Tin nóng trong ngày
Tại Myanma, Đức Giáo hoàng kêu gọi “tôn trọng các nhóm thiểu số”
Trong bài diễn văn của mình, Đức Giáo hoàng gởi gắm, “Tôi cũng muốn chuyến thăm của mình là thăm toàn bộ người dân Myanmar, và là lời khích lệ cho tất cả những ai đang làm việc để xây dựng một xã hội công bằng, hòa giải và dung nạp.”
Đức Giáo hoàng kêu gọi “tôn trọng các nhóm thiểu số”
#GNsP – Đức Phanxicô không bao giờ nhắc đến từ “Rohingya” nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo sống tại Myanmar, và cũng không nói đến vấn đề kỳ thị và áp bức. Nhưng ngụ ý trong lời lẽ của ngài rất rõ ràng.
Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói chuyện với các nhà chức trách của Myanmar tại sảnh Trung tâm Hội nghị Quốc tế của nước này ở thủ đô mới Nay Pyi Taw. Hiện diện với ngài có bà Aung San Suu Kyi người đã đoạt giải Nobel Hòa bình, các thành viên trong chính phủ và các đoàn ngoại giao.
Giáo hội Công giáo ở Myanmar đã xin Đức Giáo hoàng đừng nhắc đến “Rohingya” trong bài diễn văn của mình, để không gây phản ứng bạo lực mới trong một đất nước dân chủ non trẻ, nơi quân đội vẫn có tầm ảnh hưởng cực lớn. Đức Phanxicô đã chấp nhận yêu cầu này, nhưng ngài vẫn không bỏ qua một lời kêu gọi rõ ràng rằng phải bảo vệ các nhóm thiểu số.
Trong bài diễn văn chào mừng, bà Aung San Suu Kyi nói về vùng đất mà người Rohingya sinh sống, nhưng cũng không nhắc đến từ “Rohingya.”
“Trong nhiều thách thức mà chính phủ chúng tôi phải đối diện, vấn đề ở Rekhine được thế giới chú ý nhiều nhất. Khi cân nhắc các vấn đề lâu dài về xã hội, kinh tế và chính trị mà chúng tôi từ lâu đã đánh mất sự tin tưởng và thông hiểu của cộng đồng quốc tế, thì chúng tôi thấy rõ sự hòa hợp và hợp tác giữa các cộng đồng khác nhau ở Rakhine, sự hỗ trợ của người dân chúng tôi cũng như của những người bạn mong muốn chúng tôi thành công, đúng là những điều vô giá. Trọng kính Đức Giáo hoàng, món quà ngài mang đến là sự thông cảm và khích lệ, chúng tôi sẽ trân trọng và ghi khắc những lời của ngài trong thông điệp mừng Ngày Hòa bình Thế giới 2017.”
Trong bài diễn văn của mình, Đức Giáo hoàng gởi gắm, “Tôi cũng muốn chuyến thăm của mình là thăm toàn bộ người dân Myanmar, và là lời khích lệ cho tất cả những ai đang làm việc để xây dựng một xã hội công bằng, hòa giải và dung nạp.”
Và sau khi nói đến vẻ đẹp cùng tài nguyên thiên nhiên của đất nước này, Đức Phanxicô nhắc lại rằng “người dân Myanmar đã phải chịu quá nhiều đau khổ, và vẫn còn chịu đau khổ bởi xung đột trong nước vốn đã tồn tại quá lâu và tạo nên sự chia rẽ quá sâu sắc.”
Đức Phanxicô tiếp, “Quốc gia này giờ đang làm việc để phục hồi hòa bình và do đó, việc chữa lành những vết thương này phải là ưu tiên hàng đầu về chính trị và tâm linh.” Đức Giáo hoàng nhắc đến nỗ lực của chính phủ và Hội đồng Hòa bình Panglong, “đã đưa đại diện các nhóm lại với nhau trong nỗ lực chấm dứt bạo lực, để xây dựng sự tin tưởng và bảo đảm việc tôn trọng quyền lợi của tất cả những ai xem mảnh đất này là quê nhà.”
Rồi ngài nhắc lại rằng “hòa bình và hòa giải chỉ có thể tiến tới khi có sự tận tâm với công lý và tôn trọng nhân quyền. Và phải giải quyết xung đột qua đối thoại chứ không phải dùng vũ lực. Tương lai của Myanmar phải là hòa bình, một nền hòa bình đặt trên sự tôn trọng phẩm giá và quyền của mọi thành viên trong xã hội, tôn trọng từng nhóm sắc tộc và căn tính của họ, tôn trọng luật pháp, và tôn trọng nền dân chủ cho phép mỗi người mỗi nhóm, không trừ một ai, được đóng góp hợp lý vào lợi ích chung.”
