Tin nóng trong ngày
Thảm sát ở Syria gây công phẫn trên khắp thế giới
Hôm thứ Sáu, ông Annan thẳng thừng quy trách nhiệm cho lực lượng của chính phủ Syria và nhóm dân quân vũ trang được yểm trợ của xe tăng và máy bay trực thăng, đã tàn sát khoảng 220 cư dân ở Tremseh
Vụ thảm sát mới nhất ở Syria đang gây công phẫn ở khắp nơi. Các nhà tranh đấu nhân quyền nói đây là vụ thảm sát đẫm máu nhất trong 3 vụ thảm sát quy mô lớn đã xảy ra ở Syria từ cuối tháng 5. Đặc sứ Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã nêu đích danh chính quyền Syria là đứng đằng sau vụ đổ máu mới nhất, trong khi phe đối lập đòi cộng đồng quốc tế phải tức thời hành động.
Hôm thứ Sáu, ông Annan thẳng thừng quy trách nhiệm cho lực lượng của chính phủ Syria và nhóm dân quân vũ trang được yểm trợ của xe tăng và máy bay trực thăng, đã tàn sát khoảng 220 cư dân ở Tremseh, một ngôi làng của người Sunni thuộc tỉnh Hama, điểm nóng trong cuộc nổi dậy chống chính phủ Syria.
Ông Annan lên án điều mà ông gọi là “những hành động tàn bạo", và nói ông bị sốc vì những gì xảy ra, "giao tranh ác liệt, mức thương vong nặng nề và sự kiện được xác nhận, là vũ khí hạng nặng đã được sử dụng.” Ông Annan nói chính phủ Syria đã vi phạm cam kết sẽ theo đuổi kế hoạch hòa bình mà ông đã làm trung gian điều giải hồi tháng 4.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói hôm thứ Sáu rằng các nguồn tin đáng tin cậy đã cung cấp những chứng cớ không tranh cãi cho thấy chế độ ở Syria cố ý giết hại thường dân.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon nói rằng vụ thảm sát đã nêu lên những “nghi vấn nghiêm trọng” về cam kết của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đối với kế hoạch hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Những người ủng hộ phe đối lập nói cuộc tấn công hôm thứ Năm là hành vi bạo lực tồi tệ nhất kể từ khi cuộc nổi dậy chống Tổng thống Bashar al-Assad bắt đầu vào tháng 3 năm 2011.
Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo Syria cũng đổ lỗi cho ông Assad về vụ thảm sát này. Tổ chức này còn mô tả Nga, Iran và ông Annan là phe cánh nước ngoài hậu thuẫn cho Syria.
Những cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra ở nhiều thành phố trên khắp Syria trong ngày thứ Sáu, lên án các vụ giết người ở Tremseh.
Truyền thông nhà nước Syria đổ lỗi cho “hàng chục kẻ khủng bố tràn ngập Tremseh” đã gây ra vụ thảm sát, giết chết và làm bị thương nhiều thường dân. Truyền thông nhà nước nói những kẻ tấn công đã "lục lọi, phá hủy và phóng hỏa đốt nhiều ngôi nhà" trước khi “nhà chức trách” đến hiện trường.
Nói chuyện với các nhà báo, Tướng Robert Mood, người Na Uy, nói rằng các quan sát viên Liên Hiệp Quốc có mặt tại Hama đã chứng kiến những vụ "giao tranh liên tục hôm thứ Năm ở khu vực Tremseh."
Tướng Mood cho biết là các quan sát viên đã chuẩn bị sẵn sàng để tiến vào làng Tremseh, ngay khi có lệnh ngừng bắn:
Tòa Bạch Ốc nói những "tội ác" lại diễn ra ở Syria dưới tay của chính quyền ông Assad, đã chấm dứt mọi hoài nghi về nhu cầu cần có hành động phối hợp để đáp trả tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc.
Hội đồng Quốc gia Syria, nhóm đối lập chính hiện đang lưu vong, kêu gọi Hội đồng Bảo an đứng ra "nhận toàn bộ trách nhiệm để bảo vệ người dân Syria không có khả năng tự vệ, chống những tội ác đáng hổ thẹn đó."
Tại một cuộc họp báo ở Istanbul, lãnh đạo phe đối lập Abdel Basset Syeda nói rằng Nga, đồng minh của chính quyền Syria, cũng phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì Nga đã "tham gia cuộc xung đột." Ông Syeda nói các quốc gia bạn phải "chuyển từ lời nói sang hành động" và "chứng tỏ thế nào là tình bạn thực sự."
