Xe cán chó
Tát nữ nhân viên hàng không, tát vào sự bình quyền ( Sao không dấm tát vào mặt Nguyễn Phú Trọng, hay đái vào tượng Bác Hồ? )
Cái tát của của những kẻ khoác lên mình chiếc áo công chức trước ngày cả nước tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chính xác
Trần Lam Giang
Trần Lam Giang
(Dân Việt)
Cái tát của của những kẻ khoác lên mình chiếc áo công chức trước ngày
cả nước tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chính xác là một cái tát
vào nỗ lực mang lại sự bình quyền, nâng cao vị thế của người phụ nữ.
Hai ngày nay, dư luận phẫn nộ trước việc hai người đàn ông ăn mặc sang
trọng, lịch sự nhưng có hành vi giằng kéo và đánh tát một nữ nhân viên
hàng không ngay giữa chốn thanh thiên bạch nhật là sân bay Nội Bài.
Tôi đã xem video clip từ ngày hôm qua và điều tôi thấy lạ là ngoại trừ
phản ứng của một hành khách chứng kiến toàn bộ sự việc do bức xúc, không
chịu nổi hành vi của hai người này và phản ứng bằng việc “tẩn” thẳng
đối tượng trực tiếp đánh nữ nhân viên. Hành khách này sau đó nhận được
vô vàn lời khen của cộng đồng mạng vì hành động trượng nghĩa của mình.
Và khi xem clip, điều tôi ngạc nhiên là hành vi chửi mắng, nắm giật
(trước khi hành hung nữ nhân viên hàng không) lại không hề được can
ngăn, trấn áp một cách kịp thời bởi lực lượng chức năng ở sân bay (có
công cụ đầy đủ). Thậm chí tôi thấy lạ hơn khi nữ nhân viên Nguyễn Lê
Quỳnh Anh bị đánh gục, bảo vệ và nhân viên an ninh ở sân bay vẫn liên
tục, kiên trì mời và mời một cách quá tử tế, đàng hoàng hai người này
vào làm việc (?!). Phải chăng những người mang trên mình sắc phục công
quyền đã “nhìn mặt mà đoán hình dong” và sợ đụng chạm thanh thế phía sau
(nếu có) của hai kẻ này? Hay họ lo sợ bố mẹ của hai anh này có thể là
ông cốp bà bự nào đó nên không dám trấn áp, can ngăn?
Điều gây sốc hơn là sáng nay, danh tính và nghề nghiệp của hai đối tượng
này đã được làm rõ là: Trần Dương Tùng (sinh năm 1984) và Đào Vịnh
Thuấn (sinh năm 1979) đều trú tại Hà Nội. Trong đó, một người là thanh
tra đường bộ của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.
Ngay lập tức, dư luận có quyền đặt câu hỏi vì sao một công chức có ăn có
học, khoác lên mình dáng vẻ giàu có, lịch sự, mang trên người toàn hàng
hiệu lại có hành vi côn đồ và vô học đến thế?
Và nhẽ ra anh là công chức thì hành vi và ứng xử của anh mặc nhiên phải
mẫu mực và văn minh hơn người bình thường. Thế nhưng hành vi một kẻ túm
chặt áo của người phụ nữ yếu ớt rồi để kẻ kia đi vòng về phía sau đánh
gục cô gái là điều không thể nào biện minh nổi trong một xã hội văn
minh.
Hôm nay 20.10 là ngày cả nước tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam
thế nhưng hành vi đánh tát một cô gái trẻ yếu ớt diễn ra ngay trước đó
có một ngày thực sự là một cái tát vào nỗ lực mang lại sự bình quyền,
tôn trọng và đảm bảo vị thế của người phụ nữ trong một xã hội hiện đại.
Tôi cũng mừng vì sáng nay báo chí đưa tin Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật
cho biết, Bộ GTVT vừa yêu cầu Cục Hàng không và Cảng vụ Hàng không miền
Bắc phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm vụ việc 2 hành
khách nam đánh nhân viên Vietnam Airlines. Theo ông Nhật, trong số 2
người có hành vi hành hung tiếp viên hàng không ngoài người trực tiếp
đánh thì người túm cổ nữ nhân viên là cán bộ thuộc Sở GTVT Hà Nội nên cơ
quan quản lý cán bộ phải xử lý thật nghiêm để răn đe.
Tôi hoàn toàn đồng tình với ông Nhật, bởi hành vi đánh tát phụ nữ dù bất
kỳ lý do gì cũng không thể chấp nổi huống hồ lại xuất phát từ những
người khoác trên mình tấm áo công chức. Dư luận trăn trở rằng anh mới
chỉ là chuyên viên quèn mà đã ứng xử manh động, coi thường sức khỏe của
người khác như vậy thì mai này khi lên vị trí cao hơn, cấp bậc lớn hơn
anh sẽ coi thường sinh mệnh người khác cỡ nào. Và hoàn toàn có lý khi
công luận có quyền nghi vấn: Liệu rằng giữ lại những kẻ này trong hàng
ngũ công chức để làm gì. Đất nước sẽ ra sao nếu tồn tại những công chức
hành xử kiểu côn đồ và xã hội đen như thế. Dư luận ngoài việc trông chờ
một mức phạt nghiêm minh với hành vi này từ cơ quan hàng không thì còn
mong đơn vị nơi công chức kia “trú chân” có hình thức xử lý nghiêm minh
để tránh hiện tượng “gạt tay trúng má”, “giơ chân quá cao”.
http://www.phuocbeo.info/2016/10/tat-nu-nhan-vien-hang-khong-tat-vao-su.html
http://www.phuocbeo.info/2016/10/tat-nu-nhan-vien-hang-khong-tat-vao-su.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Tát nữ nhân viên hàng không, tát vào sự bình quyền ( Sao không dấm tát vào mặt Nguyễn Phú Trọng, hay đái vào tượng Bác Hồ? )
Cái tát của của những kẻ khoác lên mình chiếc áo công chức trước ngày cả nước tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chính xác
Trần Lam Giang
(Dân Việt)
Cái tát của của những kẻ khoác lên mình chiếc áo công chức trước ngày
cả nước tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chính xác là một cái tát
vào nỗ lực mang lại sự bình quyền, nâng cao vị thế của người phụ nữ.