Theo Liên Hợp Quốc, người Rohingya, nhóm sắc tộc thiểu số Hồi giáo ở Myanmar, là một trong những nhóm thiểu số bị ngược đãi nhất thế giới. 600.000 người đã phải chạy trốn khỏi bang Rakhine để đến nước Bangladesh láng giềng, và trong vài ngày tới, Đức Phanxicô sẽ gặp một đoàn đại diện của họ tại Bangladesh. Nhưng còn 400.000 người khác vẫn đang sống bơ vơ trong Myanmar. Họ thuộc các nhóm sắc tộc Kachin, Karen, Chin và Shan. Và dù truyền thông quốc tế ít chú ý hơn, nhưng họ cũng bị kỳ thị nặng nề và sống dưới sự áp bức của quân đội. 120.000 người Kachin chủ yếu là Kitô hữu, và phải sống trong các trại tị nạn hơn sáu năm rồi.
Đức Phanxicô cũng nhắn nhủ các nhà chức trách của Myanmar, “Sự khác biệt tôn giáo không phải là nguồn gây chia rẽ và bất tín, nhưng là một sức mạnh để hiệp nhất, tha thứ, bao dung và xây dựng quốc gia. Tôn giáo có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị những vết thương cảm xúc, tinh thần và tâm ly cho những người đã chịu đựng nhiều năm xung đột.”
Nhưng bất chấp sự kỳ thị của áp bức do tay những người Phật giáo dân tộc chủ nghĩa trên nhóm thiểu số Hồi giáo, vẫn có những tín hiệu tích cực. Với Đức Giáo hoàng, thì “Đây là một tín hiệu đầy hy vọng, khi lãnh đạo của các truyền thống tôn giáo lớn trong quốc gia này đang nỗ lực làm việc với nhau, trong tinh thần hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau, để xây dựng hòa bình, giúp đỡ người nghèo và giáo dục những giá trị nhân văn và tôn giáo đích thực.”
J.B. Thái Hòa dịch
phanxico.vn
Bàn ra tán vào (0)
Tại Myanma, Đức Giáo hoàng kêu gọi “tôn trọng các nhóm thiểu số”
Trong bài diễn văn của mình, Đức Giáo hoàng gởi gắm, “Tôi cũng muốn chuyến thăm của mình là thăm toàn bộ người dân Myanmar, và là lời khích lệ cho tất cả những ai đang làm việc để xây dựng một xã hội công bằng, hòa giải và dung nạp.”
Đức Giáo hoàng kêu gọi “tôn trọng các nhóm thiểu số”
#GNsP – Đức Phanxicô không bao giờ nhắc đến từ “Rohingya” nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo sống tại Myanmar, và cũng không nói đến vấn đề kỳ thị và áp bức. Nhưng ngụ ý trong lời lẽ của ngài rất rõ ràng.
Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói chuyện với các nhà chức trách của Myanmar tại sảnh Trung tâm Hội nghị Quốc tế của nước này ở thủ đô mới Nay Pyi Taw. Hiện diện với ngài có bà Aung San Suu Kyi người đã đoạt giải Nobel Hòa bình, các thành viên trong chính phủ và các đoàn ngoại giao.
Giáo hội Công giáo ở Myanmar đã xin Đức Giáo hoàng đừng nhắc đến “Rohingya” trong bài diễn văn của mình, để không gây phản ứng bạo lực mới trong một đất nước dân chủ non trẻ, nơi quân đội vẫn có tầm ảnh hưởng cực lớn. Đức Phanxicô đã chấp nhận yêu cầu này, nhưng ngài vẫn không bỏ qua một lời kêu gọi rõ ràng rằng phải bảo vệ các nhóm thiểu số.
Trong bài diễn văn chào mừng, bà Aung San Suu Kyi nói về vùng đất mà người Rohingya sinh sống, nhưng cũng không nhắc đến từ “Rohingya.”
