Tin nóng trong ngày
Tây Nguyên vẫn tiềm ẩn bất ổn chính trị
Một khu tái định cư cho những người thiểu số bị mất nhà, mất đất vì các dự án thủy điện ở Tây Nguyên. Phần lớn những khu tái định cư này bị bỏ hoang vì chất lượng quá tồi tệ, dân chúng không chịu ở. (Hình: Lao Động)
Bộ trưởng Công an VN kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tiếp tục yêu cầu năm tỉnh Tây Nguyên sớm giải quyết các bất ổn do thủy điện, di dân tự do, phá rừng.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên được thành lập năm 2002, sau khi người thiểu số ở Tây Nguyên nổi dậy lần đầu tiên để đòi tự do tôn giáo, đòi quyền sống, chống cưỡng đoạt đất đai hồi 2001. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên do Bộ trưởng Công an làm Trưởng ban.
Tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các thành viên của cơ quan này, thừa nhận, Tây Nguyên vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn do thủy điện, di dân tự do và phá rừng tạo ra. Suốt từ giữa năm ngoái đến nay, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên liên tục cảnh báo về những bất ổn đang tiềm ẩn tại khu vực này.
Ở Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2013, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từng chính thức đề nghị nhà cầm quyền trung ương “tạm dừng khởi công các dự án thủy điện ở khu vực Tây Nguyên cho đến hết năm 2014 để giải quyết các tồn đọng về môi trường và xã hội”.
Song đến nay, vẫn theo cơ quan này, hậu quả của việc phê duyệt cho phép thực hiện tràn lan các dự án thủy điện ở Tây Nguyên vẫn chưa thể khắc phục.
Theo ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, gần như 1,400 hồ và đập ở khu vực Tây Nguyên đều trong tình trạng không an toàn. Trong đó có 140 hồ và đập đang trong tình trạng báo động về mức độ an toàn.
Các dự án thủy điện được phép thực hiện trong thời gian vừa qua không chỉ đe dọa tính mạng, tài sản của hàng triệu người mà còn khiến 32,000 gia đình mất đất, không còn sinh kế. Cũng vì vậy, rừng tại Tây Nguyên đang mất rất nhanh, chỉ từ giữa năm ngoái đến nay đã có hàng trăm cánh rừng bị biến thành đồi trọc để dân chúng có đất trồng trọt.
Việc tổ chức định cư cho những gia đình bị mất đất, mất nhà vì các dự án thủy điện, cũng như tổ chức bồi thường, hỗ trợ sinh kế cho những nạn nhân của các dự án thủy điện được nhìn nhận là “chưa giải quyết dứt điểm và có trách nhiệm”.
Thậm chí, vẫn còn hàng trăm gia đình của làng Groi ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai bị thu hồi đất, giải tỏa nhà từ năm 2005, đến nay vẫn chưa được nhận lại đất. Chưa kể chất lượng của các khu tái định cư hết sức tồi tệ nên dù không còn nhà, không có đất, dân chúng vẫn không chịu vào cư trú trong các khu tái định cư.
Chưa kể Tây Nguyên vẫn còn là túi chứa di dân tự do từ khu vực rừng núi phía Bắc đổ đến, khiến tình trạng phá rừng và an ninh, trật tự đã phức tạp càng thêm phức tạp. Cho đến nay, người thiểu số ở Tây Nguyên đã nổi dậy hai lần. Ngoài lần đầu tiên vào năm 2001 và sau đó có hàng ngàn người vượt biên sang Cambodia xin tị nạn chính trị, họ còn đồng loạt nổi dậy thêm một lần nữa vào tháng 4 năm 2004.
Hiệp hội người thiểu số Việt Nam tại Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng tố cáo về việc chế độ Hà Nội đang giam giữ hàng trăm đến hàng ngàn người thiểu số tham gia các cuộc nổi dậy này. Đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp để những tù nhân đó không “chết dần, chết mòn” trong tù. Trong vài năm gần đây, các vụ phản kháng của người thiểu số ở Việt Nam đã tăng đáng kể, cả ở trong Nam lẫn ngoài Bắc.