Ông Syeda cho biết phe đối lập Syria đã gửi một phái đoàn đến Liên Hiệp Quốc để hối thúc tổ chức này mau chóng hành động.
Chuyên gia phân tích về Trung Đông, ông Nadim Shehadi thuộc viện nghiên cứu Chatham House ở London, nói sẽ là sai lầm nếu cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục chần chừ:
"Thật là sai lầm nếu chúng ta cứ chờ cho đến khi xảy ra một vụ thảm sát lớn rồi mới nhảy vào can thiệp. Bằng cách không bảo vệ thường dân, cộng đồng quốc tế đã khiến cho cuộc nổi dậy chống chế độ vốn dĩ ôn hòa, biến thành một cuộc nội chiến."
Đài Quan sát Nhân quyền Syria, một tổ chức hoạt động nhân quyền có trụ sở ở Anh, cho biết đã xác nhận được tên tuổi của 63 người thiệt mạng trong cuộc tấn công hôm thứ Năm. Tổ chức này dự đoán con số tử vong cuối cùng sẽ còn cao hơn nhiều.
Đài VOA không thể kiểm chứng những gì xảy ra ở hiện trường, vì chính phủ Syria hạn chế nghiêm ngặt sự đi lại của các nhà báo nước ngoài.
Các nhóm hoạt động nhân quyền nói hơn 17.000 người đã chết trong cuộc xung đột kéo dài 16 tháng ở Syria.
Hôm thứ Sáu, ông Annan thẳng thừng quy trách nhiệm cho lực lượng của chính phủ Syria và nhóm dân quân vũ trang được yểm trợ của xe tăng và máy bay trực thăng, đã tàn sát khoảng 220 cư dân ở Tremseh, một ngôi làng của người Sunni thuộc tỉnh Hama, điểm nóng trong cuộc nổi dậy chống chính phủ Syria.
Ông Annan lên án điều mà ông gọi là “những hành động tàn bạo", và nói ông bị sốc vì những gì xảy ra, "giao tranh ác liệt, mức thương vong nặng nề và sự kiện được xác nhận, là vũ khí hạng nặng đã được sử dụng.” Ông Annan nói chính phủ Syria đã vi phạm cam kết sẽ theo đuổi kế hoạch hòa bình mà ông đã làm trung gian điều giải hồi tháng 4.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói hôm thứ Sáu rằng các nguồn tin đáng tin cậy đã cung cấp những chứng cớ không tranh cãi cho thấy chế độ ở Syria cố ý giết hại thường dân.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon nói rằng vụ thảm sát đã nêu lên những “nghi vấn nghiêm trọng” về cam kết của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đối với kế hoạch hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Những người ủng hộ phe đối lập nói cuộc tấn công hôm thứ Năm là hành vi bạo lực tồi tệ nhất kể từ khi cuộc nổi dậy chống Tổng thống Bashar al-Assad bắt đầu vào tháng 3 năm 2011.
Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo Syria cũng đổ lỗi cho ông Assad về vụ thảm sát này. Tổ chức này còn mô tả Nga, Iran và ông Annan là phe cánh nước ngoài hậu thuẫn cho Syria.
Những cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra ở nhiều thành phố trên khắp Syria trong ngày thứ Sáu, lên án các vụ giết người ở Tremseh.
Truyền thông nhà nước Syria đổ lỗi cho “hàng chục kẻ khủng bố tràn ngập Tremseh” đã gây ra vụ thảm sát, giết chết và làm bị thương nhiều thường dân. Truyền thông nhà nước nói những kẻ tấn công đã "lục lọi, phá hủy và phóng hỏa đốt nhiều ngôi nhà" trước khi “nhà chức trách” đến hiện trường.
Nói chuyện với các nhà báo, Tướng Robert Mood, người Na Uy, nói rằng các quan sát viên Liên Hiệp Quốc có mặt tại Hama đã chứng kiến những vụ "giao tranh liên tục hôm thứ Năm ở khu vực Tremseh."
Tướng Mood cho biết là các quan sát viên đã chuẩn bị sẵn sàng để tiến vào làng Tremseh, ngay khi có lệnh ngừng bắn:
Tòa Bạch Ốc nói những "tội ác" lại diễn ra ở Syria dưới tay của chính quyền ông Assad, đã chấm dứt mọi hoài nghi về nhu cầu cần có hành động phối hợp để đáp trả tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc.