“Trong nhiều thách thức mà chính phủ chúng tôi phải đối diện, vấn đề ở Rekhine được thế giới chú ý nhiều nhất. Khi cân nhắc các vấn đề lâu dài về xã hội, kinh tế và chính trị mà chúng tôi từ lâu đã đánh mất sự tin tưởng và thông hiểu của cộng đồng quốc tế, thì chúng tôi thấy rõ sự hòa hợp và hợp tác giữa các cộng đồng khác nhau ở Rakhine, sự hỗ trợ của người dân chúng tôi cũng như của những người bạn mong muốn chúng tôi thành công, đúng là những điều vô giá. Trọng kính Đức Giáo hoàng, món quà ngài mang đến là sự thông cảm và khích lệ, chúng tôi sẽ trân trọng và ghi khắc những lời của ngài trong thông điệp mừng Ngày Hòa bình Thế giới 2017.”
Trong bài diễn văn của mình, Đức Giáo hoàng gởi gắm, “Tôi cũng muốn chuyến thăm của mình là thăm toàn bộ người dân Myanmar, và là lời khích lệ cho tất cả những ai đang làm việc để xây dựng một xã hội công bằng, hòa giải và dung nạp.”
Và sau khi nói đến vẻ đẹp cùng tài nguyên thiên nhiên của đất nước này, Đức Phanxicô nhắc lại rằng “người dân Myanmar đã phải chịu quá nhiều đau khổ, và vẫn còn chịu đau khổ bởi xung đột trong nước vốn đã tồn tại quá lâu và tạo nên sự chia rẽ quá sâu sắc.”
Đức Phanxicô tiếp, “Quốc gia này giờ đang làm việc để phục hồi hòa bình và do đó, việc chữa lành những vết thương này phải là ưu tiên hàng đầu về chính trị và tâm linh.” Đức Giáo hoàng nhắc đến nỗ lực của chính phủ và Hội đồng Hòa bình Panglong, “đã đưa đại diện các nhóm lại với nhau trong nỗ lực chấm dứt bạo lực, để xây dựng sự tin tưởng và bảo đảm việc tôn trọng quyền lợi của tất cả những ai xem mảnh đất này là quê nhà.”
Rồi ngài nhắc lại rằng “hòa bình và hòa giải chỉ có thể tiến tới khi có sự tận tâm với công lý và tôn trọng nhân quyền. Và phải giải quyết xung đột qua đối thoại chứ không phải dùng vũ lực. Tương lai của Myanmar phải là hòa bình, một nền hòa bình đặt trên sự tôn trọng phẩm giá và quyền của mọi thành viên trong xã hội, tôn trọng từng nhóm sắc tộc và căn tính của họ, tôn trọng luật pháp, và tôn trọng nền dân chủ cho phép mỗi người mỗi nhóm, không trừ một ai, được đóng góp hợp lý vào lợi ích chung.”
Theo Liên Hợp Quốc, người Rohingya, nhóm sắc tộc thiểu số Hồi giáo ở Myanmar, là một trong những nhóm thiểu số bị ngược đãi nhất thế giới. 600.000 người đã phải chạy trốn khỏi bang Rakhine để đến nước Bangladesh láng giềng, và trong vài ngày tới, Đức Phanxicô sẽ gặp một đoàn đại diện của họ tại Bangladesh. Nhưng còn 400.000 người khác vẫn đang sống bơ vơ trong Myanmar. Họ thuộc các nhóm sắc tộc Kachin, Karen, Chin và Shan. Và dù truyền thông quốc tế ít chú ý hơn, nhưng họ cũng bị kỳ thị nặng nề và sống dưới sự áp bức của quân đội. 120.000 người Kachin chủ yếu là Kitô hữu, và phải sống trong các trại tị nạn hơn sáu năm rồi.
Đức Phanxicô cũng nhắn nhủ các nhà chức trách của Myanmar, “Sự khác biệt tôn giáo không phải là nguồn gây chia rẽ và bất tín, nhưng là một sức mạnh để hiệp nhất, tha thứ, bao dung và xây dựng quốc gia. Tôn giáo có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị những vết thương cảm xúc, tinh thần và tâm ly cho những người đã chịu đựng nhiều năm xung đột.”
Nhưng bất chấp sự kỳ thị của áp bức do tay những người Phật giáo dân tộc chủ nghĩa trên nhóm thiểu số Hồi giáo, vẫn có những tín hiệu tích cực. Với Đức Giáo hoàng, thì “Đây là một tín hiệu đầy hy vọng, khi lãnh đạo của các truyền thống tôn giáo lớn trong quốc gia này đang nỗ lực làm việc với nhau, trong tinh thần hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau, để xây dựng hòa bình, giúp đỡ người nghèo và giáo dục những giá trị nhân văn và tôn giáo đích thực.”
J.B. Thái Hòa dịch
phanxico.vn