiếp tục dùng biện
pháp đe dọa như vậy, và Việt Nam tiếp tục nhượng bộ, thì nó đe dọa rất
lớn lợi ích kinh tế của Việt Nam trên biển Đông.”
Một nhà quan sát nước ngoài là ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt
Nam, làm việc tại Học viện quốc phòng Hoàng gia Úc, cũng cho rằng sự rút
lui của Việt Nam ảnh hưởng xấu đến lơi ích kinh tế của mình, ông viết
trên trang blog của ông:
Việc Việt Nam cho ngừng khoan tham dò ở lô 136-03 có hậu quả lâu dài.
Các công ty dầu khí nước ngoài sẽ xem xét mối nguy này là nghiêm trọng
và sẽ đòi hỏi Việt Nam phải bảo vệ hoặc không thì họ sẽ bỏ đi. Nếu Việt
Nam ngừng vĩnh viễn việc khoan thăm dò thì điều này sẽ có ảnh hưởng lâu
dài đối với các hợp đồng dầu khí hiện tại với các công ty nước ngoài và
điều quan trọng hơn cả là với an ninh năng lượng tương lai của Việt Nam.
Khu vực Việt Nam đang tiến hành thăm dò dầu khí nằm trên vùng biển Đông
Nam của Việt Nam, trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tính từ đất
liền. Việt Nam gọi là bãi Tư Chính. Nhưng theo quan điểm của Trung Quốc
vùng này lại thuộc chủ quyền của họ với đường đứt khúc chín đoạn mà họ
tự tuyên bố, chiếm 90% diện tích biển Đông, và Bắc Kinh gọi là Vạn An
Bắc.
Vào giữa tháng Sáu, các cơ quan truyền thông quốc tế loan báo là Trung
Quốc đã điều nhiều tàu xuống vùng biển này để gây sức ép, nhưng phía
Việt Nam được cho rằng đã từ chối rút khỏi vùng biển này, và cuộc tranh
cãi đã làm một nhân vật quân sự cấp cao của Trung Quốc là tướng Phạm
Trường Long cắt ngắn chuyến thăm Hà Nội lúc đó.
Thạc sĩ Hoàng Việt, một những người nghiên cứu biển Đông hiện sống ở Sài
Gòn nói rằng nếu Việt Nam rút giàn khoan thăm dò của mình ra khỏi khu
vực này, thì đó là một bước lùi:
Việc Việt Nam cho ngừng khoan tham dò ở lô 136-03 có hậu quả lâu dài. Các công ty dầu khí nước ngoài sẽ xem xét mối nguy này là nghiêm trọng và sẽ đòi hỏi Việt Nam phải bảo vệ hoặc không thì họ sẽ bỏ đi. -Chuyên gia Carl Thayer.
“Chắc có lẽ trong bối cảnh hiện tại, với sự đe dọa của Trung Quốc,
chính quyền Việt Nam thấy cần phải cân nhắc, và có lẽ đó là một bước
lùi. Nhưng để xem thế nào, nếu nó là bước lùi chiến thuật thì không sao,
nhưng nếu lùi hẳn thì là chuyện khác, nó cho thấy sự thắng thế của
Trung Quốc, ngày càng mạnh ở biển Đông, bất chấp tất cả, kể cả luật pháp
quốc tế.”
Trao đổi với chúng tôi sau khi diễn biến mới này được loan tin, Tiến sĩ
Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới của chính phủ Việt Nam, cũng
nhắc lại quan điểm pháp lý khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng
thời ông cũng cho rằng vùng biển Đông đang có những tranh chấp về quyền
lợi kinh tế, và địa chính trị rất nguy hiểm. Ông nói rằng nếu Việt Nam
thực sự rút lui, thì có thể có lý do như sau:
“Về lý do chính trị, trong bối cảnh hiện nay, như mọi người biết rồi,
Trung Quốc là một nước luôn tìm mọi cách để độc chiếm biển Đông. Câu
chuyện hiện nay ai cũng biết họ tìm mọi cách, thủ thuật thủ đoạn, quân
sự, ngoại giao, thậm chí kinh tế để gây sức ép. Trước tình hình đó, có
nguy cơ xảy ra xung đột, xảy ra chiến tranh. Trước tình hình đó, các
chính trị gia bảo vệ lợi ích quốc gia, sự tồn vong của quốc gia của họ
cũng cần phải có những xử lý thật mềm mỏng, khôn khéo, đừng tạo ra mồi
lửa của cuộc chiến tranh.”