Hội đồng Quốc gia Syria, nhóm đối lập chính hiện đang lưu vong, kêu gọi Hội đồng Bảo an đứng ra "nhận toàn bộ trách nhiệm để bảo vệ người dân Syria không có khả năng tự vệ, chống những tội ác đáng hổ thẹn đó."
Tại một cuộc họp báo ở Istanbul, lãnh đạo phe đối lập Abdel Basset Syeda nói rằng Nga, đồng minh của chính quyền Syria, cũng phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì Nga đã "tham gia cuộc xung đột." Ông Syeda nói các quốc gia bạn phải "chuyển từ lời nói sang hành động" và "chứng tỏ thế nào là tình bạn thực sự."
Ông Syeda cho biết phe đối lập Syria đã gửi một phái đoàn đến Liên Hiệp Quốc để hối thúc tổ chức này mau chóng hành động.
Chuyên gia phân tích về Trung Đông, ông Nadim Shehadi thuộc viện nghiên cứu Chatham House ở London, nói sẽ là sai lầm nếu cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục chần chừ:
"Thật là sai lầm nếu chúng ta cứ chờ cho đến khi xảy ra một vụ thảm sát lớn rồi mới nhảy vào can thiệp. Bằng cách không bảo vệ thường dân, cộng đồng quốc tế đã khiến cho cuộc nổi dậy chống chế độ vốn dĩ ôn hòa, biến thành một cuộc nội chiến."
Đài Quan sát Nhân quyền Syria, một tổ chức hoạt động nhân quyền có trụ sở ở Anh, cho biết đã xác nhận được tên tuổi của 63 người thiệt mạng trong cuộc tấn công hôm thứ Năm. Tổ chức này dự đoán con số tử vong cuối cùng sẽ còn cao hơn nhiều.
Đài VOA không thể kiểm chứng những gì xảy ra ở hiện trường, vì chính phủ Syria hạn chế nghiêm ngặt sự đi lại của các nhà báo nước ngoài.
Các nhóm hoạt động nhân quyền nói hơn 17.000 người đã chết trong cuộc xung đột kéo dài 16 tháng ở Syria.
Bàn ra tán vào (0)
Thảm sát ở Syria gây công phẫn trên khắp thế giới
Hôm thứ Sáu, ông Annan thẳng thừng quy trách nhiệm cho lực lượng của chính phủ Syria và nhóm dân quân vũ trang được yểm trợ của xe tăng và máy bay trực thăng, đã tàn sát khoảng 220 cư dân ở Tremseh
Vụ thảm sát mới nhất ở Syria đang gây công phẫn ở khắp nơi. Các nhà tranh đấu nhân quyền nói đây là vụ thảm sát đẫm máu nhất trong 3 vụ thảm sát quy mô lớn đã xảy ra ở Syria từ cuối tháng 5. Đặc sứ Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã nêu đích danh chính quyền Syria là đứng đằng sau vụ đổ máu mới nhất, trong khi phe đối lập đòi cộng đồng quốc tế phải tức thời hành động.
Hôm thứ Sáu, ông Annan thẳng thừng quy trách nhiệm cho lực lượng của chính phủ Syria và nhóm dân quân vũ trang được yểm trợ của xe tăng và máy bay trực thăng, đã tàn sát khoảng 220 cư dân ở Tremseh, một ngôi làng của người Sunni thuộc tỉnh Hama, điểm nóng trong cuộc nổi dậy chống chính phủ Syria.
Ông Annan lên án điều mà ông gọi là “những hành động tàn bạo", và nói ông bị sốc vì những gì xảy ra, "giao tranh ác liệt, mức thương vong nặng nề và sự kiện được xác nhận, là vũ khí hạng nặng đã được sử dụng.” Ông Annan nói chính phủ Syria đã vi phạm cam kết sẽ theo đuổi kế hoạch hòa bình mà ông đã làm trung gian điều giải hồi tháng 4.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói hôm thứ Sáu rằng các nguồn tin đáng tin cậy đã cung cấp những chứng cớ không tranh cãi cho thấy chế độ ở Syria cố ý giết hại thường dân.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon nói rằng vụ thảm sát đã nêu lên những “nghi vấn nghiêm trọng” về cam kết của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đối với kế hoạch hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Những người ủng hộ phe đối lập nói cuộc tấn công hôm thứ Năm là hành vi bạo lực tồi tệ nhất kể từ khi cuộc nổi dậy chống Tổng thống Bashar al-Assad bắt đầu vào tháng 3 năm 2011.
Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo Syria cũng đổ lỗi cho ông Assad về vụ thảm sát này. Tổ chức này còn mô tả Nga, Iran và ông Annan là phe cánh nước ngoài hậu thuẫn cho Syria.
Những cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra ở nhiều thành phố trên khắp Syria trong ngày thứ Sáu, lên án các vụ giết người ở Tremseh.
Truyền thông nhà nước Syria đổ lỗi cho “hàng chục kẻ khủng bố tràn ngập Tremseh” đã gây ra vụ thảm sát, giết chết và làm bị thương nhiều thường dân. Truyền thông nhà nước nói những kẻ tấn công đã "lục lọi, phá hủy và phóng hỏa đốt nhiều ngôi nhà" trước khi “nhà chức trách” đến hiện trường.
Nói chuyện với các nhà báo, Tướng Robert Mood, người Na Uy, nói rằng các quan sát viên Liên Hiệp Quốc có mặt tại Hama đã chứng kiến những vụ "giao tranh liên tục hôm thứ Năm ở khu vực Tremseh."
Tướng Mood cho biết là các quan sát viên đã chuẩn bị sẵn sàng để tiến vào làng Tremseh, ngay khi có lệnh ngừng bắn:
Tòa Bạch Ốc nói những "tội ác" lại diễn ra ở Syria dưới tay của chính quyền ông Assad, đã chấm dứt mọi hoài nghi về nhu cầu cần có hành động phối hợp để đáp trả tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc.
Hội đồng Quốc gia Syria, nhóm đối lập chính hiện đang lưu vong, kêu gọi Hội đồng Bảo an đứng ra "nhận toàn bộ trách nhiệm để bảo vệ người dân Syria không có khả năng tự vệ, chống những tội ác đáng hổ thẹn đó."
Tại một cuộc họp báo ở Istanbul, lãnh đạo phe đối lập Abdel Basset Syeda nói rằng Nga, đồng minh của chính quyền Syria, cũng phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì Nga đã "tham gia cuộc xung đột." Ông Syeda nói các quốc gia bạn phải "chuyển từ lời nói sang hành động" và "chứng tỏ thế nào là tình bạn thực sự."
Ông Syeda cho biết phe đối lập Syria đã gửi một phái đoàn đến Liên Hiệp Quốc để hối thúc tổ chức này mau chóng hành động.
Chuyên gia phân tích về Trung Đông, ông Nadim Shehadi thuộc viện nghiên cứu Chatham House ở London, nói sẽ là sai lầm nếu cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục chần chừ:
"Thật là sai lầm nếu chúng ta cứ chờ cho đến khi xảy ra một vụ thảm sát lớn rồi mới nhảy vào can thiệp. Bằng cách không bảo vệ thường dân, cộng đồng quốc tế đã khiến cho cuộc nổi dậy chống chế độ vốn dĩ ôn hòa, biến thành một cuộc nội chiến."
Đài Quan sát Nhân quyền Syria, một tổ chức hoạt động nhân quyền có trụ sở ở Anh, cho biết đã xác nhận được tên tuổi của 63 người thiệt mạng trong cuộc tấn công hôm thứ Năm. Tổ chức này dự đoán con số tử vong cuối cùng sẽ còn cao hơn nhiều.
Đài VOA không thể kiểm chứng những gì xảy ra ở hiện trường, vì chính phủ Syria hạn chế nghiêm ngặt sự đi lại của các nhà báo nước ngoài.
Các nhóm hoạt động nhân quyền nói hơn 17.000 người đã chết trong cuộc xung đột kéo dài 16 tháng ở Syria.
Hôm thứ Sáu, ông Annan thẳng thừng quy trách nhiệm cho lực lượng của chính phủ Syria và nhóm dân quân vũ trang được yểm trợ của xe tăng và máy bay trực thăng, đã tàn sát khoảng 220 cư dân ở Tremseh, một ngôi làng của người Sunni thuộc tỉnh Hama, điểm nóng trong cuộc nổi dậy chống chính phủ Syria.