Năm ngoái, Bộ Công an Việt Nam đã dùng các vụ nổi loạn này làm cớ để vận động Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam gia tăng đầu tư cho cảnh sát cơ động – lực lượng vũ trang của công an, chuyên thực hiện nhiệm vụ trấn áp.
Ngoài trang bị cá nhân, hơn hẳn quân nhân, năm ngoái, cảnh sát cơ động được trang bị thêm cả B.40, xe bọc thép. Qua “Pháp lệnh Cảnh sát cơ động”, Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam còn cho phép lực lượng này mua phi cơ, tàu thủy và “nổ súng trấn áp bạo loạn, tụ tập đông người phá rối an ninh.”
(Người Việt)
Bộ trưởng Công an VN kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tiếp tục yêu cầu năm tỉnh Tây Nguyên sớm giải quyết các bất ổn do thủy điện, di dân tự do, phá rừng.
|
Một khu tái định cư cho những người thiểu số bị mất nhà, mất đất vì các dự án thủy điện ở Tây Nguyên. Phần lớn những khu tái định cư này bị bỏ hoang vì chất lượng quá tồi tệ, dân chúng không chịu ở. (Hình: Lao Động) |
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên là một cơ quan hỗn hợp, bao gồm một số sĩ
quan cao cấp của công an, quân đội và viên chức cao cấp là lãnh đạo các
tỉnh ở khu vực Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon
Tum), nhằm ngăn chặn cũng như đối phó với những bất ổn về an ninh, chính
trị ở khu vực này.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên được thành lập năm 2002, sau khi người thiểu số ở Tây Nguyên nổi dậy lần đầu tiên để đòi tự do tôn giáo, đòi quyền sống, chống cưỡng đoạt đất đai hồi 2001. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên do Bộ trưởng Công an làm Trưởng ban.
Tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các thành viên của cơ quan này, thừa nhận, Tây Nguyên vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn do thủy điện, di dân tự do và phá rừng tạo ra. Suốt từ giữa năm ngoái đến nay, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên liên tục cảnh báo về những bất ổn đang tiềm ẩn tại khu vực này.
Ở Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2013, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từng chính thức đề nghị nhà cầm quyền trung ương “tạm dừng khởi công các dự án thủy điện ở khu vực Tây Nguyên cho đến hết năm 2014 để giải quyết các tồn đọng về môi trường và xã hội”.
Song đến nay, vẫn theo cơ quan này, hậu quả của việc phê duyệt cho phép thực hiện tràn lan các dự án thủy điện ở Tây Nguyên vẫn chưa thể khắc phục.
Theo ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, gần như 1,400 hồ và đập ở khu vực Tây Nguyên đều trong tình trạng không an toàn. Trong đó có 140 hồ và đập đang trong tình trạng báo động về mức độ an toàn.
Các dự án thủy điện được phép thực hiện trong thời gian vừa qua không chỉ đe dọa tính mạng, tài sản của hàng triệu người mà còn khiến 32,000 gia đình mất đất, không còn sinh kế. Cũng vì vậy, rừng tại Tây Nguyên đang mất rất nhanh, chỉ từ giữa năm ngoái đến nay đã có hàng trăm cánh rừng bị biến thành đồi trọc để dân chúng có đất trồng trọt.
Việc tổ chức định cư cho những gia đình bị mất đất, mất nhà vì các dự án thủy điện, cũng như tổ chức bồi thường, hỗ trợ sinh kế cho những nạn nhân của các dự án thủy điện được nhìn nhận là “chưa giải quyết dứt điểm và có trách nhiệm”.