Trung Quốc vẫn quyết tâm duy trì đường lưỡi bò, và đe dọa vũ lực
Căng thẳng mới giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra chỉ sau khi Phán
quyết của tòa trọng tài quốc tế về biển Đông ra đời hơn 1 năm. Phán
quyết này phủ nhận tính pháp lý của đường chín đoạn mà Trung Quốc tự
vạch ra trên biển Đông. Mặt khác Phán quyết này không công nhận thềm lục
địa và vùng đặc quyền kinh tế xung quanh các hòn đảo đá không thể duy
trì sự sống dài lâu cho con người, vì vậy tất cả các đảo ở Hoàng Sa và
Trường Sa, dù ai làm chủ, cũng không có vùng đặc quyền kinh tế xung
quanh nó.
Nếu theo phán quyết đó thì khu vực bãi Tư Chính là vùng đặc quyền kinh
tế chỉ của Việt Nam mà thôi, vì nó được tính từ đất liền của Việt Nam.
Nếu chuyện Việt Nam bị áp lực buộc phải rút giàn khoan ra khỏi bãi Tư Chính thực sự xảy ra, thì Việt Nam nên nêu nó ra, ở các diễn đàn an ninh khu vực, thậm chí sử dụng các biện pháp pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trên biển Đông.
-Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp.
Tin nói về quyết tâm của Việt Nam trong tháng Sáu vừa qua về chuyện thăm
dò dầu khí ở bãi Tư Chính, cũng như thái độ khá im lặng của Trung Quốc
những tháng sau khi Phán quyết được công bố hồi tháng Bảy năm 2016, có
nhiều ý kiến được đưa ra là Trung Quốc cũng có phần nào tôn trọng Phán
quyết của tòa trọng tài quốc tế dù ngoài mặt phản đối.
Diễn biến mới được Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định:
“Một lần nữa khẳng định rằng họ tìm cách bác bỏ phán quyết của tòa
trọng tài. Tôi nghĩ một hành động khác nghiêm trọng hơn là họ đe dọa sử
dụng vũ lực, theo như bản tin của BBC, họ đe dọa tấn công các đảo của
Việt Nam ở Trường Sa.”
Điều đáng ngạc nhiên là nếu đó là một hành động nghiêm trọng thì tại sao
cả phía Việt Nam lẫn Trung Quốc đều không chính thức đưa tin?
Giải thích điều đó Thạc sĩ Hoàng Việt nói với chúng tôi:
“Có thể tuy Việt Nam không đưa ra thông báo chính thức vì vẫn e dè
Trung Quốc, tức là cái cách Trung Quốc họ muốn không làm rùm beng vấn đề
này. Nhưng tin tức lộ ra cho thấy chính quyền Việt Nam vẫn đưa ra thông
tin mặc dù chưa chính thức.”
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhắc lại sự kiện giàn khoan của Trung Quốc mang số
hiệu 981 được đưa vào thềm lục địa Việt Nam hồi tháng Năm năm 2014, làm
dấy lên một phản ứng rất dữ dội từ phía người dân Việt Nam, đập phá các
nhà máy của Trung Quốc, Đài Loan làm chủ, gây tổn hại rất lớn về kinh
tế. Cho nên theo Tiến sĩ Hiệp, Việt Nam muốn kiểm soát thông tin để giữ
ổn định, nhưng đây là một điều lợi bất cập hại:
“Điều này cũng có thể có lợi là giúp giữ ổn định trong nước, tuy
nhiên nó cũng gây ra một hậu quả tiêu cực là nó không minh bạch về mặt
thông tin, gây ra những đồn đoán, hoài nghi trong công luận. Nó có thể
làm suy yếu cái tính chính danh của chính phủ trong nhận thức của người
dân, liên quan đến việc bảo vệ lợi ích quốc gia, liên quan đến chủ quyền
và quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.”