Ông Annan lên án điều mà ông gọi là “những hành động tàn bạo", và nói ông bị sốc vì những gì xảy ra, "giao tranh ác liệt, mức thương vong nặng nề và sự kiện được xác nhận, là vũ khí hạng nặng đã được sử dụng.” Ông Annan nói chính phủ Syria đã vi phạm cam kết sẽ theo đuổi kế hoạch hòa bình mà ông đã làm trung gian điều giải hồi tháng 4.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói hôm thứ Sáu rằng các nguồn tin đáng tin cậy đã cung cấp những chứng cớ không tranh cãi cho thấy chế độ ở Syria cố ý giết hại thường dân.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon nói rằng vụ thảm sát đã nêu lên những “nghi vấn nghiêm trọng” về cam kết của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đối với kế hoạch hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Những người ủng hộ phe đối lập nói cuộc tấn công hôm thứ Năm là hành vi bạo lực tồi tệ nhất kể từ khi cuộc nổi dậy chống Tổng thống Bashar al-Assad bắt đầu vào tháng 3 năm 2011.
Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo Syria cũng đổ lỗi cho ông Assad về vụ thảm sát này. Tổ chức này còn mô tả Nga, Iran và ông Annan là phe cánh nước ngoài hậu thuẫn cho Syria.
Những cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra ở nhiều thành phố trên khắp Syria trong ngày thứ Sáu, lên án các vụ giết người ở Tremseh.
Truyền thông nhà nước Syria đổ lỗi cho “hàng chục kẻ khủng bố tràn ngập Tremseh” đã gây ra vụ thảm sát, giết chết và làm bị thương nhiều thường dân. Truyền thông nhà nước nói những kẻ tấn công đã "lục lọi, phá hủy và phóng hỏa đốt nhiều ngôi nhà" trước khi “nhà chức trách” đến hiện trường.
Nói chuyện với các nhà báo, Tướng Robert Mood, người Na Uy, nói rằng các quan sát viên Liên Hiệp Quốc có mặt tại Hama đã chứng kiến những vụ "giao tranh liên tục hôm thứ Năm ở khu vực Tremseh."
Tướng Mood cho biết là các quan sát viên đã chuẩn bị sẵn sàng để tiến vào làng Tremseh, ngay khi có lệnh ngừng bắn:
Tòa Bạch Ốc nói những "tội ác" lại diễn ra ở Syria dưới tay của chính quyền ông Assad, đã chấm dứt mọi hoài nghi về nhu cầu cần có hành động phối hợp để đáp trả tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc.
Hội đồng Quốc gia Syria, nhóm đối lập chính hiện đang lưu vong, kêu gọi Hội đồng Bảo an đứng ra "nhận toàn bộ trách nhiệm để bảo vệ người dân Syria không có khả năng tự vệ, chống những tội ác đáng hổ thẹn đó."
Tại một cuộc họp báo ở Istanbul, lãnh đạo phe đối lập Abdel Basset Syeda nói rằng Nga, đồng minh của chính quyền Syria, cũng phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì Nga đã "tham gia cuộc xung đột." Ông Syeda nói các quốc gia bạn phải "chuyển từ lời nói sang hành động" và "chứng tỏ thế nào là tình bạn thực sự."
Ông Syeda cho biết phe đối lập Syria đã gửi một phái đoàn đến Liên Hiệp Quốc để hối thúc tổ chức này mau chóng hành động.
Chuyên gia phân tích về Trung Đông, ông Nadim Shehadi thuộc viện nghiên cứu Chatham House ở London, nói sẽ là sai lầm nếu cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục chần chừ:
"Thật là sai lầm nếu chúng ta cứ chờ cho đến khi xảy ra một vụ thảm sát lớn rồi mới nhảy vào can thiệp. Bằng cách không bảo vệ thường dân, cộng đồng quốc tế đã khiến cho cuộc nổi dậy chống chế độ vốn dĩ ôn hòa, biến thành một cuộc nội chiến."
Đài Quan sát Nhân quyền Syria, một tổ chức hoạt động nhân quyền có trụ sở ở Anh, cho biết đã xác nhận được tên tuổi của 63 người thiệt mạng trong cuộc tấn công hôm thứ Năm. Tổ chức này dự đoán con số tử vong cuối cùng sẽ còn cao hơn nhiều.
Đài VOA không thể kiểm chứng những gì xảy ra ở hiện trường, vì chính phủ Syria hạn chế nghiêm ngặt sự đi lại của các nhà báo nước ngoài.
Các nhóm hoạt động nhân quyền nói hơn 17.000 người đã chết trong cuộc xung đột kéo dài 16 tháng ở Syria.