Hai ngày nay, dư luận phẫn nộ trước việc hai người đàn ông ăn mặc sang
trọng, lịch sự nhưng có hành vi giằng kéo và đánh tát một nữ nhân viên
hàng không ngay giữa chốn thanh thiên bạch nhật là sân bay Nội Bài.
Tôi đã xem video clip từ ngày hôm qua và điều tôi thấy lạ là ngoại trừ
phản ứng của một hành khách chứng kiến toàn bộ sự việc do bức xúc, không
chịu nổi hành vi của hai người này và phản ứng bằng việc “tẩn” thẳng
đối tượng trực tiếp đánh nữ nhân viên. Hành khách này sau đó nhận được
vô vàn lời khen của cộng đồng mạng vì hành động trượng nghĩa của mình.
Và khi xem clip, điều tôi ngạc nhiên là hành vi chửi mắng, nắm giật
(trước khi hành hung nữ nhân viên hàng không) lại không hề được can
ngăn, trấn áp một cách kịp thời bởi lực lượng chức năng ở sân bay (có
công cụ đầy đủ). Thậm chí tôi thấy lạ hơn khi nữ nhân viên Nguyễn Lê
Quỳnh Anh bị đánh gục, bảo vệ và nhân viên an ninh ở sân bay vẫn liên
tục, kiên trì mời và mời một cách quá tử tế, đàng hoàng hai người này
vào làm việc (?!). Phải chăng những người mang trên mình sắc phục công
quyền đã “nhìn mặt mà đoán hình dong” và sợ đụng chạm thanh thế phía sau
(nếu có) của hai kẻ này? Hay họ lo sợ bố mẹ của hai anh này có thể là
ông cốp bà bự nào đó nên không dám trấn áp, can ngăn?
Điều gây sốc hơn là sáng nay, danh tính và nghề nghiệp của hai đối tượng
này đã được làm rõ là: Trần Dương Tùng (sinh năm 1984) và Đào Vịnh
Thuấn (sinh năm 1979) đều trú tại Hà Nội. Trong đó, một người là thanh
tra đường bộ của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.
Ngay lập tức, dư luận có quyền đặt câu hỏi vì sao một công chức có ăn có
học, khoác lên mình dáng vẻ giàu có, lịch sự, mang trên người toàn hàng
hiệu lại có hành vi côn đồ và vô học đến thế?
Và nhẽ ra anh là công chức thì hành vi và ứng xử của anh mặc nhiên phải
mẫu mực và văn minh hơn người bình thường. Thế nhưng hành vi một kẻ túm
chặt áo của người phụ nữ yếu ớt rồi để kẻ kia đi vòng về phía sau đánh
gục cô gái là điều không thể nào biện minh nổi trong một xã hội văn
minh.
Hôm nay 20.10 là ngày cả nước tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam
thế nhưng hành vi đánh tát một cô gái trẻ yếu ớt diễn ra ngay trước đó
có một ngày thực sự là một cái tát vào nỗ lực mang lại sự bình quyền,
tôn trọng và đảm bảo vị thế của người phụ nữ trong một xã hội hiện đại.
Tôi cũng mừng vì sáng nay báo chí đưa tin Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật
cho biết, Bộ GTVT vừa yêu cầu Cục Hàng không và Cảng vụ Hàng không miền
Bắc phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm vụ việc 2 hành
khách nam đánh nhân viên Vietnam Airlines. Theo ông Nhật, trong số 2
người có hành vi hành hung tiếp viên hàng không ngoài người trực tiếp
đánh thì người túm cổ nữ nhân viên là cán bộ thuộc Sở GTVT Hà Nội nên cơ
quan quản lý cán bộ phải xử lý thật nghiêm để răn đe.
Tôi hoàn toàn đồng tình với ông Nhật, bởi hành vi đánh tát phụ nữ dù bất
kỳ lý do gì cũng không thể chấp nổi huống hồ lại xuất phát từ những
người khoác trên mình tấm áo công chức. Dư luận trăn trở rằng anh mới
chỉ là chuyên viên quèn mà đã ứng xử manh động, coi thường sức khỏe của
người khác như vậy thì mai này khi lên vị trí cao hơn, cấp bậc lớn hơn
anh sẽ coi thường sinh mệnh người khác cỡ nào. Và hoàn toàn có lý khi
công luận có quyền nghi vấn: Liệu rằng giữ lại những kẻ này trong hàng
ngũ công chức để làm gì. Đất nước sẽ ra sao nếu tồn tại những công chức
hành xử kiểu côn đồ và xã hội đen như thế. Dư luận ngoài việc trông chờ
một mức phạt nghiêm minh với hành vi này từ cơ quan hàng không thì còn
mong đơn vị nơi công chức kia “trú chân” có hình thức xử lý nghiêm minh
để tránh hiện tượng “gạt tay trúng má”, “giơ chân quá cao”.
http://www.phuocbeo.info/2016/10/tat-nu-nhan-vien-hang-khong-tat-vao-su.html
http://www.phuocbeo.info/2016/10/tat-nu-nhan-vien-hang-khong-tat-vao-su.html