Chuyện căng thẳng diễn ra hồi tháng Sáu, trong đó tướng Phạm Trường Long
của Trung Quốc bỏ về giữa chừng không được hai nước đưa tin, lúc đó
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp có nói với đài RFA rằng có thể hai bên đang tìm
cách giải quyết xung đột một cách kín đáo, khi chúng tôi nhắc lại chuyện
này, Tiến sĩ Hiệp cho rằng trong diễn biến mới, nếu chuyện Việt Nam bị
áp lực buộc phải rút giàn khoan ra khỏi bãi Tư Chính thực sự xảy ra, thì
Việt Nam nên nêu nó ra, ở các diễn đàn an ninh khu vực, thậm chí sử
dụng các biện pháp pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình
trên biển Đông.
Kính Hòa
(RFA)
Bàn ra tán vào (0)
TQ đe dọa vũ lực, diễn biến nghiêm trọng trên biển Đông ( Trong nước không có mưu thần, ngoài biên không tướng giỏi )
Ngày 24 tháng 7, 2017, nhà báo Bill Hayton của hãng tin BBC cho biết theo các nguồn tin từ ngành dầu khí quốc tế và giới ngoại giao Việt Nam, Hà Nội đã dừng chuyện thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của mình do bị Bắc Kinh
Ngày 24 tháng 7, 2017, nhà báo Bill Hayton của hãng tin BBC cho biết
theo các nguồn tin từ ngành dầu khí quốc tế và giới ngoại giao Việt Nam,
Hà Nội đã dừng chuyện thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của mình do bị
Bắc Kinh đe dọa tấn công các căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo
Trường Sa trên biển Đông.
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng xịt vào tàu tuần duyên Việt Nam, trong vụ khủng hoảng giàn khoan 981, mùa hè 2014. |
Các nhà quan sát trong và ngoài nước nhận định gì về diễn biến mới nhất này trên biển Đông?
Việt Nam sẽ bị tổn thất nặng về kinh tế
Khi được tin này, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, hiện làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho biết:
“Tôi khá là ngạc nhiên, vì Việt Nam khá là quyết tâm trong việc thăm
dò trên thềm lục địa của mình, bây giờ Trung Quốc đe dọa, và chưa xảy ra
đối đầu đã quyết định dừng hoạt động khai thác. Việt Nam đã nhún nhường
tương đối nhiều trong trường hợp này. Tôi nghĩ là điều này tạo một tiền
lệ đáng lo ngại trong thời gian tới. Nếu Trung Quốc tiếp tục dùng biện
pháp đe dọa như vậy, và Việt Nam tiếp tục nhượng bộ, thì nó đe dọa rất
lớn lợi ích kinh tế của Việt Nam trên biển Đông.”
Một nhà quan sát nước ngoài là ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt
Nam, làm việc tại Học viện quốc phòng Hoàng gia Úc, cũng cho rằng sự rút
lui của Việt Nam ảnh hưởng xấu đến lơi ích kinh tế của mình, ông viết
trên trang blog của ông:
Việc Việt Nam cho ngừng khoan tham dò ở lô 136-03 có hậu quả lâu dài.
Các công ty dầu khí nước ngoài sẽ xem xét mối nguy này là nghiêm trọng
và sẽ đòi hỏi Việt Nam phải bảo vệ hoặc không thì họ sẽ bỏ đi. Nếu Việt
Nam ngừng vĩnh viễn việc khoan thăm dò thì điều này sẽ có ảnh hưởng lâu
dài đối với các hợp đồng dầu khí hiện tại với các công ty nước ngoài và
điều quan trọng hơn cả là với an ninh năng lượng tương lai của Việt Nam.
