Tin nóng trong ngày
Thái Lan ứng cử ghế không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2017-2018
Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul. (Nguồn: AFFP)
Ngày 19/8, Thái Lan đã chính thức đệ trình đơn ứng cử và phát động chiến dịch chạy đua giành chiếc ghế không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2017-2018.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul cho biết ông tin rằng Thái Lan là địa điểm hoàn hảo để trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bởi 3 lý do.
Thứ nhất, Thái Lan rất coi trọng việc ngăn chặn xung đột và ngoại giao phòng ngừa bởi nước này tự tin vào cách tiếp cận trước để ngăn chặn xung đột, gồm thông qua hợp tác, xây dựng khả năng và đối thoại dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Thứ hai, Thái Lan có thành tích tốt về những đóng góp cho Liên hợp quốc và luôn hưởng ứng lời kêu gọi hành động tập thể trong các sứ mệnh hòa bình của Liên hợp quốc. Kể từ năm 1950, Thái Lan đã triển khai 20.000 bính lính và nhân viên cảnh sát trong hơn 20 sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trên toàn thế giới.
Thứ ba, Thái Lan có cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy quan điểm hòa bình và an ninh toàn diện. Nước này cho rằng hòa bình và an ninh, nhân quyền và việc phát triển bền vững là vấn đề hỗ trợ lẫn nhau cần phải được theo đuổi một cách toàn diện.
Trong lịch sử, Thái Lan từng giữ ghế Chủ tịch Đại hội đồng năm 1956 và một lần làm thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 1985-1986. Nước này cũng từng được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2010-2013, trong đó họ giữ vị trí Chủ tịch giữa năm 2010 và 2011.
Theo Bộ Ngoại giao Thái Lan, bất kỳ vấn đề nào mà Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thực hiện cũng có tác động tới các nước và người dân ở đó. Thái Lan ủng hộ một cơ chế đa phương dựa trên luật pháp và coi trọng quyền bình đẳng của các quốc gia. Trong một thế giới đa dạng về chính trị, kinh tế và văn hóa, Thái Lan cho rằng đối thoại xây dựng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau là điều cơ bản để đạt được các mục tiêu và giá trị chung.
Thái Lan cũng cho rằng việc hợp tác giữa Hội đồng bảo an Liên hợp quốc với các tổ chức khu vực đang trở nên ngày càng quan trọng. Với tư cách là một thành viên sáng lập ASEAN, Thái Lan đã tích cực phối hợp với tất cả các đối tác trong khu vực để thúc đẩy niềm tin, sự tin cậy và hợp tác nhằm cải thiện hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế trong khu vực.
Cho tới nay, Thái Lan vẫn đang tích cực hoạt động nhằm tăng cường hợp tác trong khu vực vì hòa bình và ổn định, đồng thời tăng cường ngoại giao phòng ngừa, tiến tới chuẩn bị cho ASEAN
(Sóc Trăng post)
Bàn ra tán vào (0)
Thái Lan ứng cử ghế không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2017-2018
Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul. (Nguồn: AFFP)
Ngày 19/8, Thái Lan đã chính thức đệ trình đơn ứng cử và phát động chiến dịch chạy đua giành chiếc ghế không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2017-2018.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul cho biết ông tin rằng Thái Lan là địa điểm hoàn hảo để trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bởi 3 lý do.
Thứ nhất, Thái Lan rất coi trọng việc ngăn chặn xung đột và ngoại giao phòng ngừa bởi nước này tự tin vào cách tiếp cận trước để ngăn chặn xung đột, gồm thông qua hợp tác, xây dựng khả năng và đối thoại dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Thứ hai, Thái Lan có thành tích tốt về những đóng góp cho Liên hợp quốc và luôn hưởng ứng lời kêu gọi hành động tập thể trong các sứ mệnh hòa bình của Liên hợp quốc. Kể từ năm 1950, Thái Lan đã triển khai 20.000 bính lính và nhân viên cảnh sát trong hơn 20 sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trên toàn thế giới.
Thứ ba, Thái Lan có cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy quan điểm hòa bình và an ninh toàn diện. Nước này cho rằng hòa bình và an ninh, nhân quyền và việc phát triển bền vững là vấn đề hỗ trợ lẫn nhau cần phải được theo đuổi một cách toàn diện.
Trong lịch sử, Thái Lan từng giữ ghế Chủ tịch Đại hội đồng năm 1956 và một lần làm thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 1985-1986. Nước này cũng từng được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2010-2013, trong đó họ giữ vị trí Chủ tịch giữa năm 2010 và 2011.
Theo Bộ Ngoại giao Thái Lan, bất kỳ vấn đề nào mà Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thực hiện cũng có tác động tới các nước và người dân ở đó. Thái Lan ủng hộ một cơ chế đa phương dựa trên luật pháp và coi trọng quyền bình đẳng của các quốc gia. Trong một thế giới đa dạng về chính trị, kinh tế và văn hóa, Thái Lan cho rằng đối thoại xây dựng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau là điều cơ bản để đạt được các mục tiêu và giá trị chung.
Thái Lan cũng cho rằng việc hợp tác giữa Hội đồng bảo an Liên hợp quốc với các tổ chức khu vực đang trở nên ngày càng quan trọng. Với tư cách là một thành viên sáng lập ASEAN, Thái Lan đã tích cực phối hợp với tất cả các đối tác trong khu vực để thúc đẩy niềm tin, sự tin cậy và hợp tác nhằm cải thiện hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế trong khu vực.
Cho tới nay, Thái Lan vẫn đang tích cực hoạt động nhằm tăng cường hợp tác trong khu vực vì hòa bình và ổn định, đồng thời tăng cường ngoại giao phòng ngừa, tiến tới chuẩn bị cho ASEAN
(Sóc Trăng post)