Thậm chí, vẫn còn hàng trăm gia đình của làng Groi ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai bị thu hồi đất, giải tỏa nhà từ năm 2005, đến nay vẫn chưa được nhận lại đất. Chưa kể chất lượng của các khu tái định cư hết sức tồi tệ nên dù không còn nhà, không có đất, dân chúng vẫn không chịu vào cư trú trong các khu tái định cư.
Chưa kể Tây Nguyên vẫn còn là túi chứa di dân tự do từ khu vực rừng núi phía Bắc đổ đến, khiến tình trạng phá rừng và an ninh, trật tự đã phức tạp càng thêm phức tạp. Cho đến nay, người thiểu số ở Tây Nguyên đã nổi dậy hai lần. Ngoài lần đầu tiên vào năm 2001 và sau đó có hàng ngàn người vượt biên sang Cambodia xin tị nạn chính trị, họ còn đồng loạt nổi dậy thêm một lần nữa vào tháng 4 năm 2004.
Hiệp hội người thiểu số Việt Nam tại Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng tố cáo về việc chế độ Hà Nội đang giam giữ hàng trăm đến hàng ngàn người thiểu số tham gia các cuộc nổi dậy này. Đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp để những tù nhân đó không “chết dần, chết mòn” trong tù. Trong vài năm gần đây, các vụ phản kháng của người thiểu số ở Việt Nam đã tăng đáng kể, cả ở trong Nam lẫn ngoài Bắc.
Năm ngoái, Bộ Công an Việt Nam đã dùng các vụ nổi loạn này làm cớ để vận động Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam gia tăng đầu tư cho cảnh sát cơ động – lực lượng vũ trang của công an, chuyên thực hiện nhiệm vụ trấn áp.
Ngoài trang bị cá nhân, hơn hẳn quân nhân, năm ngoái, cảnh sát cơ động được trang bị thêm cả B.40, xe bọc thép. Qua “Pháp lệnh Cảnh sát cơ động”, Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam còn cho phép lực lượng này mua phi cơ, tàu thủy và “nổ súng trấn áp bạo loạn, tụ tập đông người phá rối an ninh.”
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Tây Nguyên vẫn tiềm ẩn bất ổn chính trị
Một khu tái định cư cho những người thiểu số bị mất nhà, mất đất vì các dự án thủy điện ở Tây Nguyên. Phần lớn những khu tái định cư này bị bỏ hoang vì chất lượng quá tồi tệ, dân chúng không chịu ở. (Hình: Lao Động)
Bộ
trưởng Công an VN kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tiếp tục yêu
cầu năm tỉnh Tây Nguyên sớm giải quyết các bất ổn do thủy điện, di dân
tự do, phá rừng.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên được thành lập năm 2002, sau khi người thiểu số ở Tây Nguyên nổi dậy lần đầu tiên để đòi tự do tôn giáo, đòi quyền sống, chống cưỡng đoạt đất đai hồi 2001. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên do Bộ trưởng Công an làm Trưởng ban.
Tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các thành viên của cơ quan này, thừa nhận, Tây Nguyên vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn do thủy điện, di dân tự do và phá rừng tạo ra. Suốt từ giữa năm ngoái đến nay, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên liên tục cảnh báo về những bất ổn đang tiềm ẩn tại khu vực này.
Ở Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2013, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từng chính thức đề nghị nhà cầm quyền trung ương “tạm dừng khởi công các dự án thủy điện ở khu vực Tây Nguyên cho đến hết năm 2014 để giải quyết các tồn đọng về môi trường và xã hội”.
Song đến nay, vẫn theo cơ quan này, hậu quả của việc phê duyệt cho phép thực hiện tràn lan các dự án thủy điện ở Tây Nguyên vẫn chưa thể khắc phục.
Theo ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, gần như 1,400 hồ và đập ở khu vực Tây Nguyên đều trong tình trạng không an toàn. Trong đó có 140 hồ và đập đang trong tình trạng báo động về mức độ an toàn.