Khu vực Việt Nam đang tiến hành thăm dò dầu khí nằm trên vùng biển Đông
Nam của Việt Nam, trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tính từ đất
liền. Việt Nam gọi là bãi Tư Chính. Nhưng theo quan điểm của Trung Quốc
vùng này lại thuộc chủ quyền của họ với đường đứt khúc chín đoạn mà họ
tự tuyên bố, chiếm 90% diện tích biển Đông, và Bắc Kinh gọi là Vạn An
Bắc.
Vào giữa tháng Sáu, các cơ quan truyền thông quốc tế loan báo là Trung
Quốc đã điều nhiều tàu xuống vùng biển này để gây sức ép, nhưng phía
Việt Nam được cho rằng đã từ chối rút khỏi vùng biển này, và cuộc tranh
cãi đã làm một nhân vật quân sự cấp cao của Trung Quốc là tướng Phạm
Trường Long cắt ngắn chuyến thăm Hà Nội lúc đó.
Thạc sĩ Hoàng Việt, một những người nghiên cứu biển Đông hiện sống ở Sài
Gòn nói rằng nếu Việt Nam rút giàn khoan thăm dò của mình ra khỏi khu
vực này, thì đó là một bước lùi:
Việc Việt Nam cho ngừng khoan tham dò ở lô 136-03 có hậu quả lâu dài. Các công ty dầu khí nước ngoài sẽ xem xét mối nguy này là nghiêm trọng và sẽ đòi hỏi Việt Nam phải bảo vệ hoặc không thì họ sẽ bỏ đi. -Chuyên gia Carl Thayer.
“Chắc có lẽ trong bối cảnh hiện tại, với sự đe dọa của Trung Quốc,
chính quyền Việt Nam thấy cần phải cân nhắc, và có lẽ đó là một bước
lùi. Nhưng để xem thế nào, nếu nó là bước lùi chiến thuật thì không sao,
nhưng nếu lùi hẳn thì là chuyện khác, nó cho thấy sự thắng thế của
Trung Quốc, ngày càng mạnh ở biển Đông, bất chấp tất cả, kể cả luật pháp
quốc tế.”
Trao đổi với chúng tôi sau khi diễn biến mới này được loan tin, Tiến sĩ
Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới của chính phủ Việt Nam, cũng
nhắc lại quan điểm pháp lý khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng
thời ông cũng cho rằng vùng biển Đông đang có những tranh chấp về quyền
lợi kinh tế, và địa chính trị rất nguy hiểm. Ông nói rằng nếu Việt Nam
thực sự rút lui, thì có thể có lý do như sau:
“Về lý do chính trị, trong bối cảnh hiện nay, như mọi người biết rồi,
Trung Quốc là một nước luôn tìm mọi cách để độc chiếm biển Đông. Câu
chuyện hiện nay ai cũng biết họ tìm mọi cách, thủ thuật thủ đoạn, quân
sự, ngoại giao, thậm chí kinh tế để gây sức ép. Trước tình hình đó, có
nguy cơ xảy ra xung đột, xảy ra chiến tranh. Trước tình hình đó, các
chính trị gia bảo vệ lợi ích quốc gia, sự tồn vong của quốc gia của họ
cũng cần phải có những xử lý thật mềm mỏng, khôn khéo, đừng tạo ra mồi
lửa của cuộc chiến tranh.”
Trung Quốc vẫn quyết tâm duy trì đường lưỡi bò, và đe dọa vũ lực
Căng thẳng mới giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra chỉ sau khi Phán
quyết của tòa trọng tài quốc tế về biển Đông ra đời hơn 1 năm. Phán
quyết này phủ nhận tính pháp lý của đường chín đoạn mà Trung Quốc tự
vạch ra trên biển Đông. Mặt khác Phán quyết này không công nhận thềm lục
địa và vùng đặc quyền kinh tế xung quanh các hòn đảo đá không thể duy
trì sự sống dài lâu cho con người, vì vậy tất cả các đảo ở Hoàng Sa và
Trường Sa, dù ai làm chủ, cũng không có vùng đặc quyền kinh tế xung
quanh nó.