Các dự án thủy điện được phép thực hiện trong thời gian vừa qua không chỉ đe dọa tính mạng, tài sản của hàng triệu người mà còn khiến 32,000 gia đình mất đất, không còn sinh kế. Cũng vì vậy, rừng tại Tây Nguyên đang mất rất nhanh, chỉ từ giữa năm ngoái đến nay đã có hàng trăm cánh rừng bị biến thành đồi trọc để dân chúng có đất trồng trọt.
Việc tổ chức định cư cho những gia đình bị mất đất, mất nhà vì các dự án thủy điện, cũng như tổ chức bồi thường, hỗ trợ sinh kế cho những nạn nhân của các dự án thủy điện được nhìn nhận là “chưa giải quyết dứt điểm và có trách nhiệm”.
Thậm chí, vẫn còn hàng trăm gia đình của làng Groi ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai bị thu hồi đất, giải tỏa nhà từ năm 2005, đến nay vẫn chưa được nhận lại đất. Chưa kể chất lượng của các khu tái định cư hết sức tồi tệ nên dù không còn nhà, không có đất, dân chúng vẫn không chịu vào cư trú trong các khu tái định cư.
Chưa kể Tây Nguyên vẫn còn là túi chứa di dân tự do từ khu vực rừng núi phía Bắc đổ đến, khiến tình trạng phá rừng và an ninh, trật tự đã phức tạp càng thêm phức tạp. Cho đến nay, người thiểu số ở Tây Nguyên đã nổi dậy hai lần. Ngoài lần đầu tiên vào năm 2001 và sau đó có hàng ngàn người vượt biên sang Cambodia xin tị nạn chính trị, họ còn đồng loạt nổi dậy thêm một lần nữa vào tháng 4 năm 2004.
Hiệp hội người thiểu số Việt Nam tại Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng tố cáo về việc chế độ Hà Nội đang giam giữ hàng trăm đến hàng ngàn người thiểu số tham gia các cuộc nổi dậy này. Đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp để những tù nhân đó không “chết dần, chết mòn” trong tù. Trong vài năm gần đây, các vụ phản kháng của người thiểu số ở Việt Nam đã tăng đáng kể, cả ở trong Nam lẫn ngoài Bắc.
Năm ngoái, Bộ Công an Việt Nam đã dùng các vụ nổi loạn này làm cớ để vận động Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam gia tăng đầu tư cho cảnh sát cơ động – lực lượng vũ trang của công an, chuyên thực hiện nhiệm vụ trấn áp.
Ngoài trang bị cá nhân, hơn hẳn quân nhân, năm ngoái, cảnh sát cơ động được trang bị thêm cả B.40, xe bọc thép. Qua “Pháp lệnh Cảnh sát cơ động”, Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam còn cho phép lực lượng này mua phi cơ, tàu thủy và “nổ súng trấn áp bạo loạn, tụ tập đông người phá rối an ninh.”
(Người Việt)
|
Một khu tái định cư cho những người thiểu số bị mất nhà, mất đất vì các dự án thủy điện ở Tây Nguyên. Phần lớn những khu tái định cư này bị bỏ hoang vì chất lượng quá tồi tệ, dân chúng không chịu ở. (Hình: Lao Động) |
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên là một cơ quan hỗn hợp, bao gồm một số sĩ
quan cao cấp của công an, quân đội và viên chức cao cấp là lãnh đạo các
tỉnh ở khu vực Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon
Tum), nhằm ngăn chặn cũng như đối phó với những bất ổn về an ninh, chính
trị ở khu vực này.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên được thành lập năm 2002, sau khi người thiểu số ở Tây Nguyên nổi dậy lần đầu tiên để đòi tự do tôn giáo, đòi quyền sống, chống cưỡng đoạt đất đai hồi 2001. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên do Bộ trưởng Công an làm Trưởng ban.
Tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các thành viên của cơ quan này, thừa nhận, Tây Nguyên vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn do thủy điện, di dân tự do và phá rừng tạo ra. Suốt từ giữa năm ngoái đến nay, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên liên tục cảnh báo về những bất ổn đang tiềm ẩn tại khu vực này.
Ở Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2013, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từng chính thức đề nghị nhà cầm quyền trung ương “tạm dừng khởi công các dự án thủy điện ở khu vực Tây Nguyên cho đến hết năm 2014 để giải quyết các tồn đọng về môi trường và xã hội”.
Song đến nay, vẫn theo cơ quan này, hậu quả của việc phê duyệt cho phép thực hiện tràn lan các dự án thủy điện ở Tây Nguyên vẫn chưa thể khắc phục.
Theo ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, gần như 1,400 hồ và đập ở khu vực Tây Nguyên đều trong tình trạng không an toàn. Trong đó có 140 hồ và đập đang trong tình trạng báo động về mức độ an toàn.
Các dự án thủy điện được phép thực hiện trong thời gian vừa qua không chỉ đe dọa tính mạng, tài sản của hàng triệu người mà còn khiến 32,000 gia đình mất đất, không còn sinh kế. Cũng vì vậy, rừng tại Tây Nguyên đang mất rất nhanh, chỉ từ giữa năm ngoái đến nay đã có hàng trăm cánh rừng bị biến thành đồi trọc để dân chúng có đất trồng trọt.
Việc tổ chức định cư cho những gia đình bị mất đất, mất nhà vì các dự án thủy điện, cũng như tổ chức bồi thường, hỗ trợ sinh kế cho những nạn nhân của các dự án thủy điện được nhìn nhận là “chưa giải quyết dứt điểm và có trách nhiệm”.
Thậm chí, vẫn còn hàng trăm gia đình của làng Groi ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai bị thu hồi đất, giải tỏa nhà từ năm 2005, đến nay vẫn chưa được nhận lại đất. Chưa kể chất lượng của các khu tái định cư hết sức tồi tệ nên dù không còn nhà, không có đất, dân chúng vẫn không chịu vào cư trú trong các khu tái định cư.
Chưa kể Tây Nguyên vẫn còn là túi chứa di dân tự do từ khu vực rừng núi phía Bắc đổ đến, khiến tình trạng phá rừng và an ninh, trật tự đã phức tạp càng thêm phức tạp. Cho đến nay, người thiểu số ở Tây Nguyên đã nổi dậy hai lần. Ngoài lần đầu tiên vào năm 2001 và sau đó có hàng ngàn người vượt biên sang Cambodia xin tị nạn chính trị, họ còn đồng loạt nổi dậy thêm một lần nữa vào tháng 4 năm 2004.
Hiệp hội người thiểu số Việt Nam tại Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng tố cáo về việc chế độ Hà Nội đang giam giữ hàng trăm đến hàng ngàn người thiểu số tham gia các cuộc nổi dậy này. Đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp để những tù nhân đó không “chết dần, chết mòn” trong tù. Trong vài năm gần đây, các vụ phản kháng của người thiểu số ở Việt Nam đã tăng đáng kể, cả ở trong Nam lẫn ngoài Bắc.
Năm ngoái, Bộ Công an Việt Nam đã dùng các vụ nổi loạn này làm cớ để vận động Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam gia tăng đầu tư cho cảnh sát cơ động – lực lượng vũ trang của công an, chuyên thực hiện nhiệm vụ trấn áp.
Ngoài trang bị cá nhân, hơn hẳn quân nhân, năm ngoái, cảnh sát cơ động được trang bị thêm cả B.40, xe bọc thép. Qua “Pháp lệnh Cảnh sát cơ động”, Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam còn cho phép lực lượng này mua phi cơ, tàu thủy và “nổ súng trấn áp bạo loạn, tụ tập đông người phá rối an ninh.”
(Người Việt)