Nếu theo phán quyết đó thì khu vực bãi Tư Chính là vùng đặc quyền kinh
tế chỉ của Việt Nam mà thôi, vì nó được tính từ đất liền của Việt Nam.
Nếu chuyện Việt Nam bị áp lực buộc phải rút giàn khoan ra khỏi bãi Tư Chính thực sự xảy ra, thì Việt Nam nên nêu nó ra, ở các diễn đàn an ninh khu vực, thậm chí sử dụng các biện pháp pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trên biển Đông.
-Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp.
Tin nói về quyết tâm của Việt Nam trong tháng Sáu vừa qua về chuyện thăm
dò dầu khí ở bãi Tư Chính, cũng như thái độ khá im lặng của Trung Quốc
những tháng sau khi Phán quyết được công bố hồi tháng Bảy năm 2016, có
nhiều ý kiến được đưa ra là Trung Quốc cũng có phần nào tôn trọng Phán
quyết của tòa trọng tài quốc tế dù ngoài mặt phản đối.
Diễn biến mới được Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định:
“Một lần nữa khẳng định rằng họ tìm cách bác bỏ phán quyết của tòa
trọng tài. Tôi nghĩ một hành động khác nghiêm trọng hơn là họ đe dọa sử
dụng vũ lực, theo như bản tin của BBC, họ đe dọa tấn công các đảo của
Việt Nam ở Trường Sa.”
Điều đáng ngạc nhiên là nếu đó là một hành động nghiêm trọng thì tại sao
cả phía Việt Nam lẫn Trung Quốc đều không chính thức đưa tin?
Giải thích điều đó Thạc sĩ Hoàng Việt nói với chúng tôi:
“Có thể tuy Việt Nam không đưa ra thông báo chính thức vì vẫn e dè
Trung Quốc, tức là cái cách Trung Quốc họ muốn không làm rùm beng vấn đề
này. Nhưng tin tức lộ ra cho thấy chính quyền Việt Nam vẫn đưa ra thông
tin mặc dù chưa chính thức.”
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhắc lại sự kiện giàn khoan của Trung Quốc mang số
hiệu 981 được đưa vào thềm lục địa Việt Nam hồi tháng Năm năm 2014, làm
dấy lên một phản ứng rất dữ dội từ phía người dân Việt Nam, đập phá các
nhà máy của Trung Quốc, Đài Loan làm chủ, gây tổn hại rất lớn về kinh
tế. Cho nên theo Tiến sĩ Hiệp, Việt Nam muốn kiểm soát thông tin để giữ
ổn định, nhưng đây là một điều lợi bất cập hại:
“Điều này cũng có thể có lợi là giúp giữ ổn định trong nước, tuy
nhiên nó cũng gây ra một hậu quả tiêu cực là nó không minh bạch về mặt
thông tin, gây ra những đồn đoán, hoài nghi trong công luận. Nó có thể
làm suy yếu cái tính chính danh của chính phủ trong nhận thức của người
dân, liên quan đến việc bảo vệ lợi ích quốc gia, liên quan đến chủ quyền
và quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.”
Chuyện căng thẳng diễn ra hồi tháng Sáu, trong đó tướng Phạm Trường Long
của Trung Quốc bỏ về giữa chừng không được hai nước đưa tin, lúc đó
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp có nói với đài RFA rằng có thể hai bên đang tìm
cách giải quyết xung đột một cách kín đáo, khi chúng tôi nhắc lại chuyện
này, Tiến sĩ Hiệp cho rằng trong diễn biến mới, nếu chuyện Việt Nam bị
áp lực buộc phải rút giàn khoan ra khỏi bãi Tư Chính thực sự xảy ra, thì
Việt Nam nên nêu nó ra, ở các diễn đàn an ninh khu vực, thậm chí sử
dụng các biện pháp pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình
trên biển Đông.
Kính Hòa
(